TOP 15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Hóa học 10

Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 9: Ôn tập chương 2  có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 9.

1 1293 lượt xem
Mua tài liệu


Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 9: Ôn tập chương 2 - Kết nối tri thức

Câu 1. Nguyên tử của các nguyên tố thuộc cùng một chu kì có

A. cùng số electron hóa trị.

B. cùng số lớp electron.

C. cùng số electron lớp ngoài cùng.

D. cùng số neutron.

Đáp án: B

Giải thích:

Nguyên tử của các nguyên tố có thuộc cùng một chu kì có cùng số lớp electron.

Số thứ tự chu kì = Số lớp electron.

Câu 2. Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có

A. số electron hóa trị bằng nhau.

B. cùng số lớp electron.

C. cùng số neutron.

D. cùng số khối.

Đáp án: A

Giải thích:

Nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ He).

Câu 3. Trong cùng một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì

A. bán kính nguyên tử tăng dần.

B. bán kính nguyên tử giảm dần.

C. bán kính nguyên tử tăng sau đó giảm dần.

D. bán kính nguyên tử giảm sau đó tăng dần.

Đáp án: A

Giải thích:

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

Câu 4. Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân,

A. tính kim loại và tính phi kim tăng dần.

B. tính kim loại và tính phi kim giảm dần.

C. tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.

D. tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

Đáp án: C

Giải thích:

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.

Chú ý:

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

Câu 5. Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử S là

A. [Ne] 3s2.

B. [Ne] 3s23p1.

C. [Ne] 3s23p2.

D. [Ne] 3s23p4.

Đáp án: D

Giải thích:

Số thứ tự chu kì = số lớp electron = 3.

Số thứ tự nhóm A = số electron lớp ngoài cùng = 6.

Cấu hình electron của nguyên tử S: 1s22s22p63s23p4 hay [Ne] 3s23p4.

Câu 6. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm IA. Nguyên tử nguyên tố X có

A. 3 lớp electron và 3 electron ở lớp ngoài cùng.

B. 3 lớp electron và 1 electron ở lớp ngoài cùng.

C. 1 lớp electron và 3 electron ở lớp ngoài cùng.

D. 2 lớp electron và 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Đáp án: B

Giải thích:

Số lớp electron = Số thứ tự chu kì = 3

Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 1.

Nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp electron và 1 electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 7. Nguyên tố X thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Nguyên tố X là

A. nguyên tố kim loại.

B. nguyên tố phi kim.

C. nguyên tố khí hiếm.

D. nguyên tố phóng xạ.

Đáp án: B

Giải thích:

Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 6.

X là nguyên tố phi kim.

Câu 8. Nguyên tố X thuộc chu kì 4, nhóm IIA. X là

A. nguyên tố s.

B. nguyên tố p.

C. nguyên tố d.

D. nguyên tố f.

Đáp án: A

Giải thích:

Số lớp electron = Số thứ tự chu kì = 4.

Số electron lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 2.

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X: 1s22s22p63s23p64s2.

Electron cuối cùng điền vào phân lớp s ® X là nguyên tố s.

Câu 9. Nguyên tử nguyên tố Y có Z = 13. Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố Y thuộc

A. ô 13, chu kì 3, nhóm IIA.

B. ô 13, chu kì 4, nhóm IIIA.

C. ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

D. ô 13, chu kì 4, nhóm IIA.

Đáp án: C

Giải thích:

Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố Y: 1s22s22p63s23p1.

Số thứ tự ô = số electron = 13.

Số thứ tự chu kì = Số lớp electron = 3.

Electron cuối cùng điền vào phân lớp p Nguyên tố Y thuộc nhóm A.

Số thứ tự nhóm A = Số electron lớp ngoài cùng = 3.

Nguyên tố Y ở ô 13, chu kì 3, nhóm IIIA.

Câu 10. X là nguyên tố thuộc nhóm A trong bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất của X là XO. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. X thuộc nhóm IIIA.

B. X là nguyên tố kim loại.

C. Nguyên tử nguyên tố X có 3 electron ở lớp ngoài cùng.

D. X là nguyên tố phi kim.

Đáp án: B

Giải thích:

Oxide cao nhất của X là XO.

Hóa trị cao nhất của X là II X thuộc nhóm IIA.

Số electron ở lớp ngoài cùng = Số thứ tự nhóm A = 2.

X là nguyên tố kim loại.

Câu 11. Cho các nguyên tố X (Z = 11), Y (Z = 13), T (Z = 14), Q (Z = 19). So sánh bán kính nguyên tử của các nguyên tố trên theo chiều giảm dần.

A. T > Y > X > Q.

B. Y > X > T > Q.

C. Q > X > Y > T.

D. Q > R > X > Y.

Đáp án: C

Giải thích:

X (Z = 11): 1s22s22p63s1 X thuộc chu kì 3, nhóm IA.

Y (Z = 13): 1s22s22p63s23p1 Y thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.

T (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 ® T thuộc chu kì 3, nhóm IVA.

Q (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 ® Q thuộc chu kì 4, nhóm IA.

Trong một chu kì, bán kính nguyên tử giảm theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

® Bán kính nguyên tử: X > Y > T.

Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử tăng theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

® Bán kính nguyên tử: X < Q.

Vậy, bán kính nguyên tử: Q > X > Y > T.

Câu 12. Sulfur (S) là nguyên tố thuộc nhóm VIA, chu kì 3 của bảng tuần hoàn. Oxide cao nhất và hydroxide tương ứng của S là

A. SO2; H2SO3.

B. SO3; H2SO4.

C. SO4; H2SO6.

D. S2O6; H2S2O6.

Đáp án: B

Giải thích:

S thuộc nhóm VIA Hóa trị cao nhất của S là VI.

Công thức oxide cao nhất của S là SO3 (acidic oxide).

Công thức hydroxide cao nhất là H2SO4 (có tính acid).

Câu 13. Cho các nguyên tố X (Z = 11), Y (Z = 13), T (Z = 14), Q (Z = 19). Nguyên tố nào có tính kim loại mạnh nhất?

A. Nguyên tố X.

B. Nguyên tố Y.

C. Nguyên tố T.

D. Nguyên tố Q.

Đáp án: D

Giải thích:

X (Z = 11): 1s22s22p63s1X thuộc chu kì 3, nhóm IA.

Y (Z = 13): 1s22s22p63s23p1Y thuộc chu kì 3, nhóm IIIA.

T (Z = 14): 1s22s22p63s23p2 T thuộc chu kì 3, nhóm IVA.

Q (Z = 19): 1s22s22p63s23p64s1 Q thuộc chu kì 4, nhóm IA.

Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại giảm dần và tính phi kim tăng dần.

Tính kim loại: X > Y > T.

Trong một nhóm A, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân, tính kim loại tăng dần và tính phi kim giảm dần.

Tính kim loại: X < Q.

Vậy, tính kim loại: Q > X > Y > T.

Nguyên tố Q có tính kim loại mạnh nhất.

Câu 14. Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25, trong đó ZA < ZB. Hai nguyên tố A, B lần lượt là:

A. Mg, Al.

B. Al, Mg.

C. Na, Mg.

D. Mg, Na.

Đáp án: A

Giải thích:

Hai nguyên tố A, B đứng kế tiếp nhau trong cùng một chu kì của bảng tuần hoàn và có tổng số đơn vị điện tích hạt nhân là 25.

Ta có hệ phương trình: TOP 15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Hai nguyên tố A, B lần lượt là: Mg (Z = 12); Al (Z = 13).

Câu 15. Hai nguyên tố A, B thuộc cùng một nhóm A và ở hai chu kì kế tiếp nhau trong bảng tuần hoàn. Tổng số đơn vị điện tích hạt nhân của A và B là 30, trong đó ZA < ZB. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Hai nguyên tố A, B thuộc cùng nhóm IA.

B. A, B đều là nguyên tố kim loại.

C. Nguyên tố A thuộc chu kì 3, nguyên tố B thuộc chu kì 4.

D. Tính kim loại của A lớn hơn B.

Đáp án: D

Giải thích:

Ta có hệ phương trình: TOP 15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 2 có đáp án - Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức (ảnh 1).

Nguyên tố A là Na (Z = 11); nguyên tố B là K (Z = 19).

Cấu hình electron của nguyên tử Na (Z = 11): [Ne]3s1.

Nguyên tố Na ở ô 11, chu kì 3, nhóm IA.

Cấu hình electron của nguyên tử K (Z = 19): [Ar]4s1.

Nguyên tố K ở ô 19, chu kì 4, nhóm IA.

Nhận xét:

Nguyên tố A, B đều là nguyên tố kim loại.

Tính kim loại: K > Na.

Phát biểu không đúng: Tính kim loại của A lớn hơn B.

Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:

Trắc nghiệm Bài 10: Quy tắc octet

Trắc nghiệm Bài 11: Liên kết ion

Trắc nghiệm Bài 12: Liên kết cộng hóa trị

Trắc nghiệm Bài 13: Liên kết hydrogen và tương tác van der Waals

Trắc nghiệm Bài 14: Ôn tập chương 3

1 1293 lượt xem
Mua tài liệu