Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 38 có đáp án - Thằn lằn bóng đuôi dài

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 38.

1 2578 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Bài giảng Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài

Câu 1: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Ưa sống nơi ẩm ướt.

B. Hoạt động chủ yếu vào ban ngày, con mồi chủ yếu là sâu bọ.

C. Là động vật hằng nhiệt.

D. Thường ngủ hè trong các hang đất ẩm ướt.

Đáp án: B

Giải thích:

Thằn lằn ưa sống ở những nơi khô ráo và thích phơi nắng; Có tập tính bò sát thân và đuôi vào đất; Bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ; Thở bằng phổi; Trú đông trong các hang đất khô; Là động vật biến nhiệt.

Câu 2: Thời gian kiếm mồi của thằn lằn bóng vào lúc nào?

A. Bắt mồi về ban đêm

B. Bắt mồi về ban ngày

C. Bắt mồi cả ban ngày và ban đêm

D. Bắt mồi bất kì lúc nào

Đáp án: B

Giải thích:

Thằn lằn bắt mồi về ban ngày, chủ yếu là sâu bọ

Câu 3: Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở đâu?

A. Gần hô nước.

B. Đầm nước lớn.

C. Hang đất khô.

D. Khu vực đất ẩm, mềm, xốp.

Đáp án: C

Giải thích:

Thằn lằn bóng đuôi dài thường trú đông ở hang đất khô.

Câu 4: Đặc điểm nào dưới đây đúng khi nói về sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Thụ tinh trong, đẻ con.

B. Thụ tinh trong, đẻ trứng.

C. Con đực không có cơ quan giao phối chính thức.

D. Cả A, B, C đều không đúng.

Đáp án: B

Giải thích:

Thằn lằn đực có 2 cơ quan giao phối. Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong). Thằn lằn cái đẻ trứng (5 – 10 quả) vào các hốc đất khô ráo. Trứng có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

Câu 5: Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở đâu?

A. Trong cát.

B. Trong nước.

C. Trong buồng trứng của con cái.

D. Trong ống dẫn trứng của con cái.

Đáp án: D

Giải thích:

Trứng của thằn lằn bóng đuôi dài được thụ tinh ở trong ống dẫn trứng của con cái.

Câu 6: Trứng của thằn lằn có đặc điểm gì?

A. Vỏ dai và nhiều noãn hoàng 

B. Vỏ dai và ít noãn hoàng

C. Vỏ mềm và ít noãn hoàng

D. Vỏ mềm và nhiều noãn hoàng

Đáp án: A

Giải thích:

Trứng thằn lằn có vỏ dai và nhiều noãn hoàng.

Câu 7: Cơ quan hô hấp của thằn lằn là?

A. Mang

B. Da

C. Phổi 

D. Da và phổi

Đáp án: C

Giải thích:

Thằn lằn hô hấp hoàn toàn bằng phổi, khác với ếch hô hấp cả bằng da và phổi.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây về thằn lằn bóng đuôi dài là đúng?

A. Vành tai lớn.

B. Không có đuôi.

C. Da khô, có vảy sừng bao bọc.

D. Không có mi mắt thứ ba.     

Đáp án: C

Giải thích:

Thằn lằn có da khô, có vảy sừng bao bọc: ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể.

Câu 9: Yếu tố nào dưới đây giúp thằn lằn bóng đuôi dài bảo vệ mắt, giữ nước mắt để màng mắt không bị khô?

A. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

B. Da chúng luôn ẩm ướt nên mắt không bao giờ khô.

C. Có vảy sừng bảo vệ mắt.

D. Mắt luôn tiếp xúc với môi trường nước.

Đáp án: A

Giải thích:

Mắt thằn lằn có mi cử động: bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô.

Câu 10: Đặc điểm nào dưới đây không có thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Vảy sừng xếp lớp.

B. Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở hai bên đầu.

C. Bàn chân gồm có 4 ngón, không có vuốt.

D. Mắt có mi cử động, có nước mắt.

Đáp án: C

Giải thích:

Thằn lằn có 4 chi ngắn, yếu với năm ngón chân có vuốt: động lực chính của sự di chuyển.

Câu 11: Cấu tạo ngoài của Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.

A. Da khô có vảy sừng bao bọc. 

B. Da trần có lớp sáp bảo vệ.

C. Da khô và trơn.

D. Da trần ẩm ướt.

Đáp án: A

Giải thích:

Cấu tạo da khô có vảy sừng bao bọc của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với đời sống trên cạn.

Câu 12: Thằn lằn bóng đuôi dài di chuyển như thế nào?

A. Di chuyển theo kiểu nhảy cóc.

B. Di chuyển theo kiểu vừa nhảy vừa bò.

C. Di chuyển theo kiểu thân và đuôi tỳ vào đất cử động uốn thân phối hợp các chi tiến lên phia trước

D. Di chuyển theo kiểu trườn trên đất

Đáp án: C

Giải thích:

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn tì sát vào đất, uốn mình liên tục với sự hỗ trợ của chi trước và sau có vuốt con vật tiến lên lên phía trước

Câu 13: Yếu tố nào dưới đây tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài?

A. Sự hỗ trợ của đuôi.

B. Sự chuyển động của thân. 

C. Sự vận động phối hợp của tứ chi.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích:

Yếu tố tham gia vào sự vận động của thằn lằn bóng đuôi dài là: sự vận động của các vuốt sắc ở chân; sự co, duỗi của thân; sự vận động phối hợp của tứ chi.

Câu 14: Trong các động vật sau, động vật nào phát triển không qua biến thái?

A. Ong mật.

B. Ếch đồng.

C. Thằn lằn bóng đuôi dài.

D. Bướm cải.

Đáp án: C

Giải thích:

Thằn lằn mới nở đã biết đi tìm mồi. Phát triển không qua biến thái.

Câu 15: Đặc điểm thân nhiệt của thằn lằn bóng đuôi dài là?

A. Động vật biến nhiệt

B. Động vật hằng nhiệt

C. Động vật đẳng nhiệt

D. Không có nhiệt độ cơ thể

Đáp án: A

Giải thích:

Thằn lằn bóng đuôi dài vẫn là động vật biến nhiệt

Câu 16: Thằn lằn cái đẻ bao nhiêu trứng

A. 1 trứng

B. 2 trứng

C. 5 – 10 trứng

D. 15 – 20 trứng

Đáp án: C

Giải thích:

Thằn lằn cái đẻ từ 5 – 10 trứng vào các hốc đất khô ráo.

Câu 17: Đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài là?

A. Thụ tinh ngoài

B. Thụ tinh trong

C. Phân chia cơ thể

D. Kí sinh qua nhiều vật chủ

Đáp án: B

Giải thích:

Trứng được thụ tinh trong ống dẫn trứng của thằn lằn cái (thụ tinh trong)

Câu 18: Các đặc điểm chứng tỏ sinh sản ở thằn lằn tiến bộ hơn ếch đồng?

A. Thụ tinh trong

B. Trứng có vỏ dai

C. Phát triển trực tiếp không trải qua biến thái

D. Tất cả các đặc điểm trên

Đáp án: D

Giải thích:

Sinh sản ở thằn lằn tiến bộ hơn ếch đồng:

- Thằn lằn thụ tinh trong chứ không thụ tinh ngoài như ếch đồng

- Trứng có vỏ dai, khác với vỏ đá vôi ở ếch đồng

- Phát triển trực tiếp chứ không trải qua biến thái như ếch đồng

Câu 19: Các đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn

A. Da khô có vảy sừng, đuôi và thân dài, chân ngắn, yếu, có vuốt sắc

B. Cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ

C. Màng nhĩ nằm trong hốc tai

D. Tất cả các đặc điểm trên

Đáp án: D

Giải thích:

Thằn lằn bóng đuôi dài có cấu tạo thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn. Da khô có vảy sừng; cổ dài, mắt có mi cử động và tuyến lệ; màng nhĩ nằm trong hốc tai. Đuôi và thân dài; chân ngắn, yếu, có vuốt sắc.

Câu 20: Thằn lằn di chuyển bằng cách nào?

A. Thân và đuôi cử động liên tục

B. Thân và đuôi tỳ vào đất

C. Thân và đuôi tỳ vào đất, thân và đuôi cử động liên tục, chi trước và chi sau tác động vào đất

D. Chi trước và chi sau tác động vào đất

Đáp án: C

Giải thích:

Khi di chuyển thân và đuôi thằn lằn uốn mình liên tục. Sự co, duỗi của thân và đuôi với sự hỗ trợ của chi trước, chi sau (cả hai còn ngắn, yếu) và vuốt sắc của chúng tác động vào đất làm con vật tiến lên phía trước.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 41: Chim bồ câu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim có đáp án

Trắc nghiệm Bài 46: Thỏ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi có đáp án

Trắc nghiệm Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi có đáp án

1 2578 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: