Chương XVI Luật tố tụng hành chính 2015: Thủ tục tái thẩm
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án, đương sự không biết được khi Tòa án ra bản án, quyết định đó.
Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
1. Mới phát hiện được tình tiết quan trọng của vụ án mà Tòa án, đương sự đã không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án;
2. Có cơ sở chứng minh kết luận của người giám định, lời dịch của người phiên dịch không đúng sự thật hoặc có giả mạo chứng cứ;
3. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Kiểm sát viên cố ý làm sai lệch hồ sơ vụ án hoặc cố ý kết luận trái pháp luật;
4. Bản án, quyết định của Tòa án hoặc quyết định của cơ quan nhà nước mà Tòa án căn cứ vào đó để giải quyết vụ án đã bị hủy bỏ.
1. Đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác khi phát hiện tình tiết mới của vụ án thì có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 283 của Luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
2. Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Viện kiểm sát, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho những người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 283 của Luật này.
3. Trường hợp phát hiện tình tiết mới của vụ án, Chánh án Tòa án cấp tỉnh kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao để xem xét kháng nghị theo thủ tục tái thẩm.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp tỉnh, Tòa án cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
3. Người đã kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định tái thẩm.
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm lại theo thủ tục do Luật này quy định.
3. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã xét xử vụ án và đình chỉ giải quyết vụ án.
Các quy định khác về thẩm quyền, thủ tục tái thẩm được thực hiện như các quy định về thủ tục giám đốc thẩm theo quy định của Luật này.
Article 280. Nature of reopening
Reopening means the review of a legally effective judgment or ruling which is protested against due to the occurrence of newly discovered circumstances which may substantially change the contents of such judgment or ruling and which were unknown to the court and involved parties when the court rendered such judgment or ruling.
Article 281. Grounds for protest according to reopening procedures
A legally effective court judgment or ruling shall be protested against according to reopening procedures when there is one of the following grounds:
1. An important circumstance of the case is newly discovered, which the court and involved parties could not know during the settlement of the case;
2. There is a ground to prove that the conclusions of the expert witness or interpretations of the interpreter were untruthful or an evidence was forged;
3. The judge, people’s assessor or procurator intentionally falsified the case file or deliberately made unlawful conclusions;
4. The judgment or ruling of a court or decision of a state agency which the court has referred to for the settlement of the case has been annulled.
Article 282. Notification and verification of newly discovered circumstances
1. The involved parties or other agencies, organizations or individuals, when discovering new circumstances of the case, may send a written request to a person competent to protest defined in Article 283 of this Law for considering filing a protest according to reopening procedures.
2. If discovering new circumstances of the case, the procuracy or court shall notify them in writing to persons competent to protest defined in Article 283 of this Law.
3. If discovering new circumstances of the case, the chief justice of a provincial-level people’s court shall propose the chief justice of a superior people’s court or the Chief Justice of the Supreme People’s Court, or the chief justice of a superior people’s court shall propose the Chief Justice of the Supreme People’s Court to consider filing a protest according to reopening procedures.
Article 283. Persons competent to protest according to reopening procedures
1. The Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Procurator General of the Supreme People’s Procuracy have the competence to protest according to reopening procedures against legally effective judgments or rulings of superior people’s courts or of other courts when finding it necessary, except rulings of the Judicial Council of the Supreme People’s Court.
2. Chief justices of superior people’s courts and chief procurators of superior people’s procuracies have the competence to protest according to reopening procedures against legally effective judgments or rulings of provincial- and district-level courts under their teưitorial jurisdiction.
3. Persons who have protested against legally effective judgments or rulings may suspend the execution of such judgments or rulings until reopening decisions are issued.
Article 284. Time limit for protest according to reopening procedures
The time limit for protest according to reopening procedures is one year counting from the date a person competent to protest becomes aware of a ground for protest according to reopening procedures specified in Article 281 of this Law.
Article 285. Jurisdiction of the reopening trial panel
1. To reject the protest and uphold the legally effective judgment or ruling;
2. To annul the legally effective judgment or ruling for retrial according to first-instance procedures prescribed in this Law.
3. To annul the judgment or ruling of the court that has tried the case, and terminate the settlement of the case.
Article 286. Application of provisions of cassation procedures
Other provisions on reopening competence and procedures are applied like those on cassation procedures in this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
Điều 68. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 73. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 78. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Điều 115. Quyền khởi kiện vụ án
Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
Điều 193. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
Điều 296. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao