Chương IV Luật tố tụng hành chính 2015: Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Người tham gia tố tụng hành chính gồm đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch.
1. Năng lực pháp luật tố tụng hành chính là khả năng có các quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính do pháp luật quy định. Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực pháp luật tố tụng hành chính như nhau trong việc yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Năng lực hành vi tố tụng hành chính là khả năng tự mình thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính hoặc ủy quyền cho người đại diện tham gia tố tụng hành chính.
3. Đương sự là người từ đủ mười tám tuổi trở lên có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng hành chính, trừ người mất năng lực hành vi dân sự hoặc pháp luật có quy định khác.
Đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì năng lực hành vi tố tụng hành chính của họ được xác định theo quyết định của Tòa án.
4. Đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thực hiện quyền, nghĩa vụ của đương sự trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
5. Đương sự là cơ quan, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ trong tố tụng hành chính thông qua người đại diện theo pháp luật.
Đương sự có quyền, nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng, bao gồm:
1. Tôn trọng Tòa án, chấp hành nghiêm chỉnh nội quy phiên tòa;
2. Nộp tiền tạm ứng án phí, án phí, lệ phí và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật;
3. Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu;
4. Cung cấp đầy đủ, chính xác địa chỉ nơi cư trú, trụ sở của mình; trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án nếu có thay đổi địa chỉ, nơi cư trú, trụ sở thì phải thông báo kịp thời cho đương sự khác và Tòa án;
5. Cung cấp tài liệu, chứng cứ, chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình;
6. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý tài liệu, chứng cứ cung cấp tài liệu, chứng cứ đó cho mình để giao nộp cho Tòa án;
7. Đề nghị Tòa án xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ của vụ án mà tự mình không thể thực hiện được; đề nghị Tòa án buộc bên đương sự khác xuất trình tài liệu, chứng cứ mà họ đang lưu giữ, quản lý; đề nghị Tòa án ra quyết định buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân đang lưu giữ, quản lý chứng cứ cung cấp chứng cứ; đề nghị Tòa án triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản;
8. Được biết, ghi chép và sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
9. Nộp bản sao đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để Tòa án gửi cho đương sự khác hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự khác, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
10. Đề nghị Tòa án quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời;
11. Đề nghị Tòa án tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, đối thoại và tham gia phiên họp trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án;
12. Nhận thông báo hợp lệ để thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình;
13. Tự bảo vệ, nhờ luật sư hoặc người khác bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho mình;
14. Yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng;
15. Tham gia phiên tòa, phiên họp;
16. Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành quyết định của Tòa án trong quá trình Tòa án giải quyết vụ án;
17. Đề nghị Tòa án đưa người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tham gia tố tụng;
18. Đề nghị Tòa án tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
19. Đưa ra câu hỏi với người khác về vấn đề liên quan đến vụ án hoặc đề xuất với Tòa án những vấn đề cần hỏi với người khác; được đối chất với nhau hoặc với người làm chứng;
20. Tranh luận tại phiên tòa, đưa ra lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng;
21. Được cấp trích lục bản án, quyết định của Tòa án;
22. Kháng cáo, khiếu nại bản án, quyết định của Tòa án;
23 Đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
24. Chấp hành nghiêm chỉnh bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
25. Sử dụng quyền của đương sự một cách thiện chí, không được lạm dụng để gây cản trở hoạt động tố tụng của Tòa án, đương sự khác;
26. Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Người bị kiện có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
1. Các quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này;
2. Được Tòa án thông báo về việc bị kiện;
3. Chứng minh tính đúng đắn, hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện;
4. Sửa đổi hoặc hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, danh sách cử tri bị khởi kiện; dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện.
1. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có thể có yêu cầu độc lập, tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc với bên bị kiện.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì có quyền, nghĩa vụ của người khởi kiện quy định tại Điều 56 của Luật này.
3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên khởi kiện hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ quy định tại Điều 55 của Luật này.
4. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên bị kiện hoặc chỉ có nghĩa vụ thì có quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 57 của Luật này.
1. Trường hợp người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó được thừa kế thì người thừa kế tham gia tố tụng.
2. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
3. Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà cơ quan, tổ chức đó hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể thì người tiếp nhận quyền, nghĩa vụ của người đó tham gia tố tụng.
Trường hợp người bị kiện là người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức mà chức danh đó không còn thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức đó thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện.
4. Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức bị hợp nhất, sáp nhập, chia, tách thì cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức cũ thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó.
Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức đã giải thể mà không có người kế thừa quyền, nghĩa vụ thì cơ quan, tổ chức cấp trên thực hiện quyền, nghĩa vụ của người bị kiện.
5. Trường hợp sáp nhập, chia, tách, giải thể, điều chỉnh địa giới hành chính trong một đơn vị hành chính mà đối tượng của quyết định hành chính có sự thay đổi thì cơ quan, tổ chức, cá nhân đã ra quyết định hành chính có trách nhiệm tham gia tố tụng với tư cách là người bị kiện tại Tòa án nơi cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyết định hành chính bị kiện. Cơ quan tiếp nhận đối tượng của quyết định hành chính bị kiện phải tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
6. Việc kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng có thể được Tòa án chấp nhận ở bất cứ giai đoạn nào trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
1. Người đại diện trong tố tụng hành chính bao gồm người đại diện theo pháp luật và người đại diện theo ủy quyền.
2. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính có thể là một trong những người sau đây, trừ trường hợp người đó bị hạn chế quyền đại diện theo quy định của pháp luật:
a) Cha, mẹ đối với con chưa thành niên;
b) Người giám hộ đối với người được giám hộ;
c) Người được Tòa án chỉ định đối với người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
d) Người đứng đầu cơ quan, tổ chức do được bổ nhiệm hoặc bầu theo quy định của pháp luật;
đ) Những người khác theo quy định của pháp luật.
3. Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, được đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền bằng văn bản.
Trường hợp hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân tham gia tố tụng hành chính thì các thành viên có thể ủy quyền cho một thành viên hoặc người khác làm đại diện tham gia tố tụng hành chính.
Trường hợp người bị kiện là cơ quan, tổ chức hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì người bị kiện chỉ được ủy quyền cho cấp phó của mình đại diện. Người được ủy quyền phải tham gia vào quá trình giải quyết toàn bộ vụ án, thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bị kiện theo quy định của Luật này.
4. Người đại diện theo pháp luật, người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính chấm dứt việc đại diện theo quy định của Bộ luật dân sự.
5. Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của đương sự mà mình là đại diện.
Người đại diện theo ủy quyền trong tố tụng hành chính thực hiện các quyền, nghĩa vụ tố tụng hành chính của người ủy quyền. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người thứ ba.
6. Những người sau đây không được làm người đại diện:
a) Nếu họ là đương sự trong cùng một vụ án với người được đại diện mà quyền và lợi ích hợp pháp của họ đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện;
b) Nếu họ đang là người đại diện trong tố tụng hành chính cho một đương sự khác mà quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự đó đối lập với quyền và lợi ích hợp pháp của người được đại diện trong cùng một vụ án.
7. Cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an không được làm người đại diện trong tố tụng hành chính, trừ trường hợp họ tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện cho cơ quan của họ hoặc với tư cách là người đại diện theo pháp luật.
1. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là người tham gia tố tụng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
2. Những người sau đây được làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khi có yêu cầu của đương sự và được Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự:
a) Luật sư tham gia tố tụng theo quy định của pháp luật về luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về trợ giúp pháp lý;
c) Công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, có kiến thức pháp lý, chưa bị kết án hoặc bị kết án nhưng đã được xóa án tích, không thuộc trường hợp đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, không phải là cán bộ, công chức trong các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát, Thanh tra, Thi hành án; công chức, sĩ quan, hạ sĩ quan trong ngành Công an.
3. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhiều đương sự trong cùng một vụ án, nếu quyền và lợi ích hợp pháp của những người đó không đối lập nhau. Nhiều người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có thể cùng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của một đương sự trong vụ án.
4. Khi đề nghị Tòa án làm thủ tục đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người đề nghị phải xuất trình các giấy tờ sau đây:
a) Luật sư phải xuất trình các giấy tờ quy định tại khoản 2 Điều 27 của Luật luật sư;
b) Trợ giúp viên pháp lý hoặc người tham gia trợ giúp pháp lý xuất trình văn bản cử người thực hiện trợ giúp pháp lý của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý và thẻ trợ giúp viên pháp lý hoặc thẻ luật sư;
c) Công dân Việt Nam có đủ điều kiện quy định tại điểm c khoản 2 Điều này xuất trình giấy yêu cầu của đương sự và giấy tờ tùy thân.
5. Sau khi kiểm tra giấy tờ và thấy người đề nghị có đủ điều kiện làm người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này thì trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, Tòa án phải vào sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự và xác nhận vào giấy yêu cầu người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Trường hợp từ chối đăng ký thì Tòa án phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho người đề nghị.
6. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Tham gia tố tụng từ khi khởi kiện hoặc bất cứ giai đoạn nào trong quá trình tố tụng hành chính;
b) Thu thập tài liệu, chứng cứ và cung cấp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án, nghiên cứu hồ sơ vụ án và được ghi chép, sao chụp những tài liệu cần thiết có trong hồ sơ vụ án để thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, trừ tài liệu, chứng cứ không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này;
c) Tham gia phiên tòa, phiên họp hoặc trong trường hợp không tham gia thì được gửi văn bản bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cho Tòa án xem xét;
d) Thay mặt đương sự yêu cầu thay đổi người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng khác theo quy định của Luật này;
đ) Giúp đương sự về mặt pháp lý liên quan đến việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; thay mặt đương sự nhận giấy tờ, văn bản tố tụng mà Tòa án tống đạt hoặc thông báo trong trường hợp được đương sự ủy quyền và có trách nhiệm chuyển cho đương sự;
e) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 6, 9, 16, 19 và 20 Điều 55 của Luật này;
g) Quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
1. Người làm chứng là người biết các tình tiết có liên quan đến nội dung vụ án được đương sự đề nghị và Tòa án triệu tập tham gia tố tụng. Người mất năng lực hành vi dân sự không thể là người làm chứng.
2. Người làm chứng có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Cung cấp toàn bộ thông tin, tài liệu, đồ vật mà mình có được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
b) Khai báo trung thực những tình tiết mà mình biết được liên quan đến việc giải quyết vụ án;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về khai báo của mình, bồi thường thiệt hại do khai báo sai sự thật gây thiệt hại cho đương sự hoặc cho người khác;
d) Phải có mặt tại Tòa án và tại phiên tòa theo giấy triệu tập của Tòa án nếu việc lấy lời khai của người làm chứng phải được thực hiện tại Tòa án, tại phiên tòa; trường hợp người làm chứng không đến phiên tòa mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ cản trở việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải người làm chứng đến phiên tòa;
đ) Phải cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình, trừ trường hợp người làm chứng là người chưa thành niên;
e) Được từ chối khai báo nếu lời khai của mình liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân hoặc việc khai báo đó ảnh hưởng xấu, bất lợi cho đương sự là người có quan hệ thân thích với mình;
g) Được nghỉ việc trong thời gian Tòa án triệu tập hoặc lấy lời khai;
h) Được thanh toán các khoản chi phí có liên quan theo quy định của pháp luật;
i) Yêu cầu Tòa án đã triệu tập, cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình khi tham gia tố tụng;
k) Khiếu nại hành vi tố tụng, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
1. Người giám định là người có kiến thức, kinh nghiệm cần thiết theo quy định của pháp luật về lĩnh vực có đối tượng cần được giám định, được các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn hoặc được Tòa án trưng cầu để giám định đối tượng đó theo yêu cầu của một hoặc các bên đương sự.
2. Người giám định có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Được đọc tài liệu có trong hồ sơ vụ án liên quan đến đối tượng giám định; yêu cầu Tòa án cung cấp tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b) Đặt câu hỏi đối với người tham gia tố tụng về những vấn đề liên quan đến đối tượng giám định;
c) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án, trả lời những vấn đề liên quan đến việc giám định;
d) Thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết về việc không thể giám định được do việc cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; tài liệu cung cấp phục vụ cho việc giám định không đủ hoặc không sử dụng được;
đ) Bảo quản tài liệu đã nhận và gửi trả lại Tòa án cùng với kết luận giám định hoặc cùng với thông báo về việc không thể giám định được;
e) Không được tự mình thu thập tài liệu là đối tượng giám định, tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến kết quả giám định; không được tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết khi tiến hành giám định hoặc thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ người đã quyết định trưng cầu giám định;
g) Độc lập đưa ra kết luận giám định; kết luận giám định một cách trung thực, có căn cứ;
h) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
i) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Người giám định phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
b) Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người phiên dịch trong cùng vụ án đó;
c) Đã thực hiện việc giám định đối với cùng một đối tượng cần giám định trong cùng vụ án đó;
d) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
đ) Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
1. Người phiên dịch là người có khả năng dịch từ một ngôn ngữ khác ra tiếng Việt và ngược lại trong trường hợp có người tham gia tố tụng không sử dụng được tiếng Việt. Người phiên dịch được một bên đương sự lựa chọn hoặc các bên đương sự thỏa thuận lựa chọn và được Tòa án chấp nhận hoặc được Tòa án yêu cầu để phiên dịch.
Người biết chữ của người khuyết tật nhìn hoặc người biết nghe, nói bằng ngôn ngữ, ký hiệu của người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói cũng được coi là người phiên dịch.
Trường hợp chỉ có người đại diện hoặc người thân thích của người khuyết tật nhìn hoặc người khuyết tật nghe, người khuyết tật nói biết được ngôn ngữ, ký hiệu của họ thì người đại diện hoặc người thân thích có thể được Tòa án chấp nhận làm phiên dịch cho người khuyết tật đó.
2. Người phiên dịch có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
a) Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án;
b) Phiên dịch trung thực, khách quan, đúng nghĩa;
c) Đề nghị người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng giải thích thêm lời nói cần phiên dịch;
d) Không được tiếp xúc với những người tham gia tố tụng khác nếu việc tiếp xúc đó ảnh hưởng đến tính trung thực, khách quan, đúng nghĩa khi phiên dịch;
đ) Được thanh toán các khoản chi phí theo quy định của pháp luật;
e) Cam đoan trước Tòa án về việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình.
3. Người phiên dịch phải từ chối hoặc bị thay đổi trong những trường hợp sau đây:
a) Đồng thời là đương sự, người đại diện, người thân thích của đương sự;
b) Đã tham gia tố tụng với tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định trong cùng vụ án đó;
c) Đã tiến hành tố tụng trong vụ án đó với tư cách là Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên;
d) Có căn cứ rõ ràng khác cho rằng họ có thể không vô tư trong khi làm nhiệm vụ.
1. Trước khi mở phiên tòa, việc từ chối người giám định, người phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch phải được lập thành văn bản và nêu rõ lý do của việc từ chối hoặc đề nghị thay đổi; việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Chánh án Tòa án quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc từ chối người giám định, người phiên dịch hoặc đề nghị thay đổi người giám định, người phiên dịch phải được ghi vào biên bản phiên tòa; việc thay đổi người giám định, người phiên dịch do Hội đồng xét xử quyết định sau khi nghe ý kiến của người bị yêu cầu thay đổi.
PROCEDURE PARTICIPANTS AND THEIR RIGHTS AND OBLIGATIONS
Article 53. Procedure participants
Administrative procedure participants include involved parties, representatives of involved parties, defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties, witnesses, expert witnesses and interpreters.
Article 54. Administrative procedure legal capacity and administrative procedure act capacity of involved parties
1. Administrative procedure legal capacity means the capacity to have law-established rights and obligations in administrative procedures. All agencies, organizations and individuals have the same administrative procedure legal capacity in requesting the court to protect their lawful rights and interests.
2. Administrative procedure act capacity means the capacity of a person to exercise his/ her administrative procedure rights or perform his/her administrative procedure obligations on his/her own or to authorize a representative to participate in administrative procedures.
3. An involved party who is aged full 18 years or older has the full administrative procedure act capacity, except those who have lost their civil act capacity or otherwise provided by law.
The administrative procedure act capacity of a person who has civil act capacity restricted or meets a difficulty in cognizing or controlling his/her acts shall be determined under a court ruling.
4. An involved party who is a minor or a person who has lost his/her civil act capacity or has civil act capacity restricted or meets a difficulty in cognizing or controlling his/her acts shall exercise his/her rights and perform his/her obligations in administrative procedures through his/ her at-law representative.
5. An involved party that is an agency or organization shall exercise its rights and perform its obligations in administrative procedures through its at-law representative.
Article 55. Rights and obligations of involved parties
When participating in procedures, involved parties have equal rights and obligations, including:
1. To respect the court and strictly observe internal rules of court hearings;
2. To pay legal cost advances, legal cost, fees and other procedural expenses prescribed by law;
3. To maintain, change, add or withdraw their claims;
4. To provide their residence or head office addresses in a sufficient and accurate manner; in the course of case settlement by the court, to promptly notify other involved parties and the court of any change in their residence or head office addresses;
5. To provide documents and evidences to prove and protect their lawful rights and interests;
6. To request agencies, organizations and individuals that are keeping or managing documents or evidences to provide such documents or evidences for furnishing them to the court;
7. To request the court to verify or collect documents and evidences of the case which they cannot verify or collect; to request the court to compel the production by other involved parties of documents or evidences which they are keeping or managing; to request the court to rule on compelling the provision by agencies, organizations or individuals that are keeping or managing evidences of such evidences; and to request the court to summon witnesses, solicit expert examination or valuation of assets;
8. To get access to, take notes and make copies of documents or evidences produced by other involved parties or collected by the court, except documents or evidences not permitted to be disclosed under Clause 2, Article 96 of this Law;
9. To submit copies of lawsuit petitions and documents or evidences to the court for sending to other involved parties or lawful representatives of other involved parties, except documents or evidences not permitted to be disclosed under Clause 2, Article 96 of this Law;
10. To request the court to rule on the application, change or cancellation of provisional urgent measures;
11. To request the court to hold sessions to check the submission of, access to, or disclosure of, evidences and dialogues, and participate in such sessions in the course of case settlement by the court;
12. To receive valid notices for exercising their rights and performing their obligations;
13. To defend their lawful rights and interests or ask lawyers or other persons to do so;
14. To request the change of procedure-conducting persons or procedure participants;
15. To participate in court hearings and session;
16. To be present in response to court summonses and abide by court rulings in the course of case settlement by the court;
17. To request the court to summon persons with related interests and obligations to participate in procedures;
18. To request the court to suspend the case settlement;
19. To give questions to other persons on matters related to the case or propose to the court matters on which questions must be given to other persons; to confront themselves with one another or with witnesses;
20. To make arguments at court hearings, present their opinions on evidence assessment and applicable laws;
21. To be provided with extracts of court judgments or rulings;
22. To appeal against or complain about court judgments or rulings;
23. To request competent persons to file protests against legally effective court judgments or rulings according to cassation or reopening procedures;
24. To strictly abide by legally effective court judgments and rulings;
25. To exercise their rights in a good will and refrain from abusing their rights to obstruct procedural activities of the court and other involved parties;
26. Other rights and obligations provided by law.
Article 56. Rights and obligations of plaintiffs
Plaintiffs have the following rights and obligations;
1. The rights and obligations specified in Article 55 of this Law;
2. To change contents of their lawsuit claims within the statute of limitations for lawsuit institution; to withdraw part or the whole of their lawsuit claims.
Article 57. Rights and obligations of defendants
Defendants have the following rights and obligations:
1. The rights and obligations specified in Article 55 of this Law;
2. To be informed by the court of lawsuits against them;
3. To prove the correctness and lawfulness of administrative decisions or acts over which lawsuits are instituted;
4. To modify or cancel administrative decisions, disciplinary decisions on dismissal, or decisions on settlement of complaints about decisions on handling of competition cases or voter lists over which lawsuits are instituted; to stop or remedy administrative acts over which lawsuits are instituted.
Article 58. Rights and obligations of persons with related interests and obligations
1. Persons with related interests and obligations may make independent claims and participate in procedures on the side of the plaintiff or the defendant.
2. Persons with related interests and obligations that make independent claims have the rights and obligations of the plaintiff specified in Article 56 of this Law.
3. Persons with related interests and obligations who participate in procedures on the side of the plaintiff or have interests only have the rights and obligations specified in Article 55 of this Law.
4. Persons with related interests and obligations who participate in procedures on the side of the defendant or have obligations only have the rights and obligations specified in Clauses 1 and 2, Article 57 of this Law.
Article 59. Inheritance of administrative procedural rights and obligations
1. In case the plaintiff being an individual is dead and his/her rights and obligations are bequeathed, his/her heir may participate in procedures.
2. In case the plaintiff' being an agency or organization is consolidated, merged, split up, divided or dissolved, the agency, organization or individual that inherits the rights and obligations of the former agency or organization shall exercise the procedural rights and perform the procedural obligations of such agency or organization.
3. In case the defendant is a competent person in an agency or organization that is consolidated, merged, split up, divided or dissolved, the person who takes over the rights and obligations of the defendant shall participate in procedures.
In case the defendant is a competent person in an agency or organization where his/her post no longer exists, the head of this agency or organization shall exercise the rights and perform the obligations of the defendant.
4. In case the defendant is an agency or organization that is consolidated, merged, divided or split up, the agency or organization that inherits the rights and obligations of the former agency or organization shall exercise the procedural rights and perform the procedural obligations of such agency or organization.
In case the defendant is a dissolved agency or organization with nobody to inherit its rights and obligations, its superior agency or organization shall exercise the rights and perform the obligations of the defendant.
5. In case of merger, division, splitting up, dissolution or adjustment of administrative boundaries of an administrative unit but the subject of the administrative decision sees a change, the agency, organization or individual that has issued such administrative decision shall participate in procedures as the defendant at the court of the locality where such agency, organization or individual is based. The agency receiving the subject of the administrative decision over which a lawsuit is instituted shall participate in procedures as a person with related interests and obligations.
6. The inheritance of procedural rights and obligations may be accepted by the court at any stage in the process of settlement of an administrative case.
1. Representatives in administrative procedures include at-law representatives and authorized representatives.
2. An at-law representative in administrative procedures may be any of the following persons, unless his/her representation right is restricted in accordance with law:
a/ Father or mother, for a minor child;
b/ Guardian, for a ward;
c/ A person appointed by the court, for a person having civil act capacity restricted or having a difficulty in cognizing or controlling his/her act;
d/ Head of an agency or organization who is appointed or elected in accordance with law;
dd/ Other persons defined by law.
3. Authorized representatives in administrative procedures must have the full civil act capacity and be authorized in writing by involved parties or their at-law representatives.
In case a household, cooperative group or another organization without the legal person status participates in administrative procedures, its members may authorize one member among them or another person to act as their representative to participate in administrative procedures.
In case a defendant is an agency or organization or its head, he/she may only authorize his/her deputy to represent him/her in administrative procedures. The authorized person shall participate in the settlement of the whole case and fully exercise the rights and perform the obligations of defendants specified in this Law.
4. At-law representatives and authorized representatives in administrative procedures shall terminate their representation in accordance with the Civil Code.
5. At-law representatives in administrative procedures shall exercise administrative procedural rights and perform administrative procedural obligations of involved parties whom they represent.
Authorized representatives in administrative procedures shall exercise all administrative procedural rights and perform all administrative procedural obligations of their authorizers. An authorized person may not sub-authorize a third party.
6. The following persons may not act as representatives:
a/ Those being involved parties in the same case with to-be-represented persons whose lawful rights and interests conflict with those of to-be-represented persons;
b/ Those currently acting as representatives in administrative procedures for other involved parties whose lawful rights and interests conflict with those of to-be-represented persons in the same case.
7. Cadres and civil servants of courts, procuracies, inspectorates and judgment enforcement agencies; or civil servants, officers and non-commissioned officers in public security forces may not act as representatives in administrative procedures, unless they participate in the capacity as representatives of their agencies or as at-law representatives.
Article 61. Defense counsels of lawful rights and interests of involved parties
1. Defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties are persons participating in procedures to defend the lawful rights and interests of involved parties.
2. The following persons may act as defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties when requested by such involved parties and registered by the court as defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties;
a/ Lawyers who participate in procedures in accordance with the law on lawyers;
b/ Legal counsels or persons who join in providing legal aid in accordance with the Law on Legal Aid;
c/ Vietnamese citizens who have the full civil act capacity and legal knowledge, have not yet been convicted or had been convicted but have had their criminal records remitted, are not subject to any administrative handling measure and are not cadres or civil servants of courts, procuracies, inspectorates or judgment enforcement agencies or civil servants, officers or noncommissioned officers in public security forces.
3. Defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties may defend the lawful rights and interests of many involved parties in the same case, provided the lawful rights and interests of these parties do not conflict. Many defense counsels may jointly defend the lawful rights and interests of an involved party in a case.
4. When requesting the court to carry out procedures for registration of a defense counsel of the lawful rights and interests of involved parties, a requester shall produce the following papers:
a/ A lawyer shall produce the papers specified in Clause 2, Article 27 of the Law on Lawyers;
b/ A legal aid provider or a person participating in the provision of legal aid shall produce a document on appointment of a person providing legal aid issued by an organization providing legal aid and legal aid provider card or lawyer card;
c/ A Vietnamese citizen who fully satisfies the conditions prescribed at Point c, Clause 2 of this Article shall produce a written request of the involved parties and his/her personal identification paper.
5. After checking the produced papers and deeming that the requester fully satisfies the conditions for acting as a defense counsel of the lawful rights and interests of involved parties specified in Clause 2, 3 or 4 of this Article, within 3 working days after receiving the request, the court shall record in the register the defense counsel of the lawful rights and interests of involved parties and give certification in the written request for the defense counsel. In case of refusal to register the defense counsel, the court shall notify such in writing to the requester, clearly stating the reason.
6. Defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties have the following rights and obligations:
a/ To participate in procedures from the time when the lawsuit is instituted or at any stage of the administrative proceedings:
b/ To collect documents and evidences and furnish the court with documents and evidences, study case files and take notes of and copy necessary documents included in case files for the purpose of defending the lawful rights and interests of involved parties, except documents and evidences not permitted to be disclosed under Clause 2, Article 96 of this Law;
c/ To participate in court hearings or sessions or send documents for defending the lawful rights and interests of involved parties to the court for examination in case of failure to participate in court hearings or sessions;
d/ To request on behalf of involved parties the change of procedure-conducting persons and other procedure participants in accordance with this Law;
dd/ To assist involved parties in legal matters related to the defense of their lawful rights and interests; to receive on behalf of involved parties procedural papers and documents delivered or notified by the court in case of being authorized by involved parties and forward such papers and documents to involved parties;
e/ The rights and obligations provided in Clauses 1, 6, 9, 16, 19 and 20, Article 55 of this Law.
g/ Other rights and obligations provided by law.
1. Witnesses are persons who know circumstances related to cases and are summoned by the court at the request of involved parties to participate in procedures. Persons who have lost the civil act capacity may not act as witnesses.
2. Witnesses have the following rights and obligations;
a/ To provide all information, documents and objects in their possession which are related to the settlement of cases;
b/ To honestly testify to circumstances which they know and are related to the settlement of cases;
c/ To be held responsible before law for their testimonies, and pay compensations for damage caused by their untruthful testimonies to involved parties or other persons;
d/ To be present at court and court hearings in response to court summonses in case witness testimonies must be publicly taken at court or court hearings. In case witnesses are absent from court hearings without plausible reasons and their absence impedes the trial, the trial panel may issue decisions to escort them to court hearings;
dd/ To undertake before court to exercise their rights and perform their obligations, except minor witnesses;
e/ To refuse to make testimonies if their testimonies are related to state secrets, professional secrets, business secrets or privacy secrets or badly or adversely affect involved parties who are their relatives;
g/ To take leaves during the time they are summoned by the court or make testimonies;
h/ To have relevant expenses paid in accordance with law;
i/ To request courts that have summoned them and competent state agencies to protect their lives, health, honor, dignity, property, and other lawful rights and interests when they participate in procedures;
k/ To complain about procedural acts, and denounce illegal acts of procedure-conducting agencies and persons.
1. Expert witnesses are persons who possess necessary knowledge and experience, as required by law, about the fields in which exist objects of expert examination, who are selected under agreement between involved parties or invited by the court to conduct expert examination of these objects at the request of an involved party or involved parties.
2. Expert witnesses have the following rights and obligations:
a/ To read documents included in case files and related to objects of expert examination; to request the court to provide documents necessary for the expert examination;
b/ To question procedure participants about matters related to objects of expert examination;
c/ To be present in response to court summonses and answer questions related to the expert examination;
d/ To notify in writing the court of the impossibility to conduct expert examination for the reason that contents necessary for expert examination fall beyond their professional capacity or documents provided for the expert examination are insufficient or unusable;
dd/ To preserve received documents and return them to the court together with expert examination conclusions or with a notice of the impossibility to conduct expert examination;
e/ To refrain from collecting documents by themselves for conducting expert examination or contacting other procedure participants if such contact might affect expert examination results; to refrain from disclosing secret information which they know while conducting expert examination or from notifying expert examination results to persons other than those who have decided to solicit expert examination opinions;
g/ To make independent, honest and grounded expert examination conclusions;
h/ To have relevant expenses paid in accordance with law;
i/ To undertake before the court to exercise their rights and perform their obligations.
3. Expert witnesses shall refuse to conduct expert examination or be changed in the following cases:
a/ They are concurrently involved parties, representatives or relatives of involved parties;
b/ They have participated in the procedures in the capacity as defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties, witnesses or interpreters in the same case;
c/ They have examined the same object which needs to be examined in the same case;
d/ They have conducted the procedures in the same case in the capacity as judges, people’s assessors, verifiers, court clerks, procurators or examiners;
dd/ There are other clear grounds to believe that they might be not impartial while performing their duties.
1. Interpreters are persons who are capable of translating another language into Vietnamese and vice versa when a procedure participant cannot speak Vietnamese. An interpreter is selected by an involved party or under agreement between involved parties and accepted by the court or required by the court to interpret.
Those who know the language of persons with vision disability or those who can hear or speak the language of persons with hearing or speaking disability are also regarded as interpreters.
In case only a representative or relative of a person with vision, hearing or speaking disability knows the latter’s language or signs, such representative or relative may be accepted by the court to act as an interpreter for such person with disability.
2. Interpreters have the following rights and obligations:
a/ To be present in response to court summonses;
b/ To interpret truthfully, objectively and correctly;
c/ To request procedure-conducting persons and procedure participants to further explain their statements which need to be interpreted;
d/ To refrain from contacting other procedure participants if such contact affects the truthfulness, objectivity and correctness of their interpretation;
dd/ To have relevant expenses paid in accordance with law;
e/ To undertake before the court to exercise their rights and perform their obligations.
3. Interpreters shall refuse to interpret or be changed in the following cases:
a/ They are concurrently involved parties, representatives or relatives of involved parties;
b/ They have participated in the procedures in the capacity as defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties, witnesses or expert witnesses in the same case;
c/ They have conducted the procedures in the capacity as judges, people’s assessors, verifiers, court clerks, procurators or examiners;
d/ There are other clear grounds to believe that they might be not impartial while performing their duties.
Article 65. Procedures for rejecting expert witnesses or interpreters or requesting change of expert witnesses or interpreters
1. Before the opening of a court hearing, the rejection of an expert witness or interpreter or the request for change of an expert witness or interpreter shall be made in writing, clearly stating the reason for such rejection or request. The change of an expert witness or interpreter shall be decided by the chief justice of the court.
2. At a court hearing, the rejection of an expert witness or interpreter or the request for change of an expert witness or interpreter shall be recorded in the court hearing minutes. The change of an expert witness or interpreter shall be decided by the trial panel after hearing opinions of the person requested to be changed.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực