Viết đoạn văn về một nhân vật (trang 7, 8) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Viết: Viết đoạn văn về một nhân vật trang 7, 8 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.

1 17337 lượt xem


Viết: Viết đoạn văn về một nhân vật trang 7, 8 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1

I. Nhận xét

Câu hỏi trang 7 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:

Nhân vật Dế Mèn trong truyện Dế Mèn phiêu lưu kí để lại cho em những ấn tượng mạnh mẽ cả về ngoại hình lẫn tính cách. Đó là một chú dế có thân hình cường tráng với đôi càng mẫm bóng, vuốt ở chân, ở khoeo cứng và nhọn hoắt, chỉ cần lia qua là những ngọn cỏ đã ngã rạp xuống. Mỗi bước đi của chú đều “trịnh trọng, khoan thai”, ra vẻ “con nhà võ”. Dế Mèn luôn lãnh diễn với bà con làng xóm về ngoại hình và sức mạnh của mình. Nhưng chính vì quá tự hào, Dế Mèn lại trở thành một kẻ kiêu căng và xốc nổi. Rất may là về sau, trải qua nhiều biến cố, chú đã thay đổi tính nết, biết yêu thương mọi người và làm nhiều việc có ích.

Theo Chi Mai

a) Đoạn văn viết về nội dung gì?

b) Câu mở đầu của đoạn văn trên (câu mở đoạn) có tác dụng gì?

c) Các câu văn tiếp theo phát triển những ý nào của câu mở đoạn?

Trả lời:

a) Đoạn văn trên viết về nhân vật Dế Mèn với những đặc điểm về ngoại hình và tính cách.

b) Câu mở đầu có tác dụng khái quát nội dung đoạn văn.

c) Các câu tiếp theo triển khai nội dung cụ thể về những ấn tượng về ngoại hình và tính cách.

II. Bài học

1. Viết đoạn văn về một nhân vật là nêu cảm nghĩ về đặc điểm (ngoại hình, tính cách) của nhân vật đó.

2. Câu mở đoạn thường giới thiệu nhân vật và nêu khái quát cảm nghĩ về đặc điểm của nhân vật. Các câu tiếp theo làm rõ những đặc điểm đã nêu ở câu mở đoạn.

III. Luyện tập

Đề bài trang 8 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Dựa theo quy tắc bàn tay, hãy nêu những việc cần làm để viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa.

Viết đoạn văn về một nhân vật trang 7, 8 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

1. Viết về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa.

2. Tìm ý

- Giới thiệu về nhân vật bạn nhỏ tuổi ngựa và nêu cảm nghĩ của em về nhân vật.

- Kể lại chuyện “Ngựa con” rong chơi khắp nơi cùng ngọn gió.

- Tả cảnh đẹp mà “Ngựa con vui chơi”

- Cậu bé dù đi muôn nơi vẫn tìm đường về với mẹ.

3. Sắp xếp ý

Sắp xếp các ý đã tìm được thành một hệ thống ý mạch lạc, logic.

4. Viết đoạn văn

Nhân vật bạn nhỏ trong bài thơ Tuổi Ngựa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bạn nhỏ đáng yêu và rất hiếu thảo với mẹ. Mở đầu bài thơ, con hỏi mẹ: “Mẹ ơi, con tuổi gì?”. Tò mò hỏi cho biết, ngây thơ hỏi cho hay. Cần gì nghĩa lý sâu xa. Con thơ hiếu động. Chẳng lúc nào “yên một chỗ” Chắc là “Ngựa con” chạy nhảy và “hí” suốt ngày? Ngựa con đi qua những dặm đường, những không gian bao la, những miền đất lạ. “Ngọn gió của trăm miền” ở bốn phương trời với bao hương vị, ở “trên những cánh đồng hoa”. Những bông hoa con hái được ở khắp các miền đất lạ dâng lên mẹ hiền là bông hoa của tâm hồn trong trắng, bông hoa của lòng hiếu thảo và bông hoa ước mơ, khát vọng lên đường. Khổ cuối bài thơ nói lên tình thương mẹ của Ngựa con. Dù cách xa mẹ muôn trùng núi, rừng, sông, biển, con vẫn luôn hướng về mẹ hiền, vẫn tìm về cố hương gặp mẹ.

5. Hoàn chỉnh đoạn văn.

Học sinh đọc lại đoạn văn và sửa chữa nếu có lỗi.

Xem thêm các bài giải SGK Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Chia sẻ và đọc: Tuổi Ngựa trang 5, 6

Tự đọc sách báo trang 7

Viết: Viết đoạn văn về một nhân vật trang 7, 8

Nói và nghe: Kể chuyện: Làm chị trang 8, 9

Đọc: Cái răng khểnh trang 9, 10

Luyện từ và câu: Danh từ trang 10, 11

Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật trang 11

Đọc: Vệt phấn trên mặt bàn trang 12, 13

Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một nhân vật trang 13

Nói và nghe: Trao đổi: Chân dung của em, của bạn trang 13, 14

Đọc: Những vết đinh trang 14, 15

Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang trang 15, 16

Góc sáng tạo: Em tuổi gì? trang 16

Tự đánh giá trang 17, 18

1 17337 lượt xem