TOP 10 mẫu Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu (2024) SIÊU HAY
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu gồm 10 bài văn mẫu hay nhất, chọn lọc giúp học sinh viết bài tập làm văn lớp 8 hay hơn.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu
Đề bài: Em hãy nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ "Mời trầu"
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu - mẫu 1
Hồ Xuân Hương là người thi sĩ vừa tài vừa có sắc được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Bà là nữ thi sĩ mang lại cho người đọc nhiều ấn tượng về các tác phẩm vừa có giá trị cao lại mang được những nét tài hoa trong sáng tác. Thơ Hồ Xuân Hương mang những bản sắc đậm đà mà hơn thế ở đó còn nói lên những tâm từ tình cảm của bà gửi vào trong tác phẩm. Ngoài chùm thơ như tự tình, bánh trôi nước thì chúng ta còn biết đến bài thơ Mới Trầu . Nhắc tới trầu nhắc tới tình yêu, đúng vậy đó là nỗi khát khao cháy bỏng tinh yêu được gửi gắm qua những vần thơ đong đầy tình cảm
Xuất hiện trong toàn bài chỉ có bốn câu thơ, vẻn vẹn được bốn câu ngắn ngủi những toát lên tất cả những cảm xúc khát khao của cá nhân nhà thơ Xuân Hương hay một phần nào đồ cũng là khát khao của những người phụ nữ những tình cảm ấy là những điều thường thấy là tình cảm đời thường và cũng rất thiêng liêng
Nhân vật trữ tình được nhắc tới không ai khác chính là nữ thi sĩ Xuân Hương, và ngay từ đầu thì nữ thi sĩ cũng đã nhắc tới một sự tích một nét văn hóa của dân tộc Việt Nam đó chính là miếng trầu.
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hội
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Không chỉ xuất hiện trong bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương mà nó còn xuất hiện ở nhiều tác phẩm văn học của các tác giả thơ ca khác. Miếng trầu đong đầy tinh cảm gợi nhớ tới câu chuyện thấm đẫm tình cảm an hem tình cảm vợ chồng dành cho nhau. Miếng trầu còn là những thức mà người lớn tuổi hay những thanh niên thường ăn trong các dịp cưới xin. Miếng trầu trong ca dao xưa vẫn văng vẳng qua những lời ru của bà của mẹ, và đến sau này miếng trầu ấy là miếng trầu có bốn nghìn năm tuổi trong thơ Nguyễn Khoa Điềm, la miếng trầu hàng hóa của người mẹ già trong thơ Hoàng Cầm nữa.
Ở đây nữ thi sĩ Xuân Hương nói rằng đó chính là miếng trầu hội, quả cau nho nhỏ với miếng trầu hỏi. Không phải là trầu có vị hỏi mà là vị của trầu không thường rất hăng và cay cho nên thi sĩ đã khéo sử dụng tính từ "hội" cho nó. Câu thơ này của Xuân Hương đã quét rồi như mời mọc người quân tử đến ăn miếng trầu ấy. Miếng trầu của Xuân Hương tâm hãy vẫn tươi xanh, hãy còn ngon ngọt vì mới quẹt vôi. Tấm lòng của Hồ Xuân Hương thắm đượm như miếng trầu kia và sự tươi tắn giống như sự tươi tắn của miếng trầu ấy.
Hai câu cuối là lời nhắc nhở khéo léo của Hồ Xuân Hương với các bặc quân tử, phải biết nằm lấy duyên nợ để mãi được bên nhau
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như là bạc như với
Từ miếng trầu đã khơi gợi ra biết bao nhiều là lời tâm sự của một tâm hồn tươi tắn và đẹp để của Xuân Hương, nó giống như những miếng trầu cau kia vậy. Hồ Xuân Hương không e dè khi quyết định nói đến những tâm sự và ý nghĩ của cá nhân mình đối với những người quân tử có ý định tìm đến tình duyên với bà hay cũng như với những người phụ nữ khác.
