Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 18 có đáp án - Trai sông

Bộ 16 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 18: Trai sông có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 18.

1 595 01/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 18: Trai sông

Bài giảng Sinh học 7 Bài 18: Trai sông

Câu 1: Loài nào sau đây không thuộc ngành Thân mềm?

A. Trai 

B. Rươi

C. Hến

D. Ốc

Đáp án: B

Giải thích:

- Ngành Thân mềm rất đa dạng, phong phú như: trai, sò, ốc, hến, ngao, mực… và phân bố ở khắp các môi trường: biển, sông, ao, hồ, trên cạn

- Rươi thuộc ngành giun đốt

Câu 2: Vỏ trai cấu tạo gồm mấy lớp?

A. 2 lớp là lớp đá vôi và lớp sừng

B. 2 lớp là lớp xà cừ và lớp đá vôi

C. 3 lớp là lớp sừng, lớp biểu bì và lớp đá vôi

D. 3 lớp là lớp sừng, lớp đá vôi và lớp xà cừ

Đáp án: D

Giải thích: Vỏ trai có 3 lớp là lớp sừng bọc ngoài, lớp đá vôi ở giữa và lớp xà cừ óng ánh ở trong cùng.

Câu 3: Lớp xà cừ ở vỏ trai do cơ quan nào tiết ra tạo thành?

A. Lớp ngoài của tấm miệng.

B. Lớp trong của tấm miệng.

C. Lớp trong của áo trai.

D. Lớp ngoài của áo trai.

Đáp án: D

Giải thích: Lớp xà cừ ở vỏ trai do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành.

Câu 4: Mài mặt ngoài vỏ trai ta thấy có mùi khét là do thành phần nào bị cháy?

A. Lớp xà cừ

B. Lớp sừng

C. Lớp đá vôi 

D. Mang

Đáp án: B

Giải thích: Mài mặt ngoài trai ta thấy có mùi khét, vì phía ngoài vỏ trai là lớp sừng có thành phần là chất hữu cơ nên khi mài nóng, nó sẽ có mùi khét.

Câu 5: Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải lựa chọn con trai có đặc điểm như thế nào?

A. Con vỏ đóng chặt 

B. Con vỏ mở rộng

C. Con to và nặng

D. Cả A, B và C

Đáp án: A

Giải thích: Muốn mua được trai tươi sống ở chợ, phải lựa chọn con vỏ đóng chặt. Khi lớp vỏ mở rộng hoặc hở là trai đã chết, do cơ khép vỏ không còn hoạt động.

Câu 6: Trai lấy mồi ăn bằng cách nào?

A. Dùng chân giả bắt lấy con mồi 

B. Lọc nước

C. Kí sinh trong cơ thể vật chủ

D. Tấn công làm tê liệt con mồi

Đáp án: B

Giải thích: Trai lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào

Câu 7: Khả năng lọc nước của trai là bao nhiêu?

A. 10 lít một ngày đêm

B. 20 lít một ngày đêm  

C. 30 lít một ngày đêm

D. 40 lít một ngày đêm

Đáp án: D

Giải thích: Trai lấy mồi ăn (thường là vụn hữu cơ, động vật nguyên sinh) và ôxi chỉ nhờ vào cơ chế lọc từ nước hút vào. Trai có thể hút lọc được khoảng 40 lít nước trong một ngày đêm

Câu 8: Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở đâu?

A. Lỗ miệng 

B. Thận

C. Gan

D. Ống hút

Đáp án: A

Giải thích: Quá trình lọc thức ăn của trai sông diễn ra ở lỗ miệng trai nhờ sự rung động của các lông trên tấm miệng.

Câu 9: Ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá nhằm mục đích gì?

A. Lấy thức ăn                         

B. Lẩn trốn kẻ thù                   

C. Phát tán nòi giống

D. Kí sinh

Đáp án: C

Giải thích: Ấu trùng nở ra, sống trong mang mẹ một thời gian rồi bám vào da và mang cá một vài tuần giúp ấu trùng phát triển, phát tán nòi giống đi khắp nơi.

Câu 10: Ngọc trai được tạo thành ở đâu?

A. Lớp sừng

B. Lớp xà cừ 

C. Thân

D. Ống thoát

Đáp án: B

Giải thích: Xà cừ do lớp ngoài của áo trai tiết ra tạo thành. Nếu chỗ vỏ đang hình thành có hạt cát rơi vào, dần dần các lớp xà cừ mỏng tạo thành, sẽ bọc quanh hạt cát để tạo nên ngọc trai.

Câu 11: Cơ quan nào đóng vai trò đóng, mở vỏ trai?

A. Đầu vỏ

B. Đỉnh vỏ

C. Cơ khép vỏ (bản lề vỏ)

D. Đuôi vỏ

Đáp án: C

Giải thích: Vỏ trai gồm 2 mảnh gắn với 2 cơ khép vỏ (bám chắc vào mặt trong của vỏ) điều chỉnh động tác đóng, mở vỏ

Câu 12: Trai tự vệ nhờ đặc điểm nào?

A. Di chuyển nhanh 

B. Có lớp vỏ cứng

C. Ẩn nấp trong môi trường bùn

D. Cả B và C đúng

Đáp án: D

Giải thích: Thuộc ngành Thân mềm, với cơ thể là thân mềm và không có cơ quan tự vệ nên trai tự vệ bằng cách xây cho mình lớp vỏ vững chắc và màu vỏ giống màu môi trường sống để lẩn tránh kẻ thù.

Câu 13: Trai di chuyển được là nhờ đâu?

A. Chân trai thò ra thụt vào

B. Động tác đóng mở vỏ trai

C. Hình thành chân giả

D. Cả A và B đúng

Đáp án: D

Giải thích: Nhờ chân trai thò ra rồi thụt vào, kết hợp với động tác đóng mở vỏ mà trai di chuyển chậm chạp trong bùn với tốc độ 20 – 30cm một giờ, để lại phía sau một đường rãnh trên mặt bùn.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây về trai sông là sai?

A. Trai sông là động vật lưỡng tính.

B. Trai cái nhận tinh trùng của trai đực qua dòng nước.

C. Trứng phát triển thành ấu trùng trong mang của mẹ.

D. Ấu trùng sống bám trên da và mang cá.

Đáp án: A

Giải thích: Phát biểu sai về trai sông là trai sông là động vật lưỡng tính. Thực tê cơ thể trai phân tính, có trai đực, trai cái.

Câu 15: Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là

A. giúp bảo vệ ấu trùng không bị động vật khác ăn mắt.

B. giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

C. giúp ấu trùng tận dụng được nguồn dinh dưỡng trên da và mang cá.

D. Cả 3 phương án trên đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích: Ý nghĩa của việc bám vào da và mang cá của ấu trùng trai sông là giúp ấu trùng phát tán rộng hơn nhờ sự di chuyển tích cực của cá.

Câu 16: Ở nhiều ao đào thả cá, tại sao trai không thả mà tự nhiên có?

A. Vì ấu trùng trai thường sống trong bùn đất, sau một thời gian phát triển thành trai trưởng thành.

B. Vì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

C. Vì ấu trùng trai vào ao theo nước mưa, sau đó phát triển thành trai trưởng thành.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: B

Giải thích: Ở nhiều ao đào thả cá, trai không thả mà tự nhiên cóvì ấu trùng trai bám vào mang và da cá, sau đó rơi xuống bùn phát triển thành trai trưởng thành.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 19: Một số Thân mềm khác có đáp án

Trắc nghiệm Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm có đáp án

Trắc nghiệm Bài 22: Tôm sông có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện có đáp án

1 595 01/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: