TOP 10 mẫu Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc (2024) SIÊU HAY

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 461 06/09/2024


Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc

Đề bài: Em hãy nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc

TOP 10 mẫu Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 1

Tiểu thuyết “Tiếng chim hót trong bụi mận gai” xuất bản hồi mùa xuân 1977 cùng một lúc ở New York, San Francisco, London và Sydney. Ít lâu sau nó được dịch ra bảy thứ tiếng, được bạn đọc nhiệt liệt hoan nghênh và giới phê bình đánh giá cao. Suốt mấy năm trời, nó là tác phẩm ăn khách nhất ở phương Tây. Điều đó cũng là công bằng, vì đây thực sự là một tác phẩm đặc sắc, có giá trị trong văn học phương Tây hiện nay.

Một điều đặc sắc nữa là tác giả của nó - Colleen McCullough không phải là nhà văn chuyên nghiệp, trước đó hầu như không ai biết tiếng. Khi tiểu thuyết Tiếng chim hót trong bụi mận gai đem lại vinh dự cho tác giả thì McCullough vẫn chỉ là một nhân viên y tế bình thường. Bà sinh ra ở Úc, bang New South Wales, trong gia đình một công nhân xây dựng xuất thân từ Ireland. Thời thanh xuân McCullough ở Sydney, đã từng học trường của nhà thờ Công giáo, từ bé đã mơ ước trở thành bác sĩ, nhưng không có điều kiện để qua đại học Y. Bà đã thử làm một số nghề - làm báo, công tác thư viện, dạy học, rồi trở lại nghề Y, qua lớp đào tạo chuyên môn về sinh lý học thần kinh. Sau đó, bà đã làm việc tại các bệnh viện ở Sydney, London, Birmingham, rồi sang Mỹ, làm việc tại một trường Y thuộc trường đại học Yale. Năm 1974 bà viết cuốn tiểu thuyết đầu tiên, không có tiếng vang gì hết. Tiếng chim hót trong bụi mận gai được thai nghén trong ngót bốn năm, rồi đầu mùa hè 1975, bà bắt tay vào viết liền một mạch trong mười tháng. Suốt thời gian ấy, bà vẫn bận túi bụi công việc ở bệnh viện, chỉ viết tác phẩm vào ban đêm và ngày chủ nhật.

Tác phẩm này có thể gọi là “Saga về gia đình Cleary”. Saga là hình thức văn xuôi cổ có tính chất anh hùng ca, kể chuyện một cách điềm đạm về những con người hùng dũng. Cuốn tiểu thuyết này viết về lịch sử của nửa thế kỷ của ba thế hệ một gia đình lao động - gia đình Cleary. Loại tiểu thuyết lịch sử gia đình từ trước đã có những thành công lớn như thiên sử thi vè dòng họ Foocsaito của Gonsuocthy, “Gia đình Thibaults” của Roger Martin du Gard, “Gia đình Artamonov” của M. Gorky. Đặc điểm chung của các tác phẩm đó là số phận gia đình tiêu biểu cho số phận của giai cấp tư sản, nó phản ánh sự phát triển và suy tôn của giai cấp tư sản, các thế hệ sau đoạn tuyệt với nền tảng truyền thống của gia đình. So sánh với những tác phẩm trên thì tác phẩm của McCullough có sự khác biệt, có cái độc đáo riêng của nó. Trước hết, đây là lịch sử của một gia đình lao động. Sự phát triển tính kế thừa và đổi mới của ba thế hệ gia đình này là hình mẫu thu nhỏ của lịch sử dân tộc. Các thế hệ sau kế thừa những nét tốt đẹp nhất của gia đình - tính cần cù, tự chủ, tính kiên cường đón nhận những đòn ác liệt của số phận, lòng tự hào gia đình, song đồng thời có những đổi khác nhịp bước với thời đại. Nếu Fiona gan góc chịu đựng mọi tai họa nhưng cam chịu số phận thì con gái bà là Meggie đã tìm cách cướp lấy hạnh phúc của mình từ tay Chúa Trời, và Justine, con gái của Meggie là một cô gái hiện đại, có những chuẩn mực đạo đức hoàn toàn khác. Cuốn tiểu thuyết xây dựng như truyện sử biên gia đình, tác giả tập trung vào những xung đột tâm lý - đạo đức nhiều hơn là những vấn đề giai cấp - xã hội. Các nhân vật tuy vẫn chịu ảnh hưởng của hoàn cảnh, nhưng chủ yếu là ứng xử theo tính cách riêng của mình nhiều hơn. Trong số nhiều nhân vật, nổi bật hơn cả là ba nhân vật - Fiona, Meggie, con gái bà và cha đạo Ralph de Bricassart. Meggie có thể coi là nhân vật trung tâm của tác phẩm. Trong tiểu thuyết có nhiều tuyến tình tiết, nhiều môtíp, đề tài, song tất cả đều phục vụ câu chuyện chính: mối tình lớn lao trong sáng của Meggie và cha de Bricassart.

Trong tác phẩm quy mô lớn này, những xung đột tâm lý - tinh thần của các nhân vật quyện chặt với sự miêu tả tỉ mỉ toàn cảnh lịch sử, địa lý, thiên nhiên. Thiên nhiên bao la, dữ dội nhưng có cái đẹp hoang sơ riêng của nó như hiện ra trước mắt bạn đọc. Giá trị nhận thức của tác phẩm do đó càng thêm đầy đủ. Mối quan hệ giữa thiên nhiên và con người ở đây mang tính chất chung sống hài hòa, thiên nhiên chưa bị uy hiếp đến nguy cơ hủy diệt.

Tính hiện thực và tính lãng mạn trong tác phẩm này hòa lẫn vào nhau tới mức nhuần nhị. Sự miêu tả tỉ mỉ bằng hình thức của bản thân đời sống, cả từ cách ăn mặc, lời ăn tiếng nói của nhân vật, cho đến cách xén lông cừu, nếp sống hàng ngày..., lối kể chuyện thong thả theo trình tự thời gian khiến cho tác phẩm gần với loại tiểu thuyết hiện thực thế kỷ 19. Nhưng những tính cách phi thường rực rỡ biểu hiện trong những biến cố đột ngột, đầy hấp dẫn tạo nên màu sắc lãng mạn rất rõ nét. Môt tác phẩm văn học Mỹ thời nay xa lạ với những cảnh hung bạo, với “sex”, với “phản nhân vật” đưa bạn đọc trở về với những vấn đề “nhà” (theo nghĩa quê hương), “cội nguồn”, “cha và con” mà lại được ham chuộng như thế ở phương Tây thì đó chứng tỏ những vấn đề muôn thuở của nhân loại bao giờ cũng làm rung động lòng người ở bất cứ nơi nào trên hành tinh chúng ta.

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 2

Tôi thấy hoa vàng trên cỏ xanh là một cuốn tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, được sáng tác bởi nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Sách được xuất bản lần đầu tại Việt Nam vào ngày 9 tháng 12 năm 2010 do Nhà xuất bản Trẻ phát hành.

Truyện là những dòng nhật ký xoay quanh cuộc sống thường ngày và tâm tư của cậu bé Thiều - mười ba tuổi. Thiều sống ở một vùng quê nghèo, cùng với một người em trai tên Tường - một cậu bé dễ thương, hiền lành, bao dung. Trong khi đó Thiều vốn là một người hướng ngoại, khá tinh quái, trong thâm tâm mình cậu rất thương em mình và là một người hào hiệp. Truyện cũng mở ra mối quan hệ giữa hai anh em và những người dân trong ngôi làng, gồm cả người thân và những người bạn cùng lớp. Thiều nhận ra mình có tình cảm với Mận - cô bé xinh xắn, học chung lớp nhưng hơn cậu một tuổi. Biến cố xảy ra khi căn gác nhà Mận bốc cháy, gia đình Thiều đã giúp đỡ Mận và đưa cô bé về sống chung với gia đình. Tuy nhiên, sự thân thiết của Tường và Mận khiến cho cơn ghen tức trong Thiều tăng theo thời gian. Mùa lũ đến, cả làng chìm trong nước, khi nước rút đi để lại nhiều hậu quả như đói kém, mất mùa. Cùng lúc đó sự hẹp hòi và đố kỵ trong Thiều nhiều đến mức khiến cho em trai mình bị thương nặng, không thể ngồi dậy được. Một hôm, Thiều mừng rỡ khi Tường ngồi dậy được và kể về một nàng công chúa chơi thân với Tường khiến Tường có động lực hồi phục. Công chúa ấy thật ra là Nhi - con của một người mổ lợn trong làng, có vấn đề về thần kinh nên tự nhận mình là công chúa. Sự nôn nóng được gặp Nhi thôi thúc Tường tập đi lại. Khi hai anh em thấy Nhi bị bắt nạt, Tường đã chạy hết sức bằng đôi chân của mình để bảo vệ Nhi, kỳ diệu thay nhờ đó mà cô bé nhớ ra mọi chuyện và trở lại bình thường.

Truyện gửi gắm bài học về tình cảm giữa anh em, bạn bè hay tình làng nghĩa xóm. Không chỉ vậy, thế giới tuổi thơ còn hiện lên thật sinh động, gợi nhắc mỗi người về kỉ niệm tuổi thơ của mình….

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 3

Mắt Biếc là cuốn tiểu thuyết kể về cuộc đời của Ngạn. Ngạn sinh ra và lớn lên ở một ngôi làng tên Đo Đo, thuộc xã Bình Quế, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam, đây cũng là quê quán của tác giả. Lớn lên cùng với Ngạn là cô bạn hàng xóm có đôi mắt đẹp tuyệt trần tên Hà Lan. Tuổi thơ của Ngạn và Hà Lan đã gắn bó với nhau cùng với những kỉ niệm đẹp như đồi sim, đánh trống trường,…

Tình bạn thời còn trẻ thơ dần dần biến thành tình yêu thầm lặng của Ngạn dành cho Hà Lan. Đến khi trưởng thành, cả hai phải rời làng ra thành phố để tiếp tục học. Tuy tấm lòng của Ngạn luôn hướng về Hà Lan, nhưng Hà Lan không thể cưỡng lại những cám dỗ của cuộc sống ở nơi xa hoa chốn thành thị, và cuối cùng cô cũng ngã vào vòng tay của Dũng. Dũng là một thanh niên nhà giàu, sành điệu, giỏi võ nhưng thiếu đứng đắn. Ngạn rất đau khổ khi nhìn Hà Lan phải sống một cuộc sống không có hạnh phúc.

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 4

Không gia đình thuộc thể loại tiểu thuyết của nhà văn Hector Malot là một cuốn tiểu thiết nổi tiếng nhất của ông. Truyện kể về cuộc sống phiêu bạt của một cậu bé tên là Remi, không cha mẹ, không người thân thích họ hàng và sống với bố mẹ nuôi ở vùng quê xa xôi hẻo lánh. Dòng đời xô đẩy em đi theo một đoàn xiếc chó, khỉ được lãnh đạo bởi ông cụ Vitali. Ông là một người từng trải và đạo đức, nhờ theo ông mà Remi học được những đức tính quý giá khi lưu lạc trên cuộc đời đầy bất hạnh. Cuộc đời Remi là một bản nhạc với nhiều nốt trầm hơn là nốt thăng khi phải lưu lạc khắp mọi nơi, không có gì ăn mấy ngày liền. Hay có khi em còn suýt chết rét, bị mắc oan phải ở tù, bị vùi lấp bởi đất đá trong giếng mỏ mười mấy ngày liền... Tuy nhiên có những khi em được nuôi nấng rất đoàn hoàng, no ấm và hạnh phúc. Em vẫn đã sống và lao động một cách tử tế dù có chung đụng với mọi dáng người từ những kẻ lừa đảo đến những người tử tế có tấm lòng thương xót. Remi vẫn giữ cho mình những phẩm chất làm người rất đáng quý không dối trá, không lừa gạt, luôn thương người, ham lao động, biết ơn, ngay thẳng và gan dạ.

Kết truyện Remi tìm được mẹ và em sống một cuộc đời hạnh phúc khi có gia đình, người thân bên cạnh. Đây là một cái kết mang ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Tác phẩm mang đến cho chúng ta hiểu được tình cảm gia đình, giá trị nhân văn trong cuộc sống, cũng như cách làm người tốt từ những điều nhỏ bé.

Đây không phải cuốn truyện mình đọc đầu tiên nhưng lại là câu chuyện khiến mình đau đáu nhất sau khi đọc. Dù đây là cuốn sách được xếp vào danh mục văn học thành cho thiếu nhi, nhưng theo mình cuốn sách dành cho mọi lựa tuổi ở mọi quốc gia. Chính vì vậy, "Không gia đinh" xứng đáng là truyện hay nhất mọi thời đại mà mọi người nên đọc.

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 5

Tiểu thuyết Hoàng Tử Bé chính là cuộc gặp gỡ kỳ lạ giữa một phi công phải đáp máy bay xuống sa mạc Sahara cùng với hoàng tử bé đến từ hành tinh B612. Sau nhiều ngày đối mặt với nỗi cô đơn bên cạnh chiếc động cơ hỏng, đang ngủ gật vì mệt, chàng hoàng tử xuất hiện cũng như không ngần ngại yêu cầu anh vẽ một chú cừu cho mình. Từ đó họ ở cạnh nhau như những người bạn, cậu bé khiến viên phi công sau nhiều năm đã lãng quên rằng niềm đam mê hội họa đã cầm lại bút và vẽ theo yêu cầu của cậu.

Hoàng tử bé đã đưa viên phi công quay trở về tuổi thơ, niềm đam mê bị chối bỏ. Để cuối cùng đành từ bỏ giấc mơ và theo đuổi sự nghiệp làm phi công mà cha mẹ anh mong muốn. Nhưng với yêu cầu của cậu bé, chàng phi công như tìm lại được chính mình ở tuổi thơ đã qua, nghe được giọng cười giòn tan, kể cả những giọt nước mắt của cậu bé cũng thật thuần khiết, trong sáng.

Cậu bé kể cho anh nghe về hành tinh B612 của cậu, nơi chỉ có 2 ngọn núi lửa đang hoạt động cùng một ngọn núi lửa đã tắt. Công việc mỗi ngày của cậu ở đó là nạo vét những ngọn núi lửa cũng như phân biệt những mầm cây bao báp với mầm cây hoa hồng. Sau đó bỏ chúng bởi cây bao báp chính là 1 mối hiểm họa có thể xuyên thủng hành tinh của cậu nếu chúng lớn lên.

Một ngày có một hạt mầm hoa hồng chẳng biết từ đâu bay đến hành tinh B612 sau đó nở ra một bông hoa vô cùng xinh đẹp. Hoàng tử bé đem lòng yêu nàng cũng như sẵn sàng chiều chuộng theo tất cả những yêu cầu của nàng. Tuy nhiên bông hoa kiêu kỳ ấy cũng khiến cho hoàng tử bé không khỏi buồn phiền, tới một hôm cậu quyết định rời khỏi hành tinh cùng với chuyến di cư của bầy chim.

Cậu lần lượt đi qua 6 hành tinh cũng như gặp gỡ những người kỳ lạ. Đó là một ông vua không có thần dân, ông hợm hĩnh thích được hoan hô hay một ông nát rượu, một nhà buôn mở tài khoản sở hữu các vì sao, một người thắp đèn rồi tắt đèn liên tục tuân theo mệnh lệnh, một nhà địa lý chỉ ngồi bên bàn sách mà không bao giờ ra ngoài khám phá thế giới.

Hoàng tử bé đã chọn trái đất là điểm đến cuối cùng sau khi gặp một con rắn, một bông hoa tầm thường. Cậu đã lạc vào một vườn hoa hồng có đến hơn năm nghìn bông hoa giống nhau đang khoe sắc. Vì vậy cậu vô cùng thất vọng vì bông hoa của cậu đã lừa dối rằng cô ấy là duy nhất. Thất vọng, hoàng tử bé nằm xuống cỏ và khóc rồi một chú cáo mà hoàng tử nhận là người bạn thực thụ đa dạy cho hoàng tử bé hiểu rằng bông hoa của chàng là duy nhất. Bởi chính cậu đã chăm sóc, tưới nước, bắt sâu cũng như dùng lồng kính bảo vệ nàng.

Viên phi công chính là người ở bên cạnh cậu lâu nhất, lắng nghe câu chuyện của cậu nhiều nhất. Khi cả 3 rơi vào tình trạng thiếu nước trầm trọng, hoàng tử bé đã nhờ con rắn độc cắn mình để trút bỏ lại thân xác cũng như trở về hành tinh B612.

Đọc hết những con chữ trong cuốn sách, có thể nhận ra được rằng ý nghĩa cuối cùng tác giả muốn nhắn gửi tới ai đã và đang đọc cuốn sách này: Nếu muốn thực sự có được thứ gì đó bạn phải yêu thương nó bằng cả trái tim. Khi nhìn lại sự việc bằng con mắt của tình thương ta sẽ nhận ra có những điều thật giản đơn nhưng lại không dễ phát hiện. Mỗi người sẽ có một cây hoa của riêng mình, một ngôi sao của riêng mình, không giống ai.

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 6

“Chuyện con mèo dạy hải âu bay” của nhà văn người Chi-lê là Lu-i Xe-pun-ve-da có tất cả là mười một chương. Nội dung của cuốn sách kể về việc chú mèo mun Gióc-ba nuôi dưỡng một con chim hải âu tên là Lắc-ki. Mẹ của Lắc-ki bị ngộ độc váng dầu nên đã chết ngay sau khi để trứng. Tình cờ chứng kiến cái chết của hải âu mẹ, Gióc-ba đã hứa ba điều: ấp quả trứng, bảo vệ và nuôi lớn hải âu con, dạy nó bay.

Sau một thời gian sống với họ nhà mèo, Lắc-ki lớn nhanh như thổi. Gióc-ba đã nhờ họ nhà mèo tìm cách dạy Lắc-ki biết bay. Nhưng nó không thích bay, cũng không thích làm mèo. Một buổi chiều, Lắc-ki đến cửa tiệm tạp hóa thì đụng độ phải con đười ươi Mét-thiu. Nó chê Lắc-ki là bẩn thỉu, và họ nhà mèo nuôi Lắc-ki để ăn thịt. Lắc-ki trở về buồn bã. Sau khi Gióc-ba biết chuyện liền giải thích rõ cho Lắc-ki hiểu mọi chuyện. Cuối cùng, họ nhà mèo đã bàn bạc để đưa đến quyết định sẽ nhờ con người giúp đỡ dạy Lắc-ki biết bay. Câu chuyện kết thúc khi Lắc-ki đã học được cách bay.

Với “Chuyện con mèo dạy hải âu bay”, Lu-i Xe-pun-ve-da đã giúp người đọc nhận thấy sự chân thành là hương vị quan trọng để cuộc sống ý nghĩa hơn. Đồng thời khi chúng ta biết chấp nhận sự khác biệt sẽ đem lại hạnh phúc cho mình và cả những người bên cạnh. Bắt đầu bằng một lời hứa, nhưng chính trái tim nhân hậu của chú mèo Gióc-ba đã làm lay động trái tim của biết bao độc giả. Khi đọc từng trang sách, chúng ta đã cùng trải qua nhiều cung bậc cảm xúc lẫn lộn: vui vẻ, buồn bã, tức giận đến hồi hộp, hạnh phúc của những nhân vật trong truyện. Không chỉ vậy, một thế giới của loài vật hiện lên thật sự sinh động, thú vị khiến cho người đọc không thể rời mắt khỏi trang sách.

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 7

Tác phẩm này là một cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn Nikolai A. Ostrovsky (nhà văn người Liên Xô). Nhân vật chính của tác phẩm là Pavel Korchagin (thường được gọi là Pavlusha, Pavka) là một thanh niên lớn lên trong khi điều kiện đất nước đang gặp nhiều khó khăn. Anh chơi thân với một cô bạn gái tên là Tonya. Tình cảm của hai người có lẽ sẽ rất đẹp và trọn vẹn nếu như không có chuyện Pavel đi theo tiếng gọi của lý tưởng giai cấp lúc đó. Anh muốn cống hiến sức trẻ của mình để phục vụ cho Tổ quốc, cho cách mạng. Tonya rất yêu Pavel nhưng không thể đợi anh, hay đúng hơn là không dám “yêu một lý tưởng”. Đặc biệt, gia đình của cô còn thuộc giai cấp tư sản. Pavel từng nói với cô rằng: “Anh trước hết là người của Đảng - sau đó mới là người của em và những người thân khác. Em có gan yêu một công nhân, nhưng lại không có gan yêu một lý tưởng”. Sau cùng, Pavel chia tay Tonya để đi theo lý tưởng của mình.

Trước khi tìm đến ánh sáng của cách mạng, Paven đã có một khoảng thời gian phải tham gia xây dựng con đường sắt nhỏ nối khu rừng với thành phố. Công việc ở đây vô cùng nặng nhọc và vất vả trước thiên nhiên khắc nghiệt. Nếu không kịp thì tất cả mọi người trong thành phố này sẽ chết cóng vì không đủ gỗ để sưởi ấm. Trong hoàn cảnh đó, anh gặp lại Tonya, và cô đã suýt không nhận ra anh vì trông anh đã hoàn toàn khác, rách rưới, tím tái vì giá lạnh, gầy gò như một người ăn xin và đang xúc tuyết, tuy có đôi mắt thì vẫn là Pavlusha ngày nào. Tuy nhiên, cô giờ đây đã có chồng và “sặc mùi băng phiến”.

Sau này, trong quá trình lao động và sinh hoạt trong tổ chức Đảng, Pavel đã gặp Rita. Nhưng tình cảm giữa hai người chỉ giữ ở tình đồng chí. Về sau, có lúc Pavel bị bệnh sốt thương hàn và bị bại liệt, phải ngồi xe lăn. Nhưng anh vẫn không lùi bước trước khó khăn, tin tưởng vào tình yêu mới và chuyển sang viết sách với ngọn lửa và chất thép đã được tôi luyện ngày nào.

Cuốn sách “Thép đã tôi thế đấy” được coi là cuốn sách gối đầu giường của thế hệ thanh niên ở các nước xã hội chủ nghĩa. Paven là một thanh niên giàu lý tưởng, được tôi luyện trong “lò lửa” của cách mạng. Ở Việt Nam, cuốn sách này đã có ảnh hưởng sâu sắc đến thế hệ trẻ trong những năm tháng chiến tranh. Nguyễn Văn Thạc có viết trong cuốn sách “Mãi mãi tuổi hai mươi” của mình: “Paven là một người chân chính, một Đảng viên chân chính. Dĩ nhiên rồi, đó phải là con người của giai cấp, suốt đời trung thành với Đảng, và cống hiến cả đời mình cho cách mạng. Mà mình, dường như vẫn còn nhỏ lắm, trẻ con lắm, chưa là người lớn đâu. Mình còn cá nhân lắm, nhỏ nhen và ti tiện. So bì thiệt hơn, đòi hỏi bao nhiêu thứ. Cuộc sống của mình không bằng 1% cuộc sống của Paven... Đừng lười nữa. Sống say mê và dồn ép lại, đừng để những tháng ngày trôi qua vô vị nữa... Cuộc sống của Paven là một dòng mùa xuân bất tận giữa cuộc đời. Đó là cuộc sống của người Đảng viên trẻ tuổi, cuộc sống của một chiến sĩ hồng quân. Mình thèm khát được sống như thế. Sống trọn vẹn cuộc đời dành cho Đảng, cho giai cấp. Sống vững vàng trước những cơn bão táp của cách mạng và của cuộc đời riêng…”. Hay như trong nhật ký Đặng Thùy Trâm, chị cũng đã viết rằng trên mảnh đất miền Nam hầu như không lúc nào ngưng tiếng súng nổ này, 100% các gia đình đều có tang tóc, chết chóc đau thương đè nặng lên mỗi người dân. Vậy mà, ở giữa cái nơi sự “gian nan, chết chóc, hy sinh còn dễ dàng hơn ăn một bữa cơm” ấy, có những người lính như chị nằm dưới công sự nghe giặc đào ở trên mà vẫn kể cho nhau nghe chuyện về anh chàng Pavel Korchagin trong “Thép đã tôi thế đấy”.

Tác phẩm đã giúp bạn đọc hiểu thêm về thế hệ thanh niên nước Nga trong cách mạng. Tác phẩm không chỉ giàu giá trị nhân văn, mà còn mang tính thời đại.

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 8

"Tắt đèn" là một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu nhất của nhà văn Ngô Tất Tố (tiểu thuyết, in trên báo Việt nữ năm 1937). Đây là một tác phẩm văn học hiện thực phê phán với nội dung nói về cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân Việt Nam đầu thế kỉ XX dưới ách đô hộ của thực dân Pháp.

Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và (theo nhà văn) sinh ra trong gia đình trung lưu.

Vốn lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào cảnh "nhất nhì trong hạng cùng đinh" trong làng.

Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần cùng quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ chưa kịp mở mắt cho vợ chồng lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp xong suất sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị bắt không được về nhà.

Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị vay bát gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá không thể chịu được nữa, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng.

Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy.

Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc.

Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại với chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!".

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 9

Trong nền văn xuôi hiện đại nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Với một tài năng lớn và giàu sức sáng sạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.

Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.
Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính – lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và câu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn giành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền giành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đói kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.

Có thể nói “Lão Hạc” là một truyện ngắn hết sức thành công của Nam Cao. Nhà văn vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình, đồng thời đánh bật được nét phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có của ông.

Nghe và tóm tắt nội dung giới thiệu về một tiểu thuyết đã học hay đã đọc - mẫu 10

“Số đỏ” là một tác phẩm để đời cho bao thế hệ- một tác phẩm sẽ mãi là vật báu vô giá trong nền văn học Việt Nam. Vâng, đó là một đóng góp hết sức to lớn của nhà văn với “cái nghèo gia truyền” - Vũ Trọng Phụng cho kho tàng văn chương dân tộc.

Tiểu thuyết “Số đỏ” được đăng ở “Hà Nội báo” từ số 40 ngày 7/10/1936 và được in thành sách lần đầu năm 1938. Tác phẩm nổi tiếng này đã được chuyển thể thành nhiều phim và kịch. Đây được xem là tác phẩm nổi tiếng nhất trong sự nghiệp sáng tác của “ông vua phóng sự đất Bắc”. “Số đỏ” xoay quanh nhân vật làm đảo điên Hà Nội những năm 1930 - 1940, Xuân Tóc Đỏ - từ một thằng bé mồ côi, kiếm sống bằng đủ thứ nghề: trèo me, trèo sấu, nhặt bóng ở sân quần vợt, quảng cáo thuốc lậu... nhờ thủ đoạn xảo trá, “nhờ thời” đã trở thành đốc tờ Xuân, nhà cải cách xã hội, giáo sư quần vợt, thậm chí là anh hùng cứu quốc, là vĩ nhân... Sử dụng lối tương phản giữa cái đồi bại, thối nát vô luân với cái hài, cái trào phúng đã giúp cuốn tiểu thuyết thành công trong việc lột trần những “quái thai” thời đại trong buổi giao thời. Từ đó, tác phẩm cũng đã đả kích cay độc cái xã hội tư sản bịp bợm, đang chạy theo lối sống văn minh rởm, hết sức lố lăng thối nát. Bên cạnh đó, tác phẩm cũng đả kích những phong trào được thực dân khuyến khích như: phong trào Âu hoá, thể dục thể thao, chấn hưng Phật giáo...

Sự thành công của tác giả còn ở việc đã xây dựng được những nhân vật trở thành điển hình về mặt tâm lý xã hội mà cho đến tận hôm nay bóng dáng những nhân vật ấy vẫn còn đâu đó quanh ta.

1 461 06/09/2024