Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 26 có đáp án
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 26 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.
Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 26
I. Kiến thức trọng tâm:
- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.
- Dấu gạch ngang.
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc trước một sự việc.
II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:
QUÊ HƯƠNG
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu?
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều?
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ…
(Đỗ Trung Quân)
Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:
Câu 1. Bài thơ “Quê hương” của tác giả nào?
A. Tế Hanh.
B. Nguyễn Khoa Điềm.
C. Nguyễn Thi.
Câu 2. Bài thơ Quê hương gồm có mấy khổ?
B. Hai khổ .
C. Bốn khổ.
D. Một khổ.
Câu 3. Cụm từ được nhắc lại nhiều nhất trong bài thơ là?
A. Con đò.
B. Chùm khế.
C. Diều biếc.
D. Quê hương.
Câu 4. Trong khổ thơ thứ 2, quê hương được so sánh với hình ảnh nào?
A. Con diều biếc, con đò nhỏ.
B. Cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ.
C. Chùm khế ngọt, đường đi học.
D. Người mẹ ruột thịt.
Câu 5. Trong khổ thơ thứ 3, quê hương được so sánh với hình ảnh nào?
A. Người mẹ ruột thịt.
B. Chùm khế ngọt, đường đi học.
C. Cầu tre nhỏ, đêm trăng tỏ.
Câu 6. Vì sao quê hương được so sánh với mẹ?
A. Vì đó là nơi ta sinh ra và được nuôi dưỡng khôn lớn, trưởng thành.
B. Vì đó là nơi mà ta hằng mơ ước được đặt chân tới.
C. Vì đó là nơi mà ta có những người bạn thân.
Câu 7. Nội dung của bài thơ Quê hương là gì?
A. Tình yêu quê hương là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta khôn lớn, trưởng thành.
B. Tình cảm gia đình là tình cảm tự nhiên, sâu sắc khiến ta có động lực, cảm hứng...
C. Tình yêu đất nước là tình yêu gắn với những gì gần gũi, thân thuộc, bình dị nhất.
D. Tất cả các ý trên.
III. Luyện tập
Câu 1: Nhận xét về vị trí và tác dụng của mỗi dấu gạch ngang trong mẩu truyện dưới đây:
QUÀ TẶNG BỐ
Một bữa, Pa-xcan đi đâu về khuya, thấy bố mình – một viên chức tài chính – vẫn cặm cụi trước bàn làm việc. Anh rón rén lại gần. Ông bố vẫn mải mê với những con số: Ông đang phải kiểm tra sổ sách.
“Những dãy tính cộng hàng ngàn con số, một công việc buồn tẻ làm sao!” – Pa-xcan nghĩ thầm. Trong óc chàng sinh viên trẻ tuổi chợt lóe lên một tia sáng. Anh lặng lẽ rút về phòng mình và vạch một sơ đồ gì đó lên giấy.
Mươi hôm sau, ông bố rất ngạc nhiên thấy con ôm một vật gì kì lạ đặt lên bàn của ông.
– Con hi vọng món quà nhỏ này có thể làm bố bớt nhức đầu vì những con tính. Pa-xcan nói.
Thì ra, đó là một chiếc máy cộng trừ mà Pa-xcan đã đặt hết tình cảm của người con vào việc chế tạo. Đó chính là chiếc máy tính đầu tiên trên thế giới, tổ tiên của những chiếc máy tính điện tử hiện đại.
(Theo Lê Nguyên Long - Phạm Ngọc Toàn)
Câu 2: Tìm dấu gạch ngang đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích trong đoạn truyện dưới đây:
Một hôm, Hưng chạy chơi đâu về, thấy một vết mực loang trên bức tranh chiếc tàu thuỷ – bức tranh mà Hưng vừa mới vẽ, tô màu cẩn thận. Hưng nghĩ ngay là anh Hà đánh đổ mực vào bức tranh. Hưng và lên khóc.
– Làm sao thế con? – Mẹ hỏi.
– Anh Hà... – Hưng vừa nói vừa khóc nức nở. – Anh Hà đánh đổ mực ra tranh của con!
– Không phải đâu. – Mẹ nói. – Tại con mèo đấy. Lúc nãy, nó làm đổ mực tung toé, anh Hà đã lau bản và lọ mực, nhưng tranh của con thì không lau được.
Đêm hôm ấy, nằm cạnh anh Hà, Hưng rất khó ngủ và hình như anh Hà cũng thế. Hưng cố gắng lấy can đảm làm lãnh trước...
(Theo Xuân Quỳnh)
Câu 3: Cần thêm dấu gạch ngang vào vị trí nào trong đoạn truyện sau để đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích
“Sáng Chủ nhật, chúng ta có buổi tham quan nông trại. Các em nhớ mang bút và sổ tay để ghi chép, chuẩn bị ý cho bài viết sắp tới nhé!” đó là thông báo của cô giáo chủ nhiệm từ buổi chiều thứ Năm. Lan háo hức lắm. Cô bé thấy thời gian trôi thật chậm, mãi mà không tới Chủ nhật.
(Theo Nhật An)
Câu 4: Viết đoạn văn thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về ngày hội xuân mà trường em tổ chức.
* Gợi ý:
1. Câu mở đầu:
- Giới thiệu về ngày hội.
+ Tên, thời gian, địa điểm,.... tổ chức ngày hội.
+ Ấn tượng chung của em.
2. Các câu tiếp theo:
- Thể hiện tình cảm, cảm xúc của em về ngày hội.
- Ở đó em được trải nghiệm những hoạt động ý nghĩa nào.
- Những điều bản thân em thấy ấn tượng.
3. Câu kết thúc
- Khẳng định tình cảm, cảm xúc ... đối với sự việc.
............................................
............................................
............................................
Xem thêm các chương trình khác: