Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11 có đáp án - Sán lá gan

Bộ 15 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 11: Sán lá gan có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11.

1 470 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan

Bài giảng Sinh học 7 Bài 11: Sán lá gan

Câu 1. Hình dạng của sán lông là?

A. Hình trụ tròn.

C. Hình lá.

B. Hình sợi dài.

C. Hình lá. 

D. Hình dù.

Đáp án: C

Giải thích: Sán lông có cơ thể mỏng, dẹp, hình lá và đối xứng hai bên.

Câu 2. Đặc điểm nào sau đây có ở vòng đời của sán lá gan?

A. Thay đổi nhiều vật chủ và qua nhiều giai đoạn ấu trùng.

B. Trứng, ấu trùng và kén có hình dạng giống nhau.

C. Sán trưởng thành sẽ kết bào xác vào mùa đông.

D. Ấu trùng sán có tỉ lệ trở thành sán trưởng thành cao.

Đáp án: A

Giải thích:

- B sai vì trứng, ấu trùng và kén của sán lá gan có hình dạng khác nhau.

- C sai vì sán lá gan không có khả năng kết bào xác.

- D sai vì tỉ lệ ấu trùng sán lá gan trở thành con trưởng thành thấp nên chúng cần phải đẻ nhiều để duy trì số lượng cá thể.

Câu 3. Sán lá gan có bao nhiêu giác bám để bám để bám chắc vào nội tạng vật chủ?

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đáp án: B

Giải thích: Sán lá gan có hai giác bám khỏe để bám chắc chắn vào cơ thể vật chủ.

Câu 4. Sán lông và sán lá gan giống nhau ở điểm nào sau đây?

A. Phương thức di chuyển.

B. Lối sống.

C. Hình dạng cơ thể.

D. Mức độ phát triển thị giác.

Đáp án: C

Giải thích: Sán lông và sán lá gan giống nhau ở chỗ cơ thể chúng đều mỏng, dẹp và đối xứng hai bên.

Câu 5. Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lông?

A. Có lông bơi.

B. Có giác bám.

C. Mắt tiêu giảm.

D. Sống kí sinh.

Đáp án: A

Giải thích: Sán lông sống tự do bên ngoài môi trường nên cơ thể có lông bơi để hỗ trợ di chuyển.

Câu 6. Đặc điểm nào dưới đây có ở sán lá gan?

A. Miệng nằm ở mặt bụng.

B. Mắt và lông bơi tiêu giảm.

C. Cơ dọc, cơ vòng và cơ lưng bụng kém phát triển.

D. Có cơ quan sinh dục đơn tính.

Đáp án: B

Giải thích: Sán lá gan sống kí sinh nên mắt và lông bơi trở nên không cần thiết và bị tiêu giảm.

Câu 7.  Nơi kí sinh của sán lá gan ở trâu, bò là?

A. Gan

B. Tim

C. Phổi

D. Ruột non

Đáp án: A

Giải thích: Sán lá gan thường sống kí sinh ở gan, mật trâu bò để hút tranh chất dinh dưỡng.

Câu 8. Sán lá gan có vai trò gì đối với trâu bò?

A. Giúp trâu, bò ăn khỏe hơn

B. Giúp trâu, bò lớn nhanh

C. Khiến trâu, bò gầy rạc và chậm lớn

D. Không ảnh hưởng

Đáp án: C

Giải thích: Sán lá gan kí sinh ở gan, mật trâu, bò và hút tranh chất dinh dưỡng nên khiến cho trâu, bò gầy rạc, chậm lớn.

Câu 9. Phát biểu nào sau đây về sán lá gan là đúng?

A. Thích nghi với lối sống bơi lội tự do.

B. Cơ thể đối xứng tỏa tròn.

C. Sán lá gan không có giác bám.

D. Sán lá gan có cơ quan sinh dục lưỡng tính.

Đáp án: D

Giải thích:

- A sai vì sán lá gan sống kí sinh

- B sai vì cơ thể sán lá gan đối xứng hai bên

- C sai vì sán lá gan có 2 giác bám rất khỏe

Câu 10. Vật chủ trung gian thường thấy của sán lá gan là gì?

A. Cá.

B. Ốc.

C. Trai.

D. Hến.

Đáp án: B

Giải thích: Ốc nhỏ nước ngọt ở nước ta là vật chủ kí sinh ưa thích của sán lá gan. Đập vỡ đỉnh của vỏ của một số loài ốc nước ngọt, lấy nôi tạng để soi dưới kính hiển vi luôn gặp ấu trùng của các loài sán lúc nhúc.

Câu 11: Sán lá gan thích nghi với phát tán nòi giống như thế nào?

A. Phát triển qua nhiều giai đoạn ấu trùng với nhiều vật chủ

B. Đẻ nhiều trứng

C. Hình thành kén sán để chờ vật chủ

D. Tất cả các đáp án trên đều đúng

Đáp án: D

Giải thích: Trong quá trình phá triển từ trứng thành con trưởng thành, sán lá gan phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ đến từ môi trường bên ngoài nên chúng đã thích nghi với việc phát tán nòi giống bằng cách: đẻ nhiều trứng, phát triển qua nhiều giai doạn ấu trùng với nhiều vật chủ và hình thành kén sán để chờ vật chủ.

Câu 12: Mỗi ngày, sán lá gan đẻ bao nhiêu trứng?

A. 1000 trứng 

B. 2000 trứng 

C. 3000 trứng

D. 4000 trứng

Đáp án: D

Giải thích: Trong quá trình phá triển từ trứng thành con trưởng thành, sán lá gan phải đối mặt với rất nhiều nguy cơ đến từ môi trường bên ngoài nên chúng phải đẻ một số lượng lớn trứng (4000 trứng/ngày) để đảm bảo duy trì và phát tán nòi giống.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 12: Một số giun dẹp khác và đặc điểm chung của ngành Giun dẹp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 13: Giun đũa có đáp án

Trắc nghiệm Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn có đáp án

Trắc nghiệm Bài 15: Giun đất có đáp án

Trắc nghiệm Bài 17: Một số giun đốt khác và đặc điểm chung của ngành Giun đốt có đáp án

1 470 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: