Chương XXII Luật tố tụng hành chính 2015: Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Tiền tạm ứng án phí bao gồm tiền tạm ứng án phí sơ thẩm và tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
2. Án phí bao gồm án phí sơ thẩm và án phí phúc thẩm.
3. Lệ phí bao gồm lệ phí cấp bản sao bản án, quyết định, giấy tờ khác của Tòa án và khoản lệ phí khác mà luật có quy định.
1. Toàn bộ án phí, lệ phí thu được phải nộp đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước tại kho bạc nhà nước.
2. Tiền tạm ứng án phí được nộp cho cơ quan thi hành án có thẩm quyền để gửi vào tài khoản tạm giữ mở tại kho bạc nhà nước và được rút ra để thi hành án theo quyết định của Tòa án.
3. Người đã nộp tiền tạm ứng án phí thì ngay sau khi bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực thi hành, số tiền tạm ứng đã thu được phải được nộp vào ngân sách nhà nước.
Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng án phí được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ số tiền đã nộp theo bản án, quyết định của Tòa án thì cơ quan thi hành án đã thu tiền tạm ứng án phí phải làm thủ tục trả lại tiền cho họ.
4. Trường hợp việc giải quyết vụ án hành chính bị tạm đình chỉ thì tiền tạm ứng án phí đã nộp được xử lý khi vụ án được tiếp tục giải quyết.
Việc thu tiền tạm ứng án phí và án phí, việc chi trả tiền tạm ứng án phí, việc thu tiền lệ phí được thực hiện theo quy định của pháp luật.
Người khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án hành chính phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.
1. Đương sự phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận, trừ trường hợp được miễn nộp án phí hoặc không phải chịu án phí sơ thẩm.
2. Trước khi mở phiên tòa, Tòa án tiến hành đối thoại nếu các bên đương sự đối thoại thành về việc giải quyết vụ án thì họ chỉ phải chịu 50% mức án phí sơ thẩm quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong vụ án có đương sự được miễn nộp án phí sơ thẩm thì đương sự khác vẫn phải nộp án phí sơ thẩm mà mình phải chịu theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết thì nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm được quyết định khi vụ án được tiếp tục giải quyết theo quy định tại Điều này.
1. Đương sự kháng cáo phải nộp án phí phúc thẩm, nếu Tòa án cấp phúc thẩm giữ nguyên bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải chịu án phí phúc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm sửa bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; Tòa án cấp phúc thẩm phải xác định lại nghĩa vụ nộp án phí sơ thẩm theo quy định tại Điều 348 của Luật này.
3. Trường hợp Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo để xét xử sơ thẩm lại thì đương sự kháng cáo không phải nộp án phí phúc thẩm; nghĩa vụ nộp án phí được xác định lại khi giải quyết sơ thẩm lại vụ án.
Nghĩa vụ nộp lệ phí được xác định tùy theo từng loại việc cụ thể và do luật quy định.
Căn cứ vào quy định của Luật phí và lệ phí và Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về án phí, lệ phí Tòa án; mức thu án phí, lệ phí Tòa án đối với mỗi loại vụ án; các trường hợp được miễn, giảm hoặc không phải nộp án phí và các vấn đề cụ thể khác liên quan đến án phí, lệ phí Tòa án.
1. Tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài là số tiền mà Tòa án tạm tính để chi trả cho việc ủy thác tư pháp khi tiến hành thu thập, cung cấp chứng cứ, tống đạt giấy tờ, hồ sơ, tài liệu, triệu tập người làm chứng, người giám định và các yêu cầu tương trợ tư pháp có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính.
2. Chi phí ủy thác tư pháp là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc thực hiện ủy thác tư pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam và của nước được yêu cầu ủy thác tư pháp.
Người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm hoặc đương sự khác trong vụ án phải nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài khi yêu cầu của họ làm phát sinh việc ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài nếu yêu cầu giải quyết vụ án của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài;
3. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu phải chịu chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài.
1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp không phải chịu chi phí ủy thác tư pháp thì người phải chịu chi phí ủy thác tư pháp theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí ủy thác tư pháp phải chịu chi phí ủy thác tư pháp, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí ủy thác tư pháp thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
1. Tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền mà Tòa án tạm tính để tiến hành việc xem xét, thẩm định tại chỗ.
2. Chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho công việc xem xét, thẩm định tại chỗ căn cứ vào quy định của pháp luật.
1. Người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
3. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
1. Tiền tạm ứng chi phí giám định là số tiền mà người giám định tạm tính để tiến hành việc giám định theo quyết định của Tòa án hoặc theo yêu cầu giám định của đương sự.
2. Chi phí giám định là số tiền cần thiết và hợp lý phải chi trả cho việc giám định và do người giám định tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
Trường hợp các đương sự yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định về cùng một đối tượng thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa số tiền tạm ứng chi phí giám định;
2. Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định trưng cầu giám định thì người khởi kiện, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định;
3. Đương sự, người kháng cáo đã yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định mà không được chấp nhận và tự mình yêu cầu tổ chức, cá nhân thực hiện giám định thì việc nộp tiền tạm ứng chi phí giám định được thực hiện theo quy định của Luật giám định tư pháp.
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí giám định được xác định như sau:
1. Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là không có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
2. Người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định của đương sự khác trong vụ án phải nộp chi phí giám định, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người yêu cầu trưng cầu giám định là có căn cứ. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu trưng cầu giám định chỉ có căn cứ một phần thì người không chấp nhận yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định tương ứng với phần yêu cầu đã được chứng minh là có căn cứ.
3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này thì người khởi kiện phải chịu chi phí giám định.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí giám định.
4. Trường hợp người tự mình yêu cầu giám định theo quy định tại khoản 3 Điều 361 của Luật này, nếu kết quả giám định chứng minh yêu cầu của người đó là có căn cứ thì người thua kiện phải chịu chi phí giám định. Trường hợp kết quả giám định chứng minh yêu cầu giám định của họ chỉ có căn cứ một phần thì họ phải nộp chi phí giám định đối với phần yêu cầu của họ đã được chứng minh là không có căn cứ.
5. Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này thì người yêu cầu trưng cầu giám định phải chịu chi phí giám định.
1 Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không phải chịu chi phí giám định thì người phải chịu chi phí giám định theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí giám định phải chịu chi phí giám định, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí giám định thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí giám định thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
1. Tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản là số tiền mà Hội đồng định giá tạm tính để tiến hành việc định giá theo quyết định của Tòa án.
2. Chi phí định giá tài sản là số tiền cần thiết, hợp lý phải chi trả cho việc định giá tài sản và do Hội đồng định giá tính căn cứ vào quy định của pháp luật.
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản được xác định như sau:
1. Người yêu cầu định giá tài sản phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
2. Trường hợp các đương sự không thống nhất được về giá và cùng yêu cầu Tòa án định giá tài sản thì mỗi bên đương sự phải nộp một nửa tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản. Trường hợp có nhiều đương sự, thì các bên đương sự cùng phải nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản theo mức mà Tòa án quyết định.
3. Trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 91 của Luật này thì người kh
Trường hợp các đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản, thẩm định giá tài sản được xác định như sau:
1. Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
2. Trường hợp Tòa án ra quyết định định giá quy định tại điểm d khoản 3 Điều 91 của Luật này thì:
a) Đương sự phải chịu chi phí định giá tài sản quy định tại khoản 1 Điều này nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là có căn cứ;
b) Tòa án trả chi phí định giá tài sản nếu kết quả định giá chứng minh quyết định định giá tài sản của Tòa án là không có căn cứ.
3. Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 234 của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người khởi kiện phải chịu chi phí định giá tài sản.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 225, điểm c khoản 1 Điều 229 của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí định giá tài sản.
4. Các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Luật này và Hội đồng định giá đã tiến hành định giá thì người yêu cầu định giá phải chịu chi phí định giá tài sản.
5. Nghĩa vụ chịu chi phí thẩm định giá tài sản của đương sự được thực hiện như nghĩa vụ chịu chi phí định giá tài sản quy định tại các khoản 1, 3 và 4 Điều này.
1. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản không phải chịu chi phí định giá tài sản thì người phải chịu chi phí định giá tài sản theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản.
2. Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản phải chịu chi phí định giá tài sản, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí định giá thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí định giá thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa.
1. Chi phí hợp lý và thực tế cho người làm chứng do đương sự chịu.
2. Người đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng phải chịu tiền chi phí cho người làm chứng nếu lời làm chứng phù hợp với sự thật nhưng không đúng với yêu cầu của người đề nghị. Trường hợp lời làm chứng phù hợp với sự thật và đúng với yêu cầu của người đề nghị triệu tập người làm chứng thì chi phí này do đương sự có yêu cầu độc lập với yêu cầu của người đề nghị chịu.
1. Chi phí cho người phiên dịch là khoản tiền phải trả cho người phiên dịch trong quá trình giải quyết vụ án hành chính theo thỏa thuận của đương sự với người phiên dịch hoặc theo quy định của pháp luật.
2. Chi phí cho luật sư là khoản tiền phải trả cho luật sư theo thỏa thuận của đương sự với luật sư trong phạm vi quy định của tổ chức hành nghề luật sư và theo quy định của pháp luật.
3. Chi phí cho người phiên dịch, luật sư do người có yêu cầu chịu, trừ trường hợp các đương sự có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp Tòa án yêu cầu người phiên dịch thì chi phí cho người phiên dịch do Tòa án trả.
Căn cứ vào quy định của Luật này, Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể về chi phí ủy thác tư pháp ra nước ngoài, chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, chi phí giám định, định giá tài sản; chi phí cho người làm chứng, người phiên dịch; chi phí tố tụng khác do luật khác quy định và việc miễn, giảm chi phí tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án.
LEGAL COSTS, FEES AND OTHER PROCEDURAL EXPENSES
Section 1. LEGAL COSTS AND FEES
Article 344. Legal cost advances, legal costs and fees
1. Legal cost advances include first-instance legal cost advance and appellate legal cost advance.
2. Legal costs include first-instance legal cost and appellate legal cost.
3. Fees include fee for issuance of copies of court judgments, rulings, decisions or other papers and other fees prescribed by law.
Article 345. Handling of collected legal cost advances, legal costs and fees
1. All collected legal cost and fee amounts shall be fully and promptly remitted into the state budget at the state treasury.
2. Legal cost advances shall be paid to competent judgment enforcement agencies for depositing into custody accounts opened at state treasuries and shall be withdrawn for judgment execution under court rulings.
3. The paid legal cost advance shall be remitted into the state budget riuht after the court judgment or ruling takes effect.
If the person who has paid the legal cost advance is entitled to refund of part or the whole of such advance under the court judgment or ruling, the judgment enforcement agency that has collected such advance shall carry out procedures for refunding the advance to the payer.
4. If the settlement of an administrative case is suspended, the paid legal cost advance shall be handled when the settlement of such case resumes.
Article 346. Collection and payment of legal cost advances, legal costs and fees
The collection of legal cost advances and legal costs, payment of legal cost advances, and collection of fees must comply with law.
Article 347. Obligation to pay legal cost advances
The plaintiff and person with related interests and obligations who have independent claims in an administrative case shall pay first-instance legal cost advance while the person filing an appeal according to appellate procedures shall pay appellate legal cost advance, unless they are entitled to exemption from or not required to pay such advance.
Article 348. Obligation to pay first-instance legal cost
1. Involved parties shall bear first-instance legal cost if their request is rejected by the court, unless they are entitled to exemption from or not required to bear such fee.
2. Before opening a court hearing, the court shall hold a dialogue; if the involved parties have a successful dialogue on the settlement of the case, they shall bear only 50% of the first- instance legal cost prescribed in Clause 1 of this Article.
3. If an involved party is entitled to exemption from first-instance legal cost, other involved parties shall still pay such cost under Clauses 1 and 2 of this Article.
4. If the case is suspended from settlement, the obligation to pay first-instance legal cost shall be decided when the settlement resumes under this Article.
Article 349. Obligation to bear appellate legal cost
1. Appealing involved parties shall pay appellate legal cost if the appellate court upholds the first-instance judgment or ruling which is appealed against, unless they are entitled to exemption from or not required to bear such fee.
2. If the appellate court modifies the first-instance judgment or ruling which is appealed against, the appealing involved party is not required to pay appellate legal cost; the appellate court shall re-determine the obligation to pay first-instance legal cost under Article 348 of this Law.
3. If the appellate court annuls the first-instance judgment or ruling which is appealed against for first-instance retrial, the appealing involved party is not required to pay appellate legal cost; the obligation to pay legal cost shall be re-determined upon the first-instance retrial of the case.
Article 350. Obligation to pay fees
The obligation to pay fees shall be determined depending on each type of job and prescribed by law.
Article 351. Specific provisions on legal costs and fees
Pursuant to the Law on Charges and Fees and this Law, the National Assembly Standing Committee shall specify legal costs and court fees; rates of legal costs and court fees for each type of case; cases in which involved parties are entitled to exemption from or are not required to pay legal costs; and other specific matters related to legal costs and court fee.
Section 2. OTHER PROCEDURAL EXPENSES
Article 352. Judicial mandate expense and offshore judicial mandate expense advance
1. Offshore judicial mandate expense advance means a sum of money the court temporarily calculates to be paid for judicial mandate upon collecting and providing evidences, delivering papers, dossiers or documents, summoning witnesses or expert witnesses, and performing mutual judicial assistance related to the settlement of an administrative case.
2. Judicial mandate expense means a necessary and reasonable sum of money to be paid for judicial mandate in accordancẹ with the laws of Vietnam and the country requested for judicial mandate.
Article 353. Obligation to pay offshore judicial mandate expense advance
The plaintiff and person filing an appeal according to appellate procedures or another involved party in a case shall pay an offshore judicial mandate expense advance if their request results in the arising of offshore judicial mandate.
Article 354. Obligation to bear offshore judicial mandate expense
Unless otherwise agreed by involved parties or provided by law, the obligation to bear offshore judicial mandate expense shall be determined as follows:
1. Involved parties shall bear offshore judicial mandate expense if their request for settlement of the case is rejected by the court;
2. If the settlement of the case is suspended under Point c, Clause 1, Article 143, or Clause 1, Article 234, of this Law, the plaintiff shall bear offshore judicial mandate expense.
If appellate trial is suspended under Point a, Clause 2, Article 225, or Point c, Clause 1, Article 229, of this Law, the person filing an appeal according to appellate procedures shall bear offshore judicial mandate expense;
3. For other cases of suspension of settlement of cases in accordance with this Law, the requester shall bear offshore judicial mandate expense.
Article 355. Handling of offshore judicial mandate expense advance
1. If the person who has paid a judicial mandate expense advance is not liable to bear such expenses, the person who has to bear such expenses under the court ruling shall refund such advance to the former.
2. If the person who has paid a judicial mandate expense advance is liable to bear such expense, and the paid advance is smaller than the actual judicial mandate expense, he/she shall pay the deficit; if the paid advance is larger than the actual judicial mandate expense, he/she will have the surplus refunded under the court ruling.
Article 356. On-spot consideration and appraisal expense advance and on-spot consideration and appraisal expense
1. On-spot consideration and appraisal expense advance means a sum of money amount the court temporarily calculates for conducting on-spot consideration and appraisal.
2. On-spot consideration and appraisal expense means a necessary and reasonable sum of money to be paid for on-spot consideration and appraisal as prescribed by law.
Article 357. Obligation to pay on-spot consideration and appraisal expense advance
1. The person requesting the court to conduct on-spot consideration and appraisal shall pay an on-spot consideration and appraisal expense advance as requested by the court.
2. When the court finds it necessary and decides to conduct on-spot consideration and appraisal, the plaintiff and person filing an appeal according to appellate procedures shall pay an on-spot consideration and appraisal expense advance.
Article 358. Obligation to bear on-spot consideration and appraisal expense
Unless otherwise agreed by involved parties or provided by law, the obligation to bear on-spot consideration and appraisal expense shall be determined as follows:
1. The involved parties shall bear on-spot consideration and appraisal expense if their request is rejected by the court;
2. If the settlement of the case is suspended under Point c, Clause 1, Article 143, or Clause 1, Article 234, of this Law, the involved parties shall bear on-spot consideration and appraisal expense.
If appellate trial is suspended under Point a, Clause 2, Article 225, or Point c, Clause 1, Article 229, of this Law, the person filing an appeal according to appellate procedures shall bear on-spot consideration and appraisal expense;
3. For other cases of suspension of settlement of cases in accordance with this Law, the requester for consideration or appraisal shall bear on-spot consideration and appraisal expense.
Article 359. Handling of on-spot consideration and appraisal expense advances
1. If the person who has paid an on-spot consideration and appraisal expense advance is not liable to bear such expense, the person who has to bear such expenses under the court ruling shall refund such advance to the former.
2. If the person who has paid an on-spot consideration and appraisal expense advance is liable to bear such expense, and the paid advance is smaller than the actual on-spot consideration and appraisal expense, he/she shall pay the deficit; if the paid advance is larger than the actual on-spot consideration and appraisal expense, he/she will have the surplus refunded under the court ruling.
Article 360. Expert examination expense advance, expert examination expense
1. Expert examination expense advance means a sum of money the expert witness temporarily calculates for conducting expert examination under the court ruling or at the request of the involved parties.
2. Expert examination expense means a necessary and reasonable sum of money to be paid for expert examination and shall be calculated by the expert witness in accordance with law.
Article 361. Obligation to pay expert examination expense advance
Unless otherwise agreed by the involved parties or provided by law, the obligation to pay expert examination expense advance shall be determined as follows:
1. The person requesting the court to solicit expert examination shall pay an expert examination expense advance.
If the involved parties request the court to solicit expert examination of the same object, either of the involved parties shall pay half of the expert examination expense advance;
2. If the court finds it necessary and decides to solicit expert examination, the plaintiff and person filing an appeal according to appellate procedures shall pay an expert examination expense advance;
3. The involved parties and appellant who have requested the court to solicit expert examination but whose request is rejected and who request by themselves another organization or individual to conduct expert examination shall pay expert examination expense advance in accordance with the Law on Judicial Assessment.
Article 362. Obligation to bear expert examination expense
Unless otherwise agreed by the involved parties or provided by law, the obligation to bear expert examination expense shall be determined as follows:
1. The person requesting the court to solicit expert examination shall bear expert examination expense if the expert examination result proves his/her request groundless. If the expert examination result proves his/her request partly grounded, he/she shall bear the expert examination expense for the part of his/her request already proved groundless;
2. The person who rejects the other involved party’s request for expert examination in a case shall pay the expert examination expense if the expert examination result proves his/her request grounded. If the expert examination result proves his/her request partly grounded, the person who rejects the request shall bear the expert examination expense for the part of the request already proved grounded;
3. If the settlement of the case is suspended under Point c, Clause 1, Article 143,or Clause 1, Article 234, of this Law, the plaintiff shall bear expert examination expense.
If appellate trial is suspended under Point a, Clause 2, Article 225, or Point c, Clause 1, Article 229, of this Law, the person filing an appeal according to appellate procedures shall bear expert examination expense;
4. In case a person who himself/herself requests expert examination under Clause 3, Article 361 of this Law, if the expert examination result proves such request grounded, the losing party shall bear expert examination expense. If the expert examination result proves his/her request partly grounded, he/she shall pay the expert examination expense for the part of his/her request already proved groundless;
5. For other cases of suspension of settlement of cases in accordance with this Law, the requester for expert examination shall bear expert examination expense.
Article 363. Handling of paid expert examination expense advance
1. If the person who has paid an expert examination expense advance is not liable to pay such expense, the person who has to bear such expense under the court ruling shall refund such advance to the former.
2. If the person who has paid an expert examination expense advance is liable to bear such expense and the paid advance is smaller than the actual expert examination expense, he/she shall pay the deficit; if the paid advance is larger than the actual expert examination expense, he/she will have the surplus refunded under the court ruling.
Article 364. Asset valuation expense advance, asset valuation expense
1. Asset valuation expense advance means a sum of money the Valuation Council temporarily calculates for conducting valuation under the court ruling.
2. Asset valuation expense means a necessary and reasonable sum of money to be paid for asset valuation and shall be calculated by the Valuation Council in accordance with law.
Article 365. Obligation to pay asset valuation expense advance
Unless otherwise agreed by the involved parties or provided by law, the obligation to bear asset valuation expense shall be determined as follows:
1. The requester for asset valuation shall pay an asset valuation advance;
2. If the involved parties cannot reach agreement on price and together request the court to valuate assets, either of them shall pay half of the asset valuation expense advance. If there are more than two involved parties, they shall pay asset valuation expense advance at the level decided by the court;
3. In the case specified in Clause 3, Article 91 of this Law, the plaintiff and appellant shall pay asset valuation expense advance.
Article 366. Obligation to bear asset valuation and asset price appraisal expenses
Unless otherwise agreed by the involved parties or provided by law, the obligation to bear asset valuation and asset price appraisal expenses shall be determined as follows:
1. The involved parties shall bear asset valuation expense if their request is rejected by the court;
2. If the court issues a valuation decision under Point d, Clause 3, Article 91 of this Law:
a/ The involved parties shall bear asset valuation expense prescribed in Clause 1 of this
Article if the valuation result proves the court’s asset valuation decision grounded;
b/ The court shall pay asset valuation expense if the valuation result proves the court’s asset valuation decision groundless.
3. If the settlement of the case is suspended under Point c, Clause 1, Article 143, or Clause 1, Article 234, of this Law, and the Valuation Council has conducted valuation, the plaintiff shall bear asset valuation expense.
If appellate trial is suspended under Point a, Clause 2, Article 225, or Point c, Clause 1, Article 229, of this Law, and the Valuation Council has conducted valuation, the person filing an appeal according to appellate procedures shall bear asset valuation expense;
4. For other cases of suspension of settlement of cases in accordance with this Law, if the Valuation Council has conducted valuation, the valuation requester shall bear asset valuation expense.
5. The involved parties' obligation to bear asset price appraisal expense is the same as the obligation to bear asset valuation expense prescribed in Clauses 1, 3 and 4 of this Article.
Article 367. Handling of asset valuation expense advance
1. If the person who has paid an asset valuation expense advance is not liable to bear such expense, the person who has to bear such expenses under the court ruling shall refund such advance to the former.
2. If the person who has paid an asset valuation expense advance is liable to bear such expense and the paid advance is smaller than the actual asset valuation expense, he/she shall pay the deficit; if the paid advance is larger than the actual asset valuation expense, he/she will have the surplus refunded.
Article 368. Expenses for witnesses
1. The involved parties shall bear reasonable and actual expenses to be paid to witnesses.
2. The person who requests the court to summon a witness shall bear expenses to be paid to this witness if his/her testimonies are truthful but do not satisfy the requester’s claim. If testimonies are truthful and have satisfied the requester’s claim, such expenses shall be borne by the involved party that makes a claim which is independent from the requester’s.
Article 369. Expenses for interpreters and lawyers
1. Expense for an interpreter means a sum of money to be paid to the interpreter during the settlement of an administrative case as agreed by the involved parties and interpreter or prescribed by law.
2. Expense for a lawyer means a sum of money to be paid to the lawyer as agreed by the involved parties and lawyer in accordance with regulations of the law-practicing organization and law.
3. Expenses for interpreters and lawyers shall be borne by requesters, unless otherwise agreed by the involved parties.
4. If the court requests interpreters, it shall pay expenses for such interpreters.
Article 370. Specific provisions on other procedural expenses
Pursuant to this Law, the National Assembly Standing Committee shall specify expenses for offshore judicial mandate, on-spot consideration and appraisal, expert examination and asset valuation, and witnesses and interpreters, other procedural expenses prescribed by other laws, and procedural expense exemption or reduction during the settlement of cases.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực