Chương III Luật tố tụng hành chính 2015: Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc thay đổi người tiến hành tố tụng
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Các cơ quan tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
a) Tòa án;
b) Viện kiểm sát.
2. Những người tiến hành tố tụng hành chính gồm có:
a) Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án;
b) Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
1. Chánh án Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức công tác giải quyết vụ án hành chính thuộc thẩm quyền của Tòa án; bảo đảm thực hiện nguyên tắc Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật;
b) Quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án hành chính, Hội thẩm nhân dân tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; phân công Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Quyết định thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa;
d) Quyết định thay đổi người giám định, người phiên dịch trước khi mở phiên tòa;
đ) Ra quyết định và tiến hành hoạt động tố tụng hành chính;
e) Kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án hoặc kiến nghị Chánh án Tòa án có thẩm quyền xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án;
g) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;
h) Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản, chấm dứt hành vi đó nếu phát hiện có dấu hiệu trái với quy định của pháp luật;
i) Kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật nếu phát hiện có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này;
k) Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật;
l) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Khi Chánh án vắng mặt, một Phó Chánh án được Chánh án ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh án, trừ quyền quyết định kháng nghị quy định tại điểm e khoản 1 Điều này. Phó Chánh án chịu trách nhiệm trước Chánh án về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm.
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm phán có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Xử lý đơn khởi kiện.
2. Lập hồ sơ vụ án hành chính.
3. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ; tổ chức phiên tòa, phiên họp để giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này.
4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục đưa vụ án hành chính ra giải quyết.
6. Giải thích, hướng dẫn cho đương sự biết để họ thực hiện quyền được yêu cầu trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
7. Tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật này.
8. Quyết định đưa vụ án hành chính ra xét xử.
9. Triệu tập người tham gia phiên tòa, phiên họp.
10. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ hoặc xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.
11. Chủ tọa hoặc tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính; biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
12. Xem xét về tính hợp pháp của văn bản hành chính, hành vi hành chính có liên quan đến quyết định hành chính, hành vi hành chính bị kiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền xem xét văn bản hành chính, hành vi hành chính đó theo quy định của pháp luật.
13. Phát hiện và đề nghị Chánh án Tòa án kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định của Luật này.
14. Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật.
15. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Hội thẩm nhân dân có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án.
2. Đề nghị Chánh án Tòa án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án hành chính ra quyết định cần thiết thuộc thẩm quyền.
3. Tham gia Hội đồng xét xử vụ án hành chính.
4. Tiến hành hoạt động tố tụng và ngang quyền với Thẩm phán khi biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử.
Khi được Chánh án Tòa án phân công, Thẩm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Thẩm tra hồ sơ vụ án hành chính mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật cần xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
2. Kết luận về việc thẩm tra và báo cáo kết quả thẩm tra, đề xuất phương án giải quyết vụ án hành chính với Chánh án Tòa án.
3. Thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.
4. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Khi được phân công, Thư ký Tòa án có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Chuẩn bị các công tác nghiệp vụ cần thiết trước khi khai mạc phiên tòa.
2. Phổ biến nội quy phiên tòa.
3. Kiểm tra và báo cáo với Hội đồng xét xử danh sách những người được triệu tập đến phiên tòa.
4. Ghi biên bản phiên tòa, biên bản phiên họp, biên bản lấy lời khai của người tham gia tố tụng.
5. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
1. Khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, Viện trưởng Viện kiểm sát có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức và chỉ đạo thực hiện công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính;
b) Quyết định phân công Kiểm sát viên thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết vụ án hành chính theo quy định của Luật này và thông báo cho Tòa án biết; phân công Kiểm tra viên tiến hành tố tụng đối với vụ án hành chính bảo đảm đúng nguyên tắc theo quy định tại Điều 14 của Luật này;
c) Quyết định thay đổi Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
d) Kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án theo quy định của Luật này;
đ) Yêu cầu, kiến nghị theo quy định của Luật này;
e) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Luật này;
g) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
2. Khi Viện trưởng vắng mặt, một Phó Viện trưởng được Viện trưởng ủy nhiệm thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Viện trưởng, trừ quyền quyết định kháng nghị quy định tại điểm d khoản 1 Điều này. Phó Viện trưởng chịu trách nhiệm trước Viện trưởng về thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được ủy nhiệm.
Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng hành chính, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Kiểm sát việc trả lại đơn khởi kiện.
2. Kiểm sát việc thụ lý, giải quyết vụ án.
3. Nghiên cứu hồ sơ vụ án; xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 84 của Luật này.
4. Tham gia phiên tòa, phiên họp và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.
5. Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
6. Yêu cầu, kiến nghị Tòa án thực hiện hoạt động tố tụng theo quy định của Luật này.
7. Đề nghị với Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án có vi phạm pháp luật.
8. Kiểm sát hoạt động tố tụng của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.
9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Luật này.
Khi được phân công, Kiểm tra viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo kết quả với Kiểm sát viên.
2. Lập hồ sơ kiểm sát vụ án hành chính theo sự phân công của Kiểm sát viên hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát.
3. Giúp Kiểm sát viên kiểm sát việc tuân theo pháp luật theo quy định của Luật này.
Người tiến hành tố tụng phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự.
2. Đã tham gia với tư cách người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong cùng vụ án đó.
3. Đã tham gia vào việc ra quyết định hành chính hoặc có liên quan đến hành vi hành chính bị khởi kiện.
4. Đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện.
5. Đã tham gia vào việc ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức hoặc đã tham gia vào việc ra quyết định giải quyết khiếu nại đối với quyết định kỷ luật buộc thôi việc công chức bị khởi kiện.
6. Đã tham gia vào việc ra quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh bị khởi kiện.Bổ sungBổ sung
7. Đã tham gia vào việc lập danh sách cử tri bị khởi kiện.
8. Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Họ cùng trong một Hội đồng xét xử và là người thân thích với nhau; trường hợp này, chỉ có một người được tiến hành tố tụng.
3. Họ đã tham gia giải quyết vụ án hành chính đó theo thủ tục sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và đã ra bản án sơ thẩm; bản án, quyết định phúc thẩm; quyết định giám đốc thẩm hoặc tái thẩm và quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, trừ trường hợp là thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao được tham gia xét xử vụ án đó theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Họ đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
Thư ký Tòa án, Thẩm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên.
3. Là người thân thích với một trong những người tiến hành tố tụng khác trong vụ án đó.
1. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc của việc đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng.
2. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi những người quy định tại khoản 1 Điều này tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án do Chánh án Tòa án quyết định.
Trường hợp Thẩm phán bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì giải quyết như sau:
a) Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp huyện do Chánh án Tòa án cấp tỉnh quyết định;
b) Thẩm phán là Chánh án Tòa án cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao có thẩm quyền theo lãnh thổ đối với Tòa án cấp tỉnh đó quyết định;
c) Thẩm phán là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số. Trường hợp phải thay đổi Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án mà không có người dự khuyết thay thế ngay thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Chánh án Tòa án quyết định cử Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án thay thế người bị thay đổi; nếu người bị thay đổi là Chánh án Tòa án thì thẩm quyền quyết định được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Chánh án Tòa án phải cử người khác thay thế.
Kiểm sát viên, Kiểm tra viên phải từ chối tiến hành tố tụng hoặc bị thay đổi nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
1. Thuộc một trong những trường hợp quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Đã là người tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên trong vụ án đó.
1. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên.
Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên phải được lập thành văn bản, trong đó nêu rõ lý do và căn cứ của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi Kiểm tra viên.
2. Việc từ chối tiến hành tố tụng hoặc đề nghị thay đổi Kiểm sát viên tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
1. Trước khi mở phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
Việc thay đổi Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc thay đổi Kiểm sát viên do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi. Hội đồng xét xử thảo luận tại phòng nghị án và quyết định theo đa số.
Trường hợp phải thay đổi Kiểm sát viên thì Hội đồng xét xử ra quyết định hoãn phiên tòa. Việc cử Kiểm sát viên thay thế Kiểm sát viên bị thay đổi do Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp quyết định; nếu Kiểm sát viên bị thay đổi là Viện trưởng Viện kiểm sát thì do Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp quyết định.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày hoãn phiên tòa, Viện trưởng Viện kiểm sát phải cử người khác thay thế và thông báo bằng văn bản cho Tòa án.
PROCEDURE-CONDUCTING AGENCIES AND PERSONS AND CHANGE OF PROCEDURE-CONDUCTING PERSONS
Article 36. Procedure-conducting agencies and persons
1. Administrative procedure-conducting agencies include:
a/ Courts;
b/ Procuracies.
2. Administrative procedure-conducting persons include:
a/ Chief justices, judges, people’s assessors, verifiers and clerks of courts;
b/ Chief procurators, procurators and examiners.
Article 37. Duties and powers of chief justices of courts
1. Chief justices of courts have the following duties and powers:
a/ To organize the settlement of administrative cases under their courts’ jurisdiction; to adhere to the principle that judges and people’s assessors conduct trial independently and abide by law only;
b/ To decide to assign judges to settle administrative cases and people’s assessors to participate in trial panels of administrative cases; to assign verifiers and court clerks to conduct procedures for administrative cases on the principles specified in Article 14 of this Law;
c/ To decide to change judges, people’s assessors and court clerks before the opening of court hearings;
d/ To decide to change expert witnesses and interpreters before the opening of court hearings;
dd/ To issue administrative procedural decisions and conduct administrative procedural activities;
e/ To file protests against legally effective court judgments or rulings of courts according to cassation or reopening procedures or to recommend chief justices of competent courts to consider filing protests against legally effective court judgments or rulings of courts according to cassation or reopening procedures;
g/ To settle complaints and denunciations in accordance with this Law;
h/ To recommend agencies or individuals that have issued administrative decisions or taken administrative acts related to administrative decisions or acts over which lawsuits are instituted to consider amending, supplementing or annulling such decisions or terminating such acts if detecting a sign of unlawfulness;
i/ To recommend competent agencies or individuals to consider amending, supplementing or annulling legal documents if detecting a sign of contravention of the Constitution, laws or legal documents of superior state agencies in accordance with this Law;
k/ To handle acts obstructing administrative procedural activities in accordance with law;
l/ To perform other duties and exercise other powers in accordance with this Law.
2. When the chief justice of a court is absent, a deputy chief justice authorized by the chief justice shall perform the duties and exercise the powers of the chief justice, except the power to decide to file protests provided at Point e, Clause 1 of this Article. Authorized deputy chief justices shall be answerable to chief justices for the performance of authorized duties and exercise of authorized powers.
Article 38. Duties and powers of judges
When assigned by chief justices of their courts, judges have the following duties and powers:
1. To process lawsuit petitions;
2. To make administrative case files;
3. To verify and collect documents and evidences; to organize court hearings and sessions to settle administrative cases in accordance with this Law;
4. To decide on application, change or cancellation of provisional urgent measures;
5. To decide on termination, suspension or resumption of the settlement of administrative cases;
6. To explain and guide involved parties in exercising the right to request legal aid in accordance with the law on legal aid;
7. To hold sessions to inspect the submission of, access to, and disclosure of evidences, and dialogues in accordance with this Law;
8. To decide to bring administrative cases to trial;
9. To summon participants in court hearings or sessions;
10. To request agencies, organizations and individuals to provide documents and evidences, or to verify and collect documents and evidences in accordance with this Law;
11. To chair or participate in panels trying administrative cases; to vote on matters falling under the jurisdiction of trial panels;
12. To examine the legality of administrative documents or acts related to administrative decisions or acts over which lawsuits are instituted and request chief justices of courts to propose competent agencies or individuals to review such administrative documents or acts in accordance with law;
13. To discover, and request chief justices of courts to propose competent agencies to amend, supplement or annul, legal documents showing signs of contravention of the Constitution, laws and legal documents of superior state agencies in accordance with this Law;
14. To handle acts obstructing administrative procedural activities in accordance with law;
15. To perform other duties and exercise other powers in accordance with this Law.
Article 39. Duties and powers of people’s assessors
When assigned by chief justices of their courts, people’s assessors have the following duties and powers:
1. To study case files;
2. To request chief justices of courts and judges assigned to settle administrative cases to issue necessary decisions within their competence;
3. To participate in panels trying administrative cases;
4. To conduct procedural activities and have the equal right with judges to vote on matters falling under the jurisdiction of trial panels.
Article 40. Duties and powers of verifiers
When assigned by chief justices of their courts, verifiers have the following duties and powers:
1. To verify administrative case files on which legally effective court judgments or rulings need to be reviewed according to cassation or reopening procedures;
2. To make conclusions on verified cases and report on verification results and propose ways to settle administrative cases to chief justices of courts;
3. To collect documents and evidences in accordance with this Law;
4. To perform other duties and exercise other powers in accordance with this Law.
Article 41. Duties and powers of court clerks
When assigned, court clerks have the following duties and powers:
1. To make necessary professional preparations before the opening of court hearings;
2. To announce internal rules of court hearings;
3. To check and report to trial panels on lists of persons summoned to court hearings;
4. To write minutes of court hearings or sessions and written records of testimonies of procedure participants;
5. To perform other duties and exercise other powers in accordance with this Law.
Article 42. Duties and powers of chief procurators
1. When supervising the law observance in administrative procedural activities, chief procurators have the following tasks and powers:
a/ To organize and direct the supervision of the law observance in administrative procedural activities;
b/ To decide to assign procurators to supervise the law observance in administrative procedural activities, participate in court hearings and sessions to settle administrative cases in accordance with this Law and notify such to courts; to assign examiners to conduct procedural activities for administrative cases on the principles specified in Article 14 of this Law;
c/ To decide to change procurators or examiners;
d/ To file protests against court judgments or rulings according to appellate, cassation or reopening procedures in accordance with this Law;
dd/ To make requests or recommendations in accordance with this Law;
e/ To settle complaints and denunciations in accordance with this Law;
g/ To perform other duties and exercise other rights in accordance with this Law.
2. When the chief procurator is absent, a deputy chief procurator authorized by the chief procurator shall perform the duties and exercise the powers of the chief procurator, except the power to decide to file protests provided at Point d, Clause 1 of this Article. Authorized deputy chief procurators shall be answerable to chief procurators for the performance of authorized duties and exercise of authorized powers.
Article 43. Duties and powers of procurators
When assigned by chief procurators of their procuracies to supervise the law observance in administrative procedural activities, procurators have the following duties and powers:
1. To supervise the return of lawsuit petitions;
2. To supervise the acceptance and settlement of cases;
3. To study case files; to verity and collect documents and evidences under Clause 6, Article 84 of this Law;
4. To participate in court hearings and sessions and present opinions of their procuracies on the settlement of cases in accordance with this Law;
5. To supervise court judgments and rulings;
6. To propose or request courts to conduct procedural activities in accordance with this Law;
7. To request competent chief procurators to file protests against court judgments and rulings involving law violations;
8. To supervise procedural activities of procedure participants; to propose or request competent agencies or organizations to strictly handle procedure participants who commit law violations;
9. To perform other duties and exercise other powers in accordance with this Law.
Article 44. Duties and powers of examiners
When assigned, examiners have the following duties and powers:
1. To study case files and report study results to procurators;
2. To make dossiers for supervision of administrative cases as assigned by procurators or chief procurators;
3. To assist procurators in supervising the law observance in accordance with this Law.
Article 45. Cases of refusal by or change of procedure-conducting persons
Procedure-conducting persons shall refuse to conduct procedures or be changed in any of the following cases:
1. They are concurrently involved parties, representatives or relatives of involved parties;
2. They have participated in the capacity as defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties, witnesses, expert witnesses or interpreters in the same case;
3. They have participated in the issuance of administrative decisions or are related to administrative acts over which lawsuits are instituted;
4. They have participated in the issuance of decisions on settlement of complaints about administrative decisions or acts over which lawsuits are instituted;
5. They have participated in the issuance of disciplinary decisions on dismissal of civil servants or decisions on settlement of complaints about disciplinary decisions on dismissal of civil servants over which lawsuits are instituted;
6. They have participated in the issuance of decisions on handling of competition cases or decisions on settlement of complaints about decisions on handling of competition cases over which lawsuits are instituted;
7. They have participated in the making of voter lists which lawsuits are instituted;
8. There are other clear grounds to believe that they might be not impartial while performing their duties.
Article 46. Cases in which judges or people’s assessors shall refuse to conduct procedures or be changed
Judges or people’s assessors shall refuse to conduct procedures or be changed in any of the following cases:
1. They fall into one of the cases specified in Article 45 of this Law;
2. They are members of the same trial panel and relatives; in this case, only one of them may conduct procedures;
3. They have participated in the settlement of an administrative case according to first- instance, appellate, cassation or reopening procedures on which a first-instance judgment, an appellate judgment or ruling, a cassation or reopening ruling and a decision to terminate the settlement of the case or a decision to recognize successful dialogue results have been made, unless they are members of the Judicial Council of the Supreme People’s Court or the judicial committee of a superior people’s court who are allowed to participate in trying such case according to cassation or reopening procedures;
4. They have conducted procedures in the same case in the capacity as verifiers, court clerks, procurators or examiners.
Article 47. Cases in which court clerks or verifiers shall refuse to conduct procedures or be changed
Court clerks or verifiers shall refuse to conduct procedures or be changed in any of the following cases:
1. They fall into any of the cases specified in Article 45 of this Law;
2. They have conducted procedures in the same case in the capacity as judges, people’s assessors, verifiers, court clerks, procurators or examiners;
3. They are relatives of any of other procedure participants in the case.
Article 48. Procedures for refusing to conduct procedures or requesting the change of judges, people’s assessors, verifiers or court clerks
1. The refusal to conduct procedures or request for change of a judge, people’s assessor, verifier or court clerk before the opening of a court hearing must be made in writing, clearly stating the reason and ground for the refusal or request.
2. The refusal to conduct procedures or request for change of a person specified in Clause I of this Article at a court hearing shall be recorded in the hearing minutes.
Article 49. Decisions on change of judges, people’s assessors, verifiers or court clerks
1. Before the opening of a court hearing, the change of a judge, people’s assessor, verifier or court clerk shall be decided by the chief justice of the court.
In case a judge requested to be changed is the chief justice of the court:
a/ The change of a judge being the chief justice of a district-level court shall be decided by the chief justice of a provincial-level court;
b/ The change of a judge being the chief justice of a provincial-level court shall be decided by the chief justice of a superior court having the territorial jurisdiction over such provincial- level court;
c/ The change of a judge being the chief justice of a superior court shall be decided by the Chief Justice of the Supreme People's Court.
2. During a court hearing, the change of a judge, people’s assessor or court clerk shall be decided by the trial panel after hearing opinions of the person requested to be changed. The trial panel shall discuss the change in the deliberation room and make a decision by majority. In case a judge, people’s assessor or court clerk must be changed without any alternative one for immediate replacement, the trial panel shall issue a decision to postpone the court hearing. The chief justice of the court shall decide to appoint a new judge, people’s assessor or court clerk. If the changed person is the chief justice of the court, the competence to decide on appointment must comply with Clause 1 of this Article.
3. Within 5 working days after the court hearing is postponed, the chief justice of the court shall appoint a person in replacement of the changed one.
Article 50. Cases in which procurators or examiners shall refuse to conduct procedures or be changed
Procurators or examiners shall refuse to conduct procedures or be changed in any of the following cases:
1. They fall into any of thế cases specified in Article 45 of this Law;
2. They have conducted procedures in the same case in the capacity as judges, people’s assessors, verifiers, court clerks, procurators or examiners.
Article 51. Procedures for refusing to conduct procedures or requesting the change of procurators or examiners
1. The refusal to conduct procedures or request for change of a procurator before the opening of a court hearing must be made in writing, clearly stating the reason and ground for the refusal or request.
The refusal to conduct procedures or request for change of an examiner must be made in writing, clearly stating the reason and ground for the refusal or request.
2. The refusal to conduct procedures or request for change of a procurator at a court hearing shall be recorded in the hearing minutes.
Article 52. Decisions on change of procurators or examiners
1. Before the opening of a court hearing, the change of a procurator shall be decided by the chief procurator of the same-level procuracy; if a procurator requested to be changed is the chief procurator, the change shall be decided by the chief procurator of the immediate superior procuracy.
The change of an examiner shall be decided by the chief procurator of the same-level procuracy.
2. During a court hearing, the change of a procurator shall be decided by the trial panel after hearing opinions of the person requested to be changed. The trial panel shall discuss the change in the deliberation room and make a decision by majority.
In case a procurator must be changed, the trial panel shall issue a decision to postpone the court hearing. The appointment of a new procurator to replace the changed one shall be decided by the chief procurator of the same-level procuracy. If the changed procurator is the chief procurator, the change shall be decided by the chief procurator of the immediate superior procuracy.
3. Within 3 working days after the court hearing is postponed, the chief procurator of the procuracy shall appoint a person in replacement of the changed one and notify such in writing to the court.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực