Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9 có đáp án - Đa dạng của ngành ruột khoang

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9.

1 701 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

Bài giảng Sinh học 7 Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây có ở sứa?

A. Miệng ở phía dưới

B. Di chuyển bằng tua miệng

C. Cơ thể dẹp hình lá

D. Không có tế bào tự vệ

Đáp án: A

Giải thích: Miệng của sứa nằm phía dưới cơ thể.

Câu 2: Sứa di chuyển bằng cách nào?

A. Di chuyển lộn đầu

B. Di chuyển sâu đo

C. Co bóp dù

D. Không di chuyển

Đáp án: C

Giải thích: Sứa di chuyển bằng cách co bóp dù, đẩy nước ra ngoài tạo ra lực đẩy mạnh giúp sứa tiến lên phía trước (di chuyển kiểu phản lực).

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

...(1)… của sứa dày lên làm cơ thể sứa …(2)… và khiến cho …(3)… bị thu hẹp lại, thông với lỗ miệng quay về phía dưới.

A. (1): Khoang tiêu hóa; (2): dễ nổi; (3): tầng keo

B. (1): Khoang tiêu hóa; (2): dễ chìm xuống; (3): tầng keo

C. (1): Tầng keo; (2): dễ nổi; (3): khoang tiêu hóa

D. (1): Tầng keo; (2): dễ chìm xuống; (3): khoang tiêu hóa

Đáp án: C

Câu 4: Loài ruột khoang nào có cơ thể hình trụ, kích thước khoảng từ 2 cm đến 5 cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng và có màu rực rỡ như cánh hoa ?

A. Thuỷ tức

B. Hải quỳ

C. San hô

D. Sứa

Đáp án: B

Câu 5: Loài ruột khoang nào dưới đây không có khả năng di chuyển?

A. Thủy tức

B. Sứa

C. San hô

D. Cả B, C đúng

Đáp án: C

Giải thích: San hô có bộ khung xương đá vôi cố định nên không có khả năng di chuyển.

Câu 6. Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau :

Ở san hô, khi sinh sản …(1)… thì cơ thể con không tách rời mà dính với cơ thể mẹ tạo nên …(2)… san hô có …(3)… thông với nhau.

A. (1): mọc chồi; (2): tập đoàn; (3): khoang ruột

B. (1): phân đôi; (2): cụm; (3): tầng keo

C. (1): tiếp hợp; (2): cụm; (3): khoang ruột

D. (1): mọc chồi; (2): tập đoàn; (3): tầng keo

Đáp án: A

Câu 7: Đặc điểm nào dưới đây có ở san hô ?

A. Cơ thể hình dù.

B. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

C. Luôn sống đơn độc.

D. Sinh sản vô tính bằng cách tiếp hợp.

Đáp án: B

Giải thích: San hô là động vật ăn thịt, có các tế bào gai

Câu 8: Đặc điểm nào dưới đây là của san hô?

A. Cơ thể hình dù.

B. Luôn sống đơn độc.

C. Sinh sản vô tính bằng tiếp hợp.

D. Là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

Đáp án: D

Giải thích:

- San hô sống bám; cơ thể hình trụ; sinh sản bằng hình thức mọc chồi; khi sinh sản mọc chồi, cơ thể con không tách rời ra mà dính vào cơ thể mẹ tạo nên tập đoàn san hô.

- San hô là động vật ăn thịt, có các tế bào gai.

Câu 9: Cơ thể sứa có dạng nào?

A. Đối xứng tỏa tròn

B. Đối xứng hai bên

C. Dẹt 2 đầu

D. Không có hình dạng cố định

Đáp án: A

Giải thích: Cơ thể sứa hình dù, có đối xứng tỏa tròn.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không có ở hải quỳ?

A. Kiểu ruột hình túi.

B. Cơ thể đối xứng toả tròn.

C. Sống thành tập đoàn.

D. Thích nghi với lối sống bám.

Đáp án: C

Giải thích: Hải quỳ thường tồn tại đơn độc, không sống thành tập đoàn.

Câu 11: Tầng keo dày của sứa có ý nghĩa gì?

A. Giúp cho sứa dễ nổi trong môi trường nước.

B. Làm cho sứa dễ chìm xuống đáy biển.

C. Giúp sứa trốn tránh kẻ thù.

D. Giúp sứa dễ bắt mồi.

Đáp án: A

Giải thích: Tầng keo lỏng dày giúp sứa dễ dàng nổi lên trong môi trường nước biển.

Câu 12: Sứa tự vệ nhờ?

A. Di chuyển bằng cách co bóp dù

B. Thân sứa có hình bán cầu, trong suốt

C. Xúc tu có nọc để làm tê liệt con mồi

D. Không có khả năng tự vệ.

Đáp án: C

Giải thích: Sứa sử dụng nọc độc như một cách để tự vệ. Đối với một số loài sứa, nọc độc của chúng mạnh đến nỗi có thể khiến một người tử vong sau khoảng vài phút bị chích.

Câu 13: Đâu là điểm khác nhau giữa hải quỳ và san hô?

A. Hải quỳ có lối sống dị dưỡng còn san hô thì không.

B. Hải quỳ có cơ thể đối xứng toả tròn còn san hô thì đối xứng hai bên.

C. Hải quỳ có đời sống đơn độc còn san hô sống thành tập đoàn.

D. San hô có màu sắc rực rỡ còn hải quỳ có cơ thể trong suốt.

Đáp án: C

Giải thích: San hô con thường nảy chồi và dính liền luôn trên cơ thể mẹ tạp thành tập đoàn san hô còn hải quỳ thì thường sống đơn độc.

Câu 14: Sinh sản kiểu này chồi ở san hô khác thuỷ tức ở điểm nào?

A. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi còn non; thuỷ tức nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành.

B. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ; thuỷ tức nảy chồi, khi chồi trưởng thành sẽ tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

C. San hô nảy chồi, cơ thể con tách khỏi bố mẹ khi trưởng thành ; thuỷ tức khi chồi trưởng thành vẫn không tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

D. San hô nảy chồi, cơ thể con không tách khỏi bố mẹ ; thuỷ tức khi chồi chưa trưởng thành đã tách khỏi cơ thể mẹ sống độc lập.

Đáp án: B

Giải thích: San hô con nảy chồi trên cơ thể mẹ sẽ không tách ra mà dính với cơ thể mẹ tạo thành tập đoàn san hô còn thủy tức khi nảy chồi sẽ tách khỏi cơ thể mẹ khi trưởng thành.

Câu 15: Loài nào sống cộng sinh với tôm ở nhờ giúp di chuyển?

A. San hô

B. Hải quỳ

C. Thủy tức

D. Sứa

Đáp án: B

Giải thích: Hải quỳ cộng sinh với tôm ở nhờ giúp tôm ở nhờ xua đuổi kẻ thù còn tôm ở nhờ giúp chúng di chuyển.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Sán lá gan có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Giun đũa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn có đáp án

1 701 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: