Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 31 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 31 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 31
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Luyện tập về liên kết trong đoạn văn.
- Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
NGU CÔNG XÃ TRỊNH TƯỜNG
Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngỡ ngàng thấy một dòng mương ngoằn ngoèo vắt ngang những đồi cao. Dân bản gọi dòng mương ấy là con nước ông Lìn. Để thay đổi tập quán làm lúa nương, ông Phàn Phù Lìn, người Dao ở thôn Phìn Ngan đã lần mò cả tháng trong rừng tìm nguồn nước. Nhưng tìm được nguồn nước rồi, mọi người vẫn không tin có thể dẫn nước về. Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn, trồng một héc ta lúa nước để bà con tin. Rồi ông vận động mọi người cùng mở rộng con mương, vỡ thêm đất hoang trồng lúa.
Con nước nhỏ đã làm thay đổi tập quán canh tác và cuộc sống của trên 50 hộ trong thôn. Những nương lúa quanh năm khát nước được thay dần bằng ruộng bậc thang. Những giống lúa lai cao sản được ông Lìn đưa về vận động bà con trồng cấy, nhờ vậy mà cả thôn không còn hộ đói. Từ khi nước được dẫn về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.
Muốn có nước cấy lúa thì phải giữ rừng. Ông Lìn lặn lội đến các xã bạn học cách trồng cây thảo quả về hướng dẫn cho bà con cùng làm. Nhiều hộ trong thôn mỗi năm thu được mấy chục triệu đồng từ loại cây này. Riêng gia đình ông Lìn mỗi năm thu hai trăm triệu. Phìn Ngan từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất của xã Trịnh Tường.
Chuyện của Ngu Công xã Trịnh Tường nhanh chóng bay về Thủ đô. Ông Phàn Phù Lin vinh dự được Chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
(Theo TRƯỜNG GIANG - NGỌC MINH)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Khách đến xã Trịnh Tường, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai sẽ không khỏi ngờ ngàng vì điều gì?
A. Ngỡ ngàng vì sự phát triển kinh tế của người dân xã Trịnh Tường.
B. Ngỡ ngàng vì thấy một dòng mương ngoằn nghoèo, vắt ngang những đồi cao.
C. Ngỡ ngàng vì sự nhiệt tình, hiếu khách của người dân nơi đây.
D. Ngỡ ngàng vì những phong tục tập quán vô cùng đặc sắc cảu người dân nơi
đây.
Câu 2: Dân bản gọi dòng mương ấy là gì?
B. Con nước ông Lìn.
C. Con nước người Dao.
D. Con nước Phàn Phù Lìn.
Câu 3: Ông Lìn được giới thiệu như thế nào?
A. Ông Phàn Phù Lìn, người Dao, ở thôn Phìn Ngan.
B. Ông Phàn Phù Lìn, người Nùng, ở thôn Phìn Ngan.
C. Ông Phàn Phù Lìn, người Thái, ở thôn Phìn Ngan.
D. Ông Phàn Phù Lìn, người Tày, ở thôn Phìn Ngan.
Câu 4: Ông Lìn làm làm thế nào để đưa được nước về thôn?
☐ Ông mua thêm dây dẫn nước, làm hệ thống mương máng dẫn nước.
☐ Ông lần mò cả tháng trong rừng để tìm nguồn nước.
☐ Ông cùng vợ con đào suốt một năm trời được gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
☐ Ông dành cả tháng trời để vận động các đơn vị thi công cùng bắt tay làm với ông và mất cả năm trời để cùng mọi người hoàn thành gần bốn cây số mương xuyên đồi dẫn nước từ rừng già về thôn.
Câu 5: Nhờ có mương nước, tập quán canh tác và cuộc sống ở thôn Phìn Ngan đã đổi thay như thế nào?
☐ Những nương lúa quanh năm khát nước đã được thay dần bằng ruộng bậc thang.
☐ Nhờ việc ông Lìn giới thiệu cho bà con giống lúa lai cao sản mà cả thôn không còn hộ đói.
☐ Người dân chăm chỉ khai khẩn đất hoang nhờ vậy mà diện tích đất canh tác ngày càng tăng.
☐ Từ khi có nước về thôn, nhà ai cũng cấy lúa nước chứ không phá rừng làm nương như trước nữa.
Câu 6: Ông Lìn đã nghĩ ra cách gì để giữ rừng và bảo vệ dòng nước?
A. Ông hướng dẫn bà con trồng cây thảo quả.
B. Ông hướng dẫn bà con đắp đê giữ rừng.
C. Ông hướng dẫn bà con chăm sóc các cây con trong rừng.
D. Ông hướng dẫn bà con bảo vệ môi trường rừng, nhặt rác và chăm sóc các cây con trong rừng.
Câu 7: Trước công sức và cống hiến của bản thân mình, ông Lìn đã nhận được những gì?
☐ Gia đình ông Lìn mỗi năm thu 200 triệu.
☐ Ông Lìn được bầu làm trưởng thôn của thôn Phìn Ngan.
☐ Thôn Phìn Ngan của ông từ thôn nghèo nhất đã vươn lên thành thôn có mức sống khá nhất ở xã Trịnh Tường.
☐ Ông Phàn Phù Lìn vinh dự được chủ tịch nước gửi thư khen ngợi.
☐ Ông Lìn giàu có và chuyển lên thủ đô sinh sống.
Câu 8:Câu chuyện giúp con hiểu điều gì?
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
III. Luyện tập
Câu 1: Chọn từ ngữ điền vào chỗ trống để liên kết các câu trong đoạn văn.
(người anh, hai anh em, hai vợ chồng người em, nhưng)
(1) Ngày xửa ngày xưa ở một nhà kia có hai anh em, cha mẹ mất sớm. (2) ....................... chăm lo làm lụng nên trong nhà cũng đủ ăn. (3) .......................... từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều trút cho vợ chồng người em. (4) ......................... thức khuya, dậy sớm, cố gắng làm lụng. (5) Thấy thế, .......................... sợ em tranh công, liền bàn với vợ cho hai vợ chồng người em ra ở riêng.
(Truyện Cây khế)
Câu 2: Viết đoạn văn (4 – 5 câu) giới thiệu về một phương tiện đi lại của người dân ở vùng sông nước, trong đó có sử dụng từ ngữ nối để liên kết câu.
* Gợi ý:
- Đó là phương tiện gì?
- Phương tiện đó có đặc điểm như thế nào?
- Ý nghĩa của phương tiện.
Câu 4: Viết đoạn văn giới thiệu về nhân vật trong một cuốn sách đã đọc.
* Gợi ý
- Giới thiệu chung về nhân vật:
+ Tên cuốn sách.
+ Tên nhân vật.
+ Cảm nhận chung.
- Giới thiệu cụ thể về tên nhân vật
+ Hoàn cảnh: Tên/ Tuổi/…?
+ Tính cách: Hiền lành/ Vui vẻ/…?
- Nhận xét, đánh giá của em hoặc của mọi người về nhân vật đó.
...............................................
...............................................
...............................................
Xem thêm các chương trình khác: