Nhà bác học của đồng ruộng (trang 104, 105) Tiếng Việt lớp 4 Tập 1 – Cánh diều
Lời giải Tiếng Việt lớp 4 Đọc: Nhà bác học của đồng ruộng trang 104, 105 sách Cánh diều giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 4 Tập 1.
Đọc: Nhà bác học của đồng ruộng trang 104, 105 Tiếng Việt lớp 4 Tập 1
Phần I
Bài đọc:
Nhà bác học của đồng ruộng
Lương Định Của là nhà nông học xuất sắc và là cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới. Rất nhiều sản phẩm nông nghiệp được nông dân gắn liền với tên của ông một cách thân thiết: dưa ông Của, cà chua ông Của, lúa ông Của,… Còn bạn bè trìu mến gọi ông là “nhà bác học của đồng ruộng”.
Là viện trưởng một viện nghiên cứu nhưng Lương Định Của vẫn làm việc trong một căn phòng rất đơn sơ. Ngoài giờ lên lớp, ông thường xắn quần, lội trên những cánh đồng thí nghiệm. Ông là người đầu tiên ứng dụng một cách sáng tạo các kĩ thuật canh tác của nước ngoài vào việc trồng lúa ở Việt Nam như: cấy chăng dây thẳng hàng, cấy ngửa tay để cây lúa không bị ngập quá sâu xuống bùn,….
Có lần, một người bạn nước ngoài gửi cho viện nghiên cứu của ông mười hạt thóc giống quý. Giữa lúc ấy, trời rét đậm. Ông Của bảo: “Không thể để những hạt giống quý này nảy mầm rồi chết vì rét.”
Ông chia mười hạt thóc giống làm hai phần. Năm hạt, ông gieo trong phòng thí nghiệm. Năm hạt còn lại, ông ngâm nước ấm, gói vào khăn, tối tối ủ trong người, trùm chăn ngủ để hơi ấm của cơ thể làm thóc nảy mầm. Sau đợt rét kéo dài, chỉ có năm hạt thóc ông Của ủ trong người là giữ được mầm xanh.
Ông Lương Định Của không còn nữa nhưng những giống cây ông để lại và tên tuổi của ông vẫn còn khắc sâu trong tâm trí của người dân Việt Nam. Ông đã được nhà nước trao tặng danh hiệu Anh hùng Lao động, Huân chương Lao động hạng Nhất và Giải thưởng Hồ Chí Minh.
Phần II
Đọc hiểu:
Câu 1 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Tìm trong đoạn 1 những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của.
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Những tên gọi thể hiện sự đánh giá đối với tài năng và đóng góp của ông Lương Định Của: nhà nông học xuất sắc, cha đẻ của nhiều giống cây trồng mới, nhà bác học của đồng ruộng.
Câu 2 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc như thế nào?
Phương pháp giải:
Em dựa vào bài đọc để trả lời.
Trả lời:
Những chi tiết ở đoạn 2 cho thấy ông Lương Định Của sống và làm việc rất giản dị: làm việc trong căn phòng đơn sơ, ngoài giờ lên lớp thì xắn quần lội trên những cánh đồng thí nghiệm.
Câu 3 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Ông Của đã làm gì để bảo vệ giống lúa quý? Hành động đó nói lên điều gì về ông?
Phương pháp giải:
HS đọc văn bản và trả lời câu hỏi
Trả lời:
Ông Của đã chia làm 2 phần, một phần gieo trong phòng thí nghiệm, 1 phần ông ngâm nước ấm, gói vào khăn tối tối ủ trong người. Hành động đó nói lên ông là một người giản dị, chất phác, làm mọi việc để cống hiến cho đất nước.
Câu 4 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Những cống hiến của ông Lương Định Của đã được ghi nhận như thế nào?
Phương pháp giải:
Em đọc bài đọc để trả lời câu hỏi.
Trả lời:
Những cống hiến của ông Lương Định Của đã được ghi nhận khi được nhà nước trao tặng danh hiệu anh hùng lao đồng, huân chương lao động và giải thưởng Hồ Chí Minh.
Câu 5 trang 105 SGK Tiếng Việt lớp 4 Tập 1: Theo em, nhờ đâu ông Lương Định Của có được những cống hiến lớn cho đất nước như vậy?
Phương pháp giải:
Em suy nghĩ và trả lời.
Trả lời:
Theo em, nhờ sự yêu nước, yêu nghề, hết lòng cống hiến cho đất nước mà ông Lương Định Của có được những cống hiến lớn cho đất nước.
Xem thêm các bài soạn, giải bài tập Tiếng Việt lớp 4 sách Cánh diều hay, chi tiết khác:
Chia sẻ và đọc: Ông Yết Kiêu trang 100, 101, 102
Viết: Viết đoạn văn về một câu chuyện em thích trang 102, 103
Nói và nghe: Trao đổi: Tài năng con người trang 103, 104
Đọc: Nhà bác học của đồng ruộng trang 104, 105
Luyện từ và câu: Câu chủ đề của đoạn văn trang 105, 106
Viết: Luyện tập viết đoạn văn về một câu chuyện em thích trang 107
Đọc: Ba nàng công chúa trang 108, 109
Nói và nghe: Trao đổi: Em đọc sách báo trang 110
Đọc: Tôn vinh sáng tạo trang 110, 111
Luyện từ và câu: Luyện tập về câu chủ đề của đoạn văn trang 111, 112
Xem thêm các chương trình khác: