Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 46 có đáp án - Thỏ

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 46: Thỏ có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 46.

1 2890 lượt xem
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 46: Thỏ

Bài giảng Sinh học 7 Bài 46: Thỏ

Câu 1: Đặc điểm nào dưới đây là đặc điểm đặc trưng của lớp Thú?

A. Có xương sống 

B. Có khả năng tự dưỡng

C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

D. Hô hấp bằng da hoặc mang

Đáp án: C

Giải thích:

Đặc điểm đặc trưng của lớp Thú là đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ.

Câu 2: Thức ăn của thỏ là gì?

A. Thực vật

B. Hồng cầu

C. Côn trùng 

D. Mật hoa

Đáp án: A

Giải thích:

Thỏ ăn thực vật (cỏ, lá) bằng cách gặm nhấm (gặm từng mảnh nhỏ).

Câu 3: Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa của câu sau:

Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa ...(1)… và …(2)… mọc dài, răng hàm …(3)… còn răng nanh khuyết thiếu.

A. (1): ngắn sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

B. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): kiểu nghiền

C. (1): cong sắc; (2): không; (3): có mấu dẹp

D. (1): cong sắc; (2): thường xuyên; (3): có mấu nhọn

Đáp án: B

Giải thích:

Để thích nghi với đời sống “gặm nhấm”, thỏ có những thích nghi thể hiện ở các răng cửa cong sắcthường xuyên mọc dài, răng hàm kiểu nghiền còn răng nanh khuyết thiếu.

Câu 4: Thỏ mẹ mang thai trong bao lâu?

A. 5 ngày 

B. 10 ngày

C. 20 ngày

D. 30 ngày

Đáp án: D

Giải thích:

Thỏ mẹ mang thai trong 30 ngày. Trước khi đẻ, thỏ mẹ dùng miệng nhổ lông ở ngực và xung quang vú để lót ổ. Thỏ con mới đẻ chưa có lông, chưa mở mắt, được bú sữa mẹ.

Câu 5: Cơ thể thỏ được bao phủ bởi cấu trúc nào?

A. Vảy sừng

B. Lông ống

C. Lông mao

D. Lông tơ

Đáp án: C

Giải thích:

Cơ thể thỏ được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng, gọi là lông mao. Bộ lông mao che chở và giữ nhiệt cho cơ thể.

Câu 6: Chi trước thỏ có vai trò gì?

A. Đào hang

B. Bật nhảy xa

C. Giữ thăng bằng

D. Đá kẻ thù

Đáp án: A

Giải thích:

Chi thỏ có vuốt sắc. Chi trước ngắn còn dùng để đào hang; chi sau dài khỏe, bật nhảy xa giúp thỏ chạy nhanh khi bị săn đuổi.

Câu 7: Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn. Đặc điểm này có tác dụng gì với thỏ?

A. Giữ nhiệt cho cơ thể

B. Giảm trọng lượng

C. Định hướng âm thanh phát hiện kẻ thù

D. Bảo vệ mắt

Đáp án: C

Giải thích:

Tai thỏ rất thính, có vành tai dài, lớn, cử động được theo các phía, định hướng âm thanh phát hiện sớm kẻ thù.

Câu 8: Phát biểu nào sau đây KHÔNG đúng khi nói về đặc điểm của thỏ?

A. Đào hang

B. Hoạt động vào ban đêm

C. Đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

D. Là động vật biến nhiệt

Đáp án: D

Giải thích:

Thỏ là động vật hằng nhiệt, có nhiệt độ cơ thể ổn định không phụ thuộc vào sự thay đổi nhiệt độ của môi trường.

Câu 9: Khi trốn kẻ thù, thỏ sẽ di chuyển bằng cách nào?

A. Chạy theo đường thẳng

B. Chạy theo đường zíc zắc

C. Chạy theo đường tròn

D. Chạy theo đường elip

Đáp án: C

Giải thích:

Khi lẩn trốn kẻ thù, thỏ chạy theo đường zíc zắc nên dễ trốn thoát.

Câu 10: Thỏ thuộc lớp động vật nào?

A. Động vật nguyên sinh

B. Lưỡng cư 

C. Bò sát

D. Động vật có vú

Đáp án: D

Giải thích:

Thỏ là động vật có vú, chúng đẻ con và nuôi con bằng sữa mẹ

Câu 11: Phát biểu nào dưới đây về thỏ là sai?

A. Kiếm ăn chủ yếu vào sáng và giữa trưa.

B. Ăn thức ăn bằng cách gặm nhấm.

C. Có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang để lẩn trốn kẻ thù.

D. Là động vật hằng nhiệt.

Đáp án: A

Giải thích:

Thỏ là động vật hằng nhiệt, có tập tính đào hang, ẩn náu trong bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù hay chạy nhanh bằng cách nhảy 2 chân sau khi bị săn đuổi. Kiếm ăn chủ yếu vào buổi chiều và ban đêm; thức ăn: cỏ, lá cây bằng cách gặm nhấm: trong chăn nuôi người ta không làm chuồng thỏ bằng tre hay gỗ.

Câu 12:  Ở thỏ, cellulose được tiêu hóa chủ yếu ở bộ phận nào?

A. Manh tràng.

B. Kết tràng.

C. Tá tràng.

D. Hồi tràng.

Đáp án: A

Giải thích:

Manh tràng của thỏ rất lớn và có chứa các vi sinh vật cộng sinh giúp thỏ có khả năng tiêu hóa cellulose.

Câu 13: Hiện tượng thai sinh là?

A. Hiện tượng đẻ con có nhau thai.

B. Hiện tượng đẻ trứng có nhau thai.

C. Hiện tượng đẻ trứng có dây rốn.

D. Hiện tượng đẻ con có dây rốn.

Đáp án: A

Giải thích:

Hiện tượng đẻ con có nhau thai gọi là hiện tượng thai sinh.

Câu 14: Bộ lông mao của thỏ dày, xốp có tác dụng :

A. Che chở và giữ nhiệt cho cơ thể

B. Thăm dò thức ăn và tìm hiểu môi trường

C. Định hướng âm thanh, sớm phát hiện kẻ thù

D. Ngụy trang

Đáp án: A

Giải thích:

Cơ thể được phủ bằng bộ lông dày, xốp gồm những sợi lông mảnh khô bằng chất sừng gọi là lông mao: giữ nhiệt và che chở cho cơ thể.

Câu 15: Thỏ di chuyển bằng cách nào?

A. Đi

B. Chạy

C. Nhảy đồng thời cả hai chân sau

D. Tất cả đều đúng

Đáp án: C

Giải thích:

Thỏ di chuyển bằng cách nhảy đồng thời bằng cả hai chân sau. 

Câu 16: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn sau: Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ …(1)… và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi …(2)… đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì …(3)… lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới

A. (1): duỗi thẳng; (2): chân sau; (3): chân trước

B. (1): cong lại; (2): chân trước; (3): chân sau

C. (1): duỗi thẳng; (2): chân trước; (3): chân sau

D. (1): cong lại; (2): chân sau; (3): chân trước

Đáp án: D

Giải thích:

Khi chạy, thoạt đầu chân trước và chân sau của thỏ đạp mạnh vào đất, đẩy cơ thể về phía trước, lúc đó lưng thỏ cong lại và chân trước đánh mạnh về phía sau, chân sau về phía trước. Khi chân sau đạp xuống đất đạp cơ thể tung mình về phía trước thì chân trước lại đạp vào đất và cứ như vậy thỏ chạy rất nhanh với vận tốc đạt tới 74km/h.

Câu 17: Tại sao thỏ hoang chạy không dai sức bằng thú ăn thịt song trong một số trường hợp chúng vẫn thoát khỏi nanh vuốt của con vật săn mồi?

A. Vì trong khi chạy, chân thỏ thường hất cát về phía sau.

B. Vì thỏ có khả năng nhảy rất cao vượt qua chướng ngại vật.

C. Vì thỏ chạy theo hình chữ Z khiến cho kẻ thù bị mất đà.

D. Vì thỏ có cơ thể nhỏ có thể trốn trong các hang hốc.

Đáp án: C

Giải thích:

Thỏ chạy không dai sức bằng thú nhưng trong một số trường hợp vẫn thoát được nanh vuốt của con vật săn mồi vì: Đường chạy của thỏ theo hình zic zac làm cho kẻ thù (chạy theo đường thẳng) bị mất đà nên không vồ được thỏ. Lợi dụng khi kẻ thù bị mất đà, thỏ chạy theo 1 đường khác và nhanh chóng lẩn vào bụi rậm để ẩn nấp. 

Câu 18: Nhau thai có vai trò gì đối với sự sinh sản ở thỏ?

A. Là cơ quan giao phối của thỏ

B. Đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ nuôi phôi

C. Là nơi chứa phôi thai

D. Nơi diễn ra quá trình thụ tinh

Đáp án: B

Giải thích:

Nhau thai có vai trò đưa chất dinh dưỡng từ cơ thể mẹ vào phôi qua dây rốn và cũng qua dây rốn vào nhau thai, chất bài tiết từ phôi được chuyển sang cơ thể mẹ.

Câu 19: Thỏ sống ở môi trường nào?

A. Đồng cỏ khô nóng

B. Bụi rậm, trong hang

C. Vùng lạnh giá

D. Dưới biển

Đáp án: B

Giải thích:

Trong tự nhiên, thỏ hoang sống ở ven rừng, trong các bụi rậm, có tập tính đào hang, ẩn náu trong hang, bụi rậm để lẩn trốn kẻ thù.

Câu 20: Thỏ mẹ trước khi đẻ sẽ thực hiện hành động nào dưới đây?

A. Ăn thật nhiều thức ăn

B. Dùng miệng nhổ lông ở ngực và quanh vú để lót ổ

C. Kích động xua đuổi các con thỏ khác

D. Tích trữ thật nhiều thức ăn trong ổ

Đáp án: B

Giải thích:

Trước khi đẻ, thỏ mẹ thường dùng miệng nhổ lông ở ngực và quanh vú để lót ổ nhằm tạo độ êm ái và giữ ấm cho thỏ con bên trong ổ.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 46: Thỏ có đáp án

Trắc nghiệm Bài 48: Đa dạng của lớp Thú. Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi có đáp án

Trắc nghiệm Bài 49: Đa dạng của lớp thú bộ dơi và bộ cá voi có đáp án

Trắc nghiệm Bài 50: Đa dạng của lớp thú bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm, bộ ăn thịt có đáp án

Trắc nghiệm Bài 51: Đa dạng của lớp thú các bộ móng guốc và bộ linh trưởng có đáp án

1 2890 lượt xem
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: