Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 22 có đáp án - Tôm sông

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 22: Tôm sông có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 22.

1 802 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông

Bài giảng Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông

Câu 1: Tại sao lại gọi là ngành chân khớp?

A. Chân có các khớp

B. Cơ thể phân đốt

C. Các phần phụ phân đốt khớp động với nhau

D. Cơ thể có các khoang chính thức

Đáp án: C

Giải thích: Gọi là động vật chân khớp là do chúng có các phần phụ phân đốt khớp động với nhau.

Câu 2: Động vật nào sau đây KHÔNG thuộc Lớp giáp xác?

A. Tôm sông

B. Nhện

C. Cua

D. Rận nước

Đáp án: B

Giải thích: Phần lớn Giáp xác sống ở nước ngọt, nước mặn. Các đại diện thường gặp là: tôm, cua, cáy, rận nước, mọt ẩm…

Câu 3: Ngành nào dưới đây có số loài lớn nhất?

A. Ngành thân mềm

B. Ngành động vật nguyên sinh

C. Ngành chân khớp

D. Các ngành giun

Đáp án: C

Giải thích: Chân khớp là một ngành có số loài lớn, chiếm tới hai phần ba số loài động vật đã biết.

Câu 4: Cơ quan hô hấp của tôm sông là?

A. Phổi

B. Da

C. Mang

D. Da và phổi

Đáp án: C

Giải thích: Tôm sông sống môi trường nước, hô hấp bằng mang.

Câu 5: Cơ thể tôm có mấy phần?

A. Có 2 phần: phần đầu – ngực và phần bụng

B. Có 3 phần: phần đầu, phần ngực và phần bụng

C. Có 2 phần là thân và các chi

D. Có 3 phần là phần đầu, phần bụng và các chi

Đáp án: A

Giải thích: Cơ thể tôm có 2 phần: phần đầu và ngực gắn liền (dưới giáp đầu – ngực) và phần bụng.

Câu 6: Ở tôm sông, bộ phận nào có chức năng bắt mồi và bò?

A. Chân bụng.

B. Chân hàm.

C. Chân ngực.

D. Râu.

Đáp án: C

Giải thích: Chân ngực ở tôm giúp chúng bắt mồi và di chuyển (bò).

Câu 7: Các chân bơi (chân bụng) ở tôm có chức năng gì?

A. Bơi                            

B. Ôm trứng                   

C. Giữ thăng bằng

D. Tất cả các chức năng trên

Đáp án: D

Giải thích: Các chân bơi (chân bụng) giúp tôm bơi, giữ thăng bằng trong nước và giúp tôm ôm trứng trong quá trình sinh sản.

Câu 8: Tôm có thể định hướng và phát hiện mồi là nhờ bộ phận nào?

A. 2 đôi mắt và các chân bụng 

B. Các chân hàm và chân ngực 

C. 2 đôi râu và tấm lái

D. 2 đôi mắt và 2 đôi râu

Đáp án: D

Giải thích: 2 đôi mắt và 2 đôi râu giúp tôm có thể định hướng và phát hiện mồi từ khoảng cách rất xa.

Câu 9: Điền từ/cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Tôm dùng đôi càng để bắt mồi, các …(1)… nghiền nát thức ăn, thức ăn qua miệng và hầu, sau đó được tiêu hóa ở …(2)… nhờ enzim từ …(3)… tiết vào và được hấp thụ ở …(4)….

A. (1): chân hàm; (2): ruột; (3): tụy; (4): ruột tịt

B. (1): chân hàm; (2): dạ dày; (3): gan; (4): ruột

C. (1): chân ngực; (2): dạ dày; (3): tụy; (4): ruột

D. (1): chân ngực; (2): ruột; (3): gan; (4): ruột tịt

Đáp án: B

Giải thích: Tôm dùng đôi càng để bắt mồi, các chân hàm nghiền nát thức ăn, thức ăn qua miệng và hầu, sau đó được tiêu hóa ở dạ dày nhờ enzim từ gan tiết vào và được hấp thụ ở ruột.

Câu 10: Tôm đực có kích thước như thế nào so với tôm cái?

A. Nhỏ hơn 

B. Lớn hơn

C. Bằng

D. Lớn gấp đôi

Đáp án: A

Giải thích: Tôm phân tính: Đực cái phân biệt rõ. Tôm cái có kích thước lớn hơn con đực, còn con đực có đôi kìm to và dài.

Câu 11: Tấm lái ở tôm sông có chức năng gì?

A. Bắt mồi và bò.

B. Lái và giúp tôm bơi giật lùi.

C. Giữ và xử lí mồi.

D. Định hướng và phát hiện mồi.

Đáp án: B

Giải thích: Tấm tái của tôm có vai trò như bánh lái giúp tôm chuyển hướng và bơi giật lùi.

Câu 12: Tập tính ôm trứng của tôm mẹ có ý nghĩa như thế nào?

A. Giúp trứng tận dụng ôxi từ cơ thể mẹ.

B. Bảo vệ trứng khỏi kẻ thù.

C. Giúp phát tán trứng đi nhiều nơi.

D. Giúp trứng nhanh nở.

Đáp án: B

Giải thích: Tập tính ôm trứng ở tôm mẹ giúp bảo vệ trứng khỏi kẻ thù, đảm bảo số lượng trứng nở.

Câu 13: Các sắc tố trên vỏ tôm sông có ý nghĩa như thế nào?

A. Tạo ra màu sắc rực rỡ giúp tôm đe dọa kẻ thù.

B. Thu hút con mồi lại gần tôm.

C. Là tín hiệu nhận biết đực cái của tôm.

D. Giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

Đáp án: D

Giải thích: Các sắc tố trên vỏ tôm sông làm tôm có màu sắc của môi trường giúp tôm ngụy trang để lẩn tránh kẻ thù.

Câu 14: Tại sao trong quá trình lớn lên, ấu trùng tôm phải lột xác nhiều lần?

A. Vì lớp vỏ mất dần canxi, không còn khả năng bảo vệ.

B. Vì chất kitin được tôm tiết ra phía ngoài liên tục.

C. Vì lớp vỏ cứng rắn cản trở sự lớn lên của tôm.

D. Vì sắc tố vỏ ở tôm bị phai, nếu không lột xác thì tôm sẽ mất khả năng nguỵ trang.

Đáp án: C

Giải thích: Lớp vỏ tôm có cấu tạo chủ yếu từ chitin và canxi nên vỏ tôm rất cứng cáp. Vì tính chất này nên mỗi khi cơ thể đạt tới một kích thước nhất định thì lớp vỏ tôm sẽ trở nên chật chội. Vậy nên tôm cần lột vỏ để tăng kích thước cơ thể.

Câu 15: Phát biểu nào sau đây về tôm sông là sai?

A. Là động vật lưỡng tính.

B. Phần đầu và phần ngực gắn liền nhau.

C. Phát triển qua giai đoạn ấu trùng.

D. Vỏ được cấu tạo bằng kitin, có ngấm thêm canxi.

Đáp án: A

Giải thích: Tôm sông là loài động vật phân tính.

Câu 16: Tôm di chuyển bằng cách nào?

A. Bò

B. Bơi giật lùi

C. Dùng lông bơi

D. Cả A và B đúng

Đáp án: D

Giải thích: Tôm có thể di chuyển theo 2 cách. Tôm dùng các chân ngực bò trên đáy bùn cát. Tôm còn có thể bơi giật lùi

Câu 17: Tuyến bài tiết của tôm sông nằm ở đâu?

A. Gốc của đôi càng.

B. Đỉnh của tấm lái.

C. Gốc của đôi râu thứ hai.

D. Đỉnh của đôi râu thứ nhất.

Đáp án: C

Giải thích: Tuyến bài tiết của tôm nằm ở gốc đôi râu thứ hai.

Câu 18: Chân hàm ở tôm sông có chức năng gì?

A. Bắt mồi và bò.

B. Giữ và xử lý mồi.

C. Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng.

D. Lái và giúp tôm giữ thăng bằng.

Đáp án: B

Giải thích: Chân hàm của tôm sẽ giúp chúng giữ và xử lý con mồi.

Câu 19: Vỏ tôm được cấu tạo bởi chất nào?

A. Kitin.

B. Cenllulose.

C. Keratin.

D. Collagen.

Đáp án:

Giải thích: Vỏ tôm được cấu tạo bởi kitin ngấm thêm canxi nên chúng rất cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và là chỗ bám cho hệ cơ phát triển.

Câu 20: Cơ quan nào làm nhiệm vụ che chở bảo vệ cơ thể tôm?

A. Râu

B. Vỏ cơ thể

C. Đuôi

D. Các đôi chân

Đáp án: B

Giải thích: Vỏ cơ thể tôm cấu tạo bằng kitin. Nhờ ngấm thêm canxi nên vỏ tôm cứng cáp, làm nhiệm vụ che chở và chỗ bám cho hệ cơ phát triển, có tác dụng như bộ xương (còn gọi là bộ xương ngoài)

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Châu chấu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp có đáp án

1 802 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: