TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Hóa học 10

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 12.

1 1609 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 12: Liên kết cộng hóa trị - Kết nối tri thức

Câu 1. Nguyên tử phi kim có xu hướng

A. nhường đi electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

B. nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

C. nhường đi hoặc nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

D. nhường đi 1 electron để đạt cấu hình electron của khí hiếm gần nhất.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử phi kim có lớp electron hóa trị gần bão hòa và có xu hướng nhận thêm electron để đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm.

Câu 2. Liên kết cộng hóa trị được tạo thành

A. giữa nguyên tử kim loại điển hình và nguyên tử phi kim điển hình.

B. giữa hai nguyên tử bằng lực hút tĩnh điện.

C. giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

D. giữa nguyên tử kim loại và nguyên tử oxygen.

Đáp án: C

Giải thích:

Liên kết cộng hóa trị được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Câu 3. Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là

A. liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.

D. liên kết ion.

Đáp án: C

Giải thích:

Cặp electron dùng chung chỉ do một nguyên tử đóng góp, liên kết giữa hai nguyên tử là liên kết cộng hóa trị kiểu cho – nhận.

Câu 4. Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu là

A. A – B.

B. A = B.

C. A B.

D. B A.

Đáp án: D

Giải thích:

Khi cặp electron dùng chung chỉ do nguyên tử B đóng góp, nguyên tử B là nguyên tử cho electron, nguyên tử A là nguyên tử nhận electron. Kí hiệu B A.

Câu 5. Trong phân tử chlorine (Cl2), hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách

A. mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron.

B. mỗi nguyên tử chlorine góp 2 electron.

C. mỗi nguyên tử chlorine góp 3 electron.

D. một nguyên tử chlorine nhận 1 electron, một nguyên tử chlorine nhường 1 electron.

Đáp án: A

Giải thích:

Phân tử chlorine (Cl2):

Cấu hình electron của nguyên tử Cl (Z = 17): [Ne]3s23p5 (có 7 electron hóa trị).

Hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron, tạo thành 1 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử Cl2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet:

TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 6. Công thức cấu tạo của phân tử chlorine là

A. Cl–Cl.

B. Cl=Cl.

C. ClºCl.

D. Cl»Cl.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai nguyên tử chlorine liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử chlorine góp 1 electron, tạo thành 1 cặp electron dùng chung.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 7. Trong phân tử hydrogen chlorine (HCl), liên kết giữa hai nguyên tử hydrogen và chlorine là

A. liên kết đơn.

B. liên kết đôi.

C. liên kết ba.

D. liên kết ion.

Đáp án: A

Giải thích:

Phân tử hydrogen chloride (HCl):

Nguyên tử hydrogen liên kết với nguyên tử chlorine bằng cách mỗi nguyên tử góp 1 electron tạo thành 1 cặp electron dùng chung trong phân tử HCl. Khi đó nguyên tử hydrogen có 2 electron (cấu hình bền vững của nguyên tử khí hiếm helium) và nguyên tử chlorine có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet

TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 8. Phân tử hay ion nào sau đây có liên kết cho – nhận?

A. O2.

B. Cl2.

C. HCl.

D. TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phân tử NH3, lớp ngoài cùng của nguyên tử nitrogen có 5 electron, trong đó có cặp electron chưa liên kết. Ion H+ có orbital trống, không có electron. Khi phân tử NH3 kết hợp với ion H+, nguyên tử nitrogen đóng góp cặp electron chưa liên kết để tạo liên kết với ion H+ tạo thành TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1). Khi đó, liên kết cho – nhận được hình thành, nguyên tử nitrogen là nguyên tử cho, ion H+ là nguyên tử nhận.Trong ion TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1), bốn liên kết N – H hoàn toàn tương đương nhau.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 9. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử carbon dioxide (CO2)?

A. Phân tử carbon dioxide có công thức cấu tạo là O=C=O.

B. Hai nguyên tử oxygen liên kết với một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 2 electron.

C. Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.

D. Liên kết tạo thành trong phân tử CO2 là liên kết cộng hóa trị.

Đáp án: B

Giải thích:

Phân tử carbon dioxide (CO2):

Nguyên tử carbon có 4 electron hóa trị, nguyên tử oxygen có 6 electron hóa trị. Hai nguyên tử oxygen liên kết với một nguyên tử carbon bằng cách mỗi nguyên tử oxygen đóng góp 2 electron và nguyên tử carbon đóng góp 4 electron tạo thành 4 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử CO2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)Phân tử CO2 có hai liên kết đôi.

Câu 10. Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết cộng hóa trị phân cực?

A. O2.

B. HCl.

C. N2.

D. Cl2.

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết trong phân tử HCl có cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl) được gọi là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Liên kết trong các phân tử Cl2, O2, N2, … có cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào được gọi là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 11. Trong phân tử nào sau đây có liên kết ba?

A. CO2.

B. O2.

C. N2.

D. Cl2.

Đáp án: C

Giải thích:

Công thức phân tử

CO2

O2

N2

Cl2

Công thức cấu tạo

O=C=O

O=O

NºN

Cl–Cl

Phân tử N2 có liên kết ba.

Câu 12. Cho biết hiệu độ âm điện (Dc) giữa hai nguyên tử trong khoảng: 0,4 < Dc < 1,7. Có thể dự đoán được được loại kiên kết giữa hai nguyên tử đó là

A. liên kết cộng hóa trị không phân cực.

B. liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. liên kết ion.

D. liên kết cho – nhận.

Đáp án: B

Giải thích:

Dựa vào sự khác nhau về độ âm điện giữa các nguyên tử tham gia liên kết, có thể dự đoán được loại liên kết giữa hai nguyên tử đó

TOP 15 câu Trắc nghiệm Liên kết cộng hóa trị có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Câu 13. Cho biết c(Cl) = 3,16; c(Na) = 0,93. Trong phân tử NaCl, liên kết giữa Na và Cl là liên kết

A. ion.

B. cộng hóa trị phân cực.

C. cộng hóa trị không phân cực.

D. liên kết cho – nhận.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong phân tử NaCl, hiệu độ âm điện của Cl và Na: 3,16 – 0,93 = 2,23.

Liên kết giữa Na và Cl là liên kết ion.

Câu 14. Liên kết đôi gồm

A. hai liên kết s.

B. hai liên kết p.

C. một liên kết s và một liên kết p.

D. một liên kết s và hai liên kết p.

Đáp án: C

Giải thích:

Liên kết đôi gồm một liên kết s và một liên kết p.

Chú ý: Liên kết ba gồm một liên kết s và hai liên kết p.

Câu 15. Năng lượng liên kết (Eb) là

A. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí.

B. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể rắn thành các nguyên tử ở thể rắn.

C. năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể lỏng thành các nguyên tử ở thể lỏng.

D. năng lượng cần thiết tạo thành một liên kết hóa học trong phân tử.

Đáp án: A

Giải thích:

Năng lượng liên kết (Eb) là năng lượng cần thiết để phá vỡ một liên kết hóa học trong phân tử ở thể khí thành các nguyên tử ở thể khí. Năng lượng liên kết thường có đơn vị là kJ/mol.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Trắc nghiệm Bài 14: Ôn tập chương 3

Trắc nghiệm Bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử

Trắc nghiệm Bài 16: Ôn tập chương 4

Trắc nghiệm Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

1 1609 lượt xem
Mua tài liệu