Bài 13: Niềm vui lao động Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 – Cánh diều

Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Bài 13: Niềm vui lao động sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 2 Bài 13.

1 1,496 27/10/2023


Bài 13: Niềm vui lao động – Tiếng Việt lớp 4

Chia sẻ và đọc: Đàn bò gặm cỏ (trang 33, 34, 35)

* Nội dung chính Đàn bò gặm cỏ: Văn bản miêu tả khung cảnh một người chăn bò tên Nhẫn cùng đàn bò đang gặm cỏ của mình

* Chia sẻ

Trò chơi: Đặt tên cho ảnh

Câu 1 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm từ ngữ phù hợp với mỗi bức ảnh dưới đây:

khai thác than

giao thông

khai thác dầu khí

sản xuất nông nghiệp

đánh bắt cá

xây dựng

Đàn bò gặm cỏ lớp 4 (trang 33, 34, 35) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

khai thác than - hình 6

giao thông - hình 1

khai thác dầu khí - hình 4

sản xuất nông nghiệp - hình 5

đánh bắt cá - hình 3

xây dựng - hình 2

Câu 2 trang 33 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi: Em thích bức ảnh nào? Vì sao?

Trả lời:

Em thích bức ảnh số 5 vì nó thể hiện sự phát triển của đất nước.

Đàn bò gặm cỏ lớp 4 (trang 33, 34, 35) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ngày hôm đó, mầm cỏ đã lấm tấm xanh khắp các ngọn đồi. Đêm ấy, trời lại mưa phùn. Đêm hôm sau nữa, lại mưa tiếp. Sáng ngày thứ ba, Nhẫn lùa đàn bò ra đi

Cả đàn bò rống lên sung sướng. Nhẫn cũng phải đúng dùng lại một bước, hai mắt sáng rực lên. Qua có mấy đêm mưa phùn mà cả khu đồi đã thay đổi hẳn bộ mặt. Một màu xanh non ngọt ngào, thơm ngát, trải ra mênh mông trên khắp các sườn đồi.

“Ồ… ò…”, đàn bò nhảy cẫng lên, xô nhau chạy. Con Tô cũng mùng lây, rít lên ăng ẳng, sủa đông sủa tây, hai chân trước chồm lên chồm xuống.

– Dùng lại! Gặm cỏ... gặm!

Nhẫn kẹp chiếc hèo vào nách, bắc loa miệng, tiếng hô vang động cả núi rừng. Con Nâu đứng lại. Cả đàn dừng theo. Tiếng gặm cỏ bắt đầu trào lên như một nong tằm ăn rỗi khổng lồ. Con Ba Bớp vẫn phàm ăn tục uống nhất cứ thúc mãi mõm xuống, ủi cả đất lên mà gặm. Bọt mép nó trào ra, nom nó ăn đến là ngon lành. Con Hoa ở gần đó cũng hùng hục ăn không kém.

Mẹ con chị Vàng ăn riêng một chỗ. Cu Tũn chốc chốc lại chạy tới ăn tranh cỏ của mẹ. Chị Vàng lại dịu dàng nhường cho nó và đi kiếm một búi khác.

Nhẫn đứng ngây người nhìn đàn bò. Những tiếng nhai cỏ rào rào ngon lành, liên tiếp dội vào lòng anh những tiếng reo náo nức. Anh tưởng như nom thấy đàn bò đang từ từ béo ra, lớn lên và đang sinh sôi nảy nở đàn đàn lũ lũ ở ngay trước mặt anh.

(Hồ Phương)

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng như thế nào?

Trả lời:

Sau những cơn mưa phùn mùa xuân, đồi cỏ thay đổi nhanh chóng từ những lấm tấm xanh của mầm cỏ trở thành một thảm xanh non ngọt ngào.

Câu 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho thấy đàn bò vô cùng mừng rỡ khi được ra đồi cỏ?

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh: rống lên sung sướng cho thấy đàn bò vô cùng mừng rỡ khi được ra đồi cỏ.

Câu 3 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Hình ảnh đàn bò gặm cỏ được miêu tả sinh động như thế nào?

Trả lời:

Hình ảnh đàn bò gặm cỏ được miêu tả sinh động: đàn bò nhảy cẫng lên, xô nhau chạy....

Câu 4 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Anh Nhẫn có cảm xúc gì khi ngắm đàn bò ăn cỏ?

Trả lời:

Anh Nhẫn cảm thấy vui mừng, đứng ngây người ngắm đàn bò ăn cỏ.

Câu 5 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm đoạn mở đầu, đoạn kết thúc bài văn và cho biết mỗi đoạn nêu nội dung gì?

Trả lời:

Đoạn mở đầu: đoạn đầu tiên -> khung cảnh của thảm cỏ

Đoạn kết thúc bài văn: Đoạn cuối -> Niềm vui của anh Nhẫn khi thấy đàn bò gặm cỏ.

Tự đọc sách báo (trang 35)

Câu 1 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm đọc thêm ở nhà:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người lao động hoặc các kết quả trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta.

- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về con vật.

Trả lời:

- 2 câu chuyện (hoặc 1 câu chuyện, 1 bài thơ) về người lao động hoặc các kết quả trong sự nghiệp xây dựng đất nước ta: Anh hùng lao động Trần Đại Nghĩa.

- 1 bài văn (báo cáo) miêu tả hoặc cung cấp thông tin về con vật:

Nhà em có nuôi một cô mèo mướp rất xinh. Nó được cả nhà âu yếm gọi là Xíu.

Xíu là một cô mèo gần hai tuổi. Tuy bố mẹ đều nhỏ con, nhưng có lẽ do được gia đình em yêu thương, chăm sóc nên cô bụ bẫm lắm. Toàn thân Xíu là bộ lông màu vàng xinh đẹp, đôi chỗ có những vệt đỏ cam như là vằn hổ. Bốn cái chân của cô có lông màu trắng như là đang đi tất. Cái đầu của Xíu có dáng như yên xe đạp, cầm vừa trong lòng bàn tay bố. Cái mũi cô đen, lúc nào cũng ươn ướt. Hễ cái mũi đấy mà dụi dụi vào người là em biết ngay cô lại đòi ăn. Đôi tai của Xíu nhỏ, lúc nào cũng dựng lên ra chiều cảnh giác lắm. Nhưng chỉ có phát hiện mọi người bóc đồ ăn vặt thì nhanh thôi, chứ chưa bao giờ em thấy cô bắt được chuột cả. Dù thế cả nhà vẫn yêu chiều Xíu vô cùng. Điều đó thể hiện rõ ràng qua những chiếc vòng cổ đủ , những cái áo xinh xinh cùng giỏ đồ chơi đầy ắp của nó. Và tất nhiên, minh chứng rõ ràng nhất, chẳng gì chắc chắn hơn cái bụng tròn xoe, bốn cái chân múp míp và bộ lông mềm mượt của cô.

Đối với gia đình em, Xíu chính là một thành viên bé nhỏ, luôn được cưng chiều. Nó chính là niềm vui nhỏ bé của tất cả mọi người.

Câu 2 trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết vào phiếu đọc sách:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật, địa danh hoặc sự kiện, hình ảnh, câu văn em thích).

- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên.

Trả lời:

- Tên bài đọc và một số nội dung chính của bài đọc (nhân vật, địa danh hoặc sự kiện, hình ảnh, câu văn em thích): Bè xuôi sông La (Vũ Duy Thông)

Bè ta xuôi sông La

Dẻ cau cùng táu mật

Muồng đen và trai đất

Lát chun rồi lát hoa.

Sông La ơi sông La

Trong veo như ánh mắt

Bờ tre xanh im mát

Mươn mướt đôi hàng mi.

Bè đi chiều thầm thì

Gỗ lượn đàn thong thả

Như bầy trâu lim dim

Đằm mình trong êm ả

Sóng long lanh vẩy cá

Chim hót trên bờ đê.

Ta nằm nghe, nằm nghe

Giữa bốn bề ngây ngất

Mùi vôi xây rất say

Mùi lán cưa ngọt mát

Trong đạn bom đổ nát

Bừng tươi nụ ngói hồng

Đồng vàng hoa lúa trổ

Khói nở xòa như bông.

- Cảm nghĩ của em về một trong những nội dung trên: Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp của dòng sông La. Nói lên tài năng, sức mạnh của con người Việt Nam trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước, bất chấp bom đạn kẻ thù.

Viết: Luyện tập tả con vật (trang 36)

Đề bài trang 35 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2:: Dựa vào kết quả quan sát ở bài 12, hãy tìm ý và lập dàn ý cho bài văn tả một con vật mà em yêu thích.

Luyện tập tả con vật trang 36 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

1. Mở bài

Nhà em có chuột, mẹ mua một con mèo, nay nó đã lớn.

2. Thân bài

- Tả hình dáng

+ Mèo dài gần hai gang tay, loại mèo tam thể: trắng, nâu, xám.

+ Lông mèo dày và rất mượt.

+ Đầu mèo tròn như cuộn len nhỏ tròn, thân thon thon.

+ Chân cao, rắn rỏi: ngón chân ngắn có móng vuốt nhọn sắc.

+ Mắt mèo xanh, tròn như hai hòn bi ve trong suốt.

+ Mũi hồng hồng, nhỏ xíu; ria mép dài vươn về hai phía như những chiếc ăng-ten cực nhạy.

- Tả hoạt động, tính nết

+ Ban ngày mèo thường thong thả dạo chơi trong nhà, thỉnh thoảng nhảy nhót đùa giỡn, vồ đuổi mấy chú gián.

+ Khi ăn từ tốn, gọn gàng.

+ Khi bắt chuột, toàn thân im phắc, đôi mắt mở to chăm chú nhìn về phía trước rồi bất chợt lao nhanh.

3. Kết luận

Con mèo nhà em rất dễ thương. Nó thường chạy đến chỗ em mỗi khi em đi học về.

Nói và nghe: Kể chuyện: Chuyện của loài chim (trang 36, 37)

Kể chuyện: Chuyện của loài chim trang 36, 37 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Câu 1 trang 36 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nghe và kể lại câu chuyện.

Trả lời:

Học sinh nghe giáo viên kể lại câu chuyện.

Chỉ trong vài hôm mà chim chóc ở khu rừng nằm dọc bên một cái hồ lớn đã về đông đủ. Ca hát xong, các chim thi nhau kể chuyện. Chợt Bồ Chao ập đến. Bồ Chao liến thoắng một hồi:

– Tôi xin báo một tin mới toanh. Một tin khẩn cấp! Tôi vừa biết là người ta đang dựng hai cái trụ cao, cao đến mây xanh.Chắc là để… chống trời. Nếu để chống trời thì trời có thể sụp. Tôi lo quá! Nếu quả vậy thì tôi phải đưa gấp các cháu đi ở chỗ khác. Gia đình tôi sơ tán ngay. Việc đó rất cần.

Chích Chòe là người thường sống trong lo sợ cứ xuýt xoa:

– Hèn gì! Tôi cứ nghe đất đá đổ ầm ầm. Các bạn ạ, cần phải lo xa.

Bồ Chao kể tiếp:

– Đầu đuôi là thế này. Tôi và Tu Hú đang bay dọc một con sông lớn, chợt Tu Hú gọi tôi: “Kìa hai cái trụ chống trời”. Tôi ngước nhìn lên. Trước mắt tôi là những ống thép dọc ngang nối nhau chạy vút tận mây xanh. Các bạn cứ tưởng tượng một cái cầu xe lửa đồ sộ không phải bắc ngang sông, mà dựng đứng lên trời cao…

Bồ Các à lên một tiếng thong thả nói:

– Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó. Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, trụ điện mà ta thường gặp hiện nay. Đó là hai trụ điện cao thế mới được xây dựng…

Mọi người hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Họ cười to vì thấy Bồ Chao, Chích Chòe đã quá sợ sệt.

Câu 2 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi:

a, Vì sao bồ chao tưởng rằng mình đã thấy hai cái trụ chống trời?

b, Vì sao các loài chim ngạc nhiên trước những điều mắt thấy, tai nghe?

c, Nếu là một nhân vật trong câu chuyện, em sẽ nói điều gì để bày tỏ cảm nghĩ của mình trước những điều mắt thấy, tai nghe?

Trả lời:

a, Vì đây là lần đầu tiên bồ chao thấy hai thứ to cao đến vậy nên không suy nghĩ gì mà tưởng rằng mình đã thấy hai cái trụ chống trời.

b, Vì các loài chim chưa từng thấy và không biết đó là gì nên ngạc nhiên trước những điều mắt thấy, tai nghe.

c, Nếu là một nhân vật trong câu chuyện, em sẽ nói cần xem xét xem thực hư điều đó là gì chứ không vội vàng kết luận tin vào những điều mắt thấy, tai nghe.

Đọc: Người giàn khoan (trang 37, 38)

* Nội dung chính Người giàn khoan: Bài thơ ca ngợi những người dân phải sống một cách vội vã, tất bật dũng cảm giữa lòng biển sâu bao la nhưng lại luôn vui vẻ, yêu đời.

Người giàn khoan lớp 4 (trang 37, 38) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Ở nơi này thăm thẳm biển khơi xa

Những giàn khoan vẫn nở hoa trên sóng nước

Giữa chớp bể – mưa nguồn, giữa dòng xuôi – luồng ngược

Lửa vẫn bừng lên một sức sống diệu kì.

Những chàng trai vội vã từ bước đi

Vội vã cả cái bắt tay lúc giao ca gặp mặt...

Nhưng nụ cười cứ ngồi lên trong ánh mắt

Gắn bó bên nhau gần trọn nửa cuộc đời...

Những con người mang dòng máu cuộn sôi

Của cha Lạc Long Quân từ nghìn xưa cuối sống

Đại dương mênh mông trở nên bé bỏng

Trước con tim chỉ biết nhịp kiêu hùng!

Vũ Việt Hoa

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 37 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Qua khổ thơ 1, hình ảnh minh họa và chú thích về giàn khoan, em hiểu những người lao động trên giàn khoan làm công việc gì? Ở đâu?

Trả lời: Qua khổ thơ 1, hình ảnh minh họa và chú thích về giàn khoan, em hiểu những người lao động trên giàn khoan làm công việc quan sát giàn khoan ở trên giàn khoan ngoài biển.

Câu 2 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào giúp em hình dung được khó khăn, thách thức đối với người làm việc trên giàn khoan?

Trả lời: Những từ ngữ, hình ảnh như: giữa chớp bể, mưa nguồn, giữa dòng xuôi- luồng ngược giúp em hình dung được khó khăn, thách thức đối với người làm việc trên giàn khoan.

Câu 3 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em cảm nhận như thế nào về " người giàn khoan" qua các từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ thứ 2?

Trả lời: Em cảm nhận " người giàn khoan" qua các từ ngữ, hình ảnh ở khổ thơ thứ 2 là những người phải sống một cách vội vã, tất bật dũng cảm giữa lòng biển sâu bao la nhưng lại luôn vui vẻ, yêu đời

Câu 4 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Qua khổ thơ 3, tác giả muốn nói điều gì về "người giàn khoan"?

Trả lời: Qua khổ thơ 3, tác giả muốn nói "người giàn khoan" là những người mang những trọng trách lớn lao giữa lòng đại dương mênh mông bao la.

Luyện từ và câu: Dấu gạch ngang (trang 38, 39)

I. Nhận xét

Dấu gạch ngang trong mỗi câu dưới đây được dùng để làm gì? Tìm ý đúng.

a, Việt - Lào hai nước chúng ta

Tình sâu hơn nước Hồng hà, Cửu Long.

Hồ Chí Minh

1. Để nối tên thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của một vụ trồng trọt

b, Sau khi hòa bình được lập lại, hệ thống đường sắt miền Bắc đã được khôi phục và xây dựng mới với những tuyến đường chính là Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Lạng Sơn.

2. Để nối tên hai nước có mối quan hệ với nhau.

c, Vụ Đông - Xuân năm nay diễn ra trong điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi

3. Để nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường

d, Tuyến xe buýt số 72 ( Từ bến xe Yên Nghĩa đi Xuân Mai) di chuyển theo lộ trình sau: bến xe Yên Nghĩa - Quốc lộ 6 - Cầu Mai Linh - Biên Giang - Chúc Sơn - Phú Nghĩa - Xuân Mai.

4. Để nối tên các điểm dừng trên một tuyến đường

Trả lời: 1 – c; 2 – a; 3 – b; 4 – d.

II. Bài học

Dấu gạch ngang được dùng để nối các từ ngữ trong một liên danh.

III. Luyện tập

Câu 1 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm và nêu tác dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:

a, Cầu truyền hình đặc biệt " Hạ Long thần tiên" nhằm tôn vinh giá trị của Vịnh Hạ Long được truyền hình trực tiếp từ 20 giờ đến 22 giờ ngày 29-10-2011 với bốn điểm cầu: Hạ Nội - Hạ Long - Huế -Thành phố Hồ Chí Minh.

Theo Quang Thọ

b, Công ty cổ phần Vận tải đường sắt Sài Gòn tổ chức thêm một số chuyến tàu vào dịp lễ Quốc khánh năm 2022. Sau đây là các tuyến đường có chuyến tàu tăng thêm:

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Hà Nội.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Quy Nhơn.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Nha Trang.

+ Tuyến Thành phố Hồ Chí Minh - Phan Thiết.

Theo báo hanoimoi.com.vn

Trả lời:

a, Để nối tên các tỉnh có mối quan hệ với nhau.

b, Để nối tên điểm đầu và điểm cuối của một tuyến đường.

Câu 2 trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Cần bổ sung dấu gạch ngang vào những vị trí nào trong các câu dưới đây? Mỗi dấu gạch ngang đó được dùng để làm gì?

a, Ngày 24-10-2018, Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng đã tổ chức họp báo thông tin về Chương trình Giao lưu hữu nghị biên giới Việt Nam Lào Cam-pu-chia lần thứ nhất, năm 2018.

Theo báo daidoanket.vn

b, Trong kho tàng chuyện cổ các dân tộc thiểu số miền núi Quảng Ngãi có không ít những câu chuyện về tình ruột thịt anh em Kinh Thượng.

Theo sách Các dân tộc thiểu số Việt Nam thế kỉ XX

c, Vùng quế Trà My Trà Bồng ( Quảng Nam Quảng Ngãi) là một trong bốn vùng trồng quế có diện tích lớn và lâu đời ở Việt Nam.

Theo báo Quảng Ngãi

Trả lời:

a, Việt Nam - Lào Cam-pu-chia -> Để nối tên hai nước có mối quan hệ với nhau.

b, Kinh - Thượng -> Để nối tên hai nhân vật có mối quan hệ với nhau

c, Trà My - Trà Bồng ( Quảng Nam - Quảng Ngãi) -> Để nối tên các tỉnh có mối quan hệ với nhau.

Viết: Luyện tập tả con vật (trang 39, 40)

Câu 1 trang 38 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Xếp các đoạn mở bài dưới đây vào nhóm thích hợp:

a, " Meo, meo!". Đấy, chú bạn mới của tôi lại đến chơi với tôi đấy.

Hoàng Đức Hải, Con mèo Hung

b, Chiều nào cũng vậy, con họa mi ấy không biết tự phương nào bay đến đậu trong bụi tầm xuân ở vườn nhà tôi mà hót.

Ngọc Giao, Chim họa mi

c, Mấy hôm nay, trường em mới mua về một con thỏ trắng nuôi cùng với mấy con thỏ nâu, thỏ đốm trong khu chăn nuôi.

Theo Nguyễn Văn Bình, Con thỏ trắng

d, Hồi mười một tuổi, tôi gầy và ẻo lả như một cọng cỏ mảnh. Một hôm, mẹ mang về cho tôi một con mèo nhỏ. Nó cũng mảnh dẻ không khác gì tôi.

Theo Bạch Nguyễn, Người thầy tuổi thơ

Trả lời:

a, Mở bài trực tiếp

b, Mở bài trực tiếp

c, Mở bài trực tiếp

d, Mở bài gián tiếp

Câu 2 trang 39 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết mở bài cho bài văn tả con vật mà em đã lập dàn ý:

a, Một đoạn mở bài trực tiếp.

b, Một đoạn mở bài gián tiếp.

Trả lời:

a, Mi Mi là chú mèo mẹ mua tặng hồi sinh nhật vừa rồi của em.

b, Nhân sinh nhật lần thứ 9 của em, mẹ em tặng cho em một chú mèo bằng bông rất đẹp. Em quý món quà này lắm và thầm ao ước giá như mình có một con mèo thật, cũng xinh xắn và duyên dáng như thế. Một hôm, ba em đi công tác về, mang theo một con mèo xinh ơi là xinh! Em thích lắm và đặt tên cho chú là Mimi.

Đọc: Đoàn thuyền đánh cá (trang 40, 41)

* Nội dung chính Đoàn thuyền đánh cá: Đoạn trích “Đoàn thuyền đánh cá” là khúc tráng ca ca ngợi cuộc sống lao động tập thể của ngư dân làng chài ven biển, đặc biệt là trong công cuộc xây dựng và tái thiết đất nước.

Đoàn thuyền đánh cá lớp 4 (trang 40, 41) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Mặt Trời xuống biển như hòn lửa

Sóng đã cài then, đêm sập cửa

Đoàn thuyền đánh cá lại ra khơi.

Câu hát căng buồm cùng gió khơi.

Hát rằng: cá bạc Biển Đông lặng

Cá thu Biển Đông như đoàn thoi

Đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng

Đến dệt lưới ta, đoàn cá ơi!

Ta hát bài ca gọi cá vào

Gõ thuyền đã có nhịp trăng cao

Biển cho ta cá như lòng mẹ

Nuôi lớn đời ta tự buổi nào.

Sao mờ, kéo lưới kịp trời sáng

Ta kéo xoăn tay chùm cá nặng

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

Câu hát căng buồm với gió khơi

Đoàn thuyền chạy đua cùng Mặt Trời

Mặt Trời đội biển nhô màu mới,

Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Huy Cận

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Qua khổ thơ 1, em hiểu đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc nào?

Trả lời:

Qua khổ thơ 1, em hiểu đoàn thuyền đánh cá ra khơi vào lúc hoàng hôn, chiều tối sau khi Mặt Trời đã xuống biển.

Câu 2 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết những người đánh cá đã làm việc suốt đêm?

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh đêm ngày dệt biển muôn luồng sáng, sao mờ kéo lưới kịp trời sáng, lưới xếp buồm lên đón nắng hồng cho biết những người đánh cá đã làm việc suốt đêm.

Câu 3 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tiếng hát vang lên suốt quá trình lao động nói lên điều gì?

Trả lời:

Tiếng hát vang lên suốt quá trình lao động nói lên điều gì niềm vui lao động của những người đánh cá, dù phải thức cả đêm nhưng họ không thấy mệt mỏi.

Câu 4 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nêu một hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa mà em thích. Vì sao em thích hình ảnh đó?

Trả lời:

Hình ảnh so sánh hoặc nhân hóa mà em thích là Sóng đã cài then, đêm sập cửa vì sóng được nhân hóa lên biết cài then, đóng cửa như con người mỗi khi đi ngủ vậy.

Câu 5 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp huy hoàng, thơ mộng của thiên nhiên.

Trả lời:

Những từ ngữ, hình ảnh thể hiện cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp huy hoàng, thơ mộng của thiên nhiên là: Mặt Trời xuống biển như hòn lửa, Vảy bạc đuôi vàng lóe rạng đông, Mặt Trời đội biển nhô màu mới, Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Câu 6 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp của thiên nhiên nói lên điều gì về họ?

Trả lời:

Cảm nhận của người lao động về vẻ đẹp của thiên nhiên nói lên điều gì họ là những con người lạc quan yêu đời, yêu thiên nhiên, yêu công việc của mình.

Viết: Luyện tập tả con vật (trang 41, 42)

Câu 1 trang 41 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Nội dung và số câu trong đoạn kết của bài văn dưới đây (Chiền chiện bay lên) có gì khác với với đoạn kết của bài văn Con thỏ trắng (trang 19-20)?

Trả lời:

Đoạn kết bài ở bài này chỉ có một câu nói về chiền chiện đã bay lên và đang hót còn bài Con thỏ trắng là một đoạn văn nêu cảm nghĩ của nhân vật về con thỏ trắng. Kết bài ở đoạn này là kết bài không mở rộng. Còn kết bài của bài Con thỏ trắng là kết bài mở rộng.

Câu 2 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Viết kết bài cho bài văn tả con vật mà em đã lập dàn ý:

a, Một đoạn kết bài mở rộng.

b, Một đoạn kết bài không mở rộng.

Trả lời:

a, Từ ngày có Mimi trong nhà, lũ chuột dường như biến mất. Con mèo như một vị chúa tể bước đi đầy quyền uy trong lãnh địa của mình. Cả nhà em ai cũng yêu chú. Mẹ em còn gọi đùa chú là “Con hổ nhỏ”. Dường như chú cũng biết mọi người yêu quý mình nên chú dụi đầu hết vào chân người này lại sang chân người khác. Trông chú đáng yêu và đáng quý.

b, Em rất quý con mèo đen của mình, bởi chú không chỉ là người bạn hiền thân thiết mà còn là một "chiến sĩ diệt chuột" bảo vệ mùa màng, sức khỏe cho mọi gia đình.

Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo (trang 42)

Câu 1 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giới thiệu một câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) về đề tài xây dựng đất nước mà em đã đọc ở nhà.

Trả lời:

Đôi dép Bác Hồ

Đôi dép của Bác “ra đời’’ vào năm 1947, được ‘’chế tạo’’ từ một chiếc lốp ô tô quân sự của thực dân Pháp bị bộ đội ta phục kích tại Việt Bắc. Đôi dép đo cắt không dày lắm, quai trước to bản, quai sau nhỏ rất vừa chân Bác.

Trên đường công tác, Bác nói vui với các cán bộ đi cùng:

- Đây là đôi hài vạn dặm trong truyện cổ tích ngày xưa... Đôi hài thần đất, đi đến đâu mà chẳng được.

Gặp suối hoặc trời mưa trơn, bùn nước vào dép khó đi, Bác tụt dép, xách tay. Đi thăm bà con nông dân, sải chân trên các cánh đồng đang cấy, đang vụ gặt, Bác lại xắn quần cao lội ruộng, tay xách hoặc nách kẹp đôi dép...

Mười một năm rồi vẫn đôi dép ấy... Các chiến sĩ cảnh vệ cũng đã đôi ba lần “xin’’ Bác đổi dép nhưng Bác bảo “vẫn còn đi được’’.

Cho đến lần đi thăm Ấn Độ, khi Bác lên máy bay, ngồi trong buồng riêng thì mọi người trong tổ cảnh vệ lập mẹo giấu dép đi, để sẵn một đôi giày mới...

Máy bay hạ cánh xuống Niu-đê-li, Bác tìm dép. Mọi người thưa:

Có lẽ đã cất xuống khoang hàng của máy bay rồi... Thưa Bác....

- Bác biết các chú cất dép của Bác đi chứ gì. Nước ta còn chưa được độc lập hoàn toàn, nhân dân ta còn khó khăn, Bác đi dép cao su nhưng bên trong lại có đôi tất mới thế là đủ lắm mà vẫn lịch sự - Bác ôn tồn nói.

Vậy là các anh chiến sĩ phải trả lại dép để Bác đi vì dưới đất chủ nhà đang nóng lòng chờ đợi...

Trong suốt thời gian Bác ở Ấn Độ, nhiều chính khách, nhà báo, nhà quay phim... rất quan tâm đến đôi dép của Bác. Họ cúi xuống sờ nắn quai dép, thi nhau bấm máy từ nhiều góc độ, ghi ghi chép chép... làm tổ cảnh vệ lại phải một phen xem chừng và bảo vệ “đôi hài thần kỳ” ấy.

Năm 1960, Bác đến thăm một đơn vị Hải quân nhân dân Việt Nam. Vẫn đôi dép “thâm niên” ấy, Bác đi thăm nơi ăn, chốn ở, trại chăn nuôi của đơn vị. Các chiến sĩ rồng rắn kéo theo, ai cũng muốn chen chân, vượt lên để được gần Bác hơn. Bác vui cười nắm tay chiến sĩ này, vỗ vai chiến sĩ khác. Bỗng Bác đứng lại:

- Thôi, các cháu giẫm làm tụt quai dép của Bác rồi...

Nghe Bác nói, mọi người dừng lại cúi xuống yên lặng nhìn đôi dép rồi lại ồn ào lên:

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa...

- Thưa Bác, cháu, cháu sửa được ạ...

Thấy vậy, các chiến sĩ cảnh vệ trong đoàn chỉ đứng cười vì biết đôi dép của Bác đã phải đóng đinh sửa mấy lần rồi...Bác cười nói:

- Cũng phải để Bác đến chỗ gốc cây kia, có chỗ dựa mà đứng đã chứ! Bác “lẹp xẹp” lết đôi dép đến gốc cây, một tay vịn vào cây, một chân co lên tháo dép ra:

- Đây! Cháu nào giỏi thì chữa hộ dép cho Bác...Một anh nhanh tay giành lấy chiếc dép, giơ lên nhưng ngớ ra, lúng túng. Anh bên cạnh liếc thấy, “vượt vây” chạy biến...

Bác phải giục:

- Ơ kìa, ngắm mãi thế, nhanh lên cho Bác còn đi chứ. Anh chiến sĩ lúc nãy chạy đi đã trở lại với chiếc búa con, mấy cái đinh:

- Cháu, để cháu sửa dép...Mọi người dãn ra. Phút chốc, chiếc dép đã được chữa xong. Những chiến sĩ không được may mắn chữa dép phàn nàn:

- Tại dép của Bác cũ quá. Thưa Bác, Bác thay dép đi ạ..

Bác nhìn các chiến sĩ nói:

- Các cháu nói đúng... nhưng chỉ đúng có một phần... Đôi dép của Bác cũ nhưng nó chỉ mới tụt quai. Cháu đã chữa lại chắc chắn cho Bác thế này thì nó còn “thọ” lắm! Mua đôi dép khác chẳng đáng là bao, nhưng khi chưa cần thiết cũng chưa nên... Ta phải tiết kiệm vì đất nước ta còn nghèo...

Câu 2 trang 42 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trao đổi về nội dung câu chuyện (bài thơ, bài văn, bài báo) mà bạn em giới thiệu:

a, Em thích nhân vật (hoặc chi tiết, hình ảnh) nào? Vì sao?

b, Câu chuyện ( bài thơ, bài văn, bài báo) đó nói lên điều gì?

Trả lời:

a, Em thích nhân vật Bác Hồ. Vì Bác có lối sống giản dị, tiết kiệm.

b, Bài học mà chúng ta rút ra được trong câu chuyện này chính là một lối sống giản dị, tiết kiệm ở Bác Hồ. Dù ở địa vị càng cao nhưng Người càng giản dị, trong sạch, cả một đời không xa xỉ, hoang phí. Cuộc đời của Bác là tấm gương sáng ngời về đức: Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Nếp sống giản dị của Bác chính là tấm gương để mỗi người chúng ta noi theo.

Đọc: Có thể bạn đã biết (trang 43, 44)

* Nội dung chính Có thể bạn đã biết: Đoạn văn bản cung cấp một số thông tin về 3 cây cầu nổi tiếng của đất nước ta.

* Có thể bạn đã biết

Cầu Cần Thơ bắc qua sông Hậu, nối thành phố Cần Thơ và tỉnh Vĩnh Long. Năm 2010, đây là cây cầu dây văng có nhịp chính dài nhất Đông Nam Á. Cây cầu này đã góp phần làm nên những chuyển biến tích cực của nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ.

Cầu Rồng bắc qua sông Hàn (Đà Nẵng) là cây cầu thép độc đáo với những màn trình diễn phun lửa, phun nước, đổi màu hết sức ấn tượng. Cây cầu này đã nhận được nhiều giải thưởng danh giá về kĩ thuật.

Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội). Vào thời điểm hoàn thành (năm 2010), đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng.

Bạn còn biết cây cầu nào khác trên đất nước Việt Nam thân yêu?

Phan Anh tổng hợp

* Đọc hiểu

Câu 1 trang 43 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Mỗi thông tin dưới đây nói về cây cầu nào?

a, Cây cầu nhận được nhiều giải thưởng đánh giá về kỹ thuật.

b, Cây cầu tạo cơ hội cho nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ.

c, Cây cầu được thực hiện hoàn toàn bằng trí tuệ và sức lực của con người Việt Nam.

Trả lời:

a, Cây cầu nhận được nhiều giải thưởng đánh giá về kỹ thuật là cầu Rồng

b, Cây cầu tạo cơ hội cho nhiều tỉnh miền Tây Nam Bộ nước ta phát triển mạnh mẽ là cầu Cần Thơ

c, Cây cầu được thực hiện hoàn toàn bằng trí tuệ và sức lực của con người Việt Nam là cầu Vĩnh Tuy.

Câu 2 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Bài đọc giới thiệu những cây cầu theo trình tự nào?

Trả lời:

Bài đọc giới thiệu những cây cầu theo trình tự địa lý từ Nam vào Bắc.

Câu 3 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Kể tên một số cây cầu khác trên đất nước ta mà em biết.

Trả lời:

Một số cây cầu khác trên đất nước ta mà em biết là cầu Thăng Long, cầu Nhật Tân,...

Câu 4 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Theo em, sự xuất hiện của những cây cầu hiện đại có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời:

Theo em, sự xuất hiện của những cây cầu hiện đại có ý nghĩa thể hiện sự phát triển của đất nước.

Luyện từ và câu: Dấu ngoặc đơn (trang 44, 45)

I. Nhận xét

Câu 1 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Đọc các câu dưới đây và trả lời câu hỏi:

Cầu Vĩnh Tuy là một trong nhiều cây cầu bắc qua sông Hồng (trên địa bàn Hà Nội). Vào thời điểm hoàn thành (năm 2010), đây là cây cầu lớn và hiện đại nhất được người Việt Nam thực hiện ở tất cả các khâu trong xây dựng.

Phan Anh

a, Cầu Vĩnh Tuy thuộc địa bàn thành phố nào?

b, Cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành khi nào?

Trả lời:

a, Cầu Vĩnh Tuy thuộc địa bàn thành phố Hà Nội

b, Cầu Vĩnh Tuy được hoàn thành năm 2010

Câu 2 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Em biết thông tin trên là nhờ những từ ngữ nào?

Trả lời:

Em biết thông tin trên là nhờ những từ ngữ: Hà Nội

Câu 3 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Những từ ngữ nói trên được đánh dấu bằng dấu câu nào?

Trả lời:

Những từ ngữ nói trên được đánh dấu bằng dấu ngoặc đơn.

II. Bài học

Dấu ngoặc đơn được dùng để đánh dấu phần chú thích trong câu

III. Luyện tập

Câu 1 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Tìm các phần chú thích trong câu dưới đây:

Đoạn trích Chuyện của loài chim ( trích từ truyện ngắn Những câu chuyện của nhà văn Võ Quảng) tuy không dài ( chỉ gần 300 chữ) nhưng đã khắc họa sinh động những thay đổi nhanh chóng trong công cuộc xây dựng đất nước ta.

Trả lời:

Các phần chú thích trong câu là: (trích từ truyện ngắn Những câu chuyện của nhà văn Võ Quảng); (chỉ gần 300 chữ)

Câu 2 trang 44 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Cần đặt dấu ngoặc đơn vào những vị trí nào trong câu sau:

Sau hơn 30 năm đổi mới, kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, trong đó có những công trình xây dựng ghi dấu ấn đậm nét: Nhà Quốc Hội ( Hà Nội), cầu quay sông Hàn cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công, đường hầm sông Sài Gòn còn gọi là hầm Thủ Thiêm...

Theo báo vov.vn

Trả lời:

Sau hơn 30 năm đổi mới, kể từ năm 1986, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu về kinh tế, trong đó có những công trình xây dựng ghi dấu ấn đậm nét: Nhà Quốc Hội (Hà Nội), cầu quay sông Hàn (cây cầu đầu tiên do kĩ sư và công nhân Việt Nam tự thiết kế và thi công), đường hầm sông Sài Gòn (còn gọi là hầm Thủ Thiêm)...

Câu 3 trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dựa vào ghi chú dưới ảnh, viết vào vở một câu giới thiệu hầm Hải Vân, trong câu có sử dụng dấu ngoặc đơn để đánh dấu phần chú thích.

Luyện từ và câu lớp 4 trang 44, 45 (Dấu ngoặc đơn) | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Trả lời:

Hầm Hải Vân ( hầm đường bộ dài nhất Đông Nam Á) là hầm xuyên qua đèo Hải Vân.

Góc sáng tạo: Cuộc sống của em (trang 45)

Câu 1 trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn 1 trong 2 đề sau:

a, Đóng vai một nhân vật trong Chuyện của loài chim, viết đoạn văn kể về một công trình xây dựng mà nhân vật ấy được chứng kiến.

b, Viết một đoạn văn kể về những đổi mới ở quê hương em hoặc nơi gia đình em ở.

Tham khảo:

a, Chỉ trong vài hôm mà họ hàng nhà chim chúng tôi đã về đông đủ. Ca hát xong, mọi người thi nhau kể chuyện. Chợt anh Bồ Chao ập đến và liến thoắng một hồi. Anh ấy báo tin khẩn cấp rằng, người ta đang dựng hai cái trụ cao, cao đến mây xanh. Chắc là để… chống trời. Nếu để chống trời thì trời có thể sụp. Anh ấy lo lắng và có ý định đưa gia đình đi sơ tán. Anh Chích Chòe vốn là người thường sống trong lo sợ cứ xuýt xoa, sợ hãi. Sau khi nghe Bồ Chao kể đầu đuôi câu chuyện, tôi mới thong thả lên tiếng. Tôi cũng từng bay qua chỗ hai cái trụ đó. Nó cao hơn tất cả những ống khói, những trụ buồm, trụ điện mà ta thường gặp hiện nay. Đó là hai trụ điện cao thế mới được xây dựng… Mọi người bấy giờ mới hiểu rõ sự thực, sung sướng thở phào. Họ cười to vì thấy Bồ Chao, Chích Chòe đã quá sợ sệt.

b, Bây giờ, mời mọi người hãy ghé thăm Ninh Hòa quê em, cái nôi của ngành sản xuất đồ mỹ nghệ làm từ lá bàng buông, dây chuối, tre nứa. Những năm gần đây, ngành thủ công mỹ nghệ quê em phát triển từ đó làm thay đổi tích cực bộ mặt của quê hương.

Khởi nguồn từ một hợp tác xã nhỏ, hợp tác xã Mỹ Nghệ Ninh Hòa đã làm được chuyện lớn. Bà con cô bác nắm vững nguồn nguyên liệu từ cây lá rừng: lát bàng buông, tre nứa, tàu lá chuối, bẹ chuối, hợp tác xã Mỹ Nghệ cử xã viên đến các cơ xưởng lớn trong và ngoài nước để nghiên cứu việc sản xuất đồ tiểu thủ công từ các nguyên liệu hữu cơ nói trên. Thế là: nón lát, giỏ lát, làn hoa, đệm…., làm từ các nguyên liệu lá ra đời và ngày càng được phát triển một cách tinh xảo, nghệ thuật.

Bạn có biết một bộ ghế sô-pha được thắt từ bẹ chuối phơi khô có giá trị bao nhiêu không? Sô-pha làm bằng bẹ chuối đánh bóng trị giá từ sáu mươi đến hai trăm triệu đồng tiền Việt Nam, một con số không thể ngờ phải không? Không chỉ dừng ở đó, sô-pha mỹ nghệ độc đáo này còn được xuất khẩu tới các thị trường châu Âu, đem lại lợi nhuận không nhỏ cho hợp tác xã và nâng cao đời sống của xã viên. Tất cả sản phẩm của hợp tác xã đều làm bằng tay và vô cùng sắc sảo.

Có khá nhiều gia đình xã viên của hợp tác xã giàu lên nhờ sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ. Mọi người trong huyện đều đăng kí nhận nguyên liệu của hợp tác xã và gia công tại nhà ngoài nghề nghiệp chính của gia đình họ. Hợp tác xã đã đem lại cho người dân quê em một công việc phụ nhưng ổn định, có thu nhập tốt, nâng cao đời sống hằng ngày.

Em rất thích ngắm nhìn đôi bàn tay của người dân quê em khi họ đan nón, thắt giỏ. Em tự hào quê em là một trong những nơi nổi tiếng sản xuất hàng mỹ nghệ của tỉnh và của toàn đất nước.

Câu 2 trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Giới thiệu và bình chọn bài viết hay.

Trả lời:

Em và các bạn trong lớp đọc bài viết và bình chọn bài viết hay.

Câu 3 trang 45 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Cùng các bạn trưng bày sản phẩm.

Trả lời:

Em và các bạn trong lớp trưng bày sản phẩm như tranh vẽ, ảnh, viết câu chuyện,…

Tự đánh giá (trang 46, 47)

A. Đọc và làm bài tập

Diện mạo mới của Ea Lâm

Tự đánh giá trang 46, 47 lớp 4 | Cánh diều Giải Tiếng Việt lớp 4

Xã Ea Lâm (huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên) từng được biết đến là xã không có điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng. Nhưng gần đây, Ea Lâm đã thay đổi nhiều.

Trước kia, người dân đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở. Nay, họ có thể chạy xe trên đường nhựa và những cây cầu kiên cố.

Ngày mới thành lập, xã không có trụ sở. Bây giờ, người dân có thể tới Uỷ ban xã để giải quyết công việc. Trẻ em có trường trong xã để học. Người ốm có thầy thuốc ở trạm y tế xã tận tình chăm sóc.

Đã từ lâu, đất ruộng Ea Lâm bị bỏ hoang vi khô cần, nhiều nhà phải lo ăn từng bữa. Từ ngày có công trình thuỷ lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đẩy lúa. Ở Ea Lâm bây giờ, nhà nào cũng có ti vi, xe máy, nhà của khang trang, nước sạch đến tận nhà.

Ea Lâm giờ đây đã trở thành vùng quê no ấm.

Theo Hoàng Hà Thế - Ngọc Ánh

Câu 1 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Trước kia, đời sống của người dân Ea Lâm khó khăn như thế nào? Tìm các ý đúng:

a, Trụ sở xã và trường học được xây dựng sơ sài, đơn giản.

b, Người dân phải đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở.

c, Đất ruộng bị bỏ hoang vì thiếu nước, nhiều gia đình không đủ ăn.

d, Không có trụ sở điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.

Trả lời:

d, Không có trụ sở điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.

Câu 2 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Ngày nay, xã Ea Lâm đã thay đổi như thế nào? Tìm ý đúng:

a, Xã đã có trụ sở, điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.

b, Người dân sống ấm no hơn, đời sống tinh thần phong phú hơn trước rất nhiều.

c, Đời sống vật chất và tinh thần của người dân có đôi chút tiến bộ.

d, Xã có công trình thủy lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đầy lúa.

Trả lời:

a, Xã đã có trụ sở, điện, đường, trường, trạm y tế, nước sạch, công trình công cộng.

d, Xã có công trình thủy lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đầy lúa.

Câu 3 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Dấu ngoặc đơn trong câu đầu tiên của bài đọc có tác dụng gì? Tìm ý đúng:

a, Đánh dấu các ý trong đoạn văn liệt kê.

b, Đánh dấu lời nói của nhân vật trong đối thoại.

c, Đánh dấu bộ phận cần chú ý trong câu.

d, Đánh dấu phần chú thích trong câu.

Trả lời:

d, Đánh dấu phần chú thích trong câu.

Câu 4 trang 47 sgk Tiếng Việt lớp 4 Tập 2: Chọn 1 trong 2 đề:

a, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về những thay đổi của xã Ea Lâm ( trong bài đọc trên)

b, Viết đoạn văn nêu cảm nghĩ của em về một câu chuyện ( bài báo, bài thơ) mà em đã học ở Bài 13.

Trả lời:

a,

Xã Ea Lâm từ một xã nghèo, nay đã thay đổi nhiều. Trước kia, người dân đi từ quốc lộ vào bản trên lối mòn tự mở. Nay, họ có thể chạy xe trên đường nhựa và những cây cầu kiên cố. Ngày mới thành lập, xã không có trụ sở. Bây giờ, người dân có thể tới Uỷ ban xã để giải quyết công việc. Trẻ em có trường trong xã để học. Người ốm có thầy thuốc ở trạm y tế xã tận tình chăm sóc. Đã từ lâu, đất ruộng Ea Lâm bị bỏ hoang vi khô cần, nhiều nhà phải lo ăn từng bữa. Từ ngày có công trình thuỷ lợi, nước về tận ruộng, nhà nhà đẩy lúa. Ở Ea Lâm bây giờ, nhà nào cũng có ti vi, xe máy, nhà của khang trang, nước sạch đến tận nhà. Ea Lâm giờ đây đã trở thành vùng quê no ấm.

b. Bài thơ “Đoàn thuyền đánh cá” được nhà thơ sáng tác vào năm 1958 khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội. bài thơ là bức tranh thiên nhiên con người về cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá vào lúc hoàng hôn, cảnh đoàn thuyền đi trên biển đánh bắt cá và cảnh đánh bắt cá vào lúc bình minh. Câu hát hòa cùng với gió khơi là muốn nói đến sự hòa hợp giữa thiên nhiên với con người. Thiên nhiên đang góp sức ủng hộ con người. Câu hát thể hiện tinh thần lạc quan yêu đời, niềm vui lao động, sôi nổi hào hứng. Đoàn thuyền đánh cá ra khơi có gió làm bánh lái vầng trăng khuyết trên trời cao đã trở thành cánh buồm. Gió và trăng đã trở thành hai bộ phận của con thuyền giúp sức cùng ngư dân đưa đoàn thuyền ra khơi. Sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên. Đặt con người trong cuộc tranh tài với thiên nhiên là nhà thơ khẳng định tầm vóc của con người có thể sánh ngang thiên nhiên. Hòa cùng niềm vui to lớn của mọi người, nhà thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của mình bay bổng. Bài thơ đã thể hiện rõ tinh thần của nhân dân lao động lúc bấy giờ và cũng thể hiện rõ cảnh đẹp quê hương đất nước với nguồn tài nguyên phong phú. Tác giả với tình yêu thiên nhiên, yêu con người lao động đã thể hiện được không khí sôi nổi, hào hùng của đất nước ta khi miền Bắc xây dựng chủ nghĩa xã hội.

B. Tự nhận xét

1. Em đạt yêu cầu ở mức độ nào?

Trả lời: Em đạt yêu cầu ở mức độ nhận biết, hiểu, vận dụng thấp.

2. Em cần cố gắng thêm về mặt nào?

Trả lời: Em cần cố gắng thêm về phần viết Tập làm văn.

Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Niềm vui lao động

Bài 14: Bài ca giữ nước

Bài 15: Ôn tập giữa học kì 2

Bài 16: Tuổi nhỏ chí lớn

Bài 17: Khám phá thế giới

1 1,496 27/10/2023