Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 32 có đáp án

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Tuần 32 sách Chân trời sáng tạo có đáp án như là một đề kiểm tra cuối tuần gồm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao sẽ giúp học sinh ôn tập để biết cách làm bài tập Tiếng Việt lớp 5.

1 70 25/11/2024
Mua tài liệu


Chỉ từ 350k mua trọn bộ Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo bản word có lời giải chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 Chân trời sáng tạo Tuần 32

I. Kiến thức trọng tâm:

- Rèn kĩ năng đọc – hiểu văn bản.

- Viết tên người, tên địa lí nước ngoài.

- Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng sự việc.

II. Đọc thầm văn bản sau và trả lời câu hỏi:

LỚP HỌC TRÊN ĐƯỜNG

Cụ Vi-ta-li nhặt trên đường một mảnh gỗ mỏng, dính đầy cát bụi. Cắt mảnh gỗ thành nhiều miếng nhỏ, cụ bảo:

– Ta sẽ khắc trên mỗi miếng gỗ một chữ cái. Con sẽ học nhận mặt từng chữ, rồi ghép các chữ ấy lại thành tiếng.

Từ hôm đó, lúc nào túi tôi cũng đầy những miếng gỗ dẹp. Không bao lâu, tôi đã thuộc tất cả các chữ cái. Nhưng biết đọc là một chuyện khác. Không phải ngày một ngày hai mà đọc được.

Khi dạy tôi, thầy Vi-ta-li nghĩ rằng cùng lúc có thể dạy cả chú chó Ca-pi để làm xiếc. Dĩ nhiên, Ca-pi không đọc lên được những chữ nó thấy vì nó không biết nói, nhưng nó biết lấy ra những chữ mà thầy tôi đọc lên.

Buổi đầu, tôi học tấn tới hơn Ca-pi nhiều. Nhưng nếu tôi thông minh hơn nó, thì nó cũng có trí nhớ tốt hơn tôi. Cái gì đã vào đầu nó rồi thì nó không bao giờ quên.

Một hôm, tôi đọc sai, thầy tôi nói:

– Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi.

Con chó có lẽ hiểu nên đắc chí vẫy vẫy cái đuôi.

Bài tập cuối tuần Tiếng Việt lớp 5 (Chân trời sáng tạo) Tuần 32 có đáp án (ảnh 1)

Từ đó, tôi không dám sao nhãng một phút nào. Ít lâu sau, tôi đọc được, trong khi con Ca-pi đáng thương chỉ biết “viết” tên nó bằng cách rút những chữ gỗ trong bảng chữ cái.

Cụ Vi-ta-li hỏi tôi:

– Bây giờ con có muốn học nhạc không?

– Đấy là điều con thích nhất. Nghe thầy hát, có lúc con muốn cười, có lúc lại muốn khóc. Có lúc tự nhiên còn nhớ đến mẹ con và tưởng như đang trông thấy mẹ con ở nhà.

Bằng một giọng cảm động, thầy bảo tôi:

– Con thật là một đứa trẻ có tâm hồn.

(Theo Héc-to Ma-lô, Hà Mai Anh dịch)

- Mẩu chuyện được trích từ tiểu thuyết Không gia đình của nhà văn Pháp Héc-to Ma-lô viết về cuộc đời lưu lạc của chú bé Rê-mi. Bị bắt cóc và vứt ra lề đường từ lúc mới sinh, Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người. Trải qua bao thăng trầm, cuối cùng cậu đã tìm được gia đình và sống hạnh phúc bên những người ruột thịt.

Dựa vào bài đọc, khoanh vào đáp án đúng nhất hoặc làm theo yêu cầu:

Câu 1: Rê-mi là một cậu bé phải chịu hoàn cảnh đáng thương như thế nào?

A. Bị bắt cóc và vứt trên đường từ lúc mới sinh. Rê-mi được một gia đình nghèo nuôi, rồi được một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.

B. Ba tuổi thì mất cả bố và mẹ. Khóc ngặt nghẽo vì đói may sao có một gia đình nghèo nhận nuôi, rồi được một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.

C. Ba tuổi mất mẹ, năm tuổi mất cha. Em được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta li cưu mang, dìu dắt nên người.

D. 10 tuổi bố phá sản rồi cả bố và mẹ tự tử, em sống cùng với lũ trẻ vô gia cư, sau này được chủ một gánh xiếc rong là cụ Vi-ta-li dìu dắt nên người.

Câu 2: Rê-mi học chữ trong hoàn cảnh nào?

A. Rê-mi học chữ trong một lớp học trên cầu vào buổi tối.

B. Rê-mi học chữ trên đường, hai thầy trò cùng đi hát rong kiếm sống.

C. Rê-mi học chữ trên đường, do một chú khỉ dạy em học.

D. Rê-mi tự mình học chữ từ những mảnh gỗ có khắc chữ.

Câu 3: Cậu bé học sinh có tên là gì?

A.Rê-mi.

B.Vi-ta-li.

C.Ca-pi.

D.Sơ-ri.

Câu 4: Người thầy dạy Rê-mi học chữ là ai?

A. Thầy dạy Rê-mi học chữ là Vi-ta-li, cụ già lớn tuổi nhất và thông thái nhất trong vùng.

B. Thầy dạy Rê-mi học chữ là Vi-ta-li, cụ già làm nghề biểu diễn xiếc.

C. Thầy dạy Rê-mi học chữ là Vi-ta-li, đó là ông nội của Rê-mi.

D. Thầy dạy Rê-mi học chữ là Vi-ta-li, ông chủ của một cửa hàng bán vật nuôi cho các gia đình giàu có.

Câu 5: Sách để học sinh học trong câu chuyện có gì đặc biệt?

A. Là cuốn sách cũ kĩ mà cụ Vi-ta-li lôi từ trong căn hầm của ngôi nhà dành cho em.

B. Là những mảnh gỗ mỏng khắc chữ được cắt từ mảnh gỗ mỏng đầy bụi bẩn nhặt trên đường.

C. Được làm từ những mẩu giấy vụn rồi cụ Vi-ta-li cẩn thận đóng gáy và thành sách cho Rê-mi học.

D. Được làm từ những mảnh bìa cứng lấy từ đạo cụ của đoàn xiếc.

Câu 6: Lớp học của Rê-mi có gì ngộ nghĩnh?

1. Lớp học là

a) Những mảnh gỗ mỏng khắc chữ.

2. Học sinh là

b) Con đường.

3. Sách là

c) Mặt đất.

4. Vở là

d) Cậu bé Rê-mi và chú chó Ca-pi.

5. Bút là

e) Cụ Vi-ta-li, chủ một gánh xiếc rong.

6. Thầy giáo là

f. Những chiếc que dùng để vạch chữ trên đất.

Câu 7: Tìm những chi tiết cho thấy Rê-mi là một cậu bé rất hiếu học?

Lúc nào trong túi Rê-mi cũng đầy những miếng gỗ dẹp, chẳng bao lâu Rê-mi đã thuộc tất cả các chữ cái.

Rê-mi rủ các bạn nhỏ trong nhóm xiếc cùng nhau học tập và giúp đỡ nhau.

Bị thầy chê trách, “Ca-pi sẽ biết đọc trước Rê-mi”, từ đó, Rê-mi không dám sao nhãng một phút nào nên ít lâu sau đã đọc được.

Mỗi chữ không nhớ hoặc không hiểu, Rê-mi đều hỏi thầy một cách cặn kẽ.

Khi thầy hỏi có thích học nhạc không, Rê-mi đã trả lời rằng đấy là điều con thích nhất.

III. Luyện tập

Câu 1: Tìm tên người, tên địa lí nước ngoài trong đoạn văn dưới đây và nhận xét về cách viết mỗi tên riêng đó:

Gia đình ông Giô-dép lại chuyển về Ác-boa để Lu-i Pa-xtơ có thể tiếp tục đi học. Ác-boa là một thị trận nhỏ, không có những lâu đài đồ sộ, nguy nga, chỉ thấy những ngôi nhà nhỏ bé, cổ kính và những vườn nho con con. Dòng sông Quy-dăng-xơ hiền hòa lượn quanh thành phố với những chiếc cầu trắng phau.

Câu 2. Cách viết một số tên người, tên địa lí nước ngoài sau đây có gì đặc biệt?

- Tên người: Thích Ca Mâu Ni, Khổng Tử, Bạch Cư Dị.

- Tên địa lí: Hi Mã Lạp Sơn, Luân Đôn, Bắc Kinh, Thụy Điển.

Câu 3: Viết đoạn văn nêu lí do tán thành hoặc phản đối một hiện tượng sự việc.

* Gợi ý

- Câu mở đầu

Nêu hiện tượng, sự việc.

- Các câu tiếp theo

+ Đưa ra ý kiến tán thành hoặc không tán thành.

+ Bảo vệ ý kiến bằng các lí do phù hợp.

+ Bảy tỏ suy nghĩ hoặc mong muốn của em.

.....................................................

.....................................................

.....................................................

1 70 25/11/2024
Mua tài liệu