Chương XXI Luật tố tụng hành chính 2015: Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính của cơ quan, người tiến hành tố tụng hành chính khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Đối với bản án, quyết định sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án nếu có kháng cáo, kháng nghị và các quyết định tố tụng khác do người tiến hành tố tụng hành chính ban hành nếu có khiếu nại, kiến nghị thì không giải quyết theo quy định của Chương này mà được giải quyết theo quy định của các chương tương ứng của Luật này.
1. Người khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khiếu nại;
b) Khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án;
c) Rút khiếu nại trong bất kỳ giai đoạn nào của quá trình giải quyết khiếu nại;
d) Được nhận văn bản trả lời về việc thụ lý để giải quyết khiếu nại; nhận quyết định giải quyết khiếu nại;
đ) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp đã bị xâm phạm, được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
2. Người khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Khiếu nại đến đúng người có thẩm quyền giải quyết;
b) Trình bày trung thực sự việc, cung cấp thông tin, tài liệu cho người giải quyết khiếu nại; chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trình bày và việc cung cấp thông tin, tài liệu đó;
c) Không được lạm dụng quyền khiếu nại để cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án;
d) Chấp hành quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng mà mình đang khiếu nại trong thời gian khiếu nại;
đ) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật.
1. Người bị khiếu nại có các quyền sau đây:
a) Được biết các căn cứ khiếu nại của người khiếu nại; đưa ra bằng chứng về tính hợp pháp của quyết định, hành vi trong tố tụng bị khiếu nại;
b) Được nhận quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi trong tố tụng của mình.
2. Người bị khiếu nại có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính bị khiếu nại; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do quyết định, hành vi trong tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
Thời hiệu khiếu nại là 10 ngày kể từ ngày người khiếu nại nhận được hoặc biết được quyết định, hành vi tố tụng mà người đó cho rằng có vi phạm pháp luật.
Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà người khiếu nại không thực hiện được quyền khiếu nại theo đúng thời hạn quy định tại Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan đó không tính vào thời hiệu khiếu nại.
Việc khiếu nại phải được thực hiện bằng đơn. Trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm; họ, tên, địa chỉ của người khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, yêu cầu của người khiếu nại, có chữ ký hoặc điểm chỉ của người khiếu nại.
1. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Thẩm phán, Phó Chánh án, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Hội thẩm nhân dân do Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án hành chính có thẩm quyền giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Chánh án Tòa án thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
2. Khiếu nại quyết định, hành vi của người tiến hành tố tụng là Kiểm sát viên, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm tra viên do Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết.
Đối với khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của Viện trưởng Viện kiểm sát thì Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có thẩm quyền giải quyết.
3. Khiếu nại quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của Chánh án Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này do Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp giải quyết.
Thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu là 15 ngày kể từ ngày Tòa án, Viện kiểm sát nhận được khiếu nại. Trường hợp cần thiết, đối với vụ việc có tính chất phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể được kéo dài nhưng không quá 15 ngày kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại.
1. Người giải quyết khiếu nại lần đầu phải ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản. Quyết định giải quyết khiếu nại phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên, địa chỉ của người khiếu nại, người bị khiếu nại;
c) Nội dung khiếu nại;
d) Kết quả xác minh nội dung khiếu nại;
đ) Căn cứ pháp luật để giải quyết khiếu nại;
e) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại.
2. Quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày người khiếu nại nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, nếu không đồng ý với quyết định đó hoặc quá thời hạn quy định tại Điều 333 của Luật này mà khiếu nại không được giải quyết thì người khiếu nại có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai.
2. Đơn khiếu nại phải kèm theo bản sao quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu và các tài liệu kèm theo.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải có các nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 334 của Luật này;
b) Kết quả giải quyết khiếu nại của người giải quyết khiếu nại lần đầu;
c) Kết luận về từng vấn đề cụ thể trong nội dung khiếu nại của người khiếu nại và việc giải quyết của người giải quyết khiếu nại lần hai.
4. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai phải được gửi cho người khiếu nại, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan; trường hợp là quyết định của Chánh án Tòa án thì còn phải gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp.
5. Quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực thi hành.
Việc giải quyết khiếu nại về hoạt động giám định trong tố tụng hành chính được thực hiện theo quy định của pháp luật về giám định tư pháp và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Cá nhân có quyền tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1. Người tố cáo có các quyền sau đây:
a) Gửi đơn hoặc trực tiếp tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
b) Yêu cầu giữ bí mật họ, tên, địa chỉ, bút tích của mình;
c) Yêu cầu được thông báo kết quả giải quyết tố cáo;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe dọa, trù dập, trả thù.
2. Người tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Trình bày trung thực về nội dung tố cáo;
b) Nêu rõ họ, tên, địa chỉ của mình;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc tố cáo sai sự thật.
1. Người bị tố cáo có các quyền sau đây:
a) Được thông báo về nội dung tố cáo;
b) Đưa ra bằng chứng để chứng minh nội dung tố cáo là không đúng sự thật;
c) Được khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; được phục hồi danh dự, được bồi thường thiệt hại do việc tố cáo không đúng gây ra;
d) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người tố cáo sai sự thật.
2. Người bị tố cáo có các nghĩa vụ sau đây:
a) Giải trình về hành vi bị tố cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan khi cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền yêu cầu;
b) Chấp hành quyết định xử lý của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền;
c) Bồi thường thiệt hại, bồi hoàn hoặc khắc phục hậu quả do hành vi tố tụng hành chính trái pháp luật của mình gây ra theo quy định của pháp luật.
1. Tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của người có thẩm quyền tiến hành tố tụng thuộc cơ quan có thẩm quyền nào thì người đứng đầu cơ quan đó có trách nhiệm giải quyết.
Trường hợp người bị tố cáo là Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát thì Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có trách nhiệm giải quyết.
Thời hạn giải quyết tố cáo là 60 ngày kể từ ngày nhận được tố cáo; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết tố cáo có thể dài hơn, nhưng không quá 90 ngày.
2. Tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu tội phạm được giải quyết theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
Thủ tục giải quyết tố cáo được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật; xử lý nghiêm minh người vi phạm; áp dụng biện pháp cần thiết nhằm ngăn chặn thiệt hại có thể xảy ra; bảo đảm cho quyết định giải quyết được thi hành nghiêm chỉnh và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
2. Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không giải quyết, thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết, giải quyết trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính theo quy định của pháp luật. Viện kiểm sát có quyền yêu cầu, kiến nghị đối với Tòa án cùng cấp, Tòa án cấp dưới, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm bảo đảm việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có căn cứ, đúng pháp luật.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết Điều này.
COMPLAINTS AND DENUNCIATIONS IN ADMINISTRATIVE PROCEDURES
Article 327. Decisions and acts in administrative procedures which may be complained about
1. Agencies, organizations and individuals may complain about decisions or acts of administrative procedure-conducting agencies or persons in administrative procedures when they have grounds to believe that such decisions or acts are illegal or infringe upon their lawful rights and interests.
2. First-instance, appellate, cassation or reopening court judgments or rulings against which appeals or protests are filed or other procedural decisions issued by administrative procedure conducting persons about which complaints or recommendations are filed shall be settled under relevant chapters of this Law rather than this Chapter.
Article 328. Rights and obligations of complainants
1. A complainant has the following rights:
a/ To file a complaint by himself/herself or through a representative;
b/ To file a complaint at any stage of the process of settlement of the case;
c/ To withdraw a complaint at any stage of the process of settlement of the complaint;
d/ To receive a written reply on the acceptance of his/her complaint for settlement; to receive the complaint settlement decision;
dd/ To have his/her infringed lawful rights or interests restored; to receive compensation for damage in accordance with law.
2. A complainant has the following obligations:
a/ To file a complaint with a person who is competent to settle it;
b/ To give truthful statements, provide information and documents to the person settling the complaint; to take responsibility before law for the contents of their statements and provided information and documents;
c/ To refrain from abusing the right to complaint to obstruct procedural activities of the court;
d/ To abide by decisions and obey acts of the procedure-conducting person with whom he/she files the complaint during the time of complaint;
dd/ To abide by the legally effective complaint settlement decision.
Article 329. Rights and obligations of complained persons
1. A complained person has the following rights:
a/ To be in formed of grounds for the complainant to file the complaint; to produce evidences of the lawfulness of his/her decision or act in administrative procedures which is complained about;
b/ To receive the complaint settlement decision concerning his/her decision or act in administrative procedures.
2. A complained person has the following obligations:
a/ To explain his/her decision or act in administrative procedures which is complained about; to provide relevant information or documents when so requested by competent agencies, organizations or individuals;
b/ To abide by the legally effective complaint settlement decision;
c/ To pay compensation for damage or reimburse or remedy the consequences caused by his/her illegal decision or act in administrative procedures in accordance with law.
Article 330. Statute of limitations for filing a complaint
The statute of limitations for filing a complaint is 10 days after the complainant receives or knows about the procedural decision or act which he/she considers illegal.
In case the complainant cannot exercise his/her right to file a complaint within the time limit prescribed in this Article due to a force majeure event or an objective obstacle, the duration in which such event or obstacle exists will not be included in the statute of limitations for filing a complaint.
Article 331. Mode of filing a complaint
A complaint shall be lodged in writing. The written complaint must clearly state the date of the complaint; full name and address of the complainant; contents of and reason for filing the complaint, and request of the complainant, and shall be signed or fingerprinted by the complainant.
Article 332. Competence to settle complaints about decisions or acts of procedure- conducting persons
1. The chief justice of the court currently settling the administrative case has the competence to settle a complaint about the decision or act of the procedure-conducting person being the judge, deputy chief justice, verifier, court clerk or people’s assessor.
For a complaint about the procedural decision or act of the chief justice of a court, the chief justice of the immediate superior court has the competence to settle it.
2. The chief procurator of a procuracy has the competence to settle a complaint about the decision or act of the procedure-conducting person being the procurator, deputy chief procurator or examiner.
For a complaint about the procedural decision or act of the chief procurator of a procuracy, the chief procurator of the immediate superior procuracy has the competence to settle it.
3. The chief justice of the immediate superior court or chief procurator of the immediate superior procuracy has the competence to settle a complaint about the first-time complaint settlement decision of the court’s chief justice or procuracy’s chief procurator prescribed in Clauses 1 and 2 of this Article.
Article 333. Time limit for complaint settlement
The time limit for first-time complaint settlement is 15 days after the court or procuracy receives the complaint. When necessary, for a complicated case, the time limit for complaint settlement may be prolonged but must not exceed 15 days after it expires.
Article 334. Contents of first-time complaint settlement decisions
1. A person who conducts first-time complaint settlement shall issue a written decision on complaint settlement. This decision must contain the following:
a/ Date of issuance;
b/ Names and addresses of the complainant and complained person;
c/ Complaint contents;
d/ Result of the verification of complaint contents;
dd/ Legal grounds for the complaint settlement;
e/ The subject of the decision.
2. The first-time complaint settlement decision shall be sent to the complainant and related agencies, organizations and individuals; the complaint settlement decision of the court chief justice shall also be sent to the same-level procuracy.
Article 335. Procedures for second-time complaint settlement
1. Within 5 working days after the complainant receives the first-time complaint settlement decision, if he/she disagrees with it or past the time limit prescribed in Article 333 of this Law, the complaint remains unsettled, the-complainant may file the complaint with the person competent to conduct second-time complaint settlement.
2. The complaint shall be enclosed with a copy of the first-time complaint settlement decision and relevant documents.
3. The second-time complaint settlement decision must contain the following:
a/ The contents specified at Points a, b, c, d and dd, Clause 1, Article 334 of this Law;
b/ Result of complaint settlement by the person who has conducted the first-time complaint settlement;
c/ Conclusion on each specific issue in the complaint of the complainant and settlement by the person who has conducted the second-time complaint settlement.
4. The second-time complaint settlement decision shall be sent to the complainant and related agencies, organizations and individuals; the complaint settlement decision of the court’s chief justice shall also be sent to .the same-level procuracy.
5. The second-time complaint settlement decision takes effect for implementation.
Article 336. Settlement of complaints about expert examination in administrative procedures
The settlement of complaints about expert examination in administrative procedures must comply with the law on judicial assessment and other relevant laws.
Article 337. Persons with the right to denounce
Individuals may file denunciations with competent agencies, organizations or persons about illegal acts of persons with procedure-conducting competence which cause or threaten to cause damage to public interests, interests of the State or lawful rights and interests of agencies, organizations or individuals.
Article 338. Rights and obligations of denouncers
1. A denouncer has the following rights:
a/ To file his/her denunciation or personally present it to a competent agency, organization or person;
b/ To request his/her full name, address and autograph to be kept secret;
c/ To request the result of settlement of his/her denunciation to be informed to him/her;
d/ To request competent agencies, organizations or persons to protect him/her from intimidation, repression or revenge.
2. A denouncer has the following obligations:
a/ To honestly present the contents of his/her denunciation;
b/ To clearly state his/her full name and address;
c/ To take responsibility before law for untruthful denunciation.
Article 339. Rights and obligations of denounced persons
1. A denounced person has the following rights:
a/ To be notified of denunciation contents;
b/ To produce evidences proving that denunciation contents are untrue;
c/ To have his/her lawful rights and interests that have been infringed upon restored; to have his/her honor restored; and to receive compensation for the damage caused by the untrue denunciation;
d/ To request competent agencies, organizations or persons to handle persons who make untruthful denunciations.
2. A denounced person has the following obligations:
a/ To explain his/her denounced act; to provide relevant information and documents when so requested by competent agencies, organizations or persons;
b/ To abide by the handling decision of the competent agency, organization or person;
c/ To pay compensation for damage, reimburse or remedy consequences caused by his/ her illegal administrative procedural acts in accordance with law.
Article 340. Competence and time limit for settlement of denunciations
1. Denunciations against illegal acts of a person with procedure-conducting competence of a certain competent agency shall be settled by the head of such agency.
In case a denunciation is filed against the chief justice or a deputy chief justice of a court or the chief procurator or a deputy chief procurator of a procuracy, the chief justice of the immediate superior court or the chief procurator of the immediate superior procuracy shall settle such denunciation.
The time limit for settlement of a denunciation is 60 days after it is received; for a complicated case, this time limit may be longer but must not exceed 90 days.
2. Denunciations against illegal acts which show criminal signs shall be settled in accordance with the Criminal Procedures Code.
Article 341. Procedures for settlement of denunciations
The procedures for settlement of denunciations must comply with the law on denunciations.
Article 342. Responsibilities of persons competent to settle complaints or denunciations
1. Competent agencies, organizations or persons shall, within the ambit of their tasks and powers, receive and promptly and lawfully settle complaints or denunciations; strictly handle violators; apply necessary measures to prevent possible damage; ensure strict execution of complaint or denunciation settlement decisions, and take responsibility before law for their decisions.
2. Those who are competent to settle complaints or denunciations but fail to settle them, show irresponsibility in settling them or settle them illegally shall, depending on the nature and severity of their violations, be disciplined or examined for penal liability and, if causing damage, pay compensation in accordance with law.
Article 343. Supervision of law observance in the settlement of complaints and denunciations in administrative procedures
Procuracies shall supervise law observance in the settlement of complaints and denunciations in administrative procedures in accordance with law. Procuracies may request or recommend courts at the same or subordinate level or responsible agencies, organizations and persons to ensure the grounded and lawful settlement of complaints and denunciations.
The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the Chief Justice of the Supreme People’s Court in, detailing this Article.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
Điều 68. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 73. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 78. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Điều 115. Quyền khởi kiện vụ án
Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
Điều 193. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
Điều 296. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao