TOP 15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Hóa học 10

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 14: Ôn tập chương 3  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 14.

1 1,506 03/01/2024
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 14: Ôn tập chương 3 - Kết nối tri thức

Câu 1. Liên kết hóa học được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung là

A. liên kết ion.

B. liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết hydrogen.

D. liên kết kim loại.

Đáp án: B

Giải thích:

Liên kết cộng hóa trị được tạo thành giữa hai nguyên tử bằng một hay nhiều cặp electron dùng chung.

Câu 2. Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết trong các phân tử mà

A. cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

B. cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện nhỏ hơn.

C. cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.

D. cặp electron chung được đóng góp từ một nguyên tử.

Đáp án: A

Giải thích:

Liên kết cộng hóa trị phân cực là liên kết trong các phân tử mà cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn.

Ví dụ: Liên kết trong phân tử HCl là liên kết cộng hóa trị phân cực, cặp electron dùng chung lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn (Cl).

Chú ý: Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết trong các phân tử mà cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.

Ví dụ: Liên kết trong phân tử Cl2, O2, N2, … là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Câu 3. Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

A. đều làm tăng nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy.

B. đều làm giảm nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy.

C. đều làm tăng nhiệt độ sôi và làm giảm nhiệt độ nóng chảy.

D. đều làm giảm nhiệt độ sôi và làm tăng nhiệt độ nóng chảy.

Đáp án: A

Giải thích:

Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals đều làm tăng nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi của các chất.

Câu 4. Trong các liên kết: liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết ion thì độ phân cực liên kết

A. giảm dần.

B. tăng dần.

C. giống nhau.

D. gần giống nhau.

Đáp án: B

Giải thích:

Trong các liên kết: liên kết cộng hóa trị không phân cực, liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết ion thì độ phân cực liên kết tăng dần.

Câu 5. Liên kết cộng hóa trị không phân cực thường có hiệu độ âm điện (|Dc|) trong khoảng nào sau đây?

A. |Dc| ≥ 1,7.

B. 0,4 ≤ |Dc| < 1,7.

C. 0 ≤ |Dc| < 0,4.

D. |Dc| ≥ 2,8.

Đáp án: C

Giải thích:

0 ≤ |Dc| < 0,4: Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

0,4 ≤ |Dc| < 1,7: Liên kết cộng hóa trị phân cực.

|Dc| ≥ 1,7: Liên kết ion.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cho – nhận.

B. Liên kết ion có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết cộng hóa trị phân cực.

C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị phân cực và liên kết ion.

D. Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết ion.

Đáp án: D

Giải thích:

Liên kết cộng hóa trị phân cực có thể được coi là dạng trung gian giữa liên kết cộng hóa trị không phân cực và liên kết ion.

Câu 7. Liên kết đơn là liên kết

A. có một cặp electron dùng chung.

B. có hai cặp electron dùng chung.

C. có ba cặp electron dùng chung.

D. có bốn cặp electron dùng chung.

Đáp án: A

Giải thích:

Liên kết đơn là liên kết có một cặp electron dùng chung, được biểu diễn bằng một gạch nối (–).

Chú ý:

Liên kết đôi là liên kết có hai cặp electron dùng chung, được biểu diễn bằng hai gạch nối (=).

Liên kết ba là liên kết có ba cặp electron dùng chung, được biểu diễn bằng ba gạch nối (º).

Câu 8. Liên kết ba gồm

A. ba liên kết s.

B. hai liên kết s và một liên kết p.

C. hai liên kết s và hai liên kết p.

D. một liên kết s và hai liên kết p.

Đáp án: D

Giải thích:

Liên kết ba (º) gồm một liên kết s và hai liên kết p.

Câu 9. Cho các chất sau: N2, HCl, HF, O2, Cl2. Trong các chất trên, có bao nhiêu chất mà liên kết trong phân tử là liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.

Đáp án: C

Giải thích:

Liên kết cộng hóa trị không phân cực là liên kết trong các phân tử mà cặp electron dùng chung không bị hút lệch về phía nguyên tử nào.

Liên kết trong phân tử N2, O2, Cl2 là liên kết cộng hóa trị không phân cực.

Chú ý: Liên kết trong phân tử HCl, HF là liên kết cộng hóa trị phân cực (cặp electron chung bị lệch về phía nguyên tử có độ âm điện lớn hơn là Cl, F).

Câu 10. Công thức cấu tạo của phân tử N2

A. N – N.

B. N=N.

C. N®N.

D. NºN.

Đáp án: D

Giải thích:

Phân tử nitrogen (N2):

Nguyên tử nitrogen có 5 electron hóa trị, hai nguyên tử nitrogen liên kết với nhau bằng cách mỗi nguyên tử nitrogen đóng góp 3 electron, tạo thành 3 cặp electron dùng chung. Khi đó, trong phân tử N2, mỗi nguyên tử đều có 8 electron ở lớp ngoài cùng, thỏa mãn quy tắc octet.

TOP 15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 3 có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Giữa hai nguyên tử nitrogen có ba cặp electron dùng chung (biểu diễn bằng ba gạch nối), đó là liên kết ba.

Câu 11. Liên kết trong phân tử nào sau đây là liên kết ion?

A. CO2.

B. O2.

C. KCl.

D. HCl.

Đáp án: C

Giải thích:

Liên kết ion trong phân tử hay tinh thể được tạo thành nhờ lực hút tĩnh điện của các ion mang điện tích trái dấu. Liên kết ion thường tạo thành từ các nguyên tử kim loại điển hình và phi kim điển hình, phân tử thu được là hợp chất ion.

Liên kết trong phân tử KCl là liên kết ion.

Câu 12. Số liên kết s và liên kết p có trong phân tử C2H2 lần lượt là

A. 3 và 3.

B. 3 và 2.

C. 2 và 3.

D. 2 và 2.

Đáp án: B

Giải thích:

Công thức cấu tạo của C2H2 là: H–CºC–H.

Liên kết ba (º) gồm một liên kết s và hai liên kết p.

Phân tử C2H2 có 3 liên kết s và 2 liên kết p.

Câu 13. Nhận xét nào sau đây không đúng khi nói về phân tử CO2?

A. Liên kết giữa C và O là liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Phân tử CO2 có công thức cấu tạo là O=C=O.

C. Phân tử CO2 có cấu tạo thẳng.

D. Phân tử CO2 là phân tử phân cực.

Đáp án: D

Giải thích:

Trong phân tử CO2, hiệu độ âm điện của O và C: 3,44 – 2,55 = 0,89.

=> Liên kết giữa C và O là liên kết cộng hóa trị phân cực. Tuy nhiên, do phân tử CO2 có cấu tạo thẳng nên độ phân cực của hai liên kết đôi (C=O) triệt tiêu nhau, dẫn đến toàn bộ phân tử không bị phân cực.

Câu 14. Cho biết c(Mg) = 1,31 và c(Cl) = 3,16. Dự đoán loại liên kết trong phân tử MgCl2.

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cho – nhận.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong phân tử MgCl2, hiệu độ âm điện cuả Cl và Mg là: 3,16 – 1,31 = 1,85 > 1,7.

=> Liên kết trong phân tử MgCl2 là liên kết ion.

Câu 15. Cho biết c(H) = 2,20 và c(Br) = 2,96. Dự đoán loại liên kết trong phân tử HBr.

A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.

B. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.

C. Liên kết ion.

D. Liên kết cho – nhận.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong phân tử HBr, hiệu độ âm điện giữa Br và H là: 2,96 – 2,20 = 0,76.

=>0,4 ≤ |Dc| < 1,7 =>Liên kết trong phân tử HBr là liên kết cộng hóa trị phân cực.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 15: Phản ứng oxi hóa – khử

Trắc nghiệm Bài 16: Ôn tập chương 4

Trắc nghiệm Bài 17: Biến thiên enthalpy trong các phản ứng hóa học

Trắc nghiệm Bài 18: Ôn tập chương 5

Trắc nghiệm Bài 19: Tốc độ phản ứng

1 1,506 03/01/2024
Mua tài liệu