TOP 15 câu Trắc nghiệm Phản ứng oxi hóa – khử (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Hóa học 10
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 15.
Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử - Kết nối tri thức
Câu 1. Điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn được gọi là
A. hóa trị.
B. điện tích.
C. số oxi hóa.
D. độ âm điện.
Đáp án: C
Giải thích:
Số oxi hóa là điện tích quy ước của nguyên tử trong phân tử khi coi tất cả các electron liên kết đều chuyển hoàn toàn về nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.
Câu 2. Số oxi hóa được viết ở dạng
A. số đại số, dấu viết trước, số viết sau.
B. số đại số, dấu viết sau, số viết trước.
C. số đại số, nếu là số oxi hóa âm thì cần viết thêm dấu ở trước.
D. số đại số, nếu là số oxi hóa âm thì cần viết thêm dấu ở sau.
Đáp án: B
Giải thích:
Số oxi hóa được viết ở dạng số đại số, dấu viết trước, số viết sau.
Ví dụ: Trong hợp chất, nguyên tử nguyên tố Na có số oxi hóa là +1.
Câu 3. Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng
A. 0.
B. +1.
C. –1.
D. –2.
Đáp án: A
Giải thích:
Trong đơn chất, số oxi hóa của nguyên tử bằng 0.
Ví dụ: .
Câu 4. Số oxi hóa của S trong phân tử K2SO4 là
A. –2.
B. 0.
C. +4.
D. +6.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong hợp chất, số oxi hóa của K là +1, số oxi hóa của O là –2.
Số oxi hóa của từng nguyên tử: .
Ta có: (+1)×2 + x + (–2)×4 = 0 x = +6.
Câu 5. Số oxi hóa của N trong phân tử HNO3 là
A. –3.
B. +1.
C. +2.
D. +5.
Đáp án: D
Giải thích:
Trong hợp chất, số oxi hóa của H là +1, số oxi hóa của O là –2.
Số oxi hóa của từng nguyên tử: .
Ta có: (+1) + x + (–2)×3 = 0 x = +5.
Câu 6. Số oxi hóa của Fe trong ion Fe3+ là
A. +2.
B. –2.
C. +3.
D. 0.
Đáp án: C
Giải thích:
Trong ion đơn nguyên tử, số oxi hóa của nguyên tử bằng điện tích ion.
Số oxi hóa của Fe trong ion Fe3+ là +3.
Câu 7. Số oxi hóa của C trong ion là
A. –2.
B. +2.
C. +4.
D. +6.
Đáp án: C
Giải thích:
Số oxi hóa của O là – 2.
Gọi số oxi hóa của C trong ion đa nguyên tử là x.
Trong ion đa nguyên tử, tổng số oxi hóa của các nguyên tử bằng điện tích ion.
Ta có: x + (–2)×3 = –2 x = +4.
Câu 8. Chất khử là
A. chất nhận electron.
B. chất nhường electron.
C. chất vừa nhường electron, vừa nhận electron.
D. không nhường hay nhận electron.
Đáp án: C
Giải thích:
Chất khử là chất nhường electron, chất oxi hóa là chất nhận electron.
Câu 9. Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron, quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron.
B. Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhận electron, quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhường electron.
C. Quá trình oxi hóa và quá trình khử đều là quá trình nhường electron.
D. Quá trình oxi hóa và quá trình khử đều là quá trình nhận electron.
Đáp án: A
Giải thích:
Quá trình oxi hóa là quá trình chất khử nhường electron, quá trình khử là quá trình chất oxi hóa nhận electron.
Câu 10. Phản ứng oxi hóa – khử là
A. phản ứng hóa học chỉ xảy ra quá trình nhường electron.
B. phản ứng hóa học chỉ xảy ra quá trình nhận electron.
C. phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình quá trình nhường electron và quá trình nhận electron.
D. phản ứng oxi hóa học trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
Đáp án: C
Giải thích:
Phản ứng oxi hóa – khử là phản ứng hóa học xảy ra đồng thời quá trình quá trình nhường electron và quá trình nhận electron.
Dấu hiệu để nhận biết phản ứng oxi hóa – khử là có sự thay đổi số oxi hóa của các nguyên tử.
Câu 11. Cho phương trình hóa học của phản ứng: C + O2 CO2. Xác định chất khử, chất oxi hóa.
A. C là chất khử; CO2 là chất oxi hóa.
B. O2 là chất khử; C là chất oxi hóa.
C. CO2 là chất khử; C là chất oxi hóa.
D. C là chất khử; O2 là chất oxi hóa.
Đáp án: D
Giải thích:
Phương trình hóa học:
Chất khử là chất nhường electron (số oxi hóa tăng sau phản ứng); chất oxi hóa là chất nhận electron (số oxi hóa giảm sau phản ứng).
C là chất khử; O2 là chất oxi hóa.
Câu 12. Cho phương trình hóa học: Cl2 + H2O HCl + HClO. Trong phản ứng trên, Cl2 là
A. chất oxi hóa.
B. chất khử.
C. vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
D. không là chất oxi hóa, không là chất khử.
Đáp án: C
Giải thích:
Phương trình hóa học: .
Số oxi hóa của Cl vừa tăng từ 0 lên +1, vừa giảm từ 0 xuống –1.
Cl2 vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu 13. Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?
A. NaOH + HCl NaCl + KOH.
B. CO2 + NaOH NaHCO3.
C. BaCl2 + K2SO4 BaSO4 + 2KCl.
D. 2Na + 2H2O 2NaOH + H2.
Đáp án: D
Giải thích:
: không có nguyên tử nguyên tố nào thay đổi số oxi hóa không phải là phản ứng oxi hóa – khử.
: không có nguyên tử nguyên tố nào thay đổi số oxi hóa không phải là phản ứng oxi hóa – khử.
: không có nguyên tử nguyên tố nào thay đổi số oxi hóa không phải là phản ứng oxi hóa – khử.
: có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tử Na (từ 0 lên +1) và nguyên tử H (từ +1 xuống 0) Đây là phản ứng oxi hóa – khử.
Câu 14. Phương pháp thăng bằng electron đường dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc:
A. Số chất khử bằng số chất oxi hóa.
B. Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
C. Số nguyên tử có số oxi hóa tăng bằng số nguyên tử có số oxi hóa giảm.
D. Tổng số hóa trị của các nguyên tố trong chất khử bằng tổng số hóa trị của các nguyên tố chất oxi hóa.
Đáp án: B
Giải thích:
Phương pháp thăng bằng electron đường dùng để lập phương trình hóa học của phản ứng oxi hóa – khử theo nguyên tắc: “Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận”.
Câu 15. Cho phương trình hóa học của phản ứng:
aCu + bHNO3 cCu(NO3)2 + dNO + eH2O (a, b, c, d, e là các số nguyên)
Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là
A. 9.
B. 11.
C. 16.
D. 20.
Đáp án: B
Giải thích:
Bước 1: Xác định các nguyên tử có sự thay đổi số oxi hóa, từ đó xác định chất oxi hóa, chất khử:
a + b c+ d + eH2O.
Cu: chất khử; HNO3: chất oxi hóa.
Bước 2: Biểu diễn quá trình oxi hóa, quá trình khử:
Bước 3: Tìm hệ số thích hợp cho chất khử và chất oxi hóa dựa trên nguyên tắc: Tổng số electron chất khử nhường bằng tổng số electron chất oxi hóa nhận.
Bước 4: Đặt hệ số của chất oxi hóa và chất khử vào sơ đồ phản ứng, từ đó tính ra hệ số của các chất khác có mặt trong phương trình hóa học. Kiểm tra sự cân bằng số nguyên tử của các nguyên tố ở hai vế.
3Cu + 8HNO3 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Tổng hệ số của các chất tham gia phản ứng là: a + b = 3 + 8 = 11.
Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 16: Ôn tập chương 4
Trắc nghiệm Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học
Trắc nghiệm Bài 18: Ôn tập chương 5
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDTC lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 có đáp án - Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 có đáp án - Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án - Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm GDTC lớp 10 có đáp án – Cánh Diều