Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 7 có đáp án - Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 7.

1 1,250 28/02/2022
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Bài giảng Sinh học 7 Bài 7: Đặc điểm chung và vai trò thực tiễn của động vật nguyên sinh

Câu 1: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường có đặc điểm nào?

A. Cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển.

B. Dinh dưỡng theo kiểu dị dưỡng.

C. Sinh sản vô tính với tốc độ nhanh.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Động vật nguyên sinh sống kí sinh thường không di chuyển nên cơ quan di chuyển thường tiêu giảm hoặc kém phát triển. Vì kí sinh nên sống theo hình thức dị dưỡng. Và cần phải duy trì số lượng đời sau nên có thể sinh sản vô tính với tốc độ nhanh chóng.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là đúng?

A. Cơ thể có cấu tạo đơn bào.

B. Chỉ sống kí sinh trong cơ thể người.

C. Hình dạng luôn biến đổi.

D. Không có khả năng sinh sản.

Đáp án: A

Giải thích: Động vật nguyên sinh là các loài động vật có cơ thể được cấu tạo từ một tế bào (cơ thể đơn bào).

Câu 3: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống tự do?

A. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi

B. Trùng roi, trùng kiết lị, trùng giày

C. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng kiết lị

D. Trùng giày, trùng sốt rét, trùng kiết lị

Đáp án: A

Giải thích: Động vật nguyên sinh có loài sống tự do trong môi trường như trùng roi, trùng roi, trùng biến hình.

Câu 4: Động vật đơn bào nào dưới đây có lớp vỏ bằng đá vôi?

A. Trùng biến hình.

B. Trùng lỗ.

C. Trùng kiết lị.

D. Trùng sốt rét.

Đáp án: B

Giải thích: Trùng lỗ là loài động vật nguyên sinh sống ở biển có lớp vỏ dá vôi bao bọc.

Câu 5: Nhóm động vật nguyên sinh nào sau đây sống kí sinh

A. Trùng giày, trùng sốt rét

B. Trùng roi, trùng kiết lị

C. Trùng biến hình, trùng giày

D. Trùng kiết lị, trùng sốt rét

Đáp án: D

Giải thích: Động vật có loài sống tự do trong môi trường, nhưng có những loài sống kí sinh trong cơ thể động vật và con người như trùng kiết lị, trùng sốt rét.

Câu 6: Đặc điểm nào dưới đây không phổ biến ở các loài động vật nguyên sinh?

A. Kích thước hiển vi.

B. Di chuyển bằng chân giả, lông hoặc roi bơi.

C. Sinh sản hữu tính.

D. Cơ thể có cấu tạo từ một tế bào.

Đáp án: C

Giải thích: Đa số các loài động vật nguyên sinh đều sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể, trừ một số loài sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp (trùng giày).

Câu 7: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những động vật nguyên sinh có chân giả?

A. Trùng biến hình, trùng sốt rét, trùng lỗ.

B. Trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng lỗ.

C. Trùng kiết lị, trùng roi xanh, trùng biến hình.

D. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng sốt rét.

Đáp án: B

Giải thích: Trùng biến hình, trùng kiết lị, trùng lỗ là các loài động vật có chân giả

Câu 8: Động vật nguyên sinh nào không có cơ quan di chuyển?

A. Trùng roi

B. Trùng sốt rét

C. Trùng giày

D. Trùng biến hình

Đáp án: B

Giải thích: Trùng sốt rét thích nghi với đời sống kí sinh trong máu người, nên chúng không có cơ quan di chuyển.

Câu 9: Động vật đơn bào nào dưới đây sống tự do ngoài thiên nhiên?

A. Trùng sốt rét.

B. Trùng kiết lị.

C. Trùng biến hình.

D. Trùng bệnh ngủ.

Đáp án: C

Giải thích: Trùng sốt rét, trùng kiết lị, trùng bệnh ngủ là các loài sống kí sinh, chỉ có trùng biến hình là sống tự do.

Câu 10: Nhóm nào sau đây gồm toàn những động vật đơn bào gây hại?

A. Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, trùng kiết lị.

B. Trùng giày, trùng kiết lị, trùng lỗ.

C. Trùng giày, trùng biến hình, trùng roi xanh.

D. Trùng sốt rét, trùng roi xanh, trùng bệnh ngủ.  

Đáp án: A

Giải thích: Trùng bệnh ngủ, trùng sốt rét, trùng kiết lị là các loài nguyên sinh vật kí sinh gây hại.

Câu 11: Động vật nguyên sinh có vai trò nào dưới đây?

A. Thức ăn cho các động vật lớn.

B. Chỉ thị độ sạch của môi trường nước.

C. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo vỏ Trái Đất.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án: D

Câu 12: Phát biểu nào dưới đây không đúng về trùng lỗ?

A. Sống phổ biến ở biển.

B. Có vỏ bằng đá vôi.

C. Bắt mồi bằng lông bơi.

D. Có ý nghĩa về địa chất.

Đáp án: C

Giải thích: Trùng lỗ bắt mồi bằng chân giả.

Câu 13: Phát biểu nào sau đây về động vật nguyên sinh là sai?

A. Không có khả năng sinh sản vô tính.

B. Kích thước hiển vi.

C. Cấu tạo đơn bào.

D. Sống trong nước, đất ẩm hoặc trong cơ thể sinh vật.

Đáp án:

Giải thích: Các loài động vật nguyên sinh chủ yếu sinh sản vô tính bằng cách phân đôi cơ thể, chỉ có một số loài có khả năng sinh sản hữu tính bằng cách tiếp hợp.

Câu 14: Hóa thạch của loài nào là chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa?

A. Trùng roi

B. Trùng biến hình

C. Trùng giày

D. Trùng lỗ

Đáp án: D

Giải thích: Trùng lỗ (có kích thước 0,1 – 1 mm) là nhóm Động vật nguyên sinh sinh sống phổ biến ở biển. Khi chết vỏ trùng lỗ lắng xuống đáy biển, góp phần tạo nên vỏ Trái Đất. Hóa thạch của chúng là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa.

Câu 15: Động vật nguyên sinh có tác hại như thế nào?

A. Là thức ăn cho động vật khác

B. Chỉ thị môi trường

C. Kí sinh gây bệnh

D. Chỉ thị địa tầng, góp phần cấu tạo nên vỏ Trái Đất

Đáp án: C

Giải thích: Một số không nhỏ động vật nguyên sinh sống kí sinh gây ra nhiều bệnh nguy hiểm cho động vật và người.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 8: Thủy tức có đáp án

Trắc nghiệm Bài 9: Đa dạng của ngành ruột khoang có đáp án

Trắc nghiệm Bài 10: Đặc điểm chung và vai trò của ngành ruột khoang có đáp án

Trắc nghiệm Bài 11: Sán lá gan có đáp án

Trắc nghiệm Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành giun dẹp có đáp án

1 1,250 28/02/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: