Chương XIV Luật tố tụng hành chính 2015: Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại tòa án
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thủ tục rút gọn trong tố tụng hành chính là thủ tục giải quyết vụ án hành chính khi có các điều kiện theo quy định của Luật này nhằm rút ngắn về thời gian và thủ tục so với thủ tục giải quyết vụ án hành chính thông thường nhưng vẫn bảo đảm giải quyết vụ án đúng pháp luật.
2. Tòa án áp dụng những quy định của Chương này, đồng thời áp dụng những quy định khác của Luật này không trái với những quy định của Chương này để giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn.
3. Trường hợp luật khác có quy định về khiếu kiện hành chính áp dụng thủ tục rút gọn thì thực hiện theo quy định của Luật này.
1. Vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Vụ án có tình tiết đơn giản, tài liệu, chứng cứ đầy đủ, rõ ràng, bảo đảm đủ căn cứ giải quyết vụ án và Tòa án không phải thu thập tài liệu, chứng cứ;
b) Các đương sự đều