Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 21 có đáp án - Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Bộ 20 câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm có đáp án đầy đủ các mức độ giúp các em ôn trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 21.

1 547 01/03/2022
Tải về


Trắc nghiệm Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Bài giảng Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm

Câu 1: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không có ở các đại diện của ngành Thân mềm?

A. Có vỏ đá vôi.

B. Cơ thể phân đốt.

C. Có khoang áo.

D. Hệ tiêu hoá phân hoá.

Đáp án: B

Giải thích: Đặc điểm không có ở các đại diện của ngành Thân mềm là cơ thể phân đốt. Đặc điểm này chỉ có ở ngành Giun đốt.

Câu 2: Loài nào có khả năng lọc làm sạch nước?

A. Trai, hến

B. Mực, bạch tuộc 

C. Sò, ốc sên

D. Sứa, ngao

Đáp án: A

Giải thích: Trai, ngao, hến… là những thân mềm có khả năng lọc nước.

Câu 3: Điền cụm từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thiện nghĩa câu sau: Ốc vặn sống ở …(1)…, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong …(2)… ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.

A. (1): nước mặn; (2): tua miệng

B. (1): nước lợ; (2): khoang áo

C. (1): nước ngọt; (2): khoang áo

D. (1): nước lợ; (2): tua miệng

Đáp án: C

Giải thích: Ốc vặn sống ở nước ngọt, có một vỏ xoắn ốc, trứng phát triển thành con non trong khoang áo ốc mẹ, có giá trị thực phẩm.

Câu 4: Ngành thân mềm có đặc điểm chung là?

A. Thân mềm, cơ thể không phân đốt

B. Có vỏ đá vôi, có khoang áo

C. Hệ tiêu hóa phân hóa

D. Tất cả các đáp án trên

Đáp án: D

Giải thích:

Đặc điểm chung của ngành Thân mềm:

- Thân mềm, cơ thể không phân đốt

- Có vỏ đá vôi, có khoang áo

- Hệ tiêu hóa phân hóa

- Cơ quan di chuyển thường đơn giản

- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích

cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

Câu 5: Ốc sên phá hoại cây cối vì?

A. Khi sinh sản ốc sên đào lỗ làm đứt rễ cây

B. Ốc sên ăn lá cây làm cây không phát triển được

C. Ốc sên tiết chất nhờn làm chết các mầm cây

D. Ốc sên để lại vết nhớt trên đường đi gây hại đến cây

Đáp án:

Giải thích: Ốc sên ăn lá cây làm cây không quang hợp được, dẫn đến cây bị chết đi.

Câu 6: Loài thân mềm nào được dùng để làm đồ trang sức?

A. Ốc sên

B. Ốc bươu vàng

C. Bạch tuộc

D. Trai

Đáp án:

Giải thích: Ngọc trai được dùng làm đồ trang sức cho phụ nữ.

Câu 7: Các đại diện Thân mềm nào sau đây có tập tính sống vùi mình?

A. Trai, sò, mực

B. Trai, mực, bạch tuộc

C. Ốc sên, ốc bươu vàng, sò

D. Trai, sò, ngao

Đáp án: D

Giải thích: Trai, sò, ngao, ngán… có tập tính sống vùi mình trong bùn ở dưới đáy sông.

Câu 8: Thân mềm nào thích nghi với lối sống di chuyển và săn mồi?

A. Ốc sên, ốc vặn

B. Mực, bạch tuộc

C. Mực, sò

D. Sò, trai

Đáp án: B

Giải thích: Mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm và cơ quan di chuyển phát triển.

Câu 9: Vỏ đá vôi của thân mềm được tạo thành từ đâu?

A. Lớp sừng

B. Cơ khép vỏ 

C. Chân

D. Thân

Đáp án: A

Giải thích: Lớp sừng tạo nên lớp vỏ đá vôi của động vật thân mềm.

Câu 10: Động vật nào có giá trị cao, được xuất khẩu?

A. Bào ngư

B. Sò huyết

C. Trai sông

D. Cả A và B

Đáp án: D

Giải thích: Bào ngư và sò huyết là hai thực phẩm có giá trị xuất khẩu.

Câu 11: Những đại diện nào sau đây thuộc ngành Thân mềm?

A. Mực, sứa, ốc sên

B. Bạch tuộc, ốc sên, sò

C. Bạch tuộc, ốc vặn, sán lá gan

D. Rươi, vắt, sò

Đáp án: B

Giải thích: Ngành Thân mềm có các đại diện như bạch tuộc, mực, ốc sên, ốc vặn, sò, trai, ngao…

Câu 12: Loài Thân mềm nào gây hại cho cây trồng?

A. Sò

B. Hến

C. Bạch tuộc

D.Ốc sên

Đáp án: D

Giải thích: Ốc sên ăn thực vật, đặc biệt là mầm cây non, sức sinh sản lớn gây hại cho cây trồng nông nghiệp

Câu 13: Mai của mực thực chất là gì?

A. Khoang áo phát triển thành.

B. Tấm miệng phát triển thành.

C. Vỏ đá vôi tiêu giảm.

D. Tấm mang tiêu giảm.

Đáp án: C

Giải thích: Mai của mực thực chất là vỏ đá vôi tiêu giảm.

Câu 14: Những loài trai nào sau đây đang được nuôi để lấy ngọc?

A. Trai cánh nước ngọt và trai sông.

B. Trai cánh nước ngọt và trai ngọc ở biển.

C. Trai tượng.

D. Trai ngọc và trai sông.

Đáp án: B

Giải thích: Những loài trai đang được nuôi để lấy ngọc là trai cánh nước ngọt và trai ngọc ở biển.

Câu 15: Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Làm đồ trang sức.

B. Có giá trị về mặt địa chất. 

C. Làm sạch môi trường nước.

D. Làm thực phẩm cho con người.

Đáp án: B

Giải thích: Hóa thạch của một số vỏ ốc, vỏ sò có ý nghĩa thực tiễn về mặt địa chất.

Câu 16: Nguồn lợi của Thân mềm là?

A. Làm thực phẩm. 

B. Làm dược liệu. 

C. Làm đồ trang trí, trang sức.

D. Cả ba ý trên.

Đáp án: D

Giải thích: Nguồn lợi của Thân mềm là làm thực phẩm (bạch tuộc, trai); làm đồ trang trí, trang sức (ốc,..), làm dược liệu (mai mực, …).

Câu 17: Phát biểu nào sau đây khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm là sai?

A. Là vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Có giá trị về mặt địa chất.

D. Làm thức ăn cho các động vật khác.

Đáp án: A

Giải thích: Phát biểu khi nói về ý nghĩa thực tiễn của ngành Thân mềm sailà vật chủ trung gian truyền bệnh ngủ.Chúng làm vật chủ trung gian truyền bệnh giun sán: ốc đĩa, ốc tai, ốc mút.

Câu 18: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

A. Có giá trị về xuất khẩu. 

B. Làm sạch môi trường nước.

C. Làm đồ trang trí, trang sức.

D. Dùng làm đồ trang trí.

Đáp án: D

Giải thích: Vỏ của một số thân mềm có ý nghĩa thực tiễn dùng làm đồ trang trí, chúng rất cứng và bền.

Câu 19: Thân mềm có thể gây hại như thế nào đến đời sống con người?

A. Làm hại cây trồng.

B. Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán.

C. Đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải.

D. Cả A, B và C đều đúng.

Đáp án: D

Giải thích: Thân mềm có thể gây hại lớn đến đời sống con ngườiLàm hại cây trồng (ốc sên), Là vật trung gian truyền bệnh giun, sán (trai, ốc), đục phá các phần gỗ và phần đá của thuyền bè, cầu cảng, gây hại lớn cho nghề hàng hải (hà biển).

Câu 20: Các thân mềm nào gây hại?

A. Hà biển, hà sông đục phá các phần gỗ của thuyền bè.

B. Ốc sên, ốc bươu vàng phá hại cây trồng.

C. Ốc tai là vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan.

D. Cả A, B, C.

Đáp án: D

Giải thích: Các thân mềm gây hại là: Hà biển, hà sông đục phá các phần gỗ của thuyền bè; Ốc sên, ốc bươu vàng phá hại cây trồng;Ốc tai là vật chủ trung gian truyền bệnh sán lá gan.

Các câu hỏi trắc nghiệm Sinh học lớp 7 có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 22: Tôm sông có đáp án

Trắc nghiệm Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác có đáp án

Trắc nghiệm Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện có đáp án

Trắc nghiệm Bài 26: Châu chấu có đáp án

Trắc nghiệm Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp sâu bọ có đáp án

1 547 01/03/2022
Tải về


Xem thêm các chương trình khác: