Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 20 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 20 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 20
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Cách nối các vế trong câu ghép.
- Viết đoạn mở bài cho bài văn tả người.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
CHÚ ĐI TUẦN
Thân yêu tặng các cháu học sinh Miền Nam
Gió hun hút lạnh lùng
Trong đêm khuya phố vắng
Súng trong tay im lặng,
Chú đi tuần đêm nay
Hải Phòng yên giấc ngủ say
Cây rung theo gió lá bay xuống đường…
Chú đi qua cổng trường
Các cháu miền Nam yêu mến.
Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
Các cháu ơi! Giấc ngủ có ngon không?
Cửa đóng che kín gió, ấm áp dưới mền bông
Các cháu cứ yên tâm ngủ nhé!
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông lạnh buốt đôi tay chú rồi!
Rét thì mặc rét cháu ơi!
Chú đi giữ mãi ấm nơi cháu nằm.
Mai các cháu học hành tiến bộ
Đời đẹp tươi khăn đỏ tung bay
Cháu ơi! Ngủ nhé, cho say…
(Trần Ngọc)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1: Con hãy kéo thả từ gợi ý vào chỗ trống thích hợp:
Hun hút, đêm nay, phố vắng, yên giấc
Gió ............. lạnh lùng
Trong đêm khuya .............
Súng trong tay im lặng,
Chú đi tuần .............
Hải Phòng ............. ngủ say
Cây rung theo gió, lá bay xuống đường….
Câu 2: Người chiến sĩ đi tuần trong hoàn cảnh như thế nào?
A. Buổi trưa vắng, trời nắng chói chang.
B. Đêm khuya tĩnh mịch, mưa rơi lất phất.
C. Đêm khuya gió rét, mọi người đã yên giấc.
D. Sáng sớm, trời rét căm căm, mọi người còn chưa tỉnh giấc.
Câu 3: Người chiến sĩ đi tuần ở thành phố nào?
A. Hà Nội.
C. Huế.
D. Sài Gòn.
Câu 4: Con hãy điền từ còn thiếu để hoàn thành khổ thơ sau:
Chú đi qua cổng trường
........................................... yêu mến.
Nhìn ánh điện qua khe phòng lưu luyến
Các cháu ơi! ........................................... ?
Cửa đóng che kín gió, ấm áp dưới mềm bông
........................................... nhé!
Câu 5: Kéo thả các từ gợi ý vào chỗ trống thích hợp:
Trong đêm khuya vắng vẻ,
Chú đi tuần đêm nay
Nép mình dưới bóng hàng cây
Gió đông .................................... rồi!
.................................... cháu ơi!
Chú đi ....................................
Câu 6: Vì sao người chiến sĩ đi tuần ở Hải Phòng là khu vực phía Bắc nhưng lại có các cháu miền Nam xuất hiện ở đây?
A. Các cháu miền Nam ra ngoài Bắc để du lịch.
B. Học sinh là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra miền Bắc, học ở các trường nội trú trong thời kì nước ta bị chia cắt (1954 – 1975).
C. Con cháu miền Nam ra miền Bắc chạy nạn nhưng vì lạc bố mẹ nên không trở về được.
D. Học sinh là con em cán bộ, nhân dân miền Nam ra Bắc, để làm việc phục vụ kháng chiến.
Câu 7: Đặt hình ảnh người chiến sĩ đi tuần bên hình ảnh giấc ngủ yên bình của học sinh, tác giả của bài thơ muốn nói điều gì?
A. Tác giả muốn ca ngợi những người chiến sĩ tận tụy, quên mình vì hạnh phúc của mọi người, trong đó có các bạn nhỏ.
B. Tác giả muốn cho mọi người thấy hình ảnh người chiến sĩ và hình ảnh các em nhỏ là hai hình ảnh rất đáng yêu.
C. Tác giả muốn chứng minh hình ảnh người chiến sĩ đi tuần và hình ảnh các em nhỏ là hai hình ảnh có nhiều nét tương đồng với nhau.
D. Tác giả muốn cho mọi người hiểu những người chiến sĩ đang đi tuần cũng muốn được ngủ giấc ngủ an lành như các em nhỏ.
III. Luyện tập
Câu 1: Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi đánh số thứ tự các câu trong đoạn văn và xác định chủ ngữ, vị ngữ trong từng câu.
Biển luôn thay đổi màu tùy theo màu sắc mây trời. Trời xanh thẳm, biển cũng xanh thẳm như dâng cao lên, chắc nịch. Trời rải mây trắng nhạt, biển mơ màng dịu hơi sương. Trời âm u mây mưa, biển xám xịt, nặng nề. Trời ầm ầm dông gió, biển đục ngầu, giận dữ.
(VŨ TÚ NAM)
Câu 2: Xếp các câu vừa tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp:
a) Câu đơn (câu do một cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành).
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
b) Câu ghép (câu do hai hoặc nhiều cụm chủ ngữ - vị ngữ tạo thành).
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
Câu 3: Có thể tách mỗi cụm chủ ngữ - vị ngữ trong các câu ghép ở đoạn văn trên thành một câu đơn được không? Vì sao?
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
........................................................................................................................................
........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................
Câu 4: Hãy viết mở bài cho bài văn tả người thân trong gia đình mà em yêu quý nhất.
* Gợi ý
- Tìm người thân mà em sẽ định tả.
- Nhớ lại những kỉ niệm, hoặc những sự kiện đặc biệt của em với người thân khiến em luôn ghi nhớ để làm mở bài.
........................................................
........................................................
........................................................
Xem thêm các chương trình khác: