TOP 10 mẫu Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm (2024) SIÊU HAY

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.

1 2,411 28/08/2024


Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm

Đề bài: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm. Nêu lên điều tác giả muốn nói qua bài thơ này bằng một đoạn văn (khoảng 6 – 8 dòng).

TOP 10 mẫu Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm (2024) SIÊU HAY (ảnh 1)

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 1

Mời trầu là phong tục giao tiếp của người Việt xưa. “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, nếp văn hóa giao tiếp này đã được phản ánh sâu đậm trong thơ ca dân gian, đặc biệt là trong quan hệ lứa đôi nam nữ. Xuân Hương tự xưng tên mới bạo dạn và trẻ trung làm sao. Có bao giờ nghe các nàng thôn nữ trong ca dao xung tên như vậy. Xuân Hương đã đảo lộn vai trò, chứng tỏ nàng đã ý thức sâu sắc về “quyền được yêu” của phụ nữ. Chính ý thức cá nhân vượt thời đại đó khiến nàng cởi mở, thành thật. Bài thơ “Mời trầu” bộc lộ nhiều nét tính cách của Hồ Xuân Hương. Mạnh bạo vượt qua lễ giáo phong kiến nghiệt ngã, Xuân Hương đảo lộn vai trò, mời trầu bạn tình, cũng có nghĩa là Xuân Hương chủ động đến với tình yêu bằng thái độ cởi mở chân thành, tha thiết. Khát vọng tình yêu thì cháy bỏng, nhưng nữ sĩ vẫn đủ sáng suốt nhận ra sự bạc bẽo của tình đời. Mà phần chiêm nghiệm về cuộc đời của nữ sĩ để lại ấn tượng sâu đậm trong bài thơ. Cho nên, với Hồ Xuân Hương, tình yêu mãi mãi chỉ là một khát vọng.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 2

Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương là niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của một trái tim nồng nàn, đằm thắm, giàu cá tính – được thể hiện một cách chân tình. Bài thơ Mời trầu có lẽ ra đời trong giai đoạn nữ sĩ dựng quán nước kén bạn trăm năm. Thực ra, Xuân Hương đã ý thức được mình, đến độ chín chắn, cần một bạn chi kỷ hơn là những yêu đương nồng cháy thời tuổi trẻ. Bởi lẽ, nữ sĩ đã cảm nhận được sự lạnh giá cô đơn, rất cần một sự động viên an ủi, những lời nói tâm tình. Mời trầu kỳ thực là mời tình. Nói đến tình là nói đến cõi tế vi, kỳ diệu của tâm hồn, của trái tim rồi! Mà chuyện tình, trong xã hội phong kiến, đâu phải là đề tài nhàn đàm lúc trà dư tửu hậu. Ở một góc nào đó, nó còn là điều cấm kỵ đối với các bậc mũ cao, áo dài. Đàn bà lại càng không được nói đến. Cả bài thơ chính là một thông điệp gói trọn tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, tấm lòng rộng mở và muốn được vẹn tình. Tâm tình ấy, khát vọng ấy đã vang lên, trong trẻo và mạnh mẽ, mạnh dạn phá bỏ những định kiến tàn nhẫn, u ám của thời đại. Đó là tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi, nảy tược của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ. Chắc rằng, tiếng vọng mời trầu của Hồ Xuân Hương đã băng qua thời gian, lay chuyển biết bao tâm hồn xanh xao, bạc bẽo tìm đến với nhau trong một tình yêu chân thật, hòa hợp, chung tình.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 3

Mời trầu là mộ trong những bài thơ nổi tiếng của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. Thông qua hình ảnh mời trầu tác giả muốn thể hiện tâm tình, khát khao nồng thắm của một phụ nữ muốn được vẹn tình, khát khao với tình yêu và cuộc đời. Hình ảnh miếng trầu đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao? Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm. Bài thơ không chỉ đơn giản nói về duyên trầu mà Hồ Xuân Hương đã nói đến duyên phận của con người, của người phụ nữ thời phong kiến. Cái duyên ấy bấp bênh bạc bẽo như vôi. Như trong một số bài khác bà có nhắc nhiều đến duyên phận của người phụ nữ ‘thân em vừa trắng lại vừa tròn – bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước). Qua đó gợi lòng thương cảm tới những con người có niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi, một tình yêu son sắt thủy chung.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 4

Bài thơ Mời trầu chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm sự tâm tình của người phụ nữ mà cụ thể ở đây là Hồ Xuân Hương. Có thể nói rằng cả cuộc đời bà luôn bênh vực người phụ nữ cũng chính là bênh vực chính bản thân mình trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy. Qua đấy ta có thể thấy được Xuân Hương quả thật là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ. Bài thơ Mời trầu đã thể hiện rõ những nỗi lòng của bà chúa thơ Nôm. Thơ Xuân Hương cho đến nay vẫn hấp dẫn người đọc, cái thanh cái tục trong thơ bà đầy ẩn ý thế nhưng người ta không thể nào không thấy được những ý nghĩa nội dung mà bà muốn truyền tải qua những câu thơ của mình. Có thể nói rằng tài năng thơ ca của bà thật xứng danh với cái tên gọi mà người đời gọi bà đó chính là bà chúa thơ Nôm. Trong số những bài thơ Nôm ấy nổi bật lên bài thơ Mời trầu mà qua đó ta thấy được những tâm sự những điều mà Xuân Hương trăn trở về cuộc đời của mình. Chuyện tình duyên và nỗi lòng người phụ nữ tài ba ấy được khắc hoạ rất rõ.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 5

Bài thơ mời trầu là một thi phẩm xuất sắc được nhiều thế hệ bạn đọc yêu thích của Hồ Xuân Hương. Bài thơ Mời Trầu mang đậm phong cách thơ của bà, là tiếng nói bênh vực số phận bi thảm của người phụ nữ trong thời kì xưa. Chỉ với 4 câu thơ nhưng cũng đủ bộc lộ những tâm tư của bà về tình duyên và cuộc đời. Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Qua đó là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 6

Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương ngắn gọn nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm tình của người phụ nữ. Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Chỉ với bốn câu thơ nhưng cũng đủ bộc lộ những tâm tư của bà về tình duyên và cuộc đời. Bài thơ nói lên được ý thức cá nhân, tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa mặc cho những hủ tục, những định kiến u ám của thời đại. Qua đó là một tiếng nói trân trọng người phụ nữ, trân trọng những giá trị và ước mơ của họ trước cuộc đời.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 7

Bài thơ 'Mời trầu' của Hồ Xuân Hương là một tác phẩm muốn thể hiện niềm khao khát hạnh phúc của một trái tim đầy nồng nàn, đằm thắm và giàu cá tính, được truyền đạt một cách chân thành. Bài thơ này có thể ra đời trong giai đoạn mà nữ sĩ đang tìm kiếm một người bạn đời lâu dài. Thực tế, Xuân Hương đã nhận ra rằng, khi trưởng thành, cô cần một người bạn đời có tính cách kiên nhẫn hơn là những mối tình nồng cháy của tuổi trẻ. Bởi vì, nữ sĩ đã cảm nhận được sự lạnh giá và cô đơn, cần một sự động viên và an ủi, những lời tâm sự. 'Mời trầu' thực chất là mời gọi tình yêu. Nói về tình yêu là nói về cảm xúc cao quý, là điều kỳ diệu của tâm hồn và trái tim! Nhưng tình yêu, trong xã hội phong kiến, không phải là một đề tài để nhàn đàm sau khi uống trà và rượu. Ở một góc nào đó, tình yêu còn bị cấm kỵ đối với những người có quyền lực và danh vọng. Phụ nữ thậm chí còn không được đề cập. Cả bài thơ là một thông điệp trọn vẹn về tâm tình và khát khao nồng thắm của một phụ nữ đa tài, với tấm lòng rộng mở và mong muốn có một tình yêu chân thật và hòa hợp. Tâm tình ấy, khát vọng ấy, được truyền đạt trong bài thơ trong suốt và mạnh mẽ, dũng cảm phá vỡ những định kiến tàn nhẫn và u ám của thời đại. Điều này là một điều đẹp cho sự phát triển và nảy nở của ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh để tìm kiếm hạnh phúc cho phụ nữ. Chắc chắn rằng, tiếng vọng mời trầu của Hồ Xuân Hương đã vượt qua thời gian và gợi lên những tâm hồn trẻ trung, vài lần tìm thấy nhau trong một tình yêu chân thành, hòa hợp và chung thuỷ.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 8

Mời trầu là một bài thơ được viết theo thể thất ngôn tứ tuyệt của Bà chúa thơ Nôm Hồ Xuân Hương. Mượn câu chuyện mời trầu, nữ thi sĩ đã ẩn dụ về chuyện tình cảm và số phận người phụ nữ trong thời đại lúc bấy giờ. Trong bối cảnh xã hội phong kiến, thân phận phụ nữ còn phải chịu nhiều thiệt thòi, không chỉ không được tự lựa chọn bến đỗ cho cuộc đời mình, mà còn phải chịu kiếp chồng chung. Biết bao cô gái đã phải sống trong cảnh đau khổ, bất hạnh và tủi nhục vì bị chồng đánh đạp, hành hạ. Suy cho cùng, tiếng kêu than của những người phụ nữ thấp cổ bé họng trong xã hội cũ ấy đâu có được ai lắng nghe đâu? Chính vì thế, nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã có lời ngóng cầu rằng nếu là duyên phận của nhau thì hãy thắm lại, chớ xanh như lá, bạc như vôi. Đó là lời mong ước, khát vọng về một tình yêu hạnh phúc, chung thủy và vẹn toàn của một người phụ nữ. Qua đó thể hiện khát vọng hướng tới hạnh phúc và được làm chủ cuộc đời mình của tác giả trong bối cảnh xã hội xưa.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 9

Bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương gửi gắm thông điệp giá trị. Tác giả đã thể hiện niềm khao khát hạnh phúc lứa đôi của một trái tim nồng nàn, đằm thắm nhưng cũng rất cá tính. Mời trầu vốn là một phong tục trong lễ nghi của người Việt. Có câu “miếng trầu là đầu câu chuyện”, mời trầu giống như là để bắt đầu câu chuyện. Trong bài thơ, mời trầu kỳ thực là mời tình. Trong xã hội phong kiến, người phụ nữ chịu nhiều định kiến, phải tuân theo lễ giáo. Họ không có quyền được quyết định số phận, không được tự quyết cho chuyện lứa đôi. Hồ Xuân Hương đã vượt qua lễ giáo phong kiến, bộc lộ niềm khao khát tình cảm lứa đôi. Đó giống như một tín hiệu đẹp cho sự đâm chồi của một ý thức cá nhân, của tinh thần đấu tranh đòi hạnh phúc cho người phụ nữ.

Suy nghĩ về ý kiến: Hồ Xuân Hương viết về việc mời trầu nhưng là để nói chuyện tình cảm - mẫu 10

Bài thơ Mời Trầu của Hồ Xuân Hương thể hiện sự bất mãn và chống đối với những quy định và giới hạn về tình yêu của xã hội phong kiến xưa. Tác giả mời trầu không phải vì cần trầu mà thực chất là muốn thể hiện tình cảm, tình duyên của mình. Bằng cách viết bài thơ này, Hồ Xuân Hương phản ánh lòng tự trọng, ý chí đấu tranh của người phụ nữ trong xã hội thời đại đó, đồng thời truyền tải thông điệp về sự trân trọng, hiểu biết và tự do trong tình yêu và cuộc đời. Điều này làm cho bài thơ trở nên sâu sắc và ý nghĩa hơn với người đọc, khơi gợi suy nghĩ và tìm hiểu về vai trò của người phụ nữ trong xã hội cũng như giá trị con người.

1 2,411 28/08/2024