Bài 12: Những người dũng cảm Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 12: Những người dũng cảm sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 12.

1 679 27/10/2023


Bài 12: Những người dũng cảm – Tiếng Việt lớp 4

Chia sẻ và đọc: Bài thơ về tiểu đội xe không kính (trang 17, 18, 19)

* Nội dung chính Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Bài thơ ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan của các chiến sĩ trẻ lái xe trên đường Trường Sơn, một lực lượn tiêu biểu cho thế hệ trẻ Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

* Chia sẻ

Câu 1 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Quan sát tranh và đọc tên các bài thơ, câu chuyện dưới đây. Hãy đoán xem bài thơ, câu chuyện ấy nói về hành động dũng cảm nào:

a) Dũng cảm trong lao động.

b) Dũng cảm trong chiến đấu.

c) Dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 4 (trang 17, 18, 19) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

- Tranh 1: Bài đọc nói về lòng dũng cảm trong chiến đấu.

- Tranh 2: Bài đọc nói về lòng dũng cảm trong lao động.

- Tranh 3: Bài đọc nói về lòng dũng cảm trong bảo vệ lẽ phải.

Câu 2 trang 17 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi về một số biểu hiện của lòng dũng cảm ở học sinh:

a) Khi thấy bản thân mình mắc lỗi.

b) Khi thấy bạn làm điều sai trái.

c) Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải.

Trả lời:

a) Khi thấy bản thân mình mắc lỗi: tự nhận lỗi/ không đổ lỗi cho người khác/ xin lỗi/...

b) Khi thấy bạn làm điều sai trái: góp ý với bạn/ ngăn bạn làm điều sai trái/...

c) Khi thấy cần bảo vệ lẽ phải: thẳng thắn nói lên ý kiến của mình.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

(Trích)

Bài thơ về tiểu đội xe không kính lớp 4 (trang 17, 18, 19) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ đi rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi,

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng.

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, như ùa vào buồng lái

Không có kính, ừ thì có bụi,

Bụi phun tóc trắng như người già

Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc

Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha.

Không có kính, ừ thì ướt áo

Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời

Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa

Mưa ngừng, gió lùa khô mau thôi.

Những chiếc xe từ trong bom rơi

Ðã về đây họp thành tiểu đội

Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới

Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi.

Phạm Tiến Duật

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Các chiến sĩ trong bài thơ làm nhiệm vụ gì?

Trả lời: Các chiến sĩ làm nhiệm vụ lái xe đưa hàng hóa, vũ khí vào chiến trường.

Câu 2 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những chiếc xe của họ có gì khác thường? Vì sao?

Trả lời: Những chiếc xe của họ đều không có kính. Vì bom đạn đã làm vỡ kính.

Câu 3 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những hình ảnh, từ ngữ nói lên khó khăn, nguy hiểm mà các chiến sĩ phải trải qua.

Trả lời: Những hình ảnh đó là: xe không có kính; bom giật, bom rung, mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời; bom rơi.)

Câu 4 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Thái độ của các chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm được miêu tả ở mỗi khổ thơ nói lên điều gì?

Trả lời: Mỗi khổ thơ nói lên một khó khăn, nguy hiểm và thái độ của người chiến sĩ trước khó khăn, nguy hiểm đó:

Khổ thơ

Khó khăn, nguy hiểm

Thái độ của các chiến sĩ

1

bom giật, bom rung, kính vỡ

vẫn ung dung ngồi trong buồng lái

2

gió lùa vào xe

nhìn ngắm con đường, bầu trời sao, những cánh chim

3

mưa tuôn, mưa xối vào trong xe

vẫn lái thêm trăm cây số nữa để mặc gió làm khô áo

4

bom rơi

họp thành tiểu đội, bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi (GV có thể nói thêm: địch đánh phá dữ dội các đoàn xe, đây là những chiếc xe còn sót lại tự tập hợp nhau thành tiểu đội)

Câu 5 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chủ đề của bài thơ là gì?

Trả lời: Bài thơ ca ngợi lòng dũng cảm và tinh thần lạc quan của các chiến sĩ lái xe.

Tự đọc sách báo (trang 19)

Câu 1 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.

- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật

Trả lời:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 bài thơ, 1 câu chuyện) về lòng dũng cảm.

+ Bài thơ về lòng dũng cảm: Lượm.

+ Câu chuyện về lòng dũng cảm: Truyện cổ tích Thạch Sanh – Lý Thông.

- 1 bài văn (bài báo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về các con vật: (Bài văn miêu tả con chó)

Biết em rất yêu quý chó nên kỳ nghỉ hè vừa rồi về chơi với bà ngoại, bà cho em một con chó rất dễ thương, lúc đó chú chó mới được 3 tháng tuổi, em nhìn chú chó là đã thích ngay rồi, em xin bà và khi về bế chú chó theo, em đặt tên cho chú là Misa.

Misa lớn rất là nhanh. Lúc bà cho em, nó chỉ to bằng bắp chân của em bây giờ chú không những lớn nhanh mà còn rất khỏe khoắn, chú có một thân hình đẹp cân đối, bộ lông của chú mượt và mịn như nhung. Hai cái lỗ tai của Misa nhọn, luôn vểnh lên nhìn rất đáng yêu như để nghe ngóng mọi động tĩnh xung quanh mình, Misa rất thông minh và ngoan ngoãn. Chiếc mũi của chú ướt ướt luôn hếch lên để đánh hơi lạ. chú ta có một hàm răng sắc, khi nhìn thấy chú chắc chắn không có tên trộm nào đến gần.

Chú đi đứng rất nhẹ nhàng và chạy rất nhanh. Sáng nào cũng vậy, Misa đùa với chú mèo đen ngoài sân. Đùa chán, chú lại tìm chỗ nào đó mát để nằm. Misa nằm sấp gác mõm lên hai chân trước của mình, lim dim ngủ, tưởng như chú ngủ rất ngon nhưng không phải thế nhé! chú sẽ luôn luôn đứng phắt dậy khi khi nghe có tiếng động hoặc ngửi thấy mùi lạ nào đó. Nếu là người lạ, chú ta liền tỏ ra hung dữ nhe nanh, gầm gừ như muốn nói: “Hãy ra khỏi đây nhanh nào!” nhưng ngược lại đối với thành viên trong gia đình em khi đi đâu vê chỉ cần đến đầu ngõ thôi, chú đã biết và luôn luôn chạy ngay ra cổng đón, chú còn chạy quanh người đuôi thì ngoáy tít lên vì vui sướng, những lúc đó thật là vui, bài văn tả con chó mà em yêu quý nhất.

Nhà em tất cả các thành viên ai cũng thích Misa. Chú như một thành viên quan trọng trong gia đình em. Trước khi đi ngủ, chú luôn đi vòng quanh kiểm tra quanh nhà xem có gì đó bất thường không khiến nhà em luôn yên tâm ngủ sau một ngày làm việc, học tập mệt mỏi, căng thẳng.

Câu 2 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật hoặc sự việc, hình ảnh, câu văn em thích)

- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Trả lời: Em viết vào phiếu đọc sách :

- Tên bài đọc : Bài thơ Đồng chí, tác giả Chính Hữu. Hình ảnh câu văn em thích : Đầu súng trăng treo.

- Cảm nghĩ của em về bài thơ : Bài thơ viết về tình đồng chí, đồng đội thắm thiết trong những năm tháng chiến tranh.

Viết: Tả con vật (trang 19, 20, 21)

I. Nhận xét

Câu 1 trang 19 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bài văn sau có mấy đoạn? Nêu tóm tắt nội dung của từng đoạn.

Con thỏ trắng

Mấy hôm nay, trường em mới mua về một con thỏ trắng nuôi cùng với mấy con thỏ nâu, thỏ đốm trong khu chăn nuôi.

Chú thỏ có bộ lông trắng nõn như bông, toàn thân không có một đốm lông màu khác. Cái mõm nhòn nhọn, động đậy luôn. Cái mũi đo đỏ lúc nào cũng ươn ướt, luôn hít hít, thở thở. Bộ ria mọc hai bên mép cũng trắng như cước. Đôi mắt đỏ hồng, tròn xoe như hai hòn bi, trông rất hiền. Hai tai nó như hai cái lá roi, lúc nào cũng vểnh lên. Thầy giáo em bảo: "Thỏ là giống vật nghe rất tinh."

Con thỏ trắng này có vẻ bạo dạn lắm. Được thả vào chuồng là nó sà ngay vào đống lá rau, vừa ăn vừa tròn xoe hai mắt mà nhìn chúng em. Những sợi ria mép vểnh lên, cụp xuống theo nhịp thỏ ăn, trông rất nghịch. Hai tai động đậy như lắng nghe những tiếng động ở mọi nơi. Một cái đuôi ngắn tí tẹo luôn ngọ nguậy. Mấy con thỏ khác ăn no rồi nằm thu mình ở góc chuồng, liếc nhìn anh bạn mới. Dáng chừng các cậu cũng thích vì được thêm một đứa bạn nhanh nhẹn, láu táu.

Còn em, em cứ thích đứng bên chuồng thỏ mà ngắm nhìn những con thỏ nhanh nhẹn và tinh khôn. Hôm nào đến phiên trực nhật, em sẽ đem nhiều lá sắn dây tươi cho thỏ ăn một bữa thật ngon.

Nguyễn Văn Bình

Trả lời : Bài văn có 4 đoạn :

- Đoạn 1 : Giới thiệu về con vật : con thỏ

- Đoạn 2 : Tả các bộ phận của con thỏ.

- Đoạn 3 : Tả hành động của con thỏ.

- Đoạn 4 : Cảm nghĩ của em về con thỏ.

Câu 2 trang 20 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Từ bài tập trên, em có nhận xét gì về cấu tạo của bài văn tả con vật?

Cấu tạo của bài văn tả con vật

Tả con vật trang 19, 20, 21 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời: Bài văn tả con vật có 3 phần: mở bài, thân bài và kết bài.

- Phần mở bài: giới thiệu con vật.

- Phần thân bài: tả hình dáng, tính tình, hoạt động của con vật.

- Phần kết bài: nêu tình cảm, suy nghĩ của tác giả đối với con vật được tả.

III. Luyện tập

Trình tự miêu tả của bài văn sau có gì khác bài Con thỏ trắng?

Điệu múa trên đồng cỏ

Cánh đồng cỏ của cao nguyên Gia Lai, Đắk Lắk vào mùa mưa có rất nhiều hồ nước... Một loài chim mới từ phương Bắc bay theo các triền núi cao Trường Sơn về đây, tụ tập quanh các hồ nước kiếm ăn, tắm mát và ca hát. Loài chim này trắng phau, mỏ đỏ, chân cao, có cặp mắt đen huyền viền vàng và mang trên đầu một lớp lông tơ mịn xanh nhạt như màu xanh xanh da trời: thiên nga.

Thiên nga ít khi bay lẻ, mà từng đôi, từng đôi một dẫn nhau bay trên các triền núi. Khi một cặp vợ chồng sắp sửa có con, chim vợ được chim chồng kiếm cho một hốc cây cao, làm ổ lót hẳn hoi. Chim chồng đặt trứng vào ổ, lấy đất bùn về vít cửa sổ lại, chỉ chừa một lỗ nhỏ để tiếp tế cho vợ hằng ngày

Con chim chồng thời gian này làm việc hối hả, tất bật. Nó đi kiếm các loài tôm cả ở ven các hồ, suối hoặc ven, sông dành phần ngon cho vợ. Đêm đến, nó đậu ngoài tổ, dùng sải cánh của mình che của tổ, canh gác cho vợ ở bên trong

Khi chim non đã có thể dùng mỏ mổ đất phá tổ là lúc chim bố vui nhất. Mọi nỗi cực nhọc dường như tan biến, nó vừa dùng mỏ cạy đất vừa cất tiếng gọi trong lúc bầy con cũng ríu rít co chân đạp tổ chui ra. Vốn là loài biết bay nên chỉ sau một tuần lễ luyện tập là thiên nga con đã có thể bay theo bố mẹ đi kiếm ăn. Những buổi sáng trên mặt hồ đầy nước, bầy thiên nga con hò hét ầm ĩ. Chúng mải chơi hơn là kiếm ăn. Cho đến tận lúc mẹ gọi về tập múa mỗi hết cãi nhau...

Lũ thiên nga con vừa múa vừa hát. Cặp chân vàng tạo nên những đường nét khỏe khoắn. Đôi cánh xòe trên mặt cỏ xanh xoay tròn, giống như một bông hoa đẹp tuyệt vời, đến chim anh vũ bay qua cũng phải nghiêng đầu tìm chỗ đậu để thưởng thức.

(Thiên Lương)

Trả lời: Trình tự miêu tả của bài văn sau theo trình tự thời gian, từ lúc trưởng thành đến lúc sinh nở ra con con còn bài Con thỏ trắng được miêu tả theo đặc điểm bên ngoài.

Nói và nghe: Kể chuyện: Chiếc tẩu (trang 21, 22)

Kể chuyện: Chiếc tẩu trang 21, 22 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Câu 1 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe và kể lại câu chuyện

Kể chuyện: Chiếc tẩu trang 21, 22 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời :

Em nghe cô giáo và các bạn kể lại nội dung câu chuyện Chiếc tẩu.

Câu 2 trang 21 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi:

a, Vì sao Gioi-xơ có cảm giác " hình như vai cậu đang rộng hơn và khỏe hơn lên"?

b, Theo em, Gioi-xơ có điểm nào đáng quý?

Trả lời:

a) Cậu bé có cảm giác như vậy vì thấy mình đã suy nghĩ đúng, làm đúng, vượt qua chính những cám dỗ trong lòng mình để lớn lên.

b) Điểm đáng quý ở Gioi-xơ là dũng cảm sửa sai. Ngay khi ngồi trên chiếc đu, cậu bé đã thấy “một nỗi kinh hoàng trào lên” vì nhận ra rằng mình đã cắp chiếc tẩu. Rồi cậu trào nước mắt nhớ đến mẹ đã tin tưởng cậu như thế nào. Cậu như bị ai châm kim vào người. Thế là cậu cắm cổ chạy về tiệm tạp hoá, trả chiếc tẩu.

Đọc: Xả thân cứu đoàn tàu (trang 22, 23)

* Nội dung chính Xả thân cứu đoàn tàu: Bài đọc kể về một tấm gương là ông Trương Xuân Thức, đã không ngần ngại hy sinh tính mạng của bản thân để cứu hàng loạt hành khách trên chuyến tàu mà ông là người cầm lái.

Xả thân cứu đoàn tàu lớp 4 (trang 22, 23) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

2 giờ 30 sáng 6-8-2010, đoàn tàu Thống Nhất rời ga Vinh chạy về Hà Nội. Lái tàu là ông Trương Xuân Thức. Đến một khúc quanh có đường bộ cắt ngang, ông Thức kéo còi liên tục để cảnh báo

Bỗng phía trước có một chiếc xe ben tiến lại gần đường sắt. Ngay lập tức, ông Thức kéo còi và khoá máy để tàu dừng lại từ từ. Thấy chiếc xe ben lùi, ông tưởng lái xe đã nghe thấy còi tàu. Nhưng khi tàu chỉ còn cách vài chục mét, chiếc xe ben đột nhiên rồ máy lao qua đường.

Bất chấp nguy hiểm cho bản thân, ông Thức vội ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp. Đoàn tàu trườn thêm một đoạn, đâm vào chiếc xe ben. Cú va đập khiến đầu tàu bẹp rúm, lật nghiêng. Người ta phải cắt khoang đầu máy mới kéo được ông Thức ra. Nhờ ông Thức liều mình ghì chặt cần hãm mà hơn 300 hành khách được binh an.

Ông đã được Chủ tịch Nước tặng Huân chương Dũng cảm.

(Hoàng Thùy)

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm trong bài đọc trên các phần sau: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

Trả lời:

Mở đầu: đoạn đầu, nội dung chính: từ Bống phía trước đến hành khách được bình an, kết thúc: Câu cuối.

Câu 2 trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn.

Trả lời:

Những chi tiết cho thấy ông Thức đã chủ động đề phòng tai nạn là: Đến một khúc quanh có đường bộ cắt ngang, ông Thức kéo còi liên tục để cảnh bảo.

Câu 3 trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Ông Thức đã chấp nhận hi sinh để cứu đoàn tàu như thế nào?

Trả lời:

Ông Thức đã chấp nhận hi sinh bất chấp sự nguy hiểm cho bản thân ông ghì chặt chiếc cần hãm khẩn cấp.

Câu 4 trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện sự đánh giá như thế nào của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức?

Trả lời:

Tấm Huân chương Dũng cảm thể hiện sự đánh giá về lòng dũng cảm và sự mưu trí của Nhà nước và Nhân dân về người lái tàu Trương Xuân Thức.

Luyện từ và câu: Luyện tập về vị ngữ (trang 23)

Câu 1 trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm vị ngữ trong các câu sau:

a, Lương Định Của là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới... Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.

Theo Minh Chuyên

b, Mặt hồ lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng. Những cơn gió lạnh nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ. Đàn vịt vẫn nhởn nhơ trôi.... Cô bé cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.

Theo Lê Minh

Trả lời:

a,

- là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới...

- là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.

b,

- lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng

- nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ

- vẫn nhởn nhơ trôi....

- cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.

Câu 2 trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Xếp các vị ngữ mà em tìm được ở bài tập 1 vào nhóm thích hợp:

a, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ.

b, Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

c, Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ.

Trả lời

a, Vị ngữ giới thiệu, nhận xét về sự vật được nêu ở chủ ngữ:

- là một nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới...

- là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam.

b, Vị ngữ kể hoạt động của sự vật được nêu ở chủ ngữ:

- cất tiếng cười giòn tan, Chuỗi cười lan lan theo sóng nước, vang đi thật xa.

c, Vị ngữ miêu tả đặc điểm, trạng thái của sự vật được nêu ở chủ ngữ:

- lăn tăn gợn nước, óng ánh màu nắng

- nhẹ nhàng đưa sóng đánh vào bờ

- vẫn nhởn nhơ trôi....

Câu 3 trang 23 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Quan sát hai bức ảnh đoàn tàu Thống Nhất dưới đây và viết ba câu:

- Một câu giới thiệu đoàn tàu.

- Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu.

- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu.

Luyện từ và câu lớp 4 trang 23 (Luyện tập về vị ngữ) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

- Một câu giới thiệu đoàn tàu: Đoàn tàu Thống Nhất là đoàn tàu dài nhất Việt Nam.

- Một câu kể hoạt động của người soát vé hoặc hành khách đi tàu: Hành khách phải mua vé trước khi lên tàu.

- Một câu miêu tả đặc điểm của đoàn tàu hoặc cảnh đẹp bên đường tàu: Hai bên đường tàu là những khóm cây xanh rờn.

Viết: Trả bài viết thư thăm hỏi (trang 24)

Câu 1 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:

Nghe cô giáo (thầy giáo) nhận xét chung về bài làm của lớp.

Trả lời:

Em lắng nghe thầy cô giáo nhận xét.

Câu 2 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:

Tham gia sửa bài cùng cả lớp: sửa các lỗi chung về cấu tạo và nội dung của bức thư, lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả,...

Lưu ý về các lỗi thường gặp trong viết thư thăm hỏi:

a) Lỗi về cấu tạo

- Bức thư không có đủ ba phần: mở đầu, nội dung chính, kết thúc.

- Phần mở đầu thiếu địa điểm, ngày, tháng, năm viết thư hoặc thiếu lời chào, lời tự giới thiệu (nếu cần), lí do viết thư.

- Phần nội dung chính thiếu lời thăm hỏi người nhận thư.

- Phần kết thúc thiếu lời chúc hoặc chữ kí, tên người viết thư.

b) Lỗi về nội dung

- Có những nội dung thăm hỏi hoặc thông tin về bản thân không phù hợp

- Không thể hiện được tình cảm với người nhận thư.

Trả lời:

Em tham gia sửa bài cùng cả lớp. Lưu ý các lỗi về cấu tạo, nội dung.

Câu 3 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tự sửa bài làm của em.

Trả lời: Em tự sửa bài của mình.

Câu 4 trang 24 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đổi bài cho bạn để kiểm tra việc sửa lỗi.

Trả lời: Em đổi bài cho bạn cùng bàn với mình để sửa lỗi.

Đọc: Sự thật là thước đo chân lí (trang 24, 25, 26)

* Nội dung chính Sự thật là thước đo chân lí: Bài đọc ca ngợi nhà bác học Ga-li-lê đã dũng cảm bảo vệ chân lí, dũng cảm sửa đổi sai lầm của mình.

Sự thật là thước đo chân lí lớp 4 (trang 24, 25, 26) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Năm 25 tuổi, Ga-li-lê trở thành giáo sư đại học. Một lần, đọc tác phẩm của A-ri-xtốt, ông chợt thấy nghi ngờ: Nhà bác học vĩ đại này cho rằng vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ. Ông quyết định đến tháp nghiêng Pi-sa làm thí nghiệm. Từ trên tháp, ông thả xuống hai hòn đá. Lẽ ra, hai hòn đá phải rơi cùng một lúc, song do sức cản của không khí, hòn nặng rơi xuống trước hòn nhẹ khoảng ba, bốn xăng-ti-mét Thất bại ấy không làm Ga-li-lê nản lòng. Ông làm đi làm lại thí nghiệm. Kết quả, ông phát hiện ra rằng không khí có sức cản. Nếu thả rơi các vật trong ống đã rút hết không khí, tốc độ rơi của các vật sẽ như nhau. Thế là nhờ thí nghiệm, Ga-li-lê không những chứng minh được lập luận của mình mà còn phát hiện ra định luật về sức cản của không khí.

Do bấy giờ người ta rất tôn sùng A-ri-xtốt, Ga-li-lê bị buộc phải từ chức và chuyển đến một trường đại học khác. Ông miệt mài thiết kế một chiếc kính viễn vọng. Nhờ có kính viễn vọng, ông nhận ra rằng Trái Đất không đúng yên một chỗ mà quay quanh Mặt Trời. Đây chính là điều mà Cô-péc-ních phát hiện ra từ gần 100 năm trước. Ga-li-lê đã từng phản đối Cô-péc-ních. Nhưng bây giờ, ông viết sách ủng hộ phát hiện này.

Ga-li-lê bị đưa ra toà xét xử, buộc phải từ bỏ ý kiến của mình. Nhung vừa bước chân ra của toà án, ông đã bực tức nói to:

– Dù sao thì Trái Đất vẫn quay!

Ga-li-lê phải trải qua những năm tháng cuối đời trong cảnh tù đày. Nhưng cuối cùng, lẽ phải đã thắng. Tư tưởng của hai nhà bác học dũng cảm Cô-péc-ních và Ga-li-lê đã trở thành chân lí giản dị trong đời sống ngày nay.

(Sách Kể chuyện danh nhân thế giới)

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật?

Trả lời:

Ga-li-lê quyết định làm thí nghiệm về tốc độ của các vật để tìm hiểu nghi ngờ của mình sau khi đọc tác phẩm của A-ri-xtốt

Câu 2 trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nhờ đâu mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên?

Trả lời:

Nhờ lòng kiên trì mà ông đã đạt được kết quả nghiên cứu sau lần thất bại đầu tiên.

Câu 3 trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như thế nào?

Trả lời:

Thí nghiệm của Ga-li-ê về tốc độ rơi của các vật cho thấy ông là người như kiên trì, dám làm và không bỏ cuộc trước khó khăn.

Câu 4 trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này?

Trả lời:

Vì ông đã phát hiện Trái Đất không đứng yên một chỗ nên từ chỗ phản đối lí thuyết của Cô-péc-ních, Ga-li-lê lại tán thành ý kiến của nhà bác học này.

Câu 5 trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên điều gì về ông?

Trả lời:

Việc Ga-li-lê thừa nhận sai lầm của mình và kiên quyết bảo vệ lí thuyết của Cô-péc-ních nói lên sự dám nhận sai, thể hiện sự dũng cảm bảo vệ lẽ đúng.

Viết: Luyện tập tả con vật (trang 26, 27)

Câu 1 trang 26 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc và trả lời câu hỏi:

Đàn chim gáy

Luyện tập tả con vật trang 26, 27 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Tôi vẫn nhớ ông tôi thường bảo:

– Cháu ạ, cháu để ý mà xem, cứ mùa tháng mười thì có chim gáy ra ăn đồng ta.

– Chim gáy bao giờ cũng thế, tháng năm đi ăn đôi, tháng mười thì kéo đàn về mùa gặt!

Con chim gáy hiền lành, béo nục. Đôi mắt nâu trầm ngâm ngơ ngác nhìn xa, cái bụng mịn mượt, cổ yếm quàng chiếc tạp dề công nhân đầy hạt cườm lấp lánh biêng biếc. Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp.

Khi ngoài đồng đã đông người gặt thì có chim gáy về, bay vẩn quanh vòng trên các ngọn tre.

Sớm sớm, từng đàn chim gáy sà xuống những thửa ruộng vừa gặt quang.

Chim mái xuống trước, cái đuôi lái lượn xoè như múa.

Con đực còn nán lại trong bờ tre, đủng đỉnh cất tiếng gáy thêm một hồi dài. Xong rồi anh chàng mới thủng thỉnh bước ra, ưỡn cái ngực lung linh cườm biếc, lượn nhẹ xuống với cả đàn đường ăn trên khoảng ruộng vắng, khuất, gần chân tre.

Chim gáy nhặt thóc rụng. Chim gáy tha thẩn, nhặt nhạnh cặm cụi sau người mót lúa.

Tôi rất thích con chim gáy. Con chim phúc hậu và chăm chỉ, con chim mỡ màng, no ấm của mùa gặt hái tháng Mười.

(Tô Hoài)

a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về hình dáng con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách nào?

b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật nào về thói quen và hoạt động của con chim gáy? Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng những cách nào?

c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa như thế nào?

Trả lời:

a, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về hình dáng con chim gáy như: hình dáng bên ngoài, bộ lông, cái bụng, cổ yếm. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.

b, Tác giả miêu tả những đặc điểm nổi bật về thói quen và hoạt động của con chim gáy như: ngoài đồng đông người gặt thì chim về, sớm sớm thì từng đàn chim bay xuống thửa ruộng gặt xong, chim mái xuống trước, con đực nán lại trong bờ tre. Để miêu tả được đúng, tác giả đã quan sát bằng cách quan sát từng thời điểm khác nhau và quan sát nhiều con.

c, Tác giả đã sử dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa để làm nổi bật lên hình ảnh chim gáy như: Chàng chim gáy nào giọng càng trong, càng dài thì quanh cổ càng được đeo nhiều vòng cườm đẹp; Chim mái xuống trước cái đuôi lái lượn xòe như múa...

Câu 2 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Ghi lại kết quả quan sát một con vật mà em thích?

Luyện tập tả con vật trang 26, 27 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Chú mèo nhà em tên là Mun. Chú có một bộ lông màu đen rất mềm mại. Bốn cái chân nhỏ nhưng rất nhanh nhẹn. Bộ móng vuốt sắc nhọn giúp chú bắt chuột. Mỗi khi nghe thấy tiếng chuột kêu. Mun lại vểnh tai lên để nghe xem âm thanh phát ra từ đâu. Rồi nó sẽ rón rén bước đến thật nhẹ nhàng. Và cuối cùng nó tóm gọn con mồi bằng bộ móng của mình. Nhờ có Mun mà nhà em không bị lũ chuột phá phách.

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 27)

Câu 1 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giới thiệu một câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đã đọc ở nhà về lòng dũng cảm.

Trả lời:

Hôm ấy tôi và Tuấn cùng đi học về. Chúng tôi phải ra bến sông, qua đò mới có thể trở về xóm trại của mình. Lúc ấy mới độ năm giờ chiều nhưng đã có vẻ tối vì trời đầy mây đen và có mưa lác đác rơi. Bến đò vắng vẻ. Dưới đó chì có bác lái đò và một chú bộ đội đang chờ hai đứa chúng tôi đi xuống. Người nào cũng lụp xụp khoác áo mưa. Miếng gỗ bắc làm cầu xuống đò rất trơn. Tôi thận trọng đi trước, dò từng bước và đã xuống đến lòng đò. Tuấn đi sau, bỗng đến giữa cầu, Tuấn trượt chân ngã nhào xuống nước và bị dòng sông đang vào mùa nước lớn cuốn trôi đi. Thế là, nhanh như cắt, anh bộ đội trút bỏ vội vàng cái nón cối đội đầu, cái áo mưa khoác trên vai và quẳng cái ba lô nặng trên lưng xuống lòng thuyền, rồi nhảy ùm xuống lao theo Tuấn đang bị trôi xa. Chỉ mươi sải bơi dài, anh bộ đội đã đuổi kịp Tuấn lúc ấy đang chới với trên dòng nước và dường như sắp bị chìm. Anh bộ đội quàng một tay vào cổ Tuấn rồi bơi nhanh về thuyền. Bác lái chèo nhanh thuyền về phía hai người dưới nước và đã lôi được họ lên thuyền. Sự việc diễn ra thật bất ngờ và quá nhanh chóng. Tuấn chỉ bị sặc nước chút ít nhưng mọi điều nguy hiểm đã qua. Tôi thay mặt bạn cảm ơn anh bộ đội nhưng anh chỉ hiền lành cười và nói:

- Mùa này, nước lũ đang về, khi qua sông các em phải hết sức cẩn thận đấy.

Đấy câu chuyện của tôi chỉ có thế, nhưng tôi và chắc là cả Tuấn nữa suốt đời sẽ chẳng quên. Anh bộ đội mà chúng tôi còn chưa biết tên đúng là một người lính Cụ Hồ dũng cảm.

Câu 2 trang 27 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?

b, Qua câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó, em hiểu thế nào là lòng dũng cảm?

Trả lời:

Học sinh tiến hành trao đổi về nội dung câu chuyện mà bạn đã giới thiệu dựa trên hai câu hỏi gợi ý sẵn có.

a, Em thích nhân vật chú độ đội vì chú đã dũng cảm nhanh chóng cứu người trong câu chuyện.

b, Qua câu chuyện (hoặc bài thơ, bài văn, bài báo) đó, em hiểu lòng dũng cảm là tình thần, phẩm chất tốt đẹp, không sợ nguy hiểm, khó khăn, dám đối đầu với mọi thử thách gây cản trở, làm khó dễ cho bản thân; dám lao vào làm những điều mà người khác e sợ. người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ chính nghĩa.

Đọc: Người lính dũng cảm (trang 28, 29)

* Nội dung chính Người lính dũng cảm: Câu chuyện kể về một bạn học sinh dũng cảm nhận ra khuyết điểm của mình, quyết tâm khắc phục hậu quả do mình và các bạn gây ra.

Người lính dũng cảm lớp 4 (trang 28, 29) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Bắn thêm một loạt đạn vẫn không diệt được máy bay địch, viên tướng hạ lệnh :

– Vượt rào, bắt sống nó !

Hàng rào là những cây nứa tép dựng xiên ô quả trám. Cậu lính bé nhất nhìn thủ lĩnh, ngập ngừng :

– Chui vào à ?

Nghe tiếng “chui”, viên tướng thấy chối tai:

– Chỉ những thằng hèn mới chui.

Cả tốp leo lên hàng rào, trừ chú lính nhỏ. Chú nhìn cái lỗ hổng dưới chân hàng rào rồi quyết định chui qua đó. Nhưng chú mới chui được nửa người thì hàng rào đổ. Tướng sĩ ngã đè lên luống hoa mười giờ. Còn hàng rào thì đè lên chú lính.

Chiếc máy bay (là một chú chuồn chuồn ngô) giật mình cất cánh. Quân tướng hoảng sợ lao ra khỏi vườn.

Giờ học hôm sau, thầy giáo nghiêm giọng hỏi :

– Hôm qua em nào phá đổ hàng rào, làm dập hoa trong vườn trường?

Thầy nhìn một lượt những khuôn mặt học trò, chờ đợi sự can đảm nhận lỗi. Chú lính nhỏ run lên. Chú sắp phun ra bí mật thì một cú véo nhắc chú ngồi im.

Thầy giáo lắc đầu buồn bã :

– Thầy mong em nào phạm lỗi sẽ sửa lại hàng rào và luống hoa.

Khi tất cả túa ra khỏi lớp, chú lính nhỏ đợi viên tướng ở cửa, nói khẽ :“Ra vườn đi!”

Viên tướng khoát tay :

– Về thôi !

– Nhưng như vậy là hèn.

Nói rồi, chú lính quả quyết bước về phía vườn trường.

Những người lính và viên tướng sững lại nhìn chú lính nhỏ. Rồi, cả đội bước nhanh theo chú, như là bước theo một người chỉ huy dũng cảm.

(Đặng Ái)

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là ai?

Trả lời:

Em hiểu "viên tướng" và "những người lính" trong câu chuyện là các bạn nhỏ.

Câu 2 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào?

Trả lời:

Vì viên tướng cảm thấy chui là hèn nên "viên tướng" không đồng ý chui qua lỗ hổng dưới chân hàng rào.

Câu 3 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả gì?

Trả lời:

Quyết định leo lên hàng rào đã gây ra hậu quả là hàng rào bị đổ.

Câu 4 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong "đội quân" thể hiện thái độ khác nhau như thế nào?

Trả lời:

Khi thầy giáo hỏi, "chú lính nhỏ" và các bạn trong "đội quân" thể hiện thái độ khác nhau: chú lính nhỏ thì muốn nhận lỗi còn các bạn trong đội quân lại né tránh.

Câu 5 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Vì sao tác giả gọi " chú lính nhỏ" là "người lính dũng cảm"?

Trả lời:

Vì chú lính nhỏ dám nhận lỗi và dám làm dám chịu nên tác giả "chú lính nhỏ" là "người lính dũng cảm".

Luyện từ và câu: Mở rộng vốn từ: Dũng cảm (trang 29)

Câu 1 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Xếp các từ dưới đây vào nhóm thích hợp

gan dạ

anh hùng

anh dũng

hèn

hèn nhát

can đảm

nhát gan

can trường

nhút nhát

gan góc

bạo gan

quả cảm

Từ có nghĩa

giống với dũng cảm

Từ có nghĩa trái ngược

với dũng cảm

Trả lời:

- Từ có nghĩa giống với dũng cảm: gan dạ, can đảm, anh hùng, anh dũng, can trường, gan góc, bạo gan, quả cảm

- Từ có nghĩa trái ngược với dũng cảm: hèn, hèn nhát, nhát gan, nhút nhát.

Câu 2 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: thêm từ dũng cảm vào vị trí trước (hoặc sau) mỗi từ ngữ dưới đây:

tinh thần

hành đồng

xông lên

chiến sĩ

nhận khuyết điểm

cứu bạn

bảo vệ bạn

nói lên sự thật

Trả lời:

- Có thể thêm từ dũng cảm vào trước các từ: xông lên, chiến sĩ, nhận khuyết điểm, cứu bạn, bảo vệ bạn, nói lên sự thật

- Có thể thêm từ dũng cảm vào sau các từ: tinh thần, chiến sĩ, hành động

Câu 3 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm nghĩa của mỗi thành ngữ dưới đây

Thành ngữ

Nghĩa

a, Gan vàng dạ sắt

1. nói năng bạo dạn, thẳng thắn, không kiêng nể

b, To gan lớn mật

2. gan dạ, kiên cường, không nao núng trước khó khăn, nguy hiểm

c, Dám nghĩ dám làm

3. mạnh bạo, có phần ương bướng, liều lĩnh

d, Dám ăn dám nói

4. Có cách nghĩ, cách làm sáng tạo, mạnh dạn

Trả lời:

a – 2; b – 3; c – 4; d – 1.

Câu 4 trang 29 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn 1 trong 2 nhiệm vụ sau:

a, Đặt câu với một từ ngữ thể hiện lòng dũng cảm ở bài tập 1 hoặc bài tập 2.

b, Đặt câu với một thành ngữ ở bài tập 3.

Trả lời:

a. Lòng dũng cảm chính là một phần không thể thiếu tạo nên một con người can đảm.

b. Cậu ấy dám nghĩ dám làm nên chẳng mấy chốc đã có cơ ngơi khá giả.

Góc sáng tạo: Gương dũng cảm (trang 30)

Câu 1 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một nhân vật dũng cảm trong các câu chuyện em đã học ở Bài 12. Trang trí cho bài làm của em.

b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về hành động dũng cảm của một bạn nhỏ mà em biết. Trang trí cho bài làm của em.

Trả lời:

a.

"Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là một trong những tác phẩm tiêu biểu của Phạm Tiến Duật về những người lính lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Bài thơ đã cho ta thấy tinh thần lạc quan, vui vẻ của những người chiến sĩ thời kháng Mĩ. Lái những chiếc xe không kính, không đèn, không mui trên con đường hành quân gian khổ nhưng họ lại không bi quan mà còn lấy đó làm niềm vui. Họ đã dũng cảm lái những chiếc xe ấy trên những cung đường "đạn bay vèo vèo" nhưng chẳng hề sợ hãi. Những chiếc xe không kính ấy còn giúp người chiến sĩ gắn kết lại với nhau. Giữa những lúc nghỉ ngơi, người chiến sĩ bệ vệ ngồi quây quần bên nhau chung bát chung đũa. Bên cạnh đó qua bài thơ ta còn thấy hình ảnh những anh lính lái xe tràn đầy nhiệt huyết và niềm tin. Họ sẵn sàng từ bỏ thanh xuân và tuổi trẻ xông pha ra chiến trường bảo vệ sự bình yên cho đất nước. Đó chính là đại diện cho vẻ đẹp, cho hào khí của cả một thời đại của dân tộc đang trong bước nguy nan.

Gương dũng cảm trang 30 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

b.

Một thiếu niên dũng cảm mà em biết là Trần Quốc Toản. Em đã từng đọc được một câu chuyện rất thú vị. Khi vua Trần Nhân Tông mở hội, cùng các quan bàn chuyện chống quân Nguyên. Vua thấy Trần Quốc Toản còn nhỏ tuổi nên không cho vào dự. Ông cảm thấy tức giận mà bóp nát quả cam trong tay lúc nào không hay. Câu chuyện về Trần Quốc Toản đã thể hiện được tấm lòng yêu nước của một vị anh hùng dân tộc. Có thể nói rằng Trần Quốc Toản chính là một tấm gương để em học hỏi, noi theo.

Gương dũng cảm trang 30 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Câu 2 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giới thiệu và thảo luận ( trao đổi ý kiến) về các đoạn văn đã viết.

Trả lời:

Em tự giới thiệu và thảo luận ( trao đổi ý kiến) về các đoạn văn đã viết với bạn của mình.

Câu 3 trang 30 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bình chọn

- Người có đoạn văn hay

- Người có cách trình bày tốt

- Người có ý kiến hay trong thảo luận

- Trả lời:

- Em tự giới thiệu và thảo luận ( trao đổi ý kiến) về các đoạn văn đã viết với bạn của mình.

Gương dũng cảm trang 30 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Em và các bạn bình chọn các bài viết hay.

Tự đánh giá (trang 30, 31)

A. Đọc và làm bài tập

Tự đánh giá trang 30, 31 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Đinh Thị Vân sinh ra trong một gia đình yêu nước ở tỉnh Nam Định. Ngay từ nhỏ, bà đã được hai anh trai hướng dẫn tham gia hoạt động cách mạng.

Tháng 10-1954, bà nhận lệnh vào miền Nam hoạt động bí mật. Lúc đóng vai người bán hàng thêu ở Huế, lúc trĩu nặng trên đôi vai gầy gánh hàng rong đi khắp ngõ phố Sài Gòn, bà đã xây dựng và điều hành cả một mạng lưới tình báo trong vùng địch.

Cuối năm 1959, bà bị địch bắt. Chúng tra tấn dã man nhưng vẫn không khuất phục được bà.

Ra tù, đường dây liên lạc với cấp trên bị đứt, bà đã sáng tạo, tìm cách liên lạc qua ngả Cam-pu-chia. Nhờ vậy, mạng lưới tình báo do bà chỉ huy vẫn tiếp tục phát triển. Những tin tức do bà cung cấp đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Người phụ nữ mảnh khảnh, da đen, ăn trầu, quanh năm mặc áo bà ba, không qua trường lớp nào về tình báo đã hoàn thành xuất sắc, mọi nhiệm vụ được giao. Năm 1970, bà được phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

(Mỹ Duyên)

Câu 1 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bà Đinh Thị Vân làm nhiệm vụ gì? Tìm các ý đúng:

a, Hoạt động bí mật trong vùng địch.

b, Hoạt động tình báo trong vùng địch.

c, Làm người bán hàng thêu ở Huế.

d, Làm người bán hàng rong ở Sài Gòn.

Trả lời:

a, Hoạt động bí mật trong vùng địch.

b, Hoạt động tình báo trong vùng địch.

Câu 2 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bà Đinh Thị Vân đã lập được những chiến công gì? Tìm các ý đúng:

a, Bà tham gia hoạt động cách mạng từ nhỏ

b, Bà nhận lệnh vào miền Nam hoạt động bí mật

c, Bà đã xây dựng và điều hành cả một mạng lưới tình báo

d, Bà đã thu thập, cung cấp những tin tình báo có giá trị cao

Trả lời:

c, Bà đã xây dựng và điều hành cả một mạng lưới tình báo

d, Bà đã thu thập, cung cấp những tin tình báo có giá trị cao

Câu 3 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em hiểu " bông hồng thép" trong bài đọc này có nghĩa là gì? Tìm ý đúng:

a, Chiến sĩ tình báo dũng cảm.

b, Người phụ nữ dũng cảm.

c, Chiến sĩ tình báo tài giỏi.

d, Người phụ nữ tài giỏi.

Trả lời: b, Người phụ nữ dũng cảm.

Câu 4 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bộ phận nào dưới đây là vị ngữ của câu " Những tin tức do bà cung cấp đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước."? Tìm ý đúng:

a, đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

b, thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

c, những tin tức do bà cung cấp

d, cung cấp

Trả lời: a, đã góp phần vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước

Câu 5 trang 31 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết một đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về Anh hùng Đinh Thị Vân.

Trả lời: Tinh thần bất khuất, dũng cảm của bà Đinh Thị Vân đã truyền cảm hứng cho biết bao thế hệ thanh niên Việt Nam, tiếp tục viết nên lịch sử đấu tranh hào hùng của dân tộc. Cảm phục trước tấm gương người nữ anh hùng, chúng em tự hứa sẽ cố gắng học tập thật tốt hơn nữa để xây dựng đất nước ngày càng vững mạnh và tươi đẹp hơn, xứng đáng với sự hi sinh anh dũng của các thế hệ đi trước.

B. Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức độ nào?

Trả lời: Em đạt yêu cầu ở mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng thấp.

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời: Em cần cố gắng thêm về phần viết Tập làm văn.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 12: Những người dũng cảm

Bài 13: Niềm vui lao động

Bài 14: Bài ca giữ nước

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn

1 679 27/10/2023