Đừng bao giờ phụ bạc lấy tinh duyên mà phải bén lợi với nhau chứ đừng nên bạc bẽo như vải, xanh như lá. Tình yêu đô như dây trầu quần lấy thân cau, cử cao vút và thấm đượm tình cảm, bén duyên là duyên thắm lại, tình cảm phải có bén lửa thì mới có kết thúc đẹp để được.
Chỉ với 4 câu thơ ngắn ngủi thôi mà nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương đã khơi gợi biết bao nhiều điều. Qua đây, tác giả cũng muốn trải lòng và gửi gắm hết những tâm trạng và nỗi lòng mà Xuân Hương giữ kín bấy lâu. Mỗi câu thơ mang những tình cảm trong sáng thiêng liêng mà cũng là những phút trải lòng của tác giả.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu - mẫu 2
Hồ Xuân Hương là nhà thơ nổi tiếng cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Ở giai đoạn lịch sử này, chế độ phong kiến suy tàn đã bộc lộ những hạn chế, bất công. Hồ Xuân Hương đã gửi gắm vào thơ những suy tư, trăn trở trước hiện thực của xã hội, trước thân phận bất hạnh của con người, nhất là người phụ nữ. Những tác phẩm thơ Nôm tiêu biểu của bà thời kì này không thể không kể đến bài thơ “Mời trầu”.
“Mời trầu” cũng như nhiều bài thơ khác của Hồ Xuân Hương thuộc thể tuyệt cú cổ điển. Đấy là một thể Đường luật thi, một thứ văn chương bác học. Nhưng đọc “Mời trầu” không ai có ý nghĩ đây là bài thơ Đường du nhập từ Trung Quốc vào qua những nhà trí thức Hán học. Có một cái gì thật là nôm na dân dã ở lời thơ hết sức bình dị và giọng điệu mộc mạc.
Hình ảnh miếng trầu đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?. Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.
Trước hết hai câu thơ đầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu ấy chính là Xuân Hương:
“Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi”
Miếng trầu ấy có quả cau, có lá trầu. Hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao. Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự nhỏ bé ấy hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Miếng trầu hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình ảnh miếng trầu có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của bà chúa thơ Nôm. Người sở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ “này” thể hiện được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quệt xong, nó vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự là nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.
Thế nhưng, sau tấm chân tình gần như bình thản ấy là một giọng nói nhẹ nhàng chất chứa bao cảm xúc, bao nỗi niềm.
“Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá, bạc như vôi”.
Hồ Xuân Hương đưa ra một câu hỏi vừa đưa ra một yêu cầu. “Có phải duyên nhau thì thắm lại”. Từ “thắm” sử dụng rất đắt. “Duyên” theo quan niệm dân gian là sự ràng buộc lẫn nhau từ kiếp trước đến kiếp này, Hồ Xuân Hương muốn nói đến cái duyên ấy. Hai câu thơ đầu nói về chuyện ăn trầu, hai câu cuối chuyển sang chuyện duyên số, chuyện con người vậy mà ý thơ vẫn liền mạch, không gò bó chứng tỏ tài dùng ẩn dụ của nhà thơ đến mức tuyệt vời. Nhà thơ còn vận dụng thành ngữ, tục ngữ trong câu kết làm cho ý thơ thật đặc sắc.
Bài thơ không chỉ đơn giản nói về duyên trầu mà Hồ Xuân Hương đã nói đến duyên phận của con người, của người phụ nữ thời phong kiến. Cái duyên ấy bấp bênh bạc bẽo như vôi. Như trong một số bài khác bà có nhắc nhiều đến duyên phận của người phụ nữ ‘thân em vừa trắng lại vừa tròn – bảy nổi ba chìm với nước non” (Bánh trôi nước). Qua đó gợi lòng thương cảm tới những con người có niềm khát khao hạnh phúc lứa đôi, một tình yêu son sắt thủy chung.
Với ngôn từ giản dị, giàu ý nghĩa, bài thơ “Mời trầu” như bao quát chuyện tình duyên lận đận của tác giả. Bà luôn khao khát sống với hạnh phúc lứa đôi. Đó là một tình cảm thật sự chứ không phải là thứ tình cảm vợ lẽ, chính vì thế mà ta cảm thấy yêu quý hơn người phụ nữ tài ba ấy.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu - mẫu 3
Thơ Xuân Hương cho đến nay vẫn hấp dẫn người đọc, cái thanh cái tục trong thơ bà đầy ẩn ý thế nhưng người ta không thể nào không thấy được những ý nghĩa nội dung mà bà muốn truyền tải qua những câu thơ của mình. Có thể nói rằng tài năng thơ ca của bà thật xứng danh với cái tên gọi mà người đời gọi bà đó chính là bà chúa thơ Nôm. Trong số những bài thơ Nôm ấy nổi bật lên bài thơ Mời trầu mà qua đó ta thấy được những tâm sự những điều mà Xuân Hương trăn trở về cuộc đời của mình. Chuyện tình duyên và nỗi lòng người phụ nữ tài ba ấy được khắc hoạ rất rõ.
Bài thơ Mời trầu chỉ có bốn câu thơ thôi nhưng lại chứa đựng biết bao nhiêu là tâm sự tâm tình của người phụ nữ mà cụ thể ở đây là Hồ Xuân Hương. Có thể nói rằng cả cuộc đời bà luôn bênh vực người phụ nữ cũng chính là bênh vực chính bản thân mình trong xã hội trọng nam khinh nữ ấy. Qua đấy ta có thể thấy được Xuân Hương quả thật là một người mạnh mẽ, bà có tiếng nói riêng đại diện cho những người phụ nữ. bai thơ Mời trầu đã thể hiện rõ những nỗi lòng của bà chúa thơ Nôm.
Nhan đề bài thơ là “Mời trầu” cũng mang những ý nghĩa truyền tải nhất định. Nhan đề là sự bộc lộ chủ đề của tác phẩm chính vì thế mà mỗi nhà thơ nhà văn đều đặt cho con tinh thần của mình những cái tên mang cả nội dung lẫn nghệ thuật. Hình ảnh miếng trầu kia đã mang đến cho chúng ta những liên tưởng về miếng trầu truyền thống gắn liền với những niềm vui như đám cưới, nó cũng gắn liền với những giá trị đạo đức tốt đẹp của con người Việt Nam trong sự tích trầu cau. Còn ở đây thì sao?. Miếng trầu ấy thể hiện được nỗi lòng Xuân Hương khao khát có một tình yêu thật sự, một hạnh phúc vợ chồng đời thường êm ấm, nồng đượm.
Trước hết hai câu thơ dầu nhà thơ nói về miếng trầu ấy và chủ nhân làm ra miếng trầu ấy chính là Xuân Hương:
Quả cau nho nhỏ miếng trầu hôi
Này của Xuân Hương mới quệt rồi
Miếng trầu ấy có quả cau, có là trầu hai thứ ấy đi liền với nhau để làm nên một miếng trầu. Hình ảnh những miếng trầu têm xanh ngắt cánh phượng mới đẹp làm sao. Nó không chỉ đẹp mắt đẹp tâm tình mà còn đẹp cả tấm lòng người trao đi nữa. Quả cau thì nho nhỏ gợi lên cái hình ảnh nhỏ bé của miếng trầu nhưng lại rất đẹp. Sự nhỏ bé ấy hay cũng chính là sự nhỏ bé của thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa. Miếng trầu hôi không phải là nó có mùi hôi mà do lá trầu cay nên nói như thế. Hình ảnh miếng trầu có ngàn năm tuổi như thể hiện cho nguyện ước khát khao lứa đôi của bà chúa thơ Nôm. Người xở hữu miếng trầu ấy chính là nhà thơ. Từ “này” thể hiện được tiếng mời, tiếng xưng danh của Xuân Hương. Miếng trầu ấy mới quẹt xong, nó vẫn còn tươi xanh, ngọt bùi lắm. Miếng trầu của Xuân Hương không khác gì miếng trầu bình thường khác về hình thức nhưng miếng trầu ấy chất chứa biết bao nhiêu là tâm sự là nỗi lòng của người con gái kia. Đó chính là miếng trầu của lòng khao khát hạnh phúc lứa đôi của thi sĩ.
Sang đến hai câu thơ sau thì thi sĩ muốn gửi đến những lời nhắn nhủ cho những bậc quân tử trên cõi đời này rằng:
Có phải duyên nhau thì thắm lại
Đừng xanh như lá bạc như vôi
Chính nỗi khao khát tình yêu khiến cho nhà thơ mong muốn rằng người quân tử nếu có duyên với Xuân Hương thì bén lại chứ đừng bạc như vôi xanh như lá. Cái duyên trên cõi đời này được người xưa vô cùng tin vào nó. Không có duyên thì có gần gũi đến mấy cũng không thể nào có tình cảm yêu thương được nhưng có duyên thì lại thắm lại ngay. Không gần cũng yêu thương da diết vô bờ. Thi sĩ nói đừng xanh như lá bạc như vôi là có ý gì?. Lá cây bao giờ chẳng xanh, không xanh thì đâu còn là lá cây nữa. vôi thì màu trắng bạc rồi. Có thể nói ở đây nhà thơ đã sử dụng biện pháp so sánh kết hợp với lối nói cái tự nhiên vốn có để chỉ cái mong muốn trong tình yêu của con người. lá xanh thì tốt, vôi trắng bạc là đương nhiên nhưng con người mang những trạng thái đó thì không tốt. Bởi vì cái xanh cái bạc kia là để chỉ sự xanh rờn, sự bạc bẽo của con người với nhau. Chính vì thế Xuân Hương mượn ngay hình ảnh của lá trầu, vôi trắng mà gửi thầm cái nguyện ước nhắn nhủ của bản thân mình.
Bài thơ như một dòng nhật kí của thi sĩ, Xuân Hương đã viết vào đó những tâm tư tình cảm của mình. bà là luôn khao khát sống với hạnh phúc lứa đôi. Đó là một tình cảm thật sự chứ không phải là thứ tình cảm vợ lẽ, chính vì thế mà ta cảm thấy yêu quý hơn người phụ nữ tài ba ấy.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu - mẫu 4
Bài thơ “Mời trầu” của Hồ Xuân Hương thể hiện nhiều khía cạnh của tính cách của bà. Bài thơ này cho thấy sự mạnh mẽ của bà trong việc vượt qua các ràng buộc truyền thống và những giới hạn của xã hội thời đó. Bà đảo lộn vai trò truyền thống của người phụ nữ trong việc mời trầu bạn tình. Điều này thể hiện sự tự chủ và tự quyết của bà trong tình yêu, chứng tỏ bà không chịu bị ràng buộc bởi các quy tắc xã hội hay lễ giáo.
Tuy mạnh mẽ và cởi mở trong tình yêu, Hồ Xuân Hương cũng thể hiện sự thông thái và sáng suốt. Bài thơ này thể hiện sự cháy bỏng của bà trong tình yêu, nhưng đồng thời, bà cũng nhận ra sự phù phiếm của tình đời. Điều này cho thấy tính cách của Hồ Xuân Hương không chỉ đa dạng mà còn sâu sắc và tinh tế, và bà luôn giữ vững tinh thần độc lập và sự nhận thức về cuộc sống và tình yêu.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu - mẫu 5
Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương thể hiện tâm tư, tình cảm đầy đau thương và khao khát hạnh phúc lứa đôi của nữ thi sĩ. Dù đã gặp nhiều chuyện đau khổ trong đường tình duyên, bà vẫn không bỏ cuộc và mong muốn tìm cho mình một người bạn đồng hành cùng xây dựng một tổ ấm nhỏ. Trong bài thơ, Hồ Xuân Hương cảm thấy khó khăn khi phải đối mặt với sự khắc nghiệt của xã hội lúc bấy giờ, nhưng bà đã mạnh mẽ đánh bại những định kiến cổ hủ, đòi hỏi cho mình một hạnh phúc nhỏ bé nhưng đáng giá. Tình cảm và khát vọng của nữ thi sĩ đã được thể hiện một cách chân thành và đầy tình yêu thương, đồng thời truyền cảm hứng cho những người phụ nữ khác đang phải chịu đựng nhiều khó khăn, tìm kiếm hạnh phúc của mình.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu - mẫu 6
Bài thơ Mời trầu của Hồ Xuân Hương thể hiện sự độc đáo và tinh tế trong cách thể hiện niềm khao khát tình yêu và hạnh phúc lứa đôi của mình. Từ cuộc đời đầy sóng gió của nữ thi sĩ, chúng ta cảm nhận được nỗi đau, niềm tiếc nuối khi yêu thương không được đền đáp. Tuy nhiên, Hồ Xuân Hương không bị đánh bại bởi những lận đận trong đường tình duyên, mà còn mạnh mẽ phá vỡ những định kiến của xã hội để đòi hỏi cho mình một hạnh phúc chính đáng. Bài thơ cũng truyền tải thông điệp đầy tích cực và khát khao đấu tranh cho những người phụ nữ đang phải chịu cảnh bất hạnh, khơi gợi sự đâm chồi và nảy nở của những tinh thần dũng cảm trong đấu tranh cho hạnh phúc của bản thân và xã hội.
Nghe và tóm tắt nội dung thuyết trình về bài thơ Mời trầu - mẫu 7
Bài thơ Mời trầu của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương thể hiện rõ niềm khao khát tìm được hạnh phúc lứa đôi của bà. Trong cuộc đời của mình, bà từng gặp rất nhiều người, nhưng đến cuối cùng lại chẳng có được cái kết đẹp. Bài thơ là những tâm tình chân thành, giãi bày tâm sự, tình cảm một cách tinh tế và nhạy cảm. Hồ Xuân Hương đã cất tiếng đòi hỏi cho mình một hạnh phúc nhỏ bé, chính đáng trong đường tình duyên. Bằng tấm lòng rộng mở, bà đã phá vỡ những định kiến tàn nhẫn, lạc hậu của xã hội cũ và đứng lên đấu tranh đòi hạnh phúc cho bản thân và cho những người phụ nữ khác. Đó là một dấu hiệu tích cực, mở đầu cho sự đâm trồi, nảy nở của một người phụ nữ dũng cảm.
Xem thêm các chương trình khác:
- Giải sgk Toán 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Toán 8 – Cánh diều
- Giải sbt Toán 8 – Cánh diều
- Giải sgk Tiếng Anh 8 – iLearn Smart World
- Giải sbt Tiếng Anh 8 - ilearn Smart World
- Trọn bộ Từ vựng Tiếng Anh 8 ilearn Smart World đầy đủ nhất
- Ngữ pháp Tiếng Anh 8 ilearn Smart World
- Bài tập Tiếng Anh 8 iLearn Smart World theo Unit có đáp án
- Giải sgk Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải vbt Khoa học tự nhiên 8 – Cánh diều
- Giải sgk Lịch sử 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Lịch sử 8 - Cánh diều
- Giải sbt Lịch sử 8 – Cánh diều
- Giải sgk Địa lí 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Địa lí 8 - Cánh diều
- Giải sbt Địa lí 8 – Cánh diều
- Giải sgk Giáo dục công dân 8 – Cánh diều
- Lý thuyết Giáo dục công dân 8 – Cánh diều