Chương XVII Thủ tục tố tụng hành chinh 2015: Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi có căn cứ xác định có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc phát hiện tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định mà Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đương sự không biết được khi ra quyết định đó thì được xem xét lại nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Theo yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
b) Theo kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội;
c) Theo kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
d) Theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
2. Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp có kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát hiện vi phạm, tình tiết quan trọng mới thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có trách nhiệm báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị đó.
Trường hợp nhất trí với kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định giao Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ vụ án, báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định. Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không nhất trí với kiến nghị, đề nghị thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét kiến nghị, đề nghị quy định tại khoản 3 Điều này phải có sự tham dự của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Sau khi nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội, kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc sau khi Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 1 Điều 287 của Luật này, Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao bản sao văn bản yêu cầu, kiến nghị hoặc đề nghị đó kèm theo hồ sơ vụ án để Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu và chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị theo quy định tại Điều 291 của Luật này. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc kể từ ngày Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có văn bản đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 3 Điều 287 của Luật này.
2. Tòa án nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về thời gian mở phiên họp để xem xét kiến nghị, đề nghị quy định tại khoản 3 Điều 287 của Luật này.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 4 Điều 287 của Luật này.
2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội được mời tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tự mình hoặc phân công một thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày tóm tắt nội dung vụ án và quá trình giải quyết vụ án
2. Đại diện Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao có kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao trình bày về các vấn đề sau đây:
a) Nội dung, căn cứ của việc kiến nghị, đề nghị;
b) Phân tích đánh giá các tình tiết của vụ án, chứng cứ cũ và chứng cứ mới bổ sung (nếu có) để làm rõ việc vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hoặc có tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
3. Trường hợp xem xét kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội hoặc xem xét đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phát biểu quan điểm và lý do nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị đó.
Ý kiến phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phải được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên họp.
4. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và biểu quyết theo đa số về việc nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
5. Trường hợp nhất trí kiến nghị của Ủy ban tư pháp của Quốc hội, kiến nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc mở phiên họp để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, đồng thời giao cho Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức nghiên cứu hồ sơ báo cáo Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định tại phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
6. Trường hợp không nhất trí kiến nghị, đề nghị thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan, cá nhân quy định tại Điều 292 của Luật này và nêu rõ lý do.
7. Mọi diễn biến tại phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị và các quyết định được thông qua tại phiên họp phải được ghi vào biên bản phiên họp và lưu hồ sơ xem xét kiến nghị, đề nghị.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên họp xem xét kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban tư pháp của Quốc hội văn bản thông báo việc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao nhất trí hoặc không nhất trí với kiến nghị, đề nghị xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
1. Trường hợp có yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều 291 của Luật này thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao tổ chức việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ trong trường hợp cần thiết.
2. Việc nghiên cứu hồ sơ vụ án, xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ phải làm rõ có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
1. Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận được yêu cầu của Ủy ban thường vụ Quốc hội theo quy định tại khoản 2 Điều 287 của Luật này hoặc kể từ ngày có quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 5 Điều 291 của Luật này, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải mở phiên họp với sự tham gia của toàn thể Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao để xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Tòa án nhân dân tối cao gửi cho Viện kiểm sát nhân dân tối cao văn bản thông báo về thời gian mở phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án nhân dân tối cao.
1. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải tham dự phiên họp xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao theo quy định tại khoản 4 Điều 287 của Luật này và phát biểu quan điểm về việc có hay không có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và quan điểm về việc giải quyết vụ án.
2. Ý kiến phát biểu của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phải thể hiện bằng văn bản, có chữ ký của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao và phải được gửi cho Tòa án nhân dân tối cao trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc phiên họp.
1. Sau khi nghe Chánh án Tòa án nhân dân tối cao báo cáo, nghe ý kiến của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan được mời tham dự (nếu có), Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định hủy quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao; hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực của Tòa án cấp dưới có vi phạm pháp luật nghiêm trọng hoặc có tình tiết quan trọng mới làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định và tùy từng trường hợp mà quyết định như sau:
a) Bác yêu cầu khởi kiện, nếu yêu cầu đó không có căn cứ pháp luật;
b) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
c) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên bố hành vi hành chính là trái pháp luật; buộc cơ quan nhà nước hoặc người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước chấm dứt hành vi hành chính trái pháp luật;
d) Chấp nhận yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy quyết định kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật; buộc người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện nhiệm vụ, công vụ theo quy định của pháp luật;
đ) Chấp nhận một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện, tuyên hủy một phần hoặc toàn bộ quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật; buộc cơ quan, người có thẩm quyền ra quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh giải quyết lại vụ việc theo quy định của Luật cạnh tranh;
e) Xác định trách nhiệm bồi thường đối với các trường hợp quy định tại các điểm b, c, d và đ khoản 1 Điều này, buộc cơ quan, tổ chức bồi thường thiệt hại, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba bị xâm phạm do quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trái pháp luật gây ra; xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Tòa án nhân dân tối cao có quyết định vi phạm pháp luật nghiêm trọng bị hủy do lỗi vô ý hoặc cố ý và gây thiệt hại cho đương sự hoặc xác định trách nhiệm bồi hoàn giá trị tài sản theo quy định của pháp luật;
g) Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người đứng đầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét trách nhiệm của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong trường hợp cố ý vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng cho cơ quan, tổ chức, cá nhân.
2. Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được ít nhất ba phần tư tổng số thành viên của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao biểu quyết tán thành.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ra quyết định quy định tại khoản 1 Điều 296 của Luật này thì Tòa án nhân dân tối cao gửi quyết định cho Ủy ban thường vụ Quốc hội, Ủy ban tư pháp của Quốc hội, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án đã giải quyết vụ án và các đương sự.
SPECIAL PROCEDURES FOR REVIEWING RULINGS OF THE JUDICIAL COUNCIL OF THE SUPREME PEOPLE’S COURT
Article 287. Requests, recommendations and proposals for reviewing rulings of the Judicial Council of the Supreme People’s Court
1. When there is a ground for ascertaining that there is a serious violation of law or a newly discovered important circumstance which might substantially change the contents of a ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court, which were unknown to the Council and involved parties when such ruling was made, such ruling shall be reviewed if:
a/ It is requested by the National Assembly Standing Committee;
b/ It is recommended by the National Assembly’s Judiciary Committee;
c/ It is recommended by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy;
d/ It is proposed by the Chief Justice of the Supreme People’s Court.
2. Upon request of the National Assembly Standing Committee, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall report such to the Judicial Council of the Supreme People’s Court for reviewing the latter’s ruling.
3. Upon recommendation of the Judiciary Committee of the National Assembly or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or at the proposal of the Chief Justice of the Supreme People’s Court when discovering a violation or a new important circumstance, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall report such to the Judicial Council of the Supreme People’s Court for considering such recommendation or proposal.
If agreeing with the recommendation of the Judiciary Committee of the National Assembly or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or with the proposal of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall issue a decision to assign the Chief Justice of the Supreme People’s Court to study the case file and report such to the Judicial Council of the Supreme People’s Court for consideration and decision. If disagreeing with such recommendation or proposal, the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall issue a written notice clearly stating the reason.
4. The session of the Judicial Council of the Supreme People’s Court to consider the recommendation or proposal mentioned in Clause 3 of this Article shall be attended by the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy.
Article 288. Sending of documents, case files and notices related to procedures for reviewing rulings of the Judicial Council of the Supreme People’s Court
After receiving the request of the National Assembly Standing Committee or recommendation of the Judiciary Committee of the National Assembly, or after the Chief Justice of the Supreme People’s Court proposes in writing the review of the ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court under Clause 1, Article 287 of this Law, the Supreme People’s Court shall send to the Supreme People’s Procuracy a copy of such request, recommendation or proposal enclosed with the case file for the latter to study them and prepare opinions for presentation at the session to consider recommendations and proposals under Article 291 of this Law. Within 15 days after receiving the case file, the Supreme People’s Procuracy shall return it to the Supreme People’s Court.
Article 289. Time limit for and notice of opening a session to consider recommendations and proposals
1. Within 30 days after receiving the recommendation of the Judiciary Committee of the National Assembly or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy, or after the Chief Justice of the Supreme People’s Court makes a written proposal, the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall hold a session to consider such recommendation or proposal under Clause 3, Article 287 of this Law.
2. The Supreme People’s Court shall notify in writing the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy of the time of opening the session to consider the recommendation or proposal under Clause 3, Article 287 of this Law.
Article 290. Attendees at a session of the Judicial Council of the Supreme People’s Court to consider recommendations or proposals
1. The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall attend a session of the Judicial Council of the Supreme People’s Court to consider the recommendation of the Judiciary Committee of the National Assembly or the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the proposal of the Chief Justice of the Supreme People’s Court under Clause 4, Article 287 of this Law.
2. A representative of the Judiciary Committee of the National Assembly shall be invited to attend a session of the Judicial Council of the Supreme People’s Court to consider the recommendation of the Judiciary Committee of the National Assembly.
Article 291. Order of conducting a session of the Judicial Council of the Supreme People’s Court to consider recommendations or proposals
1. The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall himself/herself present or assign a member of the Judicial Council of the Supreme People’s Court to present in brief the contents of the case and the settlement of the case.
2. A representative of the Judiciary Committee of the National Assembly, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or the Chief Justice of the Supreme People’s Court who makes the recommendation or proposal for reviewing the ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall present:
a/ The contents of and grounds for such recommendation or proposal;
b/ Analysis and assessment of the case’s circumstances, old evidences and additional evidences (if any) for clarifying the serious violation of law in the ruling of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, or new important circumstances that may substantially change the contents of such ruling.
3. In case of reviewing the recommendation of the Judiciary Committee of the National Assembly or proposal of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall present his/her viewpoints on and the reason for agreement or disagreement with such recommendation or proposal.
Presentations of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall be in writing and bear the signature of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and sent to the Supreme People’s Court within 5 working days after the end of the session.
4. The Judicial Council of the Supreme People’s Court shall discuss and vote by majority on agreement or disagreement with the recommendation or proposal for reviewing its ruling.
5. If agreeing with the recommendation of the Judiciary Committee of the National Assembly or Procurator General of the Supreme People’s Procuracy or with the proposal of the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall decide hold a session to review its ruling and assign the Chief Justice of the Supreme People’s Court to organize the study of the case file and report such to it for consideration and decision at the session to review its ruling.
6. If disagreeing with the recommendation or proposal, the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall notify such in writing to the agencies and individuals defined in Article 292 of this Law, clearly stating the reason.
7. All developments at the session to consider recommendations and proposals and rulings approved at the session shall be recorded in the session minutes and included in the dossier of review of recommendations and proposals.
Article 292. Notification of results of a session to consider recommendations or proposals for reviewing rulings of the Judicial Council of the Supreme People’s Court
Within 5 working days after the end of the session to consider the recommendation or proposal for reviewing the ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court, the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall send to the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and Judiciary Committee of the National Assembly a written notice of the Council’s agreement or disagreement with such recommendation and proposal.
Article 293. Organization of study of case files
1. Upon receiving a request of the National Assembly Standing Committee or ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court as prescribed in Clause 5, Article 291 of this Law, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall organize the study of the case file, and verify and collect documents and evidences when necessary.
2. The study of the case file and verification and collection of documents and evidences must clarify whether there is a serious violation of law or a new important circumstance that may substantially change the contents of the ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court.
Article 294. Holding of sessions to review rulings of the Judicial Council of the Supreme People’s Court
1. Within 4 months after receiving the request of the National Assembly Standing Committee under Clause 2, Article 287 of this Law or after the ruling is made by the Judicial Council of the Supreme People’s Court under Clause 5, Article 291 of this Law, the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall hold a session with the participation of all judges of the Supreme People’s Court to review such ruling.
2. The Supreme People’s Court shall send to the Supreme People’s Procuracy a written notice of the time of holding the session to review the ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court together with the case file. Within 15 days after receiving the case file, the Supreme People’s Procuracy shall return it to the Supreme People’s Court.
Article 295. The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy attending sessions to review rulings of the Judicial Council of the Supreme People’s Court
1. The Procurator General of the Supreme People’s Procuracy shall attend a session to review the ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court under Clause 4, Article 287 of this Law and present his/her opinions on whether there is a serious violation of law or a new important circumstance that may substantially change the contents of such ruling and on the settlement of the case.
2. Presentation of the Procurator General of the Supreme People's Procuracy shall be in writing and bear his/her signature and be sent to the Supreme People’s Court within 5 working days after the conclusion of the session.
Article 296. Competence to review rulings of the Judicial Council of the Supreme People’s Court
1. After hearing the report of the Chief Justice of the Supreme People’s Court and opinions of the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy and related agencies, organizations and individuals (if any) that are invited to attend the session, the Judicial Council of the Supreme People’s Court shall make a ruling to annul its ruling which contains a serious violation of law or a new important circumstance that may substantially change the contents of such ruling; annul the legally effective judgment or ruling of the subordinate court which contains a serious violation of law or a new important circumstance that may substantially change the contents of such judgment or ruling, and shall, on a case-by-case basis, decide to:
a/ Reject the lawsuit institution claim if it is groundless;
b/ Accept part or the whole of the lawsuit institution claim and pronounce to annul part or the whole of the unlawful administrative decision; and compel the state agency or a competent person of the state agency to perform tasks or official-duties prescribed by law;
c/ Accept part or the whole of the lawsuit institution claim and pronounce the administrative act as illegal; and compel the state agency or a competent person of the state agency to end such illegal administrative act;
d/ Accept the lawsuit institution claim and pronounce to annul the unlawful disciplinary decision on dismissal; and compel the head of the agency or organization to perform tasks or official duties prescribed by law;
dd/ Accept part or the whole of the lawsuit institution claim and pronounce to annul part or the whole of the decision on settlement of the complaint about the unlawful decision on handling the competition case; and compel the agency or person that has the competence to issue a decision on settlement of the complaint about the decision on handling the competition case to re-settle the case in accordance with the Competition Law;
e/ Determine the compensation liability for the cases specified at Points b, c, d and dd, Clause 1 of this Article, and compel agencies or organizations to pay compensation or restore lawful rights and interests of organizations or individuals, public interests, interests of the State, lawful rights and interests of third parties which are infringed upon by unlawful administrative decisions, administrative acts, or disciplinary decisions on dismissal or decisions on handling competition cases; determine the compensation liability of the Supreme People’s Court that has made the ruling seriously violating law annulled due to its unintentional or intentional fault and causing damage to the involved parties, or determine the asset compensation liability in accordance with law;
g/ Propose a competent state agency or its head to examine the responsibility of this agency or a competent person of this agency if it/he/she intentionally violates law, causing serious consequences to agencies, organizations or individuals.
2. A ruling of the Judicial Council of the Supreme People’s Court must be voted for by at least three-fourths of the total members of the Council.
Article 297. Notification of results of sessions of the Judicial Council of the Supreme People’s Court to review its rulings
Within 30 days after the Judicial Council of the Supreme People’s Court issues a ruling prescribed in Clause 1, Article 296 of this Law, the Supreme People’s Court shall send the ruling to the National Assembly Standing Committee, Judiciary Committee of the National Assembly, Supreme People’s Procuracy, court that has settled the case, and involved parties.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
Điều 68. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 73. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 78. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Điều 115. Quyền khởi kiện vụ án
Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
Điều 193. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
Điều 296. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao