Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 số 55/2019/QH14
Số hiệu: | 55/2019/QH14 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Thị Kim Ngân |
Ngày ban hành: | 26/11/2019 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2020 |
Ngày công báo: | 27/12/2019 | Số công báo: | Từ số 997 đến số 998 |
Lĩnh vực: | Kế toán - Kiểm toán | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Sửa đổi, bổ sung nhiều quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015
Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019 được Quốc hội thông qua ngày 26/11/2019; trong đó, sửa đổi, bổ sung hàng loạt các quy định tại Luật tố tụng hành chính 2015. Cụ thể:
- Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 45 về những trường hợp người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi.
- Sửa đổi khoản 1 Điều 68 về các biện pháp khẩn cấp tạm thời.
- Sửa đổi, bổ sung Điều 69 về tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 về quyền khởi kiện vụ án hành chính đối với tổ chức, cá nhân.
- Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 193 về quyền quyết định của Hội đồng xét xử vụ án hành chính.
- Sửa đổi, bổ sung điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 296 về thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán TANDTC.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
QUỐC HỘI |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Luật số: 55/2019/QH14 |
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2019 |
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13.
Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kiểm toán nhà nước số 81/2015/QH13
1. Bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 Điều 3 như sau:
“2a. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán là cơ quan, tổ chức, cá nhân được xác định trong quá trình kiểm toán tại đơn vị được kiểm toán là có liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của đơn vị được kiểm toán.”.
2. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 10 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 như sau:
“3. Xem xét, quyết định việc kiểm toán trong trường hợp sau đây:
a) Khi có đề nghị của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cơ quan, tổ chức không có trong kế hoạch kiểm toán năm của Kiểm toán nhà nước;
b) Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp không thực hiện kiểm toán theo quy định tại điểm a và điểm b khoản này thì thông báo rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, cá nhân đã đề nghị.”;
b) Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 như sau:
“6a. Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng.”;
c) Sửa đổi, bổ sung khoản 8 như sau:
“8. Báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội; gửi báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán năm và kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán cho Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; cung cấp kết quả kiểm toán cho Bộ Tài chính, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân nơi kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng và pháp luật có liên quan.”.
3. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 11 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung khoản 2 và bổ sung khoản 2a vào sau khoản 2 như sau:
“2. Yêu cầu đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu phục vụ cho việc kiểm toán; được truy cập vào cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để khai thác, thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.
2a. Thực hiện việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán của đơn vị được kiểm toán tại các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán.”;
b) Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 như sau:
“6a. Xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 13 như sau:
“4. Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp cụ thể để tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong hoạt động kiểm toán nhà nước; phòng, chống tham nhũng trong cơ quan Kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền của công chức, viên chức thuộc Kiểm toán nhà nước.
4a. Ban hành Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng để quy định trình tự, thủ tục tiến hành kiểm toán, việc xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng, việc công khai báo cáo kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng.”.
5. Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 30 như sau:
“3. Đề nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 10 của Luật này và được Tổng Kiểm toán nhà nước chấp nhận.”.
6. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 1 và khoản 2 Điều 39 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 1 như sau:
“b) Duyệt kế hoạch kiểm tra, đối chiếu tại cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán, báo cáo Kiểm toán trưởng trước khi thực hiện; duyệt biên bản kiểm toán của các Tổ kiểm toán; lập báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước; báo cáo, giải trình kết quả kiểm toán trước Kiểm toán trưởng và cùng Kiểm toán trưởng báo cáo, giải trình kết quả đó trước Tổng Kiểm toán nhà nước; tổ chức thông báo kết quả kiểm toán đã được Tổng Kiểm toán nhà nước thông qua với đơn vị được kiểm toán; ký vào báo cáo kiểm toán;”;
b) Bổ sung điểm h vào sau điểm g khoản 2 như sau:
“h) Khi thực hiện kiểm toán, được quyền truy cập, khai thác hoặc ủy quyền bằng văn bản theo quy định của pháp luật cho thành viên Đoàn kiểm toán truy cập, khai thác trên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử của đơn vị được kiểm toán, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán để thu thập thông tin, tài liệu liên quan trực tiếp đến nội dung, phạm vi kiểm toán dưới sự giám sát về phạm vi truy cập, khai thác của đơn vị được kiểm toán và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán; việc truy cập dữ liệu phải tuân thủ quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm bảo vệ bí mật, bảo mật, an toàn theo quy định của pháp luật.”.
7. Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 47 như sau:
“5. Trường hợp báo cáo kiểm toán được tổng hợp từ kết quả kiểm toán của nhiều đơn vị được kiểm toán, Kiểm toán nhà nước gửi cho từng đơn vị được kiểm toán thông báo kết quả kiểm toán về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị đó trong báo cáo kiểm toán.”.
8. Bổ sung Điều 49a vào sau Điều 49 trong Mục 4 Chương IV như sau:
“Điều 49a. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
1. Kiểm toán nhà nước tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán nhằm bảo đảm mọi hoạt động kiểm toán đều được kiểm tra, soát xét về chất lượng.
2. Kiểm soát chất lượng kiểm toán được thực hiện thường xuyên, liên tục đối với toàn bộ hoạt động kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.
3. Tổng Kiểm toán nhà nước quy định cụ thể về tổ chức thực hiện kiểm soát chất lượng kiểm toán.”.
9. Sửa đổi, bổ sung khoản 4, khoản 5 và bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 56 như sau:
“4. Khiếu nại về hành vi của thành viên Đoàn kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán khi có căn cứ cho rằng hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5. Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán khi có căn cứ cho rằng đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
5a. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.”.
10. Bổ sung Điều 64a vào sau Điều 64 như sau:
“Điều 64a. Cơ quan thanh tra và Kiểm toán nhà nước
1. Khi xây dựng kế hoạch kiểm toán hằng năm, Kiểm toán nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ để xử lý trùng lặp, chồng chéo.
2. Cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Kiểm toán nhà nước xử lý trùng lặp, chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm toán.
3. Khi tiến hành hoạt động kiểm toán, thanh tra, nếu phát hiện trùng lặp, chồng chéo, Kiểm toán nhà nước chủ trì, phối hợp với cơ quan thanh tra để xử lý.”.
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 68 như sau:
“2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán được nhận thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước bằng văn bản và có trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, gửi báo cáo kết quả thực hiện cho Kiểm toán nhà nước.”.
12. Sửa đổi, bổ sung tên Chương VIII như sau:
“CHƯƠNG VIII
KHIẾU NẠI, TỐ CÁO, KHỞI KIỆN VÀ XỬ LÝ VI PHẠM TRONG HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC”.
13. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:
“Điều 69. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
1. Việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được thực hiện theo quy định của Luật này và các quy định khác của Luật Khiếu nại mà không trái với quy định của Luật này.
2. Khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bao gồm:
a) Khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
b) Khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
3. Đơn vị được kiểm toán, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán thực hiện quyền khiếu nại (sau đây gọi là người khiếu nại) về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước khi có căn cứ cho rằng hành vi, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
4. Thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày người khiếu nại nhận được báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước hoặc kể từ ngày biết được hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán. Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán khiếu nại về nghĩa vụ thuế trong thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước thì thời hiệu khiếu nại là 30 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo về việc xác định nghĩa vụ thuế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 của Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14.
Trường hợp người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hiệu vì ốm đau, thiên tai, địch họa, đi công tác, học tập ở nơi xa hoặc vì những trở ngại khách quan khác thì thời gian có trở ngại đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
5. Khi khiếu nại, người khiếu nại phải có đơn khiếu nại gửi Tổng Kiểm toán nhà nước, kèm theo thông tin, chứng cứ bổ sung (nếu có) chứng minh cho khiếu nại của mình là có căn cứ và hợp pháp. Đơn khiếu nại phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn khiếu nại;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Lý do khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại;
đ) Chữ ký, con dấu (nếu có) của người khiếu nại.
6. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn khiếu nại, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm thụ lý giải quyết và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại; trường hợp không thụ lý giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
7. Việc giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước được quy định như sau:
a) Thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 30 ngày, kể từ ngày thụ lý đơn khiếu nại; đối với vụ việc phức tạp, thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý. Trường hợp người khiếu nại ở vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn thì thời hạn giải quyết khiếu nại không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết có thể kéo dài nhưng không quá 60 ngày, kể từ ngày thụ lý;
b) Trong quá trình giải quyết khiếu nại, nếu xét thấy việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước bị khiếu nại sẽ gây hậu quả khó khắc phục thì Tổng Kiểm toán nhà nước ra quyết định tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó. Quyết định tạm đình chỉ của Tổng Kiểm toán nhà nước hết hiệu lực kể từ ngày quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật;
c) Trong thời hạn giải quyết khiếu nại, Tổng Kiểm toán nhà nước phải ban hành quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước.
8. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ký và phải được gửi ngay đến người khiếu nại và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan để thi hành. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Kết quả đối thoại (nếu có);
e) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
g) Kết luận nội dung khiếu nại;
h) Giữ nguyên, sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán bị khiếu nại; giữ nguyên hoặc chấm dứt hành vi bị khiếu nại; giải quyết các vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại;
i) Việc bồi thường thiệt hại cho người bị khiếu nại (nếu có);
k) Quyền khởi kiện tại Tòa án.
9. Trường hợp sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ một phần hay toàn bộ đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán theo quy ánh tại khoản 8 Điều này, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm điều chỉnh báo cáo kiểm toán và gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị đã điều chỉnh cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thời hạn 10 ngày làm việc.
10. Trong quá trình khiếu nại, người khiếu nại vẫn phải thực hiện đầy đủ, kịp thời kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước, trừ trường hợp Tổng Kiểm toán nhà nước quyết định tạm đình chỉ thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.”.
14. Bổ sung Điều 69a vào sau Điều 69 như sau:
“Điều 69a. Khởi kiện quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước
1. Quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện bao gồm:
a) Quyết định giải quyết khiếu nại về hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán;
b) Quyết định giải quyết khiếu nại về đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trong báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị của Kiểm toán nhà nước.
2. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện một phần hoặc toàn bộ nội dung của quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước tại Tòa án có thẩm quyền theo quy định của Luật Tố tụng hành chính.
3. Trường hợp Tòa án thụ lý đơn khởi kiện theo quy định tại khoản 2 Điều này, Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm chuyển hồ sơ vụ việc đến Tòa án trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
4. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước, Tổng Kiểm toán nhà nước có trách nhiệm giải quyết lại vụ việc và điều chỉnh báo cáo kiểm toán, gửi báo cáo kiểm toán, thông báo kết quả kiểm toán, thông báo kết luận, kiến nghị đã điều chỉnh cho người khởi kiện trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật.”.
15. Thay thế một số cụm từ tại một số điều, khoản, điểm như sau:
a) Thay thế cụm từ “tổ chức, cá nhân có liên quan” bằng cụm từ “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” tại khoản 2 Điều 8, điểm b khoản 2 Điều 39, điểm b khoản 2 Điều 41 và điểm b khoản 2 Điều 42;
b) Thay thế cụm từ “tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” bằng cụm từ “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” tại khoản 2 Điều 46.
Điều 2. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tố tụng hành chính số 93/2015/QH13
1. Bổ sung khoản 6a vào sau khoản 6 Điều 45 như sau:
“6a. Đã tham gia vào việc lập báo cáo kiểm toán, ra quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước bị khởi kiện;”.
2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 68 như sau:
“1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước.”.
3. Sửa đổi, bổ sung Điều 69 như sau:
“Điều 69. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước
1. Tạm đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành quyết định đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.
2. Tạm đình chỉ việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho rằng việc thi hành một phần hoặc toàn bộ kết luận, kiến nghị kiểm toán đó sẽ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục.”.
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 115 như sau:
“2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.”.
5. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 2 Điều 193 như sau:
a) Sửa đổi, bổ sung điểm đ khoản 2 như sau:
“đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Kiểm toán nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;”;
b) Sửa đổi, bổ sung điểm g khoản 2 như sau:
“g) Buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trái pháp luật gây ra;”.
6. Sửa đổi, bổ sung điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 296 như sau:
“đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật Cạnh tranh, Luật Kiểm toán nhà nước và quy định khác của pháp luật có liên quan;
e) Xác định trách nhiệm bồi thường đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, hành vi của Trưởng Đoàn kiểm toán, Tổ trưởng Tổ kiểm toán, thành viên Đoàn kiểm toán, đánh giá, xác nhận, kết luận, kiến nghị kiểm toán của Kiểm toán nhà nước trái pháp luật gây ra; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;”.
7. Bổ sung cụm từ “, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước” vào sau cụm từ “quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh” tại khoản 8 và khoản 9 Điều 3, khoản 1 Điều 7, khoản 3 Điều 30, khoản 7 Điều 32, khoản 4 Điều 57, điểm d khoản 2 Điều 73, khoản 1 và khoản 2 Điều 78, điểm b khoản 2 Điều 116, điểm d khoản 1 Điều 118, điểm e khoản 1 Điều 143, khoản 1 Điều 193, tên điều, khoản 1 và khoản 2 Điều 235, điểm a và điểm b khoản 1 Điều 311.
Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Luật này được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 26 tháng 11 năm 2019.
|
CHỦ TỊCH QUỐC HỘI |
THE NATIONAL ASSEMBLY |
THE SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM |
Law No. 55/2019/QH14 |
Hanoi, November 26, 2019 |
AMENDMENTS TO SOME ARTICLES OF THE LAW ON STATE AUDIT OFFICE OF VIETNAM
Pursuant to the Constitution of Socialist Republic of Vietnam;
The National Assembly hereby promulgates the Law on amendments to some Articles of the Law on State Audit Office of Vietnam No. 81/2015/QH13.
Article 1. Amendments to some Articles of the Law on State Audit Office of Vietnam No. 81/2015/QH13
1. Clause 2a is added after Clause 2 of Article 3 as follows:
“2a. entity relevant to governmental auditing activities means an entity that is confirmed during the process of an audit carried out at an audited unit that the entity gets involved in management, use of public finance and/or public property of the audited unit.”.
2. Some Clauses of Article 10 are amended as follows:
a) Clause 3 is amended as follows:
“3. Consider deciding audits:
a) at the request of the Ethnic Minorities Council, Committees of the National Assembly, Deputies of the National Assembly, Standing Committee of the People's Council, the People’s Committees of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as “provinces”) and other organizations not in the annual audit plans of SAV;
b) according to regulations of the Anti-corruption Law.
In case of failure to carry out audits as prescribed in Points a and b of this Clause, provide explanation to the requesting organizations or individuals.”;
b) Clause 6a is added after Clause 6 as follows:
“6a. Perform anti-corruption tasks according to regulations of the Anti-corruption Law.”;
c) Clause 8 is amended as follows:
“8. Submit annual consolidated audit reports, implementation of auditors’ conclusions and requests to the National Assembly, Standing Committee of the National Assembly; send those reports to the President, the Government, the Prime Minister, Ethnic Council, Committees of the National Assembly; provide audit results for the Ministry of Finance, deputies of the National Assembly, the People’s Councils, the People’s Committees where audits are carried out, and other organizations and individuals in accordance with regulations of the Anti-corruption Law and relevant regulations of law.”.
3. Some Clauses of Article 11 are amended as follows:
a) Clause 2 is amended and Clause 2a is added after Clause 2 as follows:
“2. Request audited units and entities relevant to governmental auditing activities to promptly provide sufficient and accurate information and documents serving the audit; be entitled to access the national database and electronic data of audited audits and entities relevant to governmental auditing activities to exploit and collect information and documents directly related to contents, and scope of the audits; comply with regulations of law upon data access and take responsibility for ensuring confidentiality and safety of data in accordance with regulations of law.
2a. Inspect and compare contents directly related to contents and scope of the audits carried out at audited units affiliated to entities relevant to governmental auditing activities.”.;
b) Clause 6a is added after Clause 6 as follows:
“6a. Impose penalties for administrative violations against regulations on governmental auditing in accordance with the Law on Penalties for Administrative Violations.”.
4. Clause 4 is amended and Clause 4a is added after Clause 4 of Article 13 as follows:
“4. Decide and organize the implementation of specific measures for enhancing the discipline of operation of SAV; preventing and fighting corruption in state audit agencies in accordance with regulations of the Anti-corruption Law; preventing wastefulness, bureaucracy, authoritarianism of public officials and public employees of SAV.
4a. Promulgate processes for auditing cases suspected of corruption to define procedures for carrying out audits, verifying and clarify corruption cases and publishing corruption case audit reports.”.
5. Clause 3 of Article 30 is amended as follows:
“3. Request of organizations and individuals mentioned in Clause 3 Article 10 of this Law which is approved by the State Auditor General.”.
6. Some Points of Clauses 1 and 2 of Article 39 are amended as follows:
a) Point b of Clause 1 is amended as follows:
“b) approve plans for inspection and comparison carried out at entities relevant to governmental auditing activities, and notify the chief auditor prior to implementation thereof; approve audit records of auditor teams; prepare the audit reports, audit result notifications, notifications of SAV’s conclusions and requests; report and explain the audit result to the chief auditor; cooperate with the chief auditor to report and explain the audit result to State Auditor General; notify the audit result approved by State Auditor General to the audited unit; sign the audit report;”;
b) Point h is added after Point g of Clause 2 as follows:
“h) When carrying out an audit, access, exploit or authorize a members of the audit delegation in writing to access or exploit national database and electronic data of audited units and entities relevant to governmental auditing activities so as to collect information and documents directly related to contents and scope of audits under the supervision by the audited units and entities relevant to governmental auditing activities; comply with regulations of law upon data access and take responsibility for ensuring confidentiality and safety of data in accordance with regulations of law.”.
7. Clause 5 is added after Clause 4 of Article 47 as follows:
“5. If the consolidated audit report includes results of audits carried out at audited units, SAV shall send an audit result notification specifying the auditor’s assessment, confirmation, conclusions and requests obtained from the consolidated audit report to each audited unit.”.
8. Article 49a is added after Article 49 in Section 4 Chapter IV as follows:
“Article 49a. Audit quality control
1. SAV shall organize control of audit quality to ensure that quality of all auditing activities is inspected.
2. Quality of all auditing activities by SAV shall be controlled on a regular and continuous basis.
3. SAV shall elaborate the control of audit quality.”.
9. Clauses 4 and 5 are amended and Clause 5a is added after Clause 5 of Article 56 as follows:
“4. File complaints against acts of member of the audit delegation during the audit if there are grounds for presuming that such acts are illegitimate and negatively affect their lawful rights and interests.
5. “4. File complaints against assessment, confirmation, conclusions and requests of auditors in the audit report if there are grounds for presuming that such assessment, confirmation, and opinions are illegitimate and negatively affect their lawful rights and interests.
5a. File lawsuits against decisions to settle complaints about governmental auditing activities in accordance with the Law on Administrative Procedures.”.
10. Article 64a is added after Article 64 as follows:
“Article 64a. Inspecting agencies and SAV
1. When preparing an annual audit plan, SAV shall, within its jurisdiction, take charge and cooperate with the Government Inspectorate in handling repetitions and overlaps.
2. Every inspecting agency shall, within its jurisdiction, cooperate with SAV in handling repetitions and overlaps during inspections and audits.
3. When carrying out an inspection or audit, if a repetition or overlap occurs, SAV shall take charge and cooperate with the inspecting agency in handling it.”.
11. Clause 2 of Article 68 is amended as follows:
“2. Entities relevant to governmental auditing activities are entitled to receive written notifications of SAV’s conclusions and requests and have the responsibility to comply with SAV’s conclusions and requests and send reports to SAV.”.
12. Title of Chapter VIII is amended as follows:
“CHAPTER VIII
COMPLAINTS, DENUNCIATIONS, LAWSUITS AND PENALTIES FOR GORVERNMENTAL AUDITING ACTIVITIES”.
13. Article 69 is amended as follows:
“Article 69. Complaints and settlement of complaints about governmental auditing activities
1. Complaints and settlement of complaints about governmental auditing activities shall comply with regulations of this Law and other regulations of the Law on Complaints which are not contrary to regulations of this Law.
2. Complaints about governmental auditing activities include:
a) Complaints about acts of chiefs of audit delegations, leaders of auditor teams, members of audit delegations;
b) Complaints about auditors’ assessment, confirmation, conclusions and requests specified in audit reports, audit result notifications and notifications of SAV’s opinions.
3. The audited unit or entity relevant to governmental auditing activities is entitled to file complaints (hereinafter referred to as “the complainant”) about acts of the chief of the audit delegation, team leader or member of the audit delegation, auditor’s assessment, confirmation, conclusions and requests specified in the audit report, audit result notification, notification of SAV’s opinions if there are grounds for presuming that such acts, assessment, confirmation, and opinions are illegitimate and negatively affect its the lawful rights and interests.
4. The prescriptive period for filing a complaint is 30 days from the date on which the complainant receives the audit report, audit result notification or notification of SAV’s conclusions and requests or acts of the chief of the audit delegation, team leader or member of the audit delegation are discovered. If the entity relevant to governmental auditing activities files a complaint about tax liabilities specified in the notification of SAV’s conclusions and requests, the prescriptive period for filing the complaint is 30 days from the receipt of the notification of tax liabilities specified in Point b Clause 2 Article 21 of the Law on Tax Administration No. 38/2019/QH14.
If the complainant fails to exercise its/his/her right to file complaints within the prescriptive period due to illness, disasters, conflicts, travel for business trips or study or other objective obstacles, the period over which such objective obstacles occur shall not be added to the prescriptive period for filing complaints.
5. Upon filing a complaint, the complainant shall send a complaint to SAV enclosed with additional information or evidence (if any) confirming that its/his/her complaint is well-founded and legitimate. A complaint shall contain at least:
a) Date of complaint;
b) Name and address of the complainant;
c) Complaint matters;
d) Reasons for filing the complaint and complainant’s expectations;
dd) Signature and seal (if any) of the complainant.
6. Within 10 days from the receipt of the complaint, the State Auditor General shall accept the complaint and notify the complainant in writing; a written notice and explanation shall be sent if the complaint is rejected.
7. Complaints about governmental auditing activities shall be settled as follows:
a) The time limit for settling a complaint must not exceed 30 days from the date on which it is accepted; the time limit for handling a complicated complaint may be extended but must not exceed 45 days from the date on which it is accepted. The time limit for settling a complaint in a remote or isolated area shall not exceed 45 days from the date on which the complaint is accepted; The time limit for handling a complicated complaint in such area may be extended but must not exceed 60 days from the date on which it is accepted;
b) During the complaint settlement, if the State Auditor General deems that the compliance with part or all of SAV’s conclusions and requests against which the complaint is filed results in adverse consequences, he/she shall issue a decision to suspend the compliance with part or all of conclusions and requests. The suspension decision issued by the State Auditor General expires from the decision to settle complaints about governmental auditing activities takes effect;
c) Within the time limit for complaint settlement, the State Auditor General shall issue a decision to settle complaints about governmental auditing activities.
8. The decision to settle complaints about governmental auditing activities takes effect from the date on which it is signed and shall be immediately sent to the complainant and relevant entities for their compliance. The decision to settle complaints about governmental auditing activities shall contain at least:
a) Date of issuing the decision;
b) Names and address of the complainant and defender;
c) Complaint matters;
d) Results of verification of complaint matters;
dd) Results of the talk (if any);
e) Legal grounds for settling the complaint;
g) Conclusions on the complaint matters;
h) Preservation, amendment to or invalidation of part or all of the auditor’s assessment, confirmation, conclusions and requests against which the complaint is filed; preservation or termination of the act against which the complaint is filed; resolution of each complaint matter;
i) Compensation for damage suffered by the defender (if any);
k) The right to initiate the lawsuit in court.
9. In the case of amendments to or invalidation of part or all of the auditor’s assessment, confirmation, conclusions and requests according to Clause 8 of this Article, the State Auditor General shall adjust the audit report and send the adjusted audit report, audit result notification and notification of conclusions and requests to the complainant and relevant entities within 10 working days.
10. During the complaint filing, the complainant shall still sufficiently and promptly comply with SAV’s conclusions and requests, except for the case in which the State Auditor General issues a decision to suspend the compliance with SAV’s conclusions and requests.”.
14. Article 69a is added after Article 69 as follows:
“Article 69a. Filing lawsuits against decisions to settle complaints about governmental auditing activities
1. Decisions to settle complaints about governmental auditing activities against which a lawsuit is file include:
a) Decision to settle complaints about acts of heads of audit delegations, leaders of auditor teams, members of audit delegations;
b) Decision to settle complaints about SAV’s assessment, confirmation, conclusions and requests specified in audit reports, audit result notifications and notifications of SAV’s conclusions and requests.
2. Within 30 days from the date on which the decision to settle complaints about governmental auditing activities is received but the complainant does not agree with such decision, the complainant is entitled to file a lawsuit against part or all of the decision to settle complaints about governmental auditing activities at a competent court in accordance with the Law on Administrative Procedures.
3. If the Court accepts the complaint as prescribed in Clause 2 of this Article, SAV shall transfer the case file to the Court within 10 working days from the receipt of the Court's request.
4. If the Court gives a decision or verdict on invalidation of part or all of the decision to settle complaints about governmental auditing activities, the State Auditor General shall re-settle the case, adjust the audit report, and send the adjusted audit report, audit result notification and notification of conclusions and requests to the complainant within 10 working days from the effective date of the Court’s decision or verdict.”.
15. Some phrases in some Points, Clauses and Points are replaced as follows:
a) The phrase “tổ chức, cá nhân có liên quan” (“relevant entities”) in Clause 2 Article 8, Point b Clause 2 Article 39, Point b Clause 2 Article 41 and Point b Clause 2 Article 42 is replaced with “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” (“entities relevant to governmental auditing activities”);
b) The phrase “tổ chức, cá nhân có liên quan” in Clause 2 Article 46 is replaced with “cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động kiểm toán” (no changes in meaning).
16. Clause 7 of Article 57 is annulled.
Article 2. Amendments to some Articles of the Law on Administrative Procedures No. 93/2015/QH13
1. Clause 6a is added after Clause 6 of Article 45 as follows:
“6a. They have participated in preparing audit reports and issuing decisions to settle complaints about governmental auditing activities against which lawsuits are filed;”.
2. Clause 1 of Article 68 is amended as follows:
“1. Suspension of execution of administrative decisions, disciplinary decisions on dismissal or decisions on handling of competition cases or compliance with part or all of conclusions and requests of SAV.”.
3. Article 69 is amended as follows:
“Article 69. Suspension of execution of administrative decisions, disciplinary decisions on dismissal or decisions on handling of competition cases, compliance with part or all of conclusions and requests of SAV
1. The suspension of execution of administrative decisions, disciplinary decisions on dismissal or decisions on handling of competition cases shall be imposed if, in the course of settlement of a case, there are grounds for presuming that the execution of such decisions will lead to irremediable serious consequences.
2. The suspension of compliance with part or all of conclusions and requests of SAV shall be imposed if, in the course of settlement of a case, there are grounds for presuming that the compliance with part or all of conclusions and requests will lead to irremediable serious consequences.”.
4. Clause 2 of Article 115 is amended as follows:
“2. Individuals and organizations may file lawsuits against decisions to settle complaints about decisions on handling of competition cases and decisions to settle complaints about governmental auditing activities in case they disagree with these decisions.”.
5. Some Points of Clause 2 Article 193 are amended as follows:
a) Point dd of Clause 2 is amended as follows:
“dd. Accept part or all of the lawsuit claim, pronounce invalidation part or all of the unlawful decision to settle a complaint about handling of a competition case or unlawful decision to settle complaints about governmental auditing activities; compel the competent agency or person that has issued such decision to re-settle the case in accordance with the Law on Competition, Law on State Audit Office of Vietnam and other relevant regulations of law;”;
b) Point g of Clause 2 is amended as follows:
“g) Compel an agency or organization to pay compensation for damage, restore the lawful rights and interests of the agency, organization or individual which are infringed upon by the unlawful administrative decision, administrative act, disciplinary decision on dismissal or decision on handling of a competition case or act of the chief of the audit delegation, team leader or member of the audit delegation, assessment, confirmation, conclusions and requests of SAV;”.
6. Points dd and e Clause 1 of Article 296 are amended as follows:
“dd. Accept part or all of the lawsuit claim, pronounce invalidation part or all of the unlawful decision to settle a complaint about the decision on handling of a competition case or decision to settle complaints about governmental auditing activities; compel the competent agency or person that has issued such decision to re-settle the case in accordance with the Law on Competition, Law on State Audit Office of Vietnam and other relevant regulations of law;”;
e) Determine the compensation liability for the cases specified in Points b, c, d and dd Clause 1 of this Article, and compel agencies or organizations to pay compensation or restore lawful rights and interests of organizations or individuals, public interests, interests of the State, lawful rights and interests of third parties which are infringed upon by unlawful administrative decisions, administrative acts, or disciplinary decisions on dismissal or decisions on handling competition cases or acts of chiefs of audit delegations, team leaders or members of audit delegations or SAV’s assessment, confirmation, conclusions and requests; determine the compensation liability of the Supreme People’s Court that has made the ruling seriously violating law annulled due to its unintentional or intentional fault and causing damage to the involved parties, or determine the asset compensation liability in accordance with law;”.
7. The phrase “, quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động kiểm toán nhà nước” (“decisions to settle complaints about governmental auditing activities”) in Clauses 8 and 9 of Article 3, Clause 1 of Article 7, Clause 3 of Article 30, Clause 7 of Article 32, Clause 4 of Article 57, Point d Clause 2 of Article 73, Clauses 1 and 2 of Article 78, Point b Clause 2 of Article 116, Point d Clause 1 of Article 118, Point e Clause 1 of Article 143, Clause 1 of Article 193, title of Article, Clauses 1 and 2 of Article 235, Points a and b Clause 1 of Article 311 is added after the phrase “quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh” (“decisions to settle complaints about decision on handling of competition cases”).
This Law comes into force from July 01, 2020.
This Law is adopted by the 14th National Assembly of Socialist Republic of Vietnam on this 26th of November 2019 during its 8th session.
|
PRESIDENT OF THE NATIONAL ASSEMBLY |
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực