TOP 5 mẫu Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ (2024) SIÊU HAY

Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ lớp 8 Cánh diều gồm các bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 682 11/08/2024


Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Đề bài: Viết đoạn văn ghi lại cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ

Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ -mẫu 1

Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư đã mang tới cho em nhiều cảm xúc thật đặc biệt. Qua bài thơ, em cảm nhận được nỗi nhớ và tình yêu mẹ vô bờ của tác giả. Nỗi nhớ da diết, lắng đọng của nhân vật "tôi" cũng chính là tình cảm chân thành mà con dành cho mẹ. Bằng ngôn từ giản dị, mộc mạc, giàu sức gợi hình, gợi cảm cùng giọng điệu nhẹ nhàng, tha thiết, tâm tình, nhà thơ Lưu Trọng Lư muốn bày tỏ tình yêu thương mãnh liệt của mình đối với mẹ. Đúng như những gì Hoài Thanh đã nhận định: "Tôi chỉ biết, dầu có ưa thơ người này hay người khác, mỗi lúc buồn đến, tôi lại trở về với Lưu Trọng Lư". Thơ của ông luôn có một sức hút đặc biệt với mọi người. Tác phẩm của ông là lời ca chan chứa về tình mẫu tử thiêng liêng. Qua đó, thể hiện giá trị đạo đức cao đẹp của người Việt Nam, đó là tình cảm gia đình thiêng liêng, sâu sắc. Nhờ đó, em tự nhận thấy trách nhiệm phải hiếu thảo của mình đối với mẹ và càng yêu thương mẹ của mình nhiều hơn.

Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ -mẫu 2

“Nếu mai em về Chiêm Hóa” của Mai Liễu là một bài thơ với nhiều ấn tượng và cảm xúc. Câu thơ mở đầu như một lời mời gọi: “Nếu mai em về Chiêm Hóa”. “Em” ở đây đại diện cho những người ở quê hương Chiêm Hóa, còn “ta” có thể là nhà thơ. Dịp Tết là lúc để những người xa quê trở về thăm quê, đón Tết. Tác giả muốn nhờ “em” gửi nỗi nhớ thương dành cho quê hương. Tiếp đến, tác giả khắc họa vẻ đẹp của núi rừng Chiêm Hóa. Sông Gâm hiện lên với bờ cát trắng, cùng với “đá ngồi dưới bến trông nhau”. Cảnh tượng này mang tính nhân hóa, khiến cho đá trở nên sống động, nhìn sang bờ kia như đang trông nhau. Núi non trẻ lại, khoác bộ áo xanh ngút. Không chỉ có thiên nhiên, con người của Chiêm Hóa cũng gợi nhiều ấn tượng. Cô gái Dao duyên dáng trong trang sức bạc. Cô gái Tày mê mẩn trong trang phục truyền thống với nụ cười đẹp. Khổ thơ cuối thể hiện sự nhớ thương và mong muốn trở về quê hương một cách mãnh liệt. Bài thơ thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương của tác giả, kể về cảnh vật thiên nhiên đẹp, những con người dễ mến và văn hóa truyền thống lâu đời. Tác giả muốn giới thiệu quê hương của mình với bạn đọc, hy vọng mọi người đến tham quan và trải nghiệm cảnh quan thiên nhiên, tham gia các lễ hội đặc sắc của quê hương.

Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ -mẫu 3

Trong vô số những tác phẩm viết về mẹ, về tình mẫu tử, không thể không nhắc đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ. Tác giả vẫn nhớ rõ ràng, khi mẹ còn sống, tác giả “lên mười”. Khi nắng mới về, mẹ trong tà áo đỏ quen thuộc sẽ mang quần áo của nhà thơ ra phơi lên giậu, để cho con mặc chiếc áo thơm mùi nắng sạch sẽ, dễ chịu. Trong toàn bộ bài thơ, không có bất kì một câu nào nhận xét cụ thể mẹ của nhà thơ Lưu Trọng Vũ, nhưng chắc chắn mẹ là một người phụ nữ rất đẹp và hiền dịu. Vì mẹ có “nét cười đen nhánh”, đây là kiểu cười nhẹ nhàng, dịu dàng và chỉ thoáng qua. Có lẽ đó là điều nhà thơ nhớ nhất về mẹ của mình. Bài thơ Nắng mới của tác giả Lưu Trọng Lư chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình.

Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ -mẫu 4

Trong những tác phẩm viết về mẹ, phải kể đến bài thơ Nắng mới của nhà thơ Lưu Trọng Lư, trích từ tập “Tiếng thu”. Bài thơ là nỗi nhớ về mẹ và tình yêu mẹ tha thiết của một tác giả, người con chỉ còn có thể gặp mẹ ở trong mơ. Bài thơ Nắng chỉ sử dụng những từ ngữ đơn giản nhưng lại đậm chất gợi hình, gợi cảm đã thể hiện thành công nỗi nhớ và tình yêu tha thiết dành cho người mẹ quá cố của tác giả. Qua đó, chúng ta có thể thấy được vẻ đẹp của mẹ, một người phụ nữ Việt Nam truyền thống dịu dàng, chu đáo và luôn yêu thương, chăm sóc gia đình. Bài thơ như gửi gắm tới mỗi người một thông điệp ý nghĩa, đó là “Ai còn mẹ xin đừng làm mẹ khóc, đừng để buồn lên mắt mẹ nghe không?”

Cảm nghĩ sau khi đọc một bài thơ sáu chữ, bảy chữ -mẫu 5

Nếu mai em về Chiêm Hóa là một trong những bài thơ tiêu biểu được Mai Liễu viết về quê hương, mảnh đất Chiêm Hóa - một huyện nằm ở phía bắc của tỉnh Tuyên Quang. Với ông "Quê hương và tình người miền núi là niềm trăn trở, hối thúc tôi cầm bút và nó còn trở đi trở lại mãi trong cuộc đời cầm bút của tôi". Hoài niệm về quê hương và nguồn cội của ông được thể hiện sâu sắc trong rất nhiều bài thơ đã làm nên thế giới nghệ thuật riêng không nhòa lẫn với ai. Bài thơ đã thể hiện tình yêu quê hương và nỗi nhớ quê hương da diết của tác giả, nhớ từng cảnh vật thiên nhiên tươi đẹp, những con người dễ mến và cả những văn hóa truyền thống lâu đời. Qua đó, tác giả cũng mang cả cảm xúc tự hào, muốn giới thiệu quê hương của mình với bạn đọc, mong muốn mọi người tới tham quan và cảm nhận cảnh quan thiên nhiên, tham dự lễ hội đặc sắc quê mình.

1 682 11/08/2024