TOP 10 mẫu Phân tích Trong mắt trẻ (2025) SIÊU HAY
Phân tích Trong mắt trẻ gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Phân tích Trong mắt trẻ
Đề bài: Em hãy viết bài văn phân tích truyện "Trong mắt trẻ" của tác giả tác giả Antoine De Saint-Expéry.
Dàn ý: Phân tích Trong mắt trẻ
a, Mở bài
Dẫn dắt giới thiệu tác giả Antoine De Saint-Expéry và tác phẩm “Hoàng tử bé” cùng đoạn trích “Trong mắt trẻ”.
b, Thân bài
Phân tích từng chương
- Chương I: Nhân vật tôi nhớ lại kỷ niệm vẽ tranh hồi thơ ấu của mình.
- Chương II: Cuộc gặp gỡ bất ngờ với Hoàng tử bé.
- Chương XXVII: Suy nghĩ của nhân vật tôi sau nhiều năm khi Hoàng tử bé đã trở lại hành tinh của mình.
c, Kết bài
Khái quát nội dung 3 chương và nêu ý nghĩa tác giả muốn nói tới.
Phân tích Trong mắt trẻ - mẫu 1
“Hoàng tử bé” là một tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn người Pháp Antoine De Saint-Expéry. Chuyện kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của cậu bé đến thăm Trái Đất từ một hành tinh khác và người phi công gặp nạn trên sa mạc.Trong đó nổi bật lên đoạn trích “Trong mắt trẻ” bao gồm chương một, chương hai và chương hai mươi bảy của tác phẩm.
Ngay bắt đầu chương một, tác giả đã đưa ra nhận định rằng ý thức về một đồ vật thay đổi theo từng con người bằng việc thảo luận về bức tranh thời thơ ấu của mình. Rõ ràng nhân vật tôi muốn cho mọi người xem bức tranh vẽ con trăn nuốt chửng con voi vào bụng của mình vẽ nhưng hầu hết người lớn đều bảo với cậu rằng đó là bức tranh vẽ chiếc mũ. Ở đây tác giả muốn bàn về khái niệm mà ông không thể diễn tả được hết bằng lời ví dụ điển hình là bức họa số 1. Nhìn bề ngoài thì đó là bức tranh chiếc mũ nhưng để biết đúng ý nghĩa của bức tranh thì phải có trí tưởng tượng để phát hiện ra.
Sang đến chương số hai thì là cuộc gặp gỡ định mệnh của nhân vật “tôi” và Hoàng tử bé. Hoàng tử bé đã có cái nhìn nhận bức họa số 1 của nhân vật “tôi” sâu xa hơn vẻ bề ngoài của nó. Hoàng tử bé đã cho chúng ta thấy sự khác nhau trong cách nhìn nhận của trẻ em và người lớn. Ở chương một thì cái nhìn của người lớn quá thực dụng, không có trí tưởng tượng và nhàm chán còn đến chương hai cách nhìn của trẻ em thật ngạc nhiên, sang tạo đầy cởi mở trước vũ trụ rộng lớn. Đến đây tác giả còn muốn nói đến tầm quan trọng của mối quan hệ. Từ cô độc ban đầu trên sa mạc mà anh lại gặp được người bạn định mệnh của cuộc đời mình. Tác phẩm cũng cho thấy cái nhìn chiều sâu của tác giả, rằng tuổi tác cũng không hẳn ảnh hưởng đến suy nghĩ, rõ ràng tác giả là người lớn nhưng lại có cái nhìn của một người trẻ.
Để rồi đến cuối chuyện là một kết thúc đầy bí ẩn, chúng ta phải tự đoán xem Hoàng tử bé có bảo vệ được bông hồng của mình hay không. Một lúc thì tưởng tượng cuộc sống hạnh phúc của Hoàng tử bé ở hành tinh khác, lúc thì lại nghi vấn rằng tự hỏi rằng con cừu có ăn mất bông hoa hồng hay không. Trong tác giả lưu luyến sự rời đi của Hoàng tử bé, tác giả không xem nhẹ nỗi đau sâu sắc có trong tình bạn của Hoàng tử bé với mình. Rằng mất đi người mình yêu thương hẳn sẽ rất đau đớn, kết chuyện cũng không nói đến sự chữa lành của vết thương sẽ lành sau đó. Có thể thấy, ở một góc độ khác, với cái nhìn có chiều sâu hơn, tác giả muốn nói tới thông điệp con người đối mặt với sự mất đi của người mình yêu thương.
Tác phẩm này thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Nhưng qua đó cũng thể hiện rằng họ sẽ càng trân trọng và yêu quý người mình yêu hơn.
Phân tích Trong mắt trẻ - mẫu 2
Có một người đã từng nói : “Trẻ nhỏ không phải là một cái lọ hoa để bạn có thể cố gắng đổ đầy, mà chúng là những ngọn lửa cần được thắp sáng”. Quả thực, trẻ em vốn là những tờ giấy trắng tinh, trong quá trình lớn lên tờ giấy ấy sẽ chi chít những dấu vết của thời gian và sự trải nghiệm. Nhưng, thứ tờ giấy ấy cần là được châm mồi lửa để có thể bốc cháy một cách bứt phá, để có thể tỏa sáng theo sức của chúng. Quan tâm đến góc nhìn riêng biệt của những đứa trẻ, nhà văn Antoine de Saint-Exupéry đã viết tác phẩm “Hoàng tử bé”, đó là một câu chuyện nhẹ nhàng, sâu sắc và đầy ý nghĩa nhân vân. Đặc biệt, đoạn trích “Trong mắt trẻ” là một trong những phần nổi trội nhất, đoạn trích kể về cuộc trò chuyện giữa hoàng tử bé và phi công về cách nhìn của hoàng tử bé về thế giới. Hoàng tử bé nhìn thế giới một cách đơn giản, hồn nhiên, ngây thơ, giàu trí tưởng tượng, sáng tạo và sâu sắc, thấu hiểu bản chất của sự vật, hiện tượng.
Tác giả Antoine de Saint-Exupéry (Ăng-toan đơ Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri) sinh năm 1900 tại thành phố Lyon trong một gia đình quý tộc địa phương, ông là con thứ ba trong số năm người con của Bá tước Jean de Saint-Exupéry, một nhà buôn cổ phiếu. Cha ông qua đời khi ông mới ba tuổi, để lại mẹ ông phải một mình nuôi dưỡng năm người con nhỏ. Tuy nhiên, bà đã dạy cho các con của mình rất tốt về kiến thức và đạo đức. Năm 1921, ông bắt đầu thực hiện nghĩa vụ quân sự và được điều đến Strasbourg để học nghề phi công. Sau khi tốt nghiệp một năm, Saint-Exupéry được đề nghị gia nhập không quân, nhưng do gia đình vợ chưa cưới phản đối, ông phải trở lại Paris để làm công việc bàn giấy. Tác phẩm “Hoàng tử bé” đã được dùng để đặt cho một thiên thể : Hành tinh 2578 Xanh-tơ Ê-xu-pe-ri. “Hoàng tử bé” từng được bình chọn là tác phẩm văn học hay nhất thế kỉ XX của Pháp, được dịch ra hơn 250 thứ tiếng, đã phát hành hơn 200 triệu bản trên toàn thế giới và vẫn tiếp tục được in khoảng 2 triệu bản mỗi năm, được chuyển thể thành truyện tranh, phim… Ở Việt Nam hiện nay có khoảng 8 bản dịch tác phẩm “Hoàng tử bé”. Đoạn trích “Trong mắt trẻ” trong tác phẩm thuộc chương I và chương II.
Đoạn trích kể về cuộc gặp gỡ tình cờ giữa một cậu bé đến thăm Trái Đất từ một hành tinh khác và người phi công gặp nạn trên sa mạc. Hoàng tử bé đã xuất hiện đúng lúc và trở thành điểm tựa tinh thần cho nhân vật tôi. Khi nhờ anh phi công vẽ một con cừu, nhờ trí tưởng tượng phong phú mà Hoàng tử bé đã phát hiện ra chỉ cần khác nhau những nét vẽ nhỏ cũng đủ để biến con cừu này thành một con cừu khác hoàn toàn. Câu chuyện "Trong mắt trẻ" bao gồm chương một, hai và hai mươi bảy của tác phẩm nổi bật với thông điệp về sự khác biệt giữa cách nhìn của trẻ em và người lớn. Tác giả cũng đề cập đến tầm quan trọng của các mối quan hệ và đưa ra cái nhìn sâu sắc của tác giả về tuổi tác và cách suy nghĩ. Câu chuyện được kết thúc đầy bí ẩn, kết truyện tập trung vào tình bạn đặc biệt giữa Hoàng tử bé và nhân vật chính. Tác giả muốn gửi tới thông điệp khi con người đối mặt với nỗi buồn khi mất đi người mình yêu thương.
Khi nhớ lại những kí niêm hồi nhỏ của mình, nhân vật tôi vẫn không khỏi ấm ức. 6 tuổi, nhân vật tôi đã tự vẽ một bức tranh theo chủ đề con trăn nuốt con mồi trong trí tưởng tượng của mình. Anh đã mang tuyệt tác của mình đi khoe với tất cả mọi người và hỏi họ nó trông có đáng sợ không. Nhưng bất ngờ thay, tất cả mọi người chỉ nhìn bức tranh như một bức tranh vẽ một cái mũ bình thường. Điều đó làm đứa trẻ thất vọng vô cùng vì không ai có thể hiểu nó. Tiếp tục với bức tranh khác, kết quả vẫn tương tự. Với góc nhìn của người lớn, nhân vật tôi chỉ đang làm những việc vô ích và khuyên anh học hành như những đứa trẻ khác. Sau những thất bại qua hai bức tranh, nhân vật tôi đã từ bỏ sự nghiệp họa sĩ mới chớm nhưng rực rỡ ấy. Có thể nói, trí tưởng tượng của trẻ em là một thứ kì diệu, nó phi thường hơn người lớn rất nhiều. Đó là trí tượng tượng phong phú và bay bổng nhưng thường không được công nhận từ người lớn, họ chỉ xem đó là ba trò nghịch ngợm của những đứa trẻ. Tuy mỗi đứa trẻ sinh ra đều được ban cho trí tưởng tượng sống động. Nhưng cũng giống như cơ bắp trở nên mềm yếu khi không được sử dụng, trí tưởng tượng rực rỡ nhất của đứa trẻ đã mờ nhạt đi như thế.
Cuộc gặp gỡ định mệnh của nhân vật tôi và Hoàng tử bé ở nơi khô tàn nhất và trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách một mình trên sa mạc rộng lớn, nhân vật tôi đã dần cạn sức lực và hi vọng. Vào khoảnh khắc đó, Hoàng tử bé xuất hiện đối lập hoàn toàn với tình cảnh nhân vật tôi gặp phải. Sự xuất hiện kịp thời của Hoàng tử bé lúc ấy đã trở thành một điểm tựa tinh thần lớn cho nhân vật tôi. Nhưng điều đáng làm nhân vật tôi ngạc nhiên hơn là đứa trẻ ấy có thể hiểu được bức tranh mà anh đã vẽ lúc 6 tuổi. Trong tình cảnh ấy, nhân vật tôi sau suốt bao nhiêu năm dường như cuỗi cùng cũng tìm được người đứng về phía mình. Hoàng tử bé là một sự an ủi rất lớn đối với nhân vật tôi. Sau đấy là hàng tá bức tranh vẽ cừu mà cậu bé nhờ anh vẽ, chỉ với vài thay đổi nhỏ trong nét vẽ cậu bé vẫn nhận ra. Với khả năng tưởng tượng bay bổng phong phú, hoàng tử bé đã có những cách nhìn nhận các bức vẽ và sự vật khác với người lớn, cậu nhận ra những điều người khác khó nhận ra như chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong nét vẽ của nhân vật “tôi” cũng đủ biến con cừu này thành con cừu khác về trạng thái, giới tính, độ tuổi,… Có thể nói, ngay lúc ấy tại đó là nơi hội tụ 2 họa sĩ trẻ tài năng.
Sau khi chia tay Hoàng tử bé, tâm trạng nhân vật tôi đã bị sa sút, anh vẫn luôn muốn có thể gặp lại cậu bé. Trong nhân vật tôi bây giờ ngổn ngang những cram xúc khó tả, vừa buồn, vừa tiếc nuối vì anh cho rằng nơi từng găp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”, vừa lo lắng vì quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể mất bông hoa. Nhưng anh vẫn hạnh phúc và tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé. Có thể nói, tuy chỉ gặp nhau một quãng thời gian khá ngắn nhưng lần gặp ấy lại làm nhân vật tôi luôn nhớ nhung khôn nguôi. Gặp Hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời anh. Hoàng tử bé không chỉ là tri kỉ mà còn là tấm gương phản chiếu những giấc mộng chưa thành của anh.
Tác giả đã sử dụng ngôi kể thứ nhất giúp cho người đọc nắm bắt tâm trạng nhân vật sâu sắc, sinh động, chân thật và gần gũi hơn. Bên cạnh lời kể, văn bản còn sử dụng các bức tranh tạo sự sinh động thu hút người xem. Các bức tranh ấy giúp người xem dễ hình hình dung về nội dung câu chuyện hơn cũng như có thể dễ dàng tham gia vào câu chuyện hơn.
Tác phẩm “Hoàng tử bé” nói chung và đoạn trích “Trong mắt trẻ” nói riêng đều đã thể hiện cái nhìn sáng tạo sâu sắc của những người trẻ, sự quan trọng của hội họa và trí tưởng tượng cùng với đó là sự đối mặt của con người đối với sự thật mất mát đi người thân yêu của mình. Hãy dành một chút thời gian mỗi ngày để trân trọng người mình yêu thương.
Phân tích Trong mắt trẻ - mẫu 3
“Hoàng tử bé” là một tác phẩm văn học kinh điển của nhà văn người Pháp Antoine De Saint-Expéry. Đoạn trích “Trong mắt trẻ” kể về cuộc gặp gỡ tình cờ của cậu bé đến thăm Trái Đất từ một hành tinh khác và người phi công gặp nạn trên sa mạc. Nhân vật “tôi” - người phi công là điểm nhìn trần thuật chính của đoạn trích, đã thể hiện được thông điệp của văn bản.
Nhân vật "tôi" là một phi công đã gặp sự cố máy bay và phải sống cô đơn trên sa mạc. Trong lúc anh cô đơn nhất, hoàng tử bé đã xuất hiện. Sự xuất hiện bất thường của hoàng tử bé giữa sa mạc hoang vu khiến nhân vật tôi phải ngạc nhiên, rồi lại bất ngờ khi tìm ra người có khả năng xem hiểu các bức tranh mà anh vẽ, nhận ra điều quan trọng của mỗi bức tranh.
Cuộc gặp gỡ trong hoàn cảnh éo le càng khiến nó khắc sâu vào tâm trí nhân vật "tôi", anh đã tìm ra một người bạn, một người đủ khả năng để thấu hiểu anh trong lúc anh cảm thấy mệt mỏi, tuyệt vọng vì phải sống cô độc giữa sa mạc. Hoàng tử bé là tấm gương phản chiếu những giấc mộng ấu thơ chưa thành, là động lực làm sáng lại đôi mắt trẻ thơ hồn nhiên, vô tư, lạc quan nhìn cuộc đời mà nhân vật “tôi” đã đánh mất, là chất xúc tác làm thăng hoa sự bay bổng của ý tưởng, sự đột phá trong suy nghĩ, sự thú vị trong những phát hiện đã từng có. Vì vậy, sau khi đã chia tay hoàng tử bé và trở về nhà, nhân vật tôi cảm thấy “buồn lắm”, “những chiếc lục lạc lại biến hết cả thành nước mắt”, cho rằng nơi từng gặp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”. Anh cũng ngổn ngang nhiều cảm giác khó tả: lo lắng vì mình đã quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể ăn mất bông hoa; tuy nhiên, anh vẫn yên tâm, hạnh phúc vì tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé. Anh khát khao được gặp lại hoàng tử bé: cứ nghĩ mãi về cậu bé, về nơi cậu xuất hiện, về chốn cậu sinh sống, về những thứ nhỏ nhoi xung quanh cậu như con cừu và bông hoa; mong muốn mọi người nếu có đi qua nơi tác giả từng gặp hoàng tử bé và vô tình gặp được cậu ấy thì “hãy nhanh tay viết thư cho tôi biết là cậu đã trở lại”.
"Trong mắt trẻ" là đoạn trích ngắn gọn nhưng ý nghĩa sâu sắc, đã thể hiện góc nhìn khác nhau giữa người lớn và trẻ con. Cách nhìn của hoàng tử bé là cách nhìn hồn nhiên, trong sáng, giàu trí tưởng tượng, đáng trân trọng. Cách nhìn của người lớn là cách nhìn thực dụng, khô khan, thiếu tinh tế, cần được thay đổi. Đoạn trích là lời nhắc nhở chúng ta hãy giữ gìn tâm hồn trẻ thơ, biết yêu thương và trân trọng những vẻ đẹp giản dị của cuộc sống
Phân tích Trong mắt trẻ - mẫu 4
Tuổi thơ là khoảng thời gian đẹp đẽ nhất của mỗi người. Trong tuổi thơ, tâm hồn ta trong sáng, hồn nhiên, giàu trí tưởng tượng. Ta nhìn thế giới bằng trái tim, bằng tâm hồn, bằng sự yêu thương và trân trọng. Đoạn trích "Trong mắt trẻ" của Ê-xu-pe-ri đã thể hiện một cách chân thực và sâu sắc cách nhìn của trẻ thơ về thế giới.
Cuộc gặp gỡ định mệnh của nhân vật tôi và Hoàng tử bé ở nơi khô tàn nhất và trong hoàn cảnh khó khăn nhất. Phải đối mặt với rất nhiều khó khăn và thử thách một mình trên sa mạc rộng lớn, nhân vật tôi đã dần cạn sức lực và hi vọng. Vào khoảnh khắc đó, Hoàng tử bé xuất hiện đối lập hoàn toàn với tình cảnh nhân vật tôi gặp phải. Sự xuất hiện kịp thời của Hoàng tử bé lúc ấy đã trở thành một điểm tựa tinh thần lớn cho nhân vật tôi. Nhưng điều đáng làm nhân vật tôi ngạc nhiên hơn là đứa trẻ ấy có thể hiểu được bức tranh mà anh đã vẽ lúc 6 tuổi. Trong tình cảnh ấy, nhân vật tôi sau suốt bao nhiêu năm dường như cuỗi cùng cũng tìm được người đứng về phía mình. Hoàng tử bé là một sự an ủi rất lớn đối với nhân vật tôi. Sau đấy là hàng tá bức tranh vẽ cừu mà cậu bé nhờ anh vẽ, chỉ với vài thay đổi nhỏ trong nét vẽ cậu bé vẫn nhận ra. Với khả năng tưởng tượng bay bổng phong phú, hoàng tử bé đã có những cách nhìn nhận các bức vẽ và sự vật khác với người lớn, cậu nhận ra những điều người khác khó nhận ra như chỉ cần vài thay đổi nhỏ trong nét vẽ của nhân vật “tôi” cũng đủ biến con cừu này thành con cừu khác về trạng thái, giới tính, độ tuổi,… Có thể nói, ngay lúc ấy tại đó là nơi hội tụ 2 họa sĩ trẻ tài năng.
Sau khi chia tay Hoàng tử bé, tâm trạng nhân vật tôi đã bị sa sút, anh vẫn luôn muốn có thể gặp lại cậu bé. Trong nhân vật tôi bây giờ ngổn ngang những cram xúc khó tả, vừa buồn, vừa tiếc nuối vì anh cho rằng nơi từng găp hoàng tử bé là “quang cảnh đẹp nhất và buồn nhất thế gian”, vừa lo lắng vì quên vẽ vòng da của rọ mõm cho con cừu nên nó có thể mất bông hoa. Nhưng anh vẫn hạnh phúc và tin tưởng vào sự cẩn thận của cậu bé. Có thể nói, tuy chỉ gặp nhau một quãng thời gian khá ngắn nhưng lần gặp ấy lại làm nhân vật tôi luôn nhớ nhung khôn nguôi. Gặp Hoàng tử bé là một kỉ niệm không thể quên trong đời anh. Hoàng tử bé không chỉ là tri kỉ mà còn là tấm gương phản chiếu những giấc mộng chưa thành của anh.
Thông qua đoạn trích "Trong mắt trẻ", Ê-xu-pe-ri đã gửi gắm thông điệp: hãy giữ gìn tâm hồn trẻ thơ, biết yêu thương và trân trọng những vẻ đẹp giản dị của cuộc sống. Cách nhìn của hoàng tử bé là cách nhìn của trẻ thơ, hồn nhiên, trong sáng, giàu trí tưởng tượng. Cách nhìn này giúp chúng ta nhìn thấy những vẻ đẹp bình dị, giản đơn nhưng đáng quý của cuộc sống. Người lớn cần học cách nhìn thế giới như trẻ thơ, để thấy được những điều kỳ diệu xung quanh mình.
Phân tích Trong mắt trẻ - mẫu 5
Có ai đó đã từng nói rằng: "Trẻ em là những người thầy vĩ đại nhất của chúng ta". Bởi lẽ, trẻ thơ có cách nhìn thế giới hồn nhiên, trong sáng, giàu trí tưởng tượng, giúp chúng ta nhìn thấy những vẻ đẹp giản dị mà đáng quý của cuộc sống. Đoạn trích "Trong mắt trẻ" của Ê-xu-pe-ri đã thể hiện rõ điều đó.
Ngay bắt đầu chương một, tác giả đã đưa ra nhận định rằng ý thức về một đồ vật thay đổi theo từng con người bằng việc thảo luận về bức tranh thời thơ ấu của mình. Ở đây tác giả muốn bàn về khái niệm mà ông không thể diễn tả được hết bằng lời ví dụ điển hình là bức họa số 1. Nhìn bề ngoài thì đó là bức tranh chiếc mũ nhưng để biết đúng ý nghĩa của bức tranh thì phải có trí tưởng tượng để phát hiện ra.
Sang đến chương số hai thì là cuộc gặp gỡ định mệnh của nhân vật “tôi” và Hoàng tử bé. Hoàng tử bé đã cho chúng ta thấy sự khác nhau trong cách nhìn nhận của trẻ em và người lớn. Ở chương một thì cái nhìn của người lớn quá thực dụng, không có trí tưởng tượng và nhàm chán còn đến chương hai cách nhìn của trẻ em thật ngạc nhiên, sáng tạo đầy cởi mở trước vũ trụ rộng lớn.
Để rồi đến cuối chuyện là một kết thúc đầy bí ẩn, chúng ta phải tự đoán xem Hoàng tử bé có bảo vệ được bông hồng của mình hay không. Một lúc thì tưởng tượng cuộc sống hạnh phúc của Hoàng tử bé ở hành tinh khác, lúc thì lại nghi vấn rằng tự hỏi rằng con cừu có ăn mất bông hoa hồng hay không. Trong tác giả lưu luyến sự rời đi của Hoàng tử bé, tác giả không xem nhẹ nỗi đau sâu sắc có trong tình bạn của Hoàng tử bé với mình. Rằng mất đi người mình yêu thương hẳn sẽ rất đau đớn, kết chuyện cũng không nói đến sự chữa lành của vết thương sẽ lành sau đó. Có thể thấy, ở một góc độ khác, với cái nhìn có chiều sâu hơn, tác giả muốn nói tới thông điệp con người đối mặt với sự mất đi của người mình yêu thương.
Trẻ thơ là những thiên thần nhỏ bé mang trong mình tâm hồn trong sáng, hồn nhiên, giàu trí tưởng tượng. Chính vì vậy, trẻ thơ có cách nhìn thế giới khác biệt so với người lớn. Đoạn trích "Trong mắt trẻ" của Ê-xu-pe-ri đã thể hiện rõ sự khác biệt này. Đoạn trích đã giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới của trẻ thơ, một thế giới đầy màu sắc, tràn đầy những điều kỳ diệu. Đồng thời, đoạn trích cũng nhắc nhở chúng ta hãy giữ gìn tâm hồn trẻ thơ, biết yêu thương và trân trọng những vẻ đẹp giản dị của cuộc sống.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều