Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 33 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 33 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 33
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Luyện tập viết tên người, tên địa lí nước ngoài.
- Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng sự việc.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
SANG NĂM CON LÊN BẢY
Sang năm con lên bảy
Cha đưa con tới trường
Giờ con đang lon ton
Khắp sân trường chạy nhảy
Chỉ mình con nghe thấy
Tiếng muôn loài với con.
Mai rồi con lớn khôn
Chim không còn biết nói
Gió chỉ còn biết thổi
Cây chỉ còn là cây
Đại bàng chẳng về đây
Đậu trên cành khế nữa
Chuyện ngày xưa, ngày xửa
Chỉ là chuyện ngày xưa.
Đi qua thời ấu thơ
Bao điều bay đi mất
Chỉ còn trong đời thật
Tiếng người nói với con
Hạnh phúc khó khăn hơn
Mọi điều con đã thấy
Nhưng là con giành lấy
Từ hai bàn tay con.
(VŨ ĐÌNH MINH)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Chọn vào những câu thơ ở khổ 1 cho thấy tuổi thơ rất vui và đẹp?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
Câu 2: Đọc khổ thơ thứ 2 và cho biết thế giới tuổi thơ đã thay đổi như thế nào khi ta lớn lên?
A. Không còn được bố mẹ cưng chiều, chăm bẵm như hồi nhỏ.
B. Gió, cây và muôn loài chẳng còn biết nói, biết suy nghĩ và hành động như trong những câu chuyện cổ tích nữa.
C. Bạn bè chẳng còn ở bên cạnh chúng ta như ngày thơ bé.
D.Lớn hơn rất nhiều, có đủ sức khỏe và khả năng để làm những việc mình muốn.
Câu 3: Từ giã tuổi thơ, con người tìm thấy hạnh phúc ở đâu?
A. Con người tìm thấy hạnh phúc ở trong đời thật, từ chính đôi bàn tay của mình.
B. Hạnh phúc được tìm thấy trong vòng tay của cha, của mẹ.
C. Hạnh phúc được tìm thấy trong mái ấm gia đình.
D. Hạnh phúc được tìm thấy khi ta quên đi tất cả, hòa mình vào với thiên nhiên.
Câu 4: Bài thơ Sang năm con lên bảy là lời của ai nói với ai?
A. Bà nói với cháu.
B. Ông nói với cháu.
C. Mẹ nói với con.
D. Cha nói với con.
Câu 5: Ý nghĩa của bài thơ Sang năm con lên bảy?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
......................................................................................................................................
III. Luyện tập
Câu 1: Viết lại những tên riêng sau cho đúng quy tắc:
- Tên người: anbe anhxtanh, crítxtian anđécxen, iuri gagarin.
- Tên địa lí: xanh pêtécbua, tôkiô, amadôn, niagara.
Câu 2: Ghép đúng tên nước với tên thủ đô của nước ấy
|
Thủ đô |
|
Trung Quốc |
Tô-ki-ô |
|
Nga |
Bắc Kinh |
|
Nhật Bản |
Mát-xcơ-va |
|
Đức |
Pa-ri |
|
Pháp |
Béc-lin |
Câu 3: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng sự việc.
* Gợi ý
- Câu mở đầu
Nêu hiện tượng, sự việc.
- Các câu tiếp theo
+ Đưa ra ý kiến tán thành hoặc không tán thành.
+ Bảo vệ ý kiến bằng các lí do phù hợp.
+ Bảy tỏ suy nghĩ hoặc mong muốn của em.
..................................................
..................................................
..................................................
Xem thêm các chương trình khác: