Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 16.

1 1,050 27/10/2023


Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn – Tiếng Việt lớp 4

Chia sẻ và đọc: Chiến công của những du kích nhỏ (trang 70, 71, 72)

* Nội dung chính Chiến công của những du kích nhỏ: Bài đọc kể về một đội du kích thiếu niên nhỏ tuổi nhưng sẵn sàng lăn xả vì nhiệm vụ, từng câu chuyện, từng đứa trẻ với hoàn cảnh và tính cách khác nhau hiện ra một cách gần gũi, chân thật, hồn nhiên và sống động.

* Chia sẻ

Câu 1 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm chữ cái phù hợp với mỗi ô trống để ghi lời giải các câu đố sau:

Chiến công của những du kích nhỏ lớp 4 (trang 70, 71, 72) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Dòng 2:

Hỏi ai ba tuổi thơ ngây

Đáp lời non nước, lớn ngay như thần

Sau khi toàn thắng giặc Ân

Một mình một ngựa hóa thân về trời?

Dòng 3:

Ai quê Tuần Giáo, Điện Biên

Lưu danh sử sách thiếu niên anh hùng

Vẻ vang dòng họ người Mông

Giữ tròn khí tiết, quyết không chịu hàng?

Dòng 4:

Thuở nhỏ, cờ lau tập trận

Lớn lên, dẹp loạn sứ quân

Non sông thu về một mối

Xứng danh hoàng đế anh hùng.

Dòng 6:

Ai quê ở bản Nà Ngần

Tên anh rất đỗi quen thân chúng mình

Vì dân vì nước hi sinh

Đội ta trang sử quang vinh mở đầu?

Trả lời:

- Dòng 2: Thánh Gióng

- Dòng 3: Vừ A Dính

- Dòng 4: Đinh Bộ Lĩnh

- Dòng 6: Kim Đồng

Câu 2 trang 70 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc từ xuất hiện ở cột dọc tô màu xanh.

Trả lời:

Từ ở cột dọc tô màu xanh là Chí lớn.

Chiến công của những du kích nhỏ lớp 4 (trang 70, 71, 72) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Đêm hôm qua, Lượt được chị Gái báo tin bác Nhã cần gặp em. Lượt thao thức mãi vì cái tin đó. Cũng lâu rồi, em chưa được xuống khu du kích. Em ôn lại tất cả những công việc Đội du kích thiếu niên đã làm để có thể báo cáo với bác Nhã được tỉ mỉ.

Trước khi đi, Lượt vòng ra đầu xóm, nơi có một căn nhà ngói đổ vì đạn đại bác của địch. Nhìn quanh, thấy không có ai, em bèn lật một hòn gạch ở góc bức tường đổ, lấy ra một mảnh giấy cuộn tròn. Em nhét mảnh giấy đó vào trong miếng lá chuối cuốn hình loa kèn và giắt vào cạp quần. Sau một vòng đi khắp các hòm thư bí mật lấy thư xong, Lượt đi ra đồng. Em ngồi thụp xuống một bờ mương rồi giở những mảnh giấy ra đọc.

Tổ Bốn: “Chuyến hàng này cất được 50 cái kẹo.". Đấy là 50 viên đạn.

Tổ Hai: “Cắt được 14 luống dây khoai.”. Đấy là 14 đường dây điện thoại. Lượt nghĩ thầm: “Tổ thằng Hoan khá lắm!”.

Tổ Ba: “Đẵn được 2 cây mía.”. Mắt Lượt sáng lên: “Chà, bọn thằng Húc giỏi quá! Đêm qua, chúng kiếm được những hai khẩu súng. Hai khẩu súng!

Thế là cái kho súng của mình có năm khẩu, phải báo cho các anh ấy về lấy ngay mới được.”.

Lượt nhớ tất cả, rồi nhai nát những mảnh giấy và ấn thật sâu xuống bùn. Men theo bờ mương, Lượt đi xuống khu du kích.

Đến nơi, Lượt gặp bác Nhã. Nghe Lượt báo cáo, bác gật đầu:

— Tuyệt lắm! Các đội viên của cháu thật mưu trí, dũng cảm!

Theo Xuân Sách

Câu 1 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc đoạn 1 và trả lời câu hỏi:

a, Bạn Lượt là ai? Trong câu chuyện, Lượt đang sống ở đâu?

b, Bác Nhã là ai? Trong câu chuyện, bác Nhã đang sống ở đâu?

Trả lời:

a, Bạn Lượt là bạn nhỏ làm du kích. Trong câu chuyện, Lượt đang sống ở một xóm nơi có chiến tranh ở làng Đình Bảng

b, Bác Nhã là người thu thập tình báo. Trong câu chuyện, bác Nhã đang sống ở đội du kích làng Đình Bảng.

Câu 2 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những chi tiết nào cho thấy Lượt rất thông minh và cẩn thận?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy Lượt rất thông minh và cẩn thận là: Em nhét mảnh giấy đó vào trong miếng lá chuối cuốn hình loa kèn, nhai nát những mảnh giấy và ấn sâu xuống bùn.

Câu 3 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những câu thể hiện ý nghĩ của Lượt khi đọc báo cáo của các tổ. Những ý nghĩa đó giúp em hiểu gì về Lượt?

Trả lời:

Những câu thể hiện ý nghĩ của Lượt khi đọc báo cáo của các tổ là: Tổ thằng Hoan khá lắm, Chà, bọn thằng Húc giỏi quá. Những ý nghĩa đó giúp em hiểu về Lượt là một người rất mưu trí và công bằng, công nhận và thể hiện niềm tự hào khi người trong tổ đạt được thành tựu.

Câu 4 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao bác Nhã khen các đội viên của Lượt mưu trí, dũng cảm?

Trả lời:

Bác Nhã khen các đội viên của Lượt mưu trí, dũng cảm vì đội đã làm tốt nhiệm vụ và đạt được nhiều thành tựu.

Câu 5 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Hãy cho biết cảm nghĩ của em về Đội du kích thiếu niên trong bài đọc.

Trả lời:

Qua lăng kính của nhà văn, từng câu chuyện, từng đứa trẻ với hoàn cảnh và tính cách khác nhau hiện ra một cách gần gũi, chân thật, hồn nhiên và sống động. Dù nhỏ tuổi nhưng các thiếu niên Đình Bảng đã hoàn thành nhiều nhiệm vụ khó khăn như: Làm liên lạc bảo vệ cán bộ cách mạng, vào đồn bốt địch phá hủy vũ khí, lấy súng, tài liệu và thậm chí còn thực thi nhiệm vụ làm “gián điệp” để moi thông tin của quân địch… Qua từng trang sách, bạn đọc cảm nhận được không khí, khung cảnh của một làng quê Bắc bộ giữa thời kháng chiến. Từ bờ ruộng, lũy tre, mái đình, cầu ao, mảnh vườn vắng đến những trò chơi, việc làm, vật dụng bé nhỏ hàng ngày của những đứa trẻ xóm quê đều trở thành “mật mã” truyền tin của đội du kích nhí. Mỗi hình ảnh, hoạt động đều được tái hiện chi tiết, rõ ràng qua từng con chữ.

Tự đọc sách báo (trang 72)

Câu 1 trang 72 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm đọc thêm ở nhà :

- 2 câu chuyện hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ về các phong trào yêu nước của thiếu nhi Việt Nam, các công trình măng non và những tấm gương thiếu nhi chiến đấu, học tập, lao động, rèn luyện.

- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên.

Trả lời :

- 2 câu chuyện hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ về các phong trào yêu nước của thiếu nhi Việt Nam, các công trình măng non và những tấm gương thiếu nhi chiến đấu, học tập, lao động, rèn luyện :

Bài thơ Lượm (Tố Hữu)

Ngày Huế đổ máu

Chú Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè.

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

- “Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà!”

Cháu cười híp mí,

Má đỏ bồ quân:

- “Thôi, chào đồng chí!”

Cháu đi xa dần...

Cháu đi đường cháu

Chú lên đường ra

Đến nay tháng sáu

Chợt nghe tin nhà.

Ra thế

Lượm ơi!

Một hôm nào đó

Như bao hôm nào

Chú đồng chí nhỏ

Bỏ thư vào bao

Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề “Thượng khẩn”

Sợ chi hiểm nghèo?

Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca-lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng...

Bỗng loè chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng máu tươi!

Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng...

Lượm ơi, còn không?

Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca-lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng...

1949

- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các nội dung trên :

Phân tích bài thơ Lượm (Tố Hữu)

Tố Hữu là một nhà thơ cách mạng nổi tiếng. Trong đó, bài thơ Lượm của ông viết về người chiến sĩ liên lạc nhỏ tuổi - Lượm đầy hồn nhiên, vui tươi nhưng cũng rất hăng hái, dũng cảm.

Mở đầu bài thơ là lời giới thiệu về cuộc gặp gỡ giữa chú bé Lượm với người chiến sĩ ở Hàng Bè vào những ngày tháng thực dân Pháp trở lại xâm lược Huế. Chiến tranh xảy ra, Lượm tham gia cách mạng với tư cách là một chiến sĩ liên lạc. Ngoại hình của Lượm hiện lên với dáng người nhỏ bé, nhanh nhẹn. Cùng với đó là cái xắc đeo trên vai để đựng thư, chiếc ca lô đội lệch trên đầu. Sự hồn nhiên, ngây thơ thể hiện qua hành động huýt sáo, chạy nhảy trên cánh đồng:

“Chú bé loắt choắt

Cái xắc xinh xinh

Cái chân thoăn thoắt

Cái đầu nghênh nghênh

Ca lô đội lệch

Mồm huýt sáo vang

Như con chim chích

Nhảy trên đường vàng…”

Việc sử dụng các từ láy gồm “loắt choắt”, “xinh xinh” “'thoăn thoắt”, “nghênh nghênh” kết hợp với điệp từ “cái” có giá trị gợi tả bức chân dung nhỏ nhắn mà nhanh nhẹn, hoạt bát của Lượm.

Không chỉ ngoại hình, tác giả còn khắc họa nét tính cách của Lượm. Điều đó được thể hiện qua niềm vui khi bản thân được làm liên lạc. Cậu đã bày tỏ với người chiến sĩ:

“Cháu đi liên lạc

Vui lắm chú à

Ở đồn Mang Cá

Thích hơn ở nhà

Cháu cười híp mí

Má đỏ bồ quân

Thôi chào đồng chí

Cháu đi xa dần”

Những từ ngữ trực tiếp miêu tả cảm xúc “vui”, “thích” và hành động “cười híp mí”, “má đỏ” đã diễn tả được cảm giác sung sướng, hạnh phúc khi được tham gia cách mạng của Lượm.

Dù tuổi còn nhỏ nhưng Lượm lại hiện lên thật dũng cảm, gan dạ. Cậu sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ. Khi nhận được nhiệm vụ giao lá thư đề “thượng khẩn”, Lượm đã không ngại khó khăn, nguy hiểm để hoàn thành. Chiến trường hiện lên thật khốc liệt:

“Vụt qua mặt trận

Đạn bay vèo vèo

Thư đề Thượng khẩn

Sợ chi hiểm nghèo”

Lá thư đề “Thượng khẩn” cần nhanh tới tay người nhận. Chính vì vậy, Lượm đã không quản nguy hiểm để có thể nhanh chóng đưa thư. Cách nói “sợ chi” gợi ra tâm thế chủ động của người chiến sĩ nhỏ, cậu sẵn sàng đối mặt với nguy hiểm mà không hề run sợ. Hình ảnh chiếc mũ ca lô nhấp nhô trên cánh đồng lúa đang làm đòng:

“Đường quê vắng vẻ

Lúa trổ đòng đòng

Ca lô chú bé

Nhấp nhô trên đồng”

Trước đó đầy lạc quan vui tươi, nhưng đến những câu thơ cuối viết về sự hy sinh của Lượm lại gợi đầy ám ảnh, đau thương:

“Bỗng lòe chớp đỏ

Thôi rồi, Lượm ơi!

Chú đồng chí nhỏ

Một dòng mẫu tươi

“Cháu nằm trên lúa

Tay nắm chặt bông

Lúa thơm mùi sữa

Hồn bay giữa đồng”

Hương thơm của cánh đồng lúa đang bao bọc, chở che hồn người chiến sĩ tuổi thiếu niên. Không gian nhẹ nhàng mà thiêng liêng bởi có cái thoáng đãng của cánh đồng quê, có vị thơm ngạt ngào của mùi sữa khi lúa trổ đòng. Lượm đã trở về với mảnh đất của quê hương, nhưng sự hy sinh của em không phải là vô nghĩa mà đáng tự hào.

Với nghệ thuật miêu tả nhân vật kết hợp với kể và biểu hiện cảm xúc, tác giả đã khắc họa thành công nhân vật Lượm. Bài thơ Lượm của Tố Hữu là một trong những bài thơ giàu cảm xúc.

Viết: Viết báo cáo (trang 73, 74)

I. Nhận xét

Câu 1 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc lại câu chuyện chiến công của những du kích nhỏ và cho biết:

a, Bạn Lượt cần báo cáo công việc với ai?

b, Bạn Lượt báo cáo công việc để làm gì?

c, Bạn Lượt đã làm những việc gì để chuẩn bị báo cáo?

Trả lời:

a, Bạn Lượt cần báo cáo công việc với bác Nhã

b, Bạn Lượt báo cáo công việc để đưa thông tin cho bác Nhã để tổng hợp tin tình báo.

c, Bạn Lượt đã thu thập thông tin của các bạn trong tổ để chuẩn bị báo cáo.

Câu 2 trang 73 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc mẫu báo cáo sau và trả lời câu hỏi:

Viết báo cáo trang 73, 74 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

a, Báo cáo trên là của ai gửi cho ai?

b, Nội dung báo cáo là gì?

c, Để viết báo cáo trên, cần làm những việc gì?

Trả lời:

a, Báo cáo trên là của chi đội 4A gửi cho Cô giáo Chủ nhiệm lớp 4A Trường tiểu học Nguyễn Du.

b, Nội dung báo cáo là báo cáo kết quả thảo luận của Chi đội 4A về nội dung phấn đấu để trở thành chi đội vững mạnh trong tháng 4

c, Để viết báo cáo trên, cần thu thập thông tin về kỉ luật, về học tập, về lao động và về các hoạt động khác của cả lớp.

II. Bài học

1. Báo cáo là bản tổng hợp tình hình hoặc kết quả thảo luận, kết quả công việc,... của một cá nhân hay tập thể.

2. Bản báo cáo cần có ba phần: phần đầu (tên tổ chức hoặc quốc hiệu và tiêu ngữ, địa điểm và thời gian làm báo cáo, tên báo cáo, người báo cáo và người nhận báo cáo), phần nội dung, phần cuối (chữ kí và họ tên người báo cáo)

III. Luyện tập

Em hãy đóng vai phân đội trưởng, tổ chức cho các bạn thảo luận về việc xây dựng chi đội vững mạnh trong tháng và ghi lại kết quả thảo luận để chuẩn bị báo cáo.

Trả lời :

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Nội, ngày 24/03/ 2023

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG THÁNG THI ĐUA

“XÂY DỰNG ĐỘI VỮNG MẠNH” CỦA CHI ĐỘI 4A1

Kính thưa cô Nguyễn Mỹ Hạnh Tổng phụ trách.

Tên em là: Nguyễn Ngọc Ánh

Em là chi đội trưởng lớp 4A, xin thay mặt lớp báo cáo kết quả tháng thi đua “Xây dựng Đội vững mạnh” vừa qua như sau:

- Về học tập:

Toàn chi đội đạt 160 điểm tốt.

Năm bạn giành được điểm tốt cả hai môn Tiếng Việt (Tập đọc, Luyện từ và câu, Chính tả) và Toán: Quang Thành, Ngọc Linh, Hoài Thanh, Xuân Linh và Tuấn Ngọc.

Phân đội đạt nhiều điểm khá tốt là phân đội I, III.

Thi vở sạch chữ đẹp có ba bạn được tuyển chọn đi thi cấp quận.

- Về lao động: Đội Sao Đỏ của chi đội được tuyên dương và nhận phần thưởng “Đội Sao Đỏ tích cực nhất”. Chi đội hoàn thành xuất sắc công tác vệ sinh vườn trường.

- Về hoạt động khác:

Công trình măng non: Góp được 500.000 đồng từ việc nuôi heo đất.

Nụ cười hồng:Tham gia đóng góp cho các bạn khó khăn là: 500.000 đồng, 4 áo trắng, 100 quyển vở.

Trên đây em đã hoàn thành bản báo cáo tổng kết của chi đội mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chi đội trưởng

Ánh

Nguyễn Ngọc Ánh

Nói và nghe: Kể chuyện: Lên đường (trang 74, 75)

Câu 1 trang 74 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe và kể lại câu chuyện sau:

Kể chuyện: Lên đường trang 74, 75 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời :

Khi Chiêu Thành Vương dựng cờ lên thì trai tráng kéo đến dưới cờ đông như hội. Những người đã theo về với Hoài Văn cũng chạy cả sang hàng ngũ Chiêu Thành Vương. Sắp xếp đội ngũ xong, Vương cất quân rầm rộ lên đường.

Hoài Văn nói với người tướng già:

- Trai tráng đi theo chú hết rồi. Lấy đâu ra quân nữa?

Người tướng già nói:

- Người thì có bao giờ hết được? Muốn cho người ta tin theo, phải có danh chính ngôn thuận. Cứ như ý tôi, ta phải chịu khó đi vào các thôn xóm nói rõ cho mọi người biết được nghĩa lớn. Dân gian ai chẳng có lòng trung quân ái quốc? Tôi được biết ở Võ Ninh ta có nhiều bô lão được thiên tử vời về điện Diên Hồng hỏi kế, ta nên gặp những người ấy. Các cụ đã quyết chí đánh giặc, há lại không gióng giả bảo người trong họ ngoài làng theo về với vương tử hay sao? Lo gì không có quân!

Quốc Toản mừng lắm, nói:

- Ông đã vén cho ta một đám mây mờ.

Từ đấy, ngày nào Hoài Văn cũng xuống các thôn xóm, vận động bà con đứng lên cứu nước. Một hôm, đã khuya lắm, Hoài Văn còn chong đèn trên lầu. Quốc Toản nghĩ: "Chú ta dựng cờ lên là thiên hạ nô nức đến. Ta cũng phải có một lá cờ. Lá cờ nêu rõ chí ta". Suốt từ chập tối đến canh hai, Hoài Văn tự hỏi: "Ta sẽ viết chữ gì trên lá cờ của ta? Chữ đề phải quang minh chính đại như ban ngày. Chữ đề phải là một lời thề quyết liệt. Chữ đề phải làm cho quân sĩ phấn khởi, cho kẻ địch kinh hồn". Trống đã điểm canh ba. Mắt Hoài Văn bỗng rực sáng, toàn thân như bừng bừng cháy. Tay Hoài Văn giơ lên như đang phất một lá cờ. Hoài Văn thét lớn:

- PHÁ CƯỜNG ĐỊCH BÁO HOÀNG ÂN.

Hoài Văn nhẩm đi nhẩm lại:

- Phá cường địch, báo hoàng ân. Báo hoàng ân, phá cường địch. Phá cường địch...

Chàng gật gù, sung sướng. Sáu chữ đối nhau chan chát, lời đanh thép, ý hùng hồn. Chàng lấy hết gân tay viết sáu chữ lên một tờ giấy điều. Chàng mơ màng thấy lá cờ sáu chữ tung hoành trên các trận, và chàng thì đang trỏ giáo, vung gươm chém đầu tướng giặc. Hoài Văn định nhảy xuống lầu để khoe với người tướng già sự khám phá mới mẻ của mình thì chợt có tiếng chân bước nhẹ lên lầu. Quốc Toản nhìn ra thì chính là mẹ. Chàng chìa tay đỡ mẹ lên. Phu nhân khẽ hỏi:

- Sắp sáng rồi, sao con thức khuya thế? Mẹ thấy con ngày một võ vàng. Áo đâu mà phong phanh thế kia?

Quốc Toản có gầy đi nhiều. Hầu lại chỉ mặc một áo lót mỏng, vì Hầu muốn luyện cho mình thành một người có thể dãi gió dầm mưa, chịu đựng được mọi nỗi vất vả của sa trường. Quốc Toản đỡ mẹ ngồi lên kỷ và thưa:

- Con để mẹ phải lo nghĩ, con thật mang tội bất hiếu. Nhưng giặc sắp kéo sang, có muốn ở yên cũng không được. Phải tập khổ cho quen đi.

Phu nhân cầm lấy tờ giấy hồng điều trong tay con. Trên tờ giấy viết sáu chữ lớn: "Phá cường địch, báo hoàng ân", nét bút gân guốc. Phu nhân không nói, lặng nhìn sáu chữ, mừng thầm cho con có chí khác thường. Quốc Toản nói:

- Con muốn dựng một lá cờ đề sáu chữ này để chiêu binh mãi mã. Nay mai ra trận, con sẽ phất lá cờ ấy thề sống chết với quân thù. Mẹ may cho con lá cờ ấy nhé. Đến khi xông pha chiến trận, con nhìn lá cờ là thấy được mẫu thân.

Phu nhân xoa đầu con, và Hoài Văn gục đầu lên gối mẹ. Phu nhân nói:

- Mẹ đã không giữ con ở nhà, thì làm gì không may nổi cho con một lá cờ. Thôi, con ngủ đi. Sáng rồi!

Phu nhân dắt Quốc Toản đến giường, bảo nằm xuống, kéo chăn đắp lên mình con. Người mẹ cầm ngọn đèn, nhẹ bước xuống lầu. Trở về phòng riêng, phu nhân chong đèn, lúi húi thêu sáu chữ bằng những sợi chỉ vàng trên một tấm lụa đỏ thắm.

Câu 2 trang 75 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Thảo luận:

a, Câu chuyện xảy ra vào lúc tình thế đất nước như thế nào?

b, Lời thề của Hoài Văn Hầu và các nghĩa sĩ thể hiện điều gì?

c, Câu chuyện muốn nói lên điều gì?

Trả lời:

a, Câu chuyện xảy ra vào lúc tình thế đất nước nguy nan khi giặc Nguyên Mông sang xâm lược nước ta.

b, Lời thề của Hoài Văn Hầu và các nghĩa sĩ thể hiện lòng quyết tâm giết giặc cứu nước.

c, Câu chuyện muốn nói lên ý chí, tình yêu nước sâu sắc, tinh thần đoàn kết dân tộc.

Đọc: Em bé Bảo Ninh (trang 75, 76)

* Nội dung chính Em bé Bảo Ninh: Bài thơ ca ngợi một em bé tên Bảo Ninh, đã rất dũng cảm trong nhiệm vụ chuyển đạn cho các chiến sĩ.

Em bé Bảo Ninh lớp 4 (trang 75, 76) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Dưới trời lửa khói

Em như cảnh tên

Bay trên cồn cát

Rẽ gió xông lên.

Cởi khăn quàng đỏ

Bọc đạn chuyền đi

Trận địa bom nổ

Gót son sá gì.

Tiếp đạn! Tiếp đạn!

Chuyền tay chiến hào

Cho chú dân quân

Bắn nhão phản lực.

Máy bay bốc cháy

Đâm xuống biển khơi

Em reo, em nhảy

Em truyền tin vui.

Như cánh hoa nhỏ

Nở trên chiến hào

Như chim đầu ngõ

Hốt mừng xôn xao.

Em bé Bảo Ninh

Bên bờ Nhật Lệ

Quay đẹp cuốn phim

Làng ta đánh Mỹ.

Nguyễn Văn Dinh

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bài thơ ca ngợi ai, về việc gì?

Trả lời:

Bài thơ ca ngợi em bé Bảo Ninh về việc chuyển đạn cho các chiến sĩ.

Câu 2 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những chi tiết cho thấy bạn nhỏ trong bài thơ rất dũng cảm.

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy bạn nhỏ trong bài thơ rất dũng cảm là: dưới trời lửa khói, em như cánh tên bay trên cồn cát, trận địa bom nổ, gót son sá gì...

Câu 3 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những chi tiết nào cho thấy bạn nhỏ rất hồn nhiên?

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy bạn nhỏ rất hồn nhiên là: máy bay bốc cháy, đâm xuống biển khơi, em reo em nhảy, em truyền tin vui.

Câu 4 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tác giả đã so sánh bạn nhỏ với những sự vật nào? Các hình ảnh so sánh đó giúp em cảm nhận được điều gì?

Trả lời:

Tác giả đã so sánh bạn nhỏ với cánh hoa nhỏ và chim đầu ngõ. Các hình ảnh so sánh đó giúp em cảm nhận được bạn nhỏ là một người rất hồn nhiên và lạc quan.

Luyện từ và câu: Luyện tập về lựa chọn từ ngữ (trang 76)

Câu 1 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc khổ thơ sau và trả lời câu hỏi:

Dưới trời lửa khỏi

Em như cánh tên

Bay trên cồn cát

Rẽ gió xông lên.

Nguyễn Văn Dinh

a, Các từ cánh và bay gợi cho em nghĩ đến sự vật nào?

b, Những từ nào có nghĩa giống từ cánh (trong cánh tên)?

mũi (tên)

bó (tên)

chiếc (tên)

c, Theo em, vì sao tác giả chọn từ cánh mà không chọn những từ khác?

Trả lời:

a, Các từ cánh và bay gợi cho em nghĩ đến máy bay.

b, Những từ có nghĩa giống từ cánh (trong cánh tên)

mũi (tên)

chiếc (tên)

c, Theo em, vì sao tác giả chọn từ cánh mà không chọn những từ khác vì để cho phù hợp với ngữ cảnh chiến tranh lúc bấy giờ.

Câu 2 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh đoạn văn sau:

Hồ về thu, nước (trong vắt, trong trẻo), mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng (ào ạt, lăn tăn). Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vồ rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió (ngào ngạt , sực nức). Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra từ giữa khoảng (vô tận, mênh mông).

Theo Phan Kế Bình

Trả lời:

Hồ về thu, nước trong vắt, mênh mông. Trăng tỏa sáng rọi vào các gợn sóng lăn tăn. Thuyền ra khỏi bờ thì hây hẩy gió đông nam, sóng vồ rình. Một lát, thuyền vào gần một đám sen. Bấy giờ, sen trên hồ đã gần tàn nhưng vẫn còn lơ thơ mấy đóa hoa nở muộn. Mùi hương đưa theo chiều gió ngào ngạt. Thuyền theo gió cứ từ từ mà đi ra từ giữa khoảng mênh mông.

Câu 3 trang 76 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết một đoạn văn ngắn về người thiếu niên dũng cảm trong bài thơ Em bé Bảo Ninh. Chọn một từ em thích trong đoạn văn và cho biết từ đó phản ánh đúng cảm nghĩ của em về nhân vật như thế nào.

Trả lời:

Bảo Ninh là một thiếu niên anh hùng trong thời kì kháng chiến chống Mỹ. Em bé Bảo Ninh một thời là biểu tượng về lòng dũng cảm của bao lớp thanh thiếu niên. Khi bầu trời Đồng Hới lúc đó như bị xé toạc bởi hàng trăm quả bom dội xuống thì có một cậu bé băng mình qua những đồi cát đang bị cày xới nham nhở, bụi tung mù mịt để tiếp đạn cho bộ đội và dân quân bắn máy bay. Đó là một tấm gương sáng về lòng dũng cảm mà thế hệ thanh thiếu niên chúng ta ngày nay nên noi theo.

->> Từ dũng cảm phản ánh cảm nhận của em về nhân vật Bảo Ninh là một người rất gan dạ, dũng cảm không sợ chết.

Viết: Luyện tập viết báo cáo (trang 77)

Câu 1 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Cùng các bạn thảo luận về chương trình hành động tháng 4 Vì một môi trường xanh-sạch-đẹp của chi đội. Ghi lại vắn tắt kết quả thảo luận đó.

Luyện tập viết báo cáo trang 77 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Em cùng các bạn trong tổ nhóm thảo luận và ghi lại kết quả.

Câu 2 trang 77 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đóng vai chi đội trưởng, viết báo cáo kết quả thảo luận của chi đội gửi cô giáo (thầy giáo) Tổng phụ trách đội.

Tham khảo:

ĐỘI THIẾU NIÊN TIỀN PHONG HỒ CHÍ MINH

Hà Nội, ngày 24/03/ 2023

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG THẢO LUẬN VÌ MỘT

MÔI TRƯỜNG “XANH-SẠCH-ĐẸP” CỦA CHI ĐỘI 4A1

Kính thưa cô Nguyễn Mỹ Hạnh Tổng phụ trách.

Tên em là: Nguyễn Ngọc Ánh

Em là chi đội trưởng lớp 4A, xin thay mặt lớp báo cáo kết quả thảo luận vì một môi trường “Xanh-sạch-đẹp” vừa qua như sau:

Ô nhiễm môi trường là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay, nó đe dọa đa dạng sinh học, biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác mà con người phải gánh chịu. Tuyên truyền để ý thức bảo vệ môi trường của người dân được nâng cao là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai.

Vệ sinh môi trường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải quyết hiện nay. Vì vậy mỗi người hãy tự thực hiện dọn dẹp, thu gom rác và vệ sinh toàn bộ những thứ do mình thải ra. Hãy có ý thức chấp hành tốt, không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi quy định,… Nhiều người có ý thức đẹp sẽ tạo thành một nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi trường biển trong – xanh – sạch – đẹp./.

Trên đây em đã hoàn thành bản báo cáo tổng kết của chi đội mình.

Em xin chân thành cảm ơn!

Chi đội trưởng

Ánh

Nguyễn Ngọc Ánh

Đọc: Phong trào kế hoạch nhỏ (trang 77, 78, 79)

* Nội dung chính Phong trào kế hoạch nhỏ: Bài đọc viết về điều nội dung của một kế hoạch.

Phong trào kế hoạch nhỏ lớp 4 (trang 77, 78, 79) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ý NGHĨA

Giáo dục thiếu nhi thực hiện lời dạy của Bác Hồ: “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ” để góp phần xây dựng đất nước.

NGUỒN GỐC

Được phát động từ năm 1958, theo sáng kiến của thiếu nhi tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nội) và thành phố Hải Phòng.

HÌNH THỨC THỰC HIỆN

* Nuôi heo đất.

* Thu gom giấy cũ, phế liệu,...

* Trồng rau, nuôi gà, vịt,...

* Quyên góp đồ dùng, đồ chơi,....

SỬ DỤNG CÁC NGUỒN THU

* Thực hiện các công trình măng non.

* Khen thưởng cá nhân, tập thể có thành tích tốt trong học tập, văn nghệ, thể thao,...

* Giúp đỡ thiếu nhi có hoàn cảnh khó khăn, thiếu nhi vùng bị thiên tai,...

KẾT QUẢ

* Nhà máy nhựa Tiền Phong.

* Đoàn tàu Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

* Khách sạn Khăn Quàng Đỏ.

* Công trình măng non ở các địa phương.

Đọc hiểu

Câu 1 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bài đọc viết về điều gì?

Trả lời:

Bài đọc viết về điều nội dung của một kế hoạch.

Câu 2 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Câu in đậm dưới tên bài có tác dụng gì?

Trả lời:

Câu in đậm dưới tên bài có tác dụng giới thiệu qua về kế hoạch.

Câu 3 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bài đọc gồm những mục nào? Hình ảnh minh họa ở mỗi mục có tác dụng gì?

Trả lời:

Bài đọc gồm những mục ý nghĩa, nguồn gốc, hình thức thực hiện, sử dụng các nguồn thu và kết quả. Hình ảnh minh họa ở mỗi mục có tác dụng giúp người đọc hiểu được cách thực hiện và quá trình đó như thế nào.

Câu 4 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Mỗi hoạt động trong phòng trào Kế hoạch nhỏ có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Mỗi hoạt động trong phòng trào Kế hoạch nhỏ có ý nghĩa giúp đạt được mục đích mà kế hoạch đề ra.

Câu 5 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em có suy nghĩ gì về phong trào Kế hoạch nhỏ?

Trả lời:

Phong trào Kế hoạch nhỏ khá là mới mẻ và hữu ích, phù hợp với đúng lứa tuổi của các bạn.

Viết: Viết hướng dẫn thực hiện một số công việc (trang 79, 80)

Câu 1 trang 79 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc bản hướng dẫn có hình minh họa dưới đây:

Viết hướng dẫn thực hiện một số công việc trang 79, 80 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời :

Em đọc bản hướng dẫn.

Câu 2 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bạn Lâm dự định viết một bản hướng dẫn trồng cây hoàn toàn bằng lời nhưng mới viết được nội dung bước 2. Dựa vào bản hướng dẫn ở bài tập 1, em hãy giúp bạn hoàn thành bản hướng dẫn.

HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY XANH

Bạn muốn trồng cây xanh, hãy làm theo các bước sau:

1. Chuẩn bị

2. Trồng cây: Trước hết, bạn cần đặt cây thẳng đứng giữa hố. Sau đó, bạn dùng xẻng hoặc đeo găng tay, bón phân vào hố và lấp đất. Cuối cùng, bạn dùng xẻng nện đất hoặc dùng chân giẫm đất xung quanh gốc cây cho chắc.

3. Bảo vệ cây mới trồng.

Trả lời:

HƯỚNG DẪN TRỒNG CÂY XANH

Bạn muốn trồng cây xanh, hãy làm theo các bước sau:

1. Chuẩn bị: Bạn cần chuẩn bị các dụng cụ cần thiết: cây giống, phân bón và các dụng cụ như cuốc, xẻng, cọc, dây, bình tưới.

2. Trồng cây: Trước hết, bạn cần đặt cây thẳng đứng giữa hố. Sau đó, bạn dùng xẻng hoặc đeo găng tay, bón phân vào hố và lấp đất. Cuối cùng, bạn dùng xẻng nện đất hoặc dùng chân giẫm đất xung quanh gốc cây cho chắc.

3. Bảo vệ cây mới trồng: Đầu tiên bạn cắm cọc cách gốc cây khoảng 5cm. Sau đó bạn buộc cọc với thân cây và tưới nước

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 80)

Câu 1 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giới thiệu một câu chuyện ( hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) em đã đọc ở nhà về các phong trào yêu nước hoặc những tấm gương trong chiến đấu, học tập, rèn luyện,... của thiếu nhi Việt Nam.

Trả lời :

Anh Kim Đồng

Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền, người dân tộc Nùng, quê ở thôn Nà Mạ, xã Xuân Hòa (nay là Trường Hà), Hà Quảng, Cao Bằng

Anh là một trong 5 đội viên đầu tiên của Đội nhi đồng Cứu quốc thôn Nà Mạ và cũng là tổ chức Đội đầu tiên của Đội ta được thành lập khi mặt trận Việt Minh ra đời (1941).

Trong buổi thành lập Đội, Kim Đồng được bầu làm tổ trưởng.

Kim Đồng là con trai út của một gia đình nông dân nghèo. Bố mất sớm. Anh trai tham gia cách mạng và hy sinh khi còn trẻ.

Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.

Năm 1941, Bác Hồ về Pắc Pó, Kim Đồng từng được gặp Bác ở căn cứ cách mạng.

Bước sang năm 1943, bọn địch khủng bố, đánh phá dữ dội vùng Pắc Pó. Trong một lần đi liên lạc về, giữa đường gặp lính địch phục kích gần nơi có cán bộ của ta, Kim Đồng đã nhanh trí nhử cho bọn địch nổ súng về phía mình. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

Hôm ấy là ngày 11 tháng giêng Âm lịch năm 1943, Anh vừa tròn 14 tuổi.

Ngày nay, mộ của Kim Đồng đã được đội viên cả nước góp phần xây dựng tại nơi anh ngã xuống. Ngày 15-5-1986, nhân kỷ niệm lần thứ 45 ngày thành lập Đội, mộ của Anh và tượng người đội viên liệt sĩ anh hùng Kim Đồng đang tung con chim sáo bay lên đã được khánh thành. Từ đó đến nay nơi đây đã trở thành khu di tích Kim Đồng chào đón các thế hệ thiếu nhi Việt Nam đến nơi thành lập Đội TNTP, với người đội trưởng đầu tiên của mình, đến với quê hương cách mạng có suối Lê-nin, có núi Các Mác và hang Pắc Pó mãi mãi khắc sâu trong tâm trí của thiếu nhi Việt Nam.

Câu 2 trang 80 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi về câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a, Em thích nhân vật ( hoặc chi tiết, hình ảnh) nào trong câu chuyện ( bài thơ, bài văn , bài báo) đó? Vì sao?

b, Em học được điều gì qua câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó?

Trả lời :

a, Em thích nhân vật Kim Đồng. Vì anh Kim Đồng rất dũng cảm, gan dạ, thông minh.

b, Tình yêu nước được thể hiện ở tất cả các lứa tuổi, ngay cả lứa tuổi thiếu nhi. Nhân vật Kim Đồng là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ chúng em học tập và noi theo.

Đọc: Mùa xuân em đi trồng cây (trang 81, 82)

* Nội dung chính Mùa xuân em đi trồng cây: Bài thơ nói về niềm vui của các bạn nhỏ trong buổi đi trồng cây vào mùa xuân.

Mùa xuân em đi trồng cây lớp 4 (trang 81, 82) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Mùa xuân em đi trồng cây

Nắng lên từ phía bàn tay em trồng

Đồi hoang sẽ hóa rừng thông

Núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh.

Này em, này chị, này anh

Người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ

Dốc nghiêng, mũ nón nhấp nhô

Đàn chim vui hót líu lo quanh đồi.

Gió ngoan chạm giọt mồ hôi

Để gương mặt nở nụ cười hồn nhiên

Nắng xuân lấp lánh mọi miền

Niềm vui háo hức trải trên núi đồi.

Từ bàn tay nhỏ đấy thôi

Góp mầm xanh với đất trời yêu thương

Rồi đây trên khắp quê hương

Màu xuân xanh biếc nẻo đường tương lai.

Nguyễn Lãm Thắng

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Các bạn nhỏ hình dung quang cảnh sẽ thay đổi như thế nào khi tham gia trồng cây cùng mọi người?

Trả lời:

Các bạn nhỏ hình dung quang cảnh sẽ thay đổi: đồi hoang sẽ hóa rừng thông, núi loang lổ cháy sẽ bùng màu xanh.

Câu 2 trang 81 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm trong khổ thơ 2 những hình ảnh thể hiện cảnh nhộn nhịp của buổi trồng cây.

Trả lời:

Trong khổ thơ 2 những hình ảnh thể hiện cảnh nhộn nhịp của buổi trồng cây là: người vun gốc, kẻ nâng cành non tơ

Câu 3 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những từ ngữ nào ở khổ thơ 3 thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ?

Trả lời:

Những từ ngữ như gương mặt nở nụ cười hồn nhiên và niềm vui háo hức trải ở khổ thơ 3 thể hiện niềm vui của các bạn nhỏ.

Câu 4 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tác giả muốn nói điều gì qua khổ thơ cuối?

Trả lời:

Tác giả muốn nói chỉ cần chung tay thì đất nước sẽ một màu xanh của cây cối dù mọi người chỉ góp một ít sức, qua khổ thơ cuối.

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Ý chí (trang 82)

Câu 1 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Xếp các từ ngữ chứa tiếng chí dưới đây vào nhóm thích hợp:

Luyện từ và câu lớp 4 trang 82 (Mở rộng vốn từ: Ý chí) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

- Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp

- Chí có nghĩa là rất, hết sức

Trả lời:

- Chí có nghĩa là ý muốn bền bỉ theo đuổi một mục đích tốt đẹp: ý chí, chí thân, chí hướng, chí tình

- Chí có nghĩa là rất, hết sức: chí phải, quyết chí, bền chí

Câu 2 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những động từ, tính từ có thể kết hợp với danh từ ý chí.

Trả lời:

Những động từ, tính từ có thể kết hợp với danh từ ý chí là: dũng cảm, mạnh mẽ, bền bỉ, vượt khó.....

Câu 3 trang 82 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật tuổi nhỏ chí lớn trong các câu chuyện em đã được nghe, được đọc.

Trả lời:

Kim Đồng là người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh .Tuy anh còn nhỏ tuổi nhưng rất thích hoạt động cách mạng ,mọi công việc được giao anh đều hăng hái tham gia và hoàn thành xuất sắc . Kim Đồng thường cùng đồng đội làm nhiệm vụ giao liên, đưa đón Việt Minh và chuyển thư từ. Trong một lần đi liên lạc, khi cán bộ đang có cuộc họp,anh phát hiện có quân Pháp đang tới nơi cư trú của cán bộ, Kim Đồng đã đánh lạc hướng họ để các bạn của mình đưa bộ đội về căn cứ được an toàn. Kim Đồng chạy qua suối, quân Pháp theo không kịp liền nổ súng vào anh. Kim Đồng ngã xuống ngay bên bờ suối Lê Nin (Cao Bằng) ngày 15 tháng 2 năm 1943, khi vừa tròn 14 tuổi. Anh đã ngã xuống vì tổ quốc thân yêu khi tuổi đời còn nhỏ. Dù đã hy sinh khi đang làm nhiệm vụ nhưng hình ảnh anh sẽ luôn sống mãi trong tim mọi người. Kim Đồng đã truyền tình yêu dân tộc, yêu hòa bình vào mọi người. Anh quả thật là tấm gương sáng về tình yêu quê hương, đất nước cho chúng em noi theo!

Góc sáng tạo: Lập kế hoạch nhỏ (trang 83)

Câu 1 trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Thảo luận theo tổ về kế hoạch nhỏ của mỗi chi đội em.

Trả lời :

a, Tên của kế hoạch nhỏ: " Ngôi nhà thu gom phế liệu", " Vườn rau của em", " Đàn gà khăn quàng đỏ",....

b, Ý nghĩa của kế hoạch nhỏ: bồi dưỡng ý thức tiết kiệm, bảo vệ môi trường,...

c, Thời gian thực hiện: Thời điểm bắt đầu và kết thúc

d, Các hoạt động cụ thể: trồng rau, nuôi gàm bán sản phẩm, sử dụng nguồn thu,....

Câu 2 trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dựa vào kết quả thảo luận, mỗi tổ viết và trang trí kế hoạch nhỏ của tổ mình.

Trả lời :

Các tổ viết và trang trí kế hoạch nhỏ của tổ mình.

Câu 3 trang 83 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bình chọn sản phầm có nội dung đầy đủ, thiết thực, dễ thực hiện, trình bày đẹp.

Trả lời :

Các tổ bình chọn sản phầm có nội dung đầy đủ, thiết thực, dễ thực hiện, trình bày đẹp.

Tự đánh giá (trang 83, 84)

A. Đọc và làm bài tập

Tự đánh giá trang 83, 84 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ngày 15-5-1977, nhân dịp kỉ niệm ngày thành lập Đội, thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh đã có sáng kiến phát động một phong trào thi đua. Mục đích của phong trào là thu gom 4 triệu tấn giấy loại để bán lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Phong trào được thiếu nhi cả nước hưởng ứng.

Ủng hộ phong trào của thiếu nhi, Tổng cục Đường sắt đã khẩn trương triển khai kế hoạch đóng tàu. Ngày

1-1-1979, đoàn tàu “Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh” gồm 15 toa xe, có 3 toa giường nằm, 9 toa ghế ngồi, 1 toa hàng cơm, 1 toa hành lí, 1 toa trưởng tàu đã được khánh thành. Đoàn tàu khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Giang trong niềm hân hoan của cán bộ, công nhân ngành đường sắt và thiếu nhi cả nước.

Đoàn tàu mang tên Đội là đóng góp có ý nghĩa của thiếu nhi Việt Nam cho tuyến đường sắt Thống Nhất, đồng thời là kết quả lao động sáng tạo của hàng nghìn kĩ sư, công nhân ngành đường sắt.

Theo Khuất Minh Trí

Câu 1 trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Ngày 15-5-1977 đánh dấu sự kiện gì? Tìm các ý đúng:

a, Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

b, Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh nêu sáng kiến đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

c, Khánh thành Đoàn tàu " Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh"

d, Đoàn tàu mang tên Đội khởi hành từ Hà Nội đi Bắc Giang.

Trả lời:

Chọn đáp án:

a, Kỉ niệm ngày thành lập Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

b, Thiếu nhi Thành phố Hồ Chí Minh nêu sáng kiến đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Câu 2 trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đoàn tàu Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh là thành quả lao động của những ai? Tìm ý đúng nhất:

a, Thiếu nhi cả nước

b, Thiếu nhi thành phố Hồ Chí Minh

c, Tập thể kĩ sư công nhân ngành đường sắt

d, Thiếu nhi cả nước và tập thể kĩ sư, công nhân ngành đường sắt

Trả lời:

Chọn đáp án:

d, Thiếu nhi cả nước và tập thể kĩ sư, công nhân ngành đường sắt

Câu 3 trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm và nêu nghĩa của mỗi tiếng trong các từ sau:

a, khởi hành

b, khởi động

Trả lời:

a, khởi hành: bắt đầu đi, bắt đầu cuộc hành trình

Ví dụ: khởi hành lúc sáu giờ, sắp đến giờ tàu khởi hành

b, khởi động:

- bắt đầu hoặc làm cho bắt đầu chạy hay hoạt động (nói về máy móc, thiết bị)

Ví dụ: khởi động máy tính, khởi động động cơ xe

- làm những động tác nhẹ nhàng để cho các bộ phận cơ thể làm quen trước khi vận động căng thẳng, trong hoạt động thể dục thể thao

Ví dụ: vận động viên khởi động trước khi vào đường đua, tập vài động tác khởi động

Câu 4 trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm từ thích hợp trong ngoặc đơn để hoàn chỉnh các câu sau:

a, Ngày 15-5-1986, nhân dịp kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử Kim Đồng đã được ( khai mạc, khánh thành).

b, Đến giờ ( khởi hành, xuất phát, tiếng còi vang lên, cả mười vận động viên lao về phía trước.

Trả lời:

a, Ngày 15-5-1986, nhân dịp kỉ niệm 45 năm ngày thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Khu di tích lịch sử Kim Đồng đã được khánh thành.

b, Đến giờ khởi hành, tiếng vòi vang lên, cả mười vận động viên lao về phía trước.

Câu 5 trang 84 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết một đoạn văn nêu những điều em thích trong câu chuyện thiếu nhi cả nước làm kế hoạch nhỏ để đóng đoàn tàu mang tên Đội.

b, Viết một đoạn văn về các đội viên Đội du kích thiếu niên trong câu chuyện Chiến công của những du kích nhỏ.

Trả lời:

a. Trong câu chuyện Đoàn tàu mang tên Đội, thiếu nhi cả nước làm kế hoạch nhỏ đã để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc. Mục đích của phong trào là thu gom 4 triệu tấn giấy loại để bán lấy tiền đóng đoàn tàu mang tên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh. Phong trào đã được thiếu nhi cả nước hưởng ứng và mang lại những kết quả to lớn. Đoàn tàu mang tên Đội là đóng góp có ý nghĩa lớn cho tuyến đường sắt Thống Nhất, đồng thời là kết quả sáng tạo của hàng nghìn kĩ sư, công nhân ngành đường sắt.

b.

Với tinh thần yêu nước nồng nàn, các đội viên nhỏ tuổi đã anh dũng tham gia kháng chiến và dành được nhiều chiến công vang dội. Qua lăng kính của nhà văn, từng câu chuyện, từng đứa trẻ với hoàn cảnh và tính cách khác nhau hiện ra một cách gần gũi, chân thật, can đảm và khéo léo. Với lối viết chân thực và giàu cảm xúc, tác giả đã đưa người đọc về với không khí chống giặc giải phóng quê hương đất nước của dân tộc nói chung và của quê hương Đình Bảng nói riêng. Trong đó có những gương mặt quả cảm của các đội viên như Hoan, Phát, Tâm, Dìn hiện lên thật gần gũi và cao đẹp. Bằng sự mưu trí và dũng cảm, các đội viên đã giúp du kích cất giấu vũ khí ngay trong tròng địch cùng các anh cho nổ mìn phá tung Câu lạc bộ. Đội Du kích Thiếu niên Đình Bảng ngày đó được giao nhiệm vụ thâm nhập vào những nơi địch chiếm đóng để lấy thông tin, nắm tình hình địch rồi thông báo cho lực lượng của ta. Những anh hùng nhỏ tuổi nhưng đã chung tay, đóng góp sức mình cho công cuộc đấu tranh và bảo vệ đất nước ấy mãi là tấm gương sáng cho thế hệ chúng ta noi theo.

B, Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức nào?

Trả lời:

Em tự đánh giá mức độ đạt yêu cầu của mình.

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời:

Em tự khắc phục những mặt còn yếu.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Bài ca giữ nước

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 17: Khám phá thế giới

Bài 18: Vì cuộc sống con người

Bài 19: Ôn tập cuối năm học

1 1,050 27/10/2023