Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 27 có đáp án - Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 27.

1 539 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Bài giảng Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ

Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?

A. Vỏ cơ thể bằng pectin, vừa là bộ xương ngoài, vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.

B. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

C. Cơ thể chia làm ba phần rõ ràng: đầu, ngực và bụng.

D. Hô hấp bằng hệ thống ống khí.

Đáp án: A

Giải thích: Vỏ cơ thể của sâu bọ có thành phần cấu tạo chủ yếu là kitin, không phải pectin.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây về muỗi vằn là đúng?

A. Chỉ muỗi đực mới hút máu.

B. Muỗi đực và muỗi cái đều hút máu.

C. Chỉ muỗi cái mới hút máu.

D. Muỗi đực và muỗi cái đều không hút máu.

Đáp án: C

Giải thích: Muỗi vằn là động vật phân tính, muỗi đực muỗi cái phân biệt. Chỉ muỗi cái mới hút máu, muỗi đực hút nhựa cây.

Câu 3: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ là thiên địch trên đồng ruộng?

A. Bọ ngựa, kiến ba khoang, mối, ong mắt đỏ.

B. Bọ ngựa, ong xanh, ong mắt đỏ, nhện lùn.

C. Bọ rùa, kiến ba khoang, ruồi xám, ong xanh.

D. Nhện đỏ, ong mắt đỏ, rầy xanh, mọt vòi voi.

Đáp án: C

Giải thích: Nhóm gồm toàn những sâu bọ là thiên địch trên đồng ruộng gồm: Bọ rùa, kiến ba khoang, ruồi xám, ong xanh

Câu 4: Ấu trùng chuồn chuồn sống ở đâu?

A. Trong đất

B. Trên cây 

C. Kí sinh trong cơ thể động vật

D. Dưới nước

Đáp án: D

Giải thích: Chuồn chuồn là loài biến thái không hoàn toàn, có hai giai đoạn là ấu trùng chuồn chuồn sống dưới nước và khi trưởng thành thì bay trên trời.

Câu 5: Tại sao đàn châu chấu bay đến đâu thì gây ra mất mùa đến đó?

A. Châu chấu làm dập nát hoa màu.

B. Châu chấu ăn chồi và lá cây.

C. Châu chấu mang theo mầm bệnh gây hại cho hoa màu

D. Cả ba ý trên.

Đáp án: D

Giải thích: Đàn châu chấu bay đến đâu thì gây ra mất mùa đến đó vì: châu chấu làm dập nát hoa màu; chúng ăn chồi và lá cây. Ngoài ra châu chấu mang theo mầm bệnh gây hại cho hoa màu.

Câu 6: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước?

A. Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy.

B. Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.

C. Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi.

D. Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa.

Đáp án: B

Giải thích: Nhóm gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước là: bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy

Câu 7: Các phần cơ thể của sâu bọ là?

A. Đầu và ngực

B. Đầu, ngực và bụng

C. Đầu – ngực  và bụng

D. Đầu và bụng

Đáp án: B

Giải thích: Các phần cơ thể của sâu bọ là đầu, ngực và bụng

Câu 8: Phát biểu nào dưới đây về đặc điểm chung của lớp Sâu bọ là sai?

A. Hô hấp bằng mang.

B. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh.

C. Cơ thể chia làm ba phần rõ rệt: đầu, ngực và bụng.

D. Có nhiều hình thức phát triển biến thái khác nhau.

Đáp án: A

Giải thích: Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh. Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí

Câu 9: Sâu bọ trưởng thành lấy không khí vào cơ thể qua

A. Mang

B. Phổi

C. Lỗ thở ở thành bụng

D. Cả A, B và C

Đáp án: C

Giải thích: Sâu bọ trưởng thành lấy không khí vào cơ thể qua lỗ thở ở thành bụng

Câu 10: Vì sao hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển?

A. Vì hệ thống ống khí phát triển mạnh và chèn ép hệ tuần hoàn.

B. Vì hệ thống ống khí phát triển giúp phân phối chất dinh dưỡng, giảm tải vai trò của hệ tuần hoàn

C. Vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.

D. Vì hệ thống ống khi đã đảm nhiệm tất cả các chức năng của hệ tuần hoàn.

Đáp án: C

Giải thích: Hệ tuần hoàn ở sâu bọ lại đơn giản đi khi hệ thống ống khí phát triển vì hệ tuần hoàn không thực hiện chức năng cung cấp ôxi do đã có hệ thống ống khí đảm nhiệm.

Câu 11: Loại sâu bọ nào phá hoại đồ gỗ?

A. Bọ cạp

B. Châu chấu

C. Mọt hại gỗ

D. Bọ ngựa

Đáp án: C

Giải thích: Mọt hại gỗ đục ruỗng các đồ làm bằng gỗ.

Câu 12: Loài sâu bọ nào có tập tính kêu vào mùa hè?

A. Ve sầu

B. Dế mèn 

C. Bọ ngựa

D. Chuồn chuồn

Đáp án: A

Giải thích: Ve sầu vừa hút nhựa cây, vừa kêu rất to vào mùa hè, là mùa sinh sản.

Câu 13: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước?

A. Ấu trùng ve sầu, bọ gậy, bọ rầy.

B. Bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy.

C. Bọ gậy, ấu trùng ve sầu, dế trũi.

D. Ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy, bọ ngựa.

Đáp án: B

Giải thích: Nhóm gồm toàn những sâu bọ sống ở môi trường nước là: bọ vẽ, ấu trùng chuồn chuồn, bọ gậy

Câu 14: Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở cây trồng nhiều nhất là?

A. Ruồi

B. Muỗi

C. Bọ ngựa

D. Ong mật

Đáp án: D

Giải thích: Loài sâu bọ có vai trò giúp cho quá trình thụ phấn ở cây trồng nhiều nhất là ong mật.

Câu 15: Ấu trùng bướm ăn cái gì?

A. Lá cây

B. Rễ cây

C. Máu người

D. Động vật nhỏ hơn

Đáp án: A

Giải thích: Ấu trùng bướm là sâu non, chúng ăn lá cây và lớn lên rất nhanh.

Câu 16: Bọ ngựa có lối sống và tập tính

A. Ăn gỗ, tập tính đục ruỗng gỗ

B. Kí sinh, hút máu người và động vật

C. Ăn thịt, dùng đôi càng trước để bắt mồi

D. Ăn thực vật, tập tính ngụy trang

Đáp án: C

Giải thích: Bọ ngựa là động vật ăn thịt, chúng dùng đôi càng trước sắc, khỏe để bắt mồi.

Câu 17: Loài sâu bọ nào sau đây hút máu người và động vật?

A. Ruồi

B. Muỗi

C. Mọt ẩm 

D. Chuồn chuồn

Đáp án: B

Giải thích: Muỗi cái hút máu người và động vật trước khi sinh sản.

Câu 18: Sâu bọ hô hấp bằng cơ quan nào?

A. Da

B. Phổi

C. Hệ thống ống khí 

D. Da và phổi

Đáp án: C

Giải thích: Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí

Câu 19: Đặc điểm nào KHÔNG phải là đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ

A. Hô hấp bằng hệ thống ống khí

B. Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng

C. Vỏ cơ thể bằng kitin vừa là bộ xương ngoài vừa là chiếc áo ngụy trang của chúng.

D. Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

Đáp án: C

Giải thích:

Các đặc điểm chung nổi bật của sâu bọ là

+ Cơ thể sâu bọ có ba phần: đầu, ngực, bụng

+ Phần đầu có 1 đôi râu, phần ngực có 3 đôi chân và 2 đôi cánh

+ Sâu bọ hô hấp bằng hệ thống ống khí

Câu 20: Động vật nào dưới đây không có lối sống kí sinh?

A. Bọ ngựa.

B. Bọ rầy.

C. Bọ chét.

D. Rận.

Đáp án: A

Giải thích: Động vật không có lối sống kí sinh là bọ ngựa. Bọ rầy, bọ chét, rận đều là động vật ký sinh.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp có đáp án

Trắc nghiệm Bài 30: Ôn tập phần 1 - Động vật không xương sống có đáp án

Trắc nghiệm Bài 31: Cá chép có đáp án

Trắc nghiệm Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá có đáp án

Trắc nghiệm Bài 35: Ếch đồng có đáp án

1 539 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: