Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 14: có đáp án - Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Bộ 19 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 14.

1 630 01/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Bài giảng Sinh học 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Câu 1: Loài nào sau đây không thuộc ngành giun tròn?

A. Giun đũa

B. Giun kim

C. Giun rễ lúa

D. Sán dây

Đáp án: D

Giải thích: Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, … là những đại diện thuộc ngành Giun tròn

Câu 2: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

A. Đi chân đất.

B. Ngoáy mũi.

C. Cắn móng tay và mút ngón tay.

D. Xoắn và giật tóc.

Đáp án: C

Giải thích: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen cắn móng tay và mút ngón tay ở trẻ em.

Câu 3: Giun kim sống kí sinh ở bộ phận nào trong cơ thể người?

A. Ruột

B. Cơ bắp

C. Gan, mật

D. Mạch máu

Đáp án: A

Giải thích: Giun kim kí sinh ở ruột già người, nhất là ở trẻ em.

Câu 4: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là?

A. Giúp thẩm thấu chất dinh dưỡng.

B. Tạo ra vỏ ngoài trơn nhẵn.

C. Tăng khả năng trao đổi khí.

D. Bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá.

Đáp án: D

Giải thích: Vai trò của lớp cuticun đối với giun tròn là bảo vệ giun tròn khỏi sự tiêu huỷ của các dịch tiêu hoá, phù hợp với điều kiện sống ký sinh.

Câu 5: Giun tròn có khoảng bao nhiêu loài?

A. 300 loài

B. 3000 loài

C. 30000 loài 

D. 300000 loài

Đáp án: C

Giải thích: Giun tròn có khoảng 30000 loài kí sinh ở động vật, thực vật và cả ở người.

Câu 6: Giun rễ lúa kí sinh ở đâu?

A. Ruột già

B. Tá tràng 

C. Rễ lúa

D. Gan, mật

Đáp án: C

Giải thích: Giun rễ lúa kí sinh ở rễ lúa gây thối rễ, lá úa vàng rồi cây chết.

Câu 7: Vì sao tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao?

A. Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán.

B. Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun.

C. Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Tỉ lệ mắc giun đũa ở nước ta còn ở mức cao vì: Nhà tiêu, hố xí… chưa hợp vệ sinh, tạo điều kiện cho trứng giun phát tán; Điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa khiến ruồi, muỗi phát triển làm phát tán bệnh giun; Ý thức vệ sinh cộng đồng còn thấp (ăn rau sống, tưới rau bằng phân tươi…).

Câu 8: Đặc điểm của giun tròn khác với giun dẹp là?

A. Cơ thể đa bào

B. Sống kí sinh 

C. Ấu trùng phát triển qua nhiều vật trung gian

D. Có hậu môn

Đáp án: D

Giải thích: Giun tròn có hệ tiêu hóa phát triển hơn giun dẹp. Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn

Câu 9: Giun móc câu xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?

A. Da

B. Máu 

C. Đường tiêu hóa         

D. Đường hô hấp

Đáp án: A

Giải thích: Ấu trùng giun móc câu xâm nhập qua da bàn chân, khi người đi chân đất ở vùng có giun móc câu.

Câu 10: Tác hại của giun móc câu đối với cơ thể người là gì?

A. Hút máu, bám vào niêm mạc tá tràng

B. Làm người bệnh xanh xao, vàng vọt 

C. Gây ngứa ở hậu môn

D. Cả A và B

Đáp án: D

Giải thích: Giun móc câu kí sinh ở tá tràng làm người bệnh xanh xao, vàng vọt.

Câu 11: Giun kim đẻ trứng ở đâu?

A. Ruột

B. Máu

C. Hậu môn

D. Môi trường ngoài cơ thể

Đáp án: C

Giải thích: Vào ban đêm, giun kim cái mang trứng di chuyển đến vùng quanh hậu môn để đẻ trứng.

Câu 12: Tập hợp nào sau đây gồm các đại diện của ngành Giun tròn?

A. Đỉa, giun đất.

B. Giun đỏ, vắt.

C. Giun kim, giun đũa.

D. Lươn, sá sùng.

Đáp án: C

Giải thích:

- Đỉa, vắt, sá sùng thuộc ngành giun đốt.

- Lươn thuộc lớp cá.

Câu 13: Giun tròn chủ yếu sống ở đâu?

A. Tự do

B. Sống bám

C. Tự dưỡng như thực vật

D. Kí sinh

Đáp án: D

Giải thích: Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do

Câu 14: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?

1. Uống thuốc tẩy giun định kì.

2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.

3. Không dùng phân tươi bón ruộng

4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.

5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Số ý đúng là

A. 5 

B. 4

C. 3

D. 2

Đáp án: A

Giải thích:

Biện pháp phòng tránh bệnh giun:

- Giữ gìn vệ sinh cá nhân: rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh

- Giữ gìn vệ ainh môi trường: tiêu diệt ruồi nhặng, không vứt rác bừa bãi

- Đi giày, ủng khi tiếp xúc ở nơi đất bẩn

- Kiểm nghiệm thực phẩm và cấm buôn bán các loại thịt trâu, bò, lợn…bị nhiễm bệnh

- Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay

- Tẩy giun 2 lần/năm

Câu 15: Đặc điểm chung của ngành giun tròn là?

A. Cơ thể hình trụ, có vỏ cuticun bao bọc

B. Khoang cơ thể chưa chính thức

C. Cơ quan tiêu hóa dạng ống

D. Tất cả đáp án trên đúng

Đáp án: D

Giải thích:

Giun đũa, giun kim, giun móc câu, giun rễ lúa, … thuộc ngành Giun tròn, có các đặc điểm chung như:

- Cơ thể hình trụ thường thuôn hai đầu

- Có khoang cơ thể chưa chính thức

- Cơ quan tiêu hóa bắt đầu từ miệng và kết thúc ở hậu môn

- Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.

Câu 16: Giun kim xâm nhập vào cơ thể người qua con đường nào?

A. Đường tiêu hóa

B. Đường hô hấp

C. Qua da

D. Qua máu

Đáp án: A

Giải thích: Giun kim qua đường tiêu hóa vào cơ thể người. Trứng giun qua tay và thức ăn truyền vào miệng.

Câu 17: Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác.

B. Tiết diện ngang cơ thể.

C. Đời sống.

D. Con đường lây nhiễm.

Đáp án: B

Giải thích: Điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa là sán lá gan có tiết diện cơ thể ngang còn giun đũa có tiết diện cơ thể tròn.

Câu 18: Loài giun nào gây ra bệnh chân voi ở người?

A. Giun móc câu. 

B. Giun chỉ.

C. Giun đũa.

D. Giun kim.

Đáp án: B

Giải thích: Giun chỉ là nguyên nhân gây ra bệnh chân voi ở người.

Câu 19: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?

A. Phần lớn sống kí sinh.

B. Ruột phân nhánh. 

C. Tiết diên ngang cơ thể tròn.

D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức.

Đáp án: B

Giải thích: Ruột phân nhánh là đặc điểm của các loài thuộc ngành giun dẹp.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 15: Giun đất có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt có đáp án

Trắc nghiệm Bài 18: Trai sông có đáp án

Trắc nghiệm Bài 19: Một số Thân mềm khác có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm có đáp án

1 630 01/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: