Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 30 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 30 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 12 25/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 30

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Liên kết các câu trong đoạn văn bằng cách dùng từ ngữ nối.

- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc về một bài thơ.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHẾ ĐỘ A-PÁC-THAI

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 30 có đáp án (ảnh 1)

Nam Phi là một nước nổi tiếng nhiều vàng, kim cương, nhưng cũng nổi tiếng về nạn phân biệt chủng tộc. Chế độ phân biệt chủng tộc ở đây được toàn thế giới biết đến với tên gọi a-pác-thai.

Ở nước này, người da trắng chỉ chiếm 1/5 dân số nhưng lại nắm gần 9/10 đất trồng trọt, 3/4 tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng,... Ngược lại, người da đen phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu, lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng. Họ phải sống, chữa bệnh, đi học ở những khu riêng và không được hưởng một chút quyền tự do, dân chủ nào.

Bất bình với chế độ a-pác-thai, người da đen đã đứng lên đòi bình đẳng. Cuộc đấu tranh dũng cảm và bền bỉ của họ được sự ủng hộ của những người yêu chuộng tự do và công lí trên toàn thế giới, cuối cùng đã giành được thắng lợi. Ngày 17-6-1991, chính quyền Nam Phi buộc phải hủy bỏ sắc lệnh phân biệt chủng tộc. Ngày 27-4-1994, cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc đầu tiên được tổ chức. Luật sư da đen Nen-xơn Man-đê-la, người từng bị giam cầm suốt 27 năm vì đấu tranh chống chế độ a-pác-thai, được bầu làm tổng thống. Chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh đã chấm dứt trước khi nhân loại bước vào thế kỉ XXI.

(Theo NHỮNG MẨU CHUYỆN LỊCH SỬ THẾ GIỚI)

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: A-pác-thai là cái tên mà toàn thế giới dùng để gọi tên chế độ gì?

A. Chế độ bóc lột người lao động.

B. Chế độ phân biệt chủng tộc.

C. Chế độ phân biệt vùng miền.

D. Tất cả các chế độ tại Nam Phi.

Câu 2: Dưới chế độ A-pác-thai người da trắng được hưởng những quyền lợi gì?

A. Không cần đi làm mà vẫn được hưởng lương như người lao động bình thường.

B. Chỉ chiếm 1/5 dân số nhưng lại nắm gần hết đất trồng trọt và chiếm gần hết tổng thu nhập và toàn bộ hầm mỏ, xí nghiệp, ngân hàng.

C. Chỉ chiếm 1/5 dân số nên được sống tại những khu nghỉ dưỡng nổi tiếng để đảm bảo nòi giống.

D. Được hưởng đặc quyền mua hàng mà không cần mất tiền trả giá.

Câu 3: Dưới chế độ a-pác-thai, người da đen bị đối xử như thế nào?

Phải làm những công việc nặng nhọc, bẩn thỉu.

Lương chỉ bằng 1/7 hay 1/10 lương của công nhân da trắng.

Bị đánh đập dã man nếu không hoàn thành công việc.

Không được đi học, phải đi ở cho những gia đình da trắng.

Sống, chữa bênh, đi học ở khu riêng.

Không được hưởng một chút tự do, dân chủ nào.

Câu 4: Người dân Nam Phi đã làm gì để xóa bỏ chế độ phân biệt chủng tộc?

A. An phận đợi thời hạn kết thúc chế độ phân biệt chủng tộc.

B. Dũng cảm đứng lên và đấu tranh bền bỉ để đòi lại quyền bình đẳng.

C. Không đi làm để bày tỏ bất mãn với chế độ.

D. Tìm cách giết chết tên đầu sỏ để lật đổ chế độ.

Câu 5: Theo con, vì sao cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai được đông đảo mọi người trên thế giới ủng hộ?

Vì A-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc xấu xa nhất hành tinh.

Cần phải xóa bỏ chế độ này để mọi người không phân biệt màu da đều phải được hưởng quyền bình đẳng.

Vì mọi người sợ chế độ a-pac-thai sẽ lan rộng và nguy hiểm đến họ.

Vì mọi người đều ghét người da trắng tàn bạo, ăn không hưởng lợi trên sự vất vả, khổ cực của người da đen.

Câu 6: Chế độ phân biệt chủng tộc được chính quyền Nam Phi hủy bỏ vào ngày tháng năm nào?

A. 17-6-1991.

B. 27-4-1994.

C. 17-4-1991.

D. 27-6-1991.

Câu 7: Sau khi nạn phân biệt chủng tộc bị hủy bỏ, tổng thống Nam Phi được lựa chọn bằng cách nào?

A. Ai tiêu diệt được tên đầu sỏ của chế độ a-pac-thai thì được lên làm tổng thống.

B. Ai có công nhiều nhất trong cuộc đấu tranh chống chế độ a-pác-thai thì được lên làm tổng thống.

C. Theo hình thức cha truyền con nối.

D. Tổ chức cuộc tổng tuyển cử đa sắc tộc trên toàn quốc để chọn người làm tổng thống.

Câu 8: Hãy giới thiệu về vị tổng thống đầu tiên của Nam Phi?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

Câu 9: Ý nghĩa của truyện Sự sụp đổ của chế độ a-pác-thai?

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

III. Luyện tập

Câu 1: Đọc bài văn sau. Tìm các từ ngữ có tác dụng nối trong ba đoạn văn đầu hoặc bốn đoạn văn cuối.

QUA NHỮNG MÙA HOA

Trên con đường từ nhà đến trường, tôi phải đi qua bờ Hồ Gươm. Lúc có bạn thì chuyện trò tíu tít, có khi đuổi nhau suốt dọc đường. Nhưng khi đi một mình, tôi thích ôm cặp vào ngực, nhìn lên các vòm cây, vừa đi vừa lẩm nhẩm ôn bài.

Vì thế, tôi thường là đứa phát hiện ra bông hoa gạo đầu tiên nở trên cây gạo trước đền Ngọc Sơn. Rồi bông nọ gọi bông kia, bông nọ ganh bông kia, chỉ vài hôm sau, cây gạo đã như một cây đuốc lớn cháy rừng rực giữa trời.

Nhưng khi lửa ở cây gạo sắp lụi thì nó lại “bén” sang những cây vông cạnh cầu Thê Húc. Rồi thì cà một bãi vông lại bừng lên, đỏ gay, đỏ gắt suốt cả tháng tư.

Đến tháng năm thì những cây phượng đón lấy lửa ấy, chạy tiếp cuộc chạy tiếp sức của các loài hoa trong thành phố, báo hiệu những ngày nghỉ hè thoải mái của chúng tôi sắp đến.

Nắng trời vừa bắt đầu gay gắt thì sắc hoa như muốn giảm đi độ chói chang của mình. Hoa phượng màu hồng pha da cam chứ không đỏ gắt như vông như gạo. Đến cái anh bằng lăng thì đã vừa hồng vừa tím. Sang đến anh hoa muồng thì đã ngả hẳn sang sắc vàng chanh.

Nhưng nói chung, đó toàn là những màu sắc rực rỡ như muốn phô hết ra ngoài. Mãi đến năm nay, khi đã lên lớp Năm, đã “người lớn” hơn một tí, tôi mới nhận ra hoa sấu, những chùm hoa nhỏ xíu, sắc chỉ hơi hoe vàng, chìm lẫn vào từng đợt lá non, lẫn với màu nắng dịu.

Đến khi các loài hoa rực rõ như hoa gạo, vông, phượng, bằng lăng, muồng… đã kéo quân qua bầu trời Hà Nội, cây sấu trước của nhà tô mới lấp ló những chùm quả xanh giòn. Rồi sau đó, quả chín, những quả chín vừa ngọt vừa chua, ngọt một cách e dè, khiêm tốn như tính tình hoa sấu vậy.

(Theo VĂN LONG)

Câu 2: Mẩu chuyện vui dưới đây có một chỗ dùng sai từ để nối, em hãy chữa lại cho đúng:

- Bố ơi, bố có thể viết trong bóng tối được không?

- Bố viết được.

- Nhưng bố hãy tắt đèn đi và kí vào sổ liên lạc cho con.

- ? !

Câu 3: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về bài thơ đã đọc, đã nghe

* Gợi ý:

- Về nội dung bài thơ:

+ Hấp dẫn.

+ Có những chi tiết đặc biệt nào?

+ ?

- Về ý nghĩa của bài thơ:

+ Sâu sắc.

+ Bài học mang đến cho chúng ta là gì?

..........................................................

..........................................................

..........................................................

1 12 25/11/2024
Mua tài liệu