Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 10 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 221 21/10/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 250k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 10

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản

- Đại từ

- Luyện tập viết báo cáo công việc

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

NHỮNG CON SÓI TRONG TÂM HỒN

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 10 Chân trời sáng tạo (có đáp án) | Đề kiểm tra cuối tuần Tiếng Việt lớp 5

Một cậu bé đến gặp ông mình để kể cho ông nghe về nỗi bực tức của mình khi bị bạn cùng lớp chơi xấu.

Sau khi nghe xong câu chuyện, người ông liền nói: “Để ông kể cho cháu nghe chuyện này. Đôi lúc, ông cũng cảm thấy rất ghét những người như vậy, nhưng rồi ông không buồn vì những gì họ làm. Bởi vì sự thù hận, bực bội chỉ làm cho cháu mệt mỏi chứ không làm đau kẻ thù của cháu. Điều đó cũng giống hệt như cháu uống thuốc độc nhưng lại đi cầu nguyện cho kẻ thù của mình chết. Ông đã phải đấu tranh với những cảm xúc như thế này nhiều lần rồi.”

Ngừng một lúc, ông lại nói tiếp: “Cũng giống như có hai con sói bên trong ông, một con thì rất hiền và chẳng bao giờ làm hại ai. Nó sống hòa hợp với tất cả mọi thứ xung quanh và nó không bao giờ tấn công ai cả, bởi vì sự tấn công đã không được dự tính sẵn. Nó chỉ đánh nhau khi điều đó là đáng để làm và làm theo một cách rất khôn ngoan, đúng đắn.”

Người ông từ tốn nói tiếp: “Nhưng con sói còn lại thì không như thế, nó lúc nào cũng giận dữ. Một việc nhỏ nhặt cũng có thể khiến nó nổi giận. Nó đánh nhau với tất cả mọi người, mọi vật bất cứ lúc nào, mà không có lí do. Nó không nghĩ rằng đó là do sự tức giận và thù hận của nó quá lớn. Thật khó để cả hai con sói này cùng sống trong ông. Cả hai con đều cùng muốn chiếm lĩnh tâm hồn ông.”

Cậu bé nhìn thật chăm chú vào mắt ông rồi hỏi: “Ông ơi! Vậy con sói nào thắng hả ông?”

Người ông nói một cách nghiêm nghị: “Đó là con sói mà cháu vẫn hằng nuôi dưỡng!”

(Theo Gia đình Online)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Cậu bé bực tức vì chuyện gì?

A. Bị bạn cùng lớp chơi xấu.

B. Bị bạn khác lớp bắt nạt.

C. Bị điểm kém dù mình không làm sai.

D. Bị bạn cùng lớp hiểu lầm mà không thể giải thích rõ.

Câu 2: Người ông đã làm gì khi đứa cháu kể chuyện bực tức của mình cho ông nghe?

A. Người ông dẫn cháu đi ăn kem, đi chơi để tâm trạng của cháu thoải mái.

B. Người ông hỏi rõ sự việc cháu gặp phải để đưa lời khuyên tốt nhất cho cháu.

C. Người ông đã kể cho cháu nghe về trải nghiệm của chính bản thân mình, ông cũng từng gặp phải chuyện tương tự cháu.

D. Người ông nghiêm khắc phê bình cháu rằng sau này không được chơi với những người bạn xấu như thế.

Câu 3. Theo ông, trong tâm hồn chúng ta nuôi dưỡng hai con sói như thế nào?

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

..........................................................................................................

................................

................................

................................

III. Luyện tập

Câu 1: Xếp các từ in đậm ở bên A vào nhóm phù hợp ở bên B

A

B

a) Đền nào thiêng nhất xứ Thanh
đâu mà lại có thành tiên xây?

Câu đố

1) Từ dùng để xưng hô

b) Em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa.

Khánh Hoài

2) Từ dùng để thay thế cho các từ ngữ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, số lượng...

c) Lúa gạo hay vàng đều rất quý. Thời gian cũng thế. Nhưng quý nhất là người lao động.

Trịnh Mạnh

3) Từ dùng để hỏi

Câu 2: Các đại từ in đậm dưới đây được dùng làm gì?

a) Chúng ta phải thương yêu nhau, phải kính trọng nhau, phải giúp đỡ nhau để mưu hạnh phúc chung của chúng ta và con cháu chúng ta.

Hồ Chí Minh

..........................................................................................................

b) Chim non đang sống với mẹ, sao em nỡ bắt nó? Lát nữa chim mẹ về không thấy con sẽ buồn lắm đấy.

Theo sách Quốc văn giáo khoa thư

..........................................................................................................

c) Bé Rơm vừa chạy vừa nhìn xung quanh với nụ cười tươi rói. Thỉnh thoảng, bé quay đầu lại, ngoắc ngoắc bàn tay bé xíu gọi bọn trẻ. Chúng thấy vậy thích thú, đua nhau đuổi theo.

Trần Hoài Dương

..........................................................................................................

Câu 3: Đặt một câu có đại từ. Cho biết đại từ đó được dùng để làm gì.

..........................................................................................................

..........................................................................................................

................................

................................

................................

1 221 21/10/2024
Mua tài liệu