TOP 15 câu Trắc nghiệm Ôn tập chương 1 (Kết nối tri thức 2024) có đáp án - Hóa học 10
Bộ 15 bài tập trắc nghiệm Hóa học lớp 10 Bài 4: Ôn tập chương 1 có đáp án đầy đủ các mức độ sách Kết nối tri thức giúp học sinh ôn luyện trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4.
Chỉ 150k mua trọn bộ Trắc nghiệm Hóa lớp 10 Kết nối tri thức bản word (cả năm) có đáp án chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận tài liệu.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Trắc nghiệm Hóa học 10 Bài 4: Ôn tập chương 1 - Kết nối tri thức
Câu 1. Nguyên tử sulfur (Z = 16) có cấu hình electron là
A. [Ne]3s23p4.
B. [Ne]3s23p3.
C. [Ne]3s2.
D. [Ar]4s1.
Đáp án: A
Giải thích:
Nguyên tử sulfur (Z = 16) có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p4 hoặc [Ne]3s23p4 hoặc (2, 8, 6).
Câu 2. Nguyên tử X có số hiệu nguyên tử Z = 15. Lớp electron nào trong nguyên tử X có mức năng lượng cao nhất?
A. K.
B. L.
C. M.
D. N.
Đáp án: C
Giải thích:
Cấu hình electron của nguyên tử X (Z = 15): 1s22s22p63s23p3.
Nguyên tử X có 3 lớp electron Lớp electron thứ ba (n = 3, lớp M) trong nguyên tử X có mức năng lượng cao nhất.
Câu 3. Nguyên tử Y có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron. Cấu hình electron của nguyên tử Y là
A. 1s22s22p63s2.
B. 1s22s22p63s23p1.
C. 1s22s22p63s23p2.
D. 1s22s22p63s23p3.
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyên tử Y có 3 lớp electron, trong đó lớp ngoài cùng có 4 electron.
Cấu hình electron của nguyên tử Y là: 1s22s22p63s23p2.
Câu 4. Nguyên oxygen có 8 proton và 8 neutron. Kí hiệu của nguyên tử oxygen là
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: D
Giải thích:
Nguyên tử oxygen có:
Số hiệu nguyên tử Z = Số proton = 8
Số khối: A = Z + N = 8 + 8 =16.
Kí hiệu của nguyên tử oxygen là .
Câu 5. Lớp L có số electron tối đa là
A. 6.
B. 8.
C. 12.
D. 18.
Đáp án: B
Giải thích:
Lớp thứ n (n ≤ 4) chứa tối đa 2n2 electron.
Lớp L (n = 2) có số electron tối đa là: 2n2 = 2×22 = 8.
Câu 6. Nguyên tử nguyên tố nitrogen có Z = 7. Nitrogen là
A. nguyên tố s.
B. nguyên tố p.
C. nguyên tố d.
D. nguyên tố f.
Đáp án: B
Giải thích:
Cấu hình electron của nguyên tử nitrogen (Z = 7): 1s22s22p3.
Electron cuối cùng điền vào phân lớp p nên nitrogen là nguyên tố p.
Câu 7. Số proton, neutron và electron của lần lượt là
A. 11, 11, 12.
B. 11, 12, 11.
C. 12, 12, 11.
D. 12, 11, 11.
Đáp án: B
Giải thích:
Số hiệu nguyên tử Z = 11 = Số proton = Số electron
Số khối A = 23 = Z + N ® N = A – Z = 23 – 11 = 12.
Số proton, neutron và electron của lần lượt là 11, 12, 11.
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng?
A. .
B. .
C. .
D. .
Đáp án: B
Giải thích:
:
Số hiệu nguyên tử Z = 19 = Số proton = Số electron.
Cấu hình electron của nguyên tử K: [Ar]4s1 Có 1 electron thuộc lớp ngoài cùng.
:
Số hiệu nguyên tử Z = 13 = Số proton = Số electron.
Cấu hình electron của nguyên tử Al: [Ne]3s23p1 Có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng.
:
Số hiệu nguyên tử Z = 17 = Số proton = Số electron.
Cấu hình electron của nguyên tử Cl: [Ne]3s23p5 Có 7 electron thuộc lớp ngoài cùng.
:
Số hiệu nguyên tử Z = 8 = Số proton = Số electron.
Cấu hình electron của nguyên tử O: 1s22s22p4 Có 6 electron thuộc lớp ngoài cùng.
Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron kết thúc ở phân lớp 3p3. Số electron trong nguyên tử X là
A. 11.
B. 12.
C. 15.
D. 14.
Đáp án: C
Giải thích:
Cấu hình electron của nguyên tử X: 1s22s22p63s23p3.
Nguyên tử X có 15 electron.
Câu 10. Nguyên tố magnesium có Z = 12. Nguyên tử magnesium có
A. 3 lớp electron và có 1 electron thuộc lớp ngoài cùng.
B. 3 lớp electron và có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng.
C. 2 lớp electron và có 2 electron thuộc lớp ngoài cùng.
D. 3 lớp electron và có 2 electron thuộc lớp ngoài cùng.
Đáp án: D
Giải thích:
Cấu hình electron của nguyên tử magnesium có Z = 12 là 1s22s22p63s2 hoặc [Ne]3s2 hoặc (2, 8, 2).
Nguyên tử magnesium có 3 lớp electron và có 2 electron thuộc lớp ngoài cùng.
Câu 11. Cấu hình electron của:
Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5.
Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p64s2.
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. X là nguyên tố kim loại, Y là nguyên tố phi kim.
B. X là nguyên tố phi kim, Y là nguyên tố kim loại.
C. X là nguyên tố khí hiếm, Y là nguyên tố kim loại.
D. X là nguyên tố kim loại, Y là nguyên tố khí hiếm.
Đáp án: B
Giải thích:
Nguyên tử X: 1s22s22p63s23p5.
Nguyên tử X có 7 electron thuộc lớp ngoài cùng ® X là nguyên tố phi kim.
Nguyên tử Y: 1s22s22p63s23p64s2.
Nguyên tử Y có 2 electron thuộc lớp ngoài cùng Y là nguyên tố kim loại.
Câu 12. Nguyên tố phosphorus có Z = 15. Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử phosphorus có số electron độc thân là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Đáp án: C
Giải thích:
Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố P (Z = 15): 1s22s22p63s23p3 hoặc [Ne]3s23p3.
Cấu hình electron của nguyên tử P có Z = 15: 1s22s22p63s23p3 có thể được biểu diễn theo ô orbital như sau:
Nguyên tử P có 3 electron độc thân ở trạng thái cơ bản.
Câu 13. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 28. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8. X là
A. Na.
B. O.
C. F.
D. S.
Đáp án: C
Giải thích:
Nguyên tử X được tạo nên từ hạt proton (p) mang điện tích dương, neutron (n) không mang điện và electron (e) mang điện tích âm.
Trong nguyên tử, số p = số e.
Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 28.
® 2p + n = 28 (1)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 8.
® 2p – n = 8 (2)
Từ (1) và (2), suy ra: p = 9, n = 10.
Số hiệu nguyên tử Z = số p = 9 ® X là nguyên tố fluorine (kí hiệu F).
Câu 14. Nguyên tố vanadium (V) có 2 đồng vị là và , trong đó chiếm 0,25%. Tính nguyên tử khối trung bình của vanadium (V).
A. 51,2500.
B. 51,9975.
C. 50,9975.
D. 50,2500.
Đáp án: C
Giải thích:
Đồng vị chiếm: 100% - 0,25% = 99,75% .
Nguyên tử khối trung bình của vanadium (V) là:
Câu 15. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt cơ bản (proton, electron, neutron) là 34, trong đó số hạt không mang điện bằng 54,545% số hạt mang điện. Số khối của X là
A. 23.
B. 24.
C. 32.
D. 35.
Đáp án: A
Giải thích:
Nguyên tử X được tạo nên từ hạt proton (p) mang điện tích dương, neutron (n) không mang điện và electron (e) mang điện tích âm.
Trong nguyên tử, số p = số e.
Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử X là 34.
2p + n = 34 (1)
Số hạt không mang điện bằng 54,545% số hạt mang điện.
(2)
Từ (1) và (2), suy ra: p = 11, n = 12.
Số khối của nguyên tử X là: A = Z + N = 11 + 12 = 23.
Các câu hỏi trắc nghiệm Hóa học lớp 10 sách Kết nối tri thức có đáp án, chọn lọc khác:
Trắc nghiệm Bài 5: Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Trắc nghiệm Bài 7: Xu hướng biến đổi thành phần và một số tính chất của hợp chất trong một chu kì
Trắc nghiệm Bài 8: Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
Xem thêm các chương trình khác:
- Trắc nghiệm Toán lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm GDTC lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Lịch sử lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Sinh học lớp 10 có đáp án – Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Kinh tế pháp luật lớp 10 có đáp án - Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Vật lí lớp 10 có đáp án - Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án - Chân trời sáng tạo
- Trắc nghiệm Hóa học lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Vật Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Địa Lí lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Công nghệ lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm Giáo Dục Quốc Phòng lớp 10 có đáp án – Cánh Diều
- Trắc nghiệm GDTC lớp 10 có đáp án – Cánh Diều