Vở bài tập Vở bài tập Toán lớp 5 trang 49 Bài 74: Thể tích hình lập phương – Chân trời sáng tạo
Lời giải vở bài tập Vở bài tập Toán lớp 5 trang 49 Bài 74: Thể tích hình lập phương sách Chân trời sáng tạo giúp học sinh làm bài tập trong vở bài tập Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2.
Giải Vở bài tập Vở bài tập Toán lớp 5 Bài 74: Thể tích hình lập phương
Giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 49
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 49 Lí thuyết: Viết vào chỗ chấm.
Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương cạnh 3 cm.
Hình bên gồm các hình lập phương có thể tích 1 cm3.
- Tính số hình lập phương 1 cm3 ở mỗi lớp:
....................................................................
- Tính số hình lập phương 1 cm3 ở 3 lớp:
......................................................................
Vậy thể tích hình lập phương cạnh 3 cm là: ... × ... × ... = ........ (cm3)
Ta có thể nói ngắn gọn:
Thể tích của hình lập phương bằng Cạnh × Cạnh × Cạnh
(“Cạnh” nghĩa là độ dài cạnh của hình lập phương).
Gọi V là thể tích, a là độ dài cạnh của hình lập phương.
Ta có:
V = ..................
Lời giải
Ví dụ: Tính thể tích hình lập phương cạnh 3 cm.
Hình bên gồm các hình lập phương có thể tích 1 cm3.
- Tính số hình lập phương 1 cm3 ở mỗi lớp:
3 × 3 = 9 (hình)
- Tính số hình lập phương 1 cm3 ở 3 lớp:
9 × 3 = 27 (hình)
Vậy thể tích hình lập phương cạnh 3 cm là: 3 × 3 × 3 = 27 (cm3)
Ta có thể nói ngắn gọn:
Thể tích của hình lập phương bằng Cạnh × Cạnh × Cạnh
(“Cạnh” nghĩa là độ dài cạnh của hình lập phương).
Gọi V là thể tích, a là độ dài cạnh của hình lập phương.
Ta có:
V = a × a × a
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 49 Thực hành 1: Tính thể tích (V) của hình lập phương có cạnh a.
a) a = 8 cm
V = ..... × ..... × ..... = ......... (cm3)
b) a = dm
..........................................................................
c) a = 0,5 m
..........................................................................
Lời giải
a) V = 8 × 8 × 8 = 512 (cm3)
b) a = (cm3)
c) a = 0,5 × 0,5 × 0,5 = 0,125 (cm3)
Giải Vở bài tập Toán lớp 5 trang 50
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 50 Luyện tập 1: Một khối gỗ hình lập phương có cạnh 40 cm. Người ta cắt đi một phần khối gỗ có dạng hình lập phương cạnh 20 cm.
a) Tính thể tích phần gỗ còn lại.
b) Cho biết mỗi xăng-ti-mét khối loại gỗ này nặng 1,1 g. Hỏi phần gỗ còn lại nặng bao nhiêu ki-lô-gam?
Bài giải
Lời giải
a)
Thể tích khối gỗ là:
40 × 40 × 40 = 64 000 (cm3)
Thể tích khối gỗ bị cắt đi là:
20 × 20 × 20 = 8 000 (cm3)
Thể tích phần gỗ còn lại là:
64 000 – 8 000 = 56 000 (cm3)
b)
Phần gỗ còn lại nặng số ki-lô-gam là:
56 000 × 1,1 = 61 600 (g) = 61,6 kg
Đáp số: a) 56 000 cm3
b) 61,6 kg
Vở bài tập Toán lớp 5 Tập 2 trang 50 Hoạt động thực tế: Thực hiện theo hướng dẫn trong SGK.
Đo kích thước của một hộp nhỏ có dạng hình lập phương hoặc hình hộp chữ nhật (chẳng hạn hộp phấn, hộp bút, ...) theo đơn vị xăng-ti-mét. Nếu số đo là số thập phân thì làm tròn đến hàng đơn vị. Tính thể tích của hộp.
Bài giải
Lời giải
Ví dụ 1:
Hộp phấn hình lập phương có cạnh dài 7 cm.
Thể tích của hộp phấn là: 7 × 7 × 7 = 343 (cm3)
Ví dụ 2:
Hộp sữa tươi hình hộp chữ nhật có chiều dài 4,5 cm; chiều rộng 3,5 cm; chiều cao 11,5 cm.
Thể tích của hộp sữa tươi là: 4,5 × 3,5 × 11,5 = 181 (cm3)
Xem thêm các bài giải Vở bài tập Toán lớp 5 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 76: Thực hành và trải nghiệm
Xem thêm các chương trình khác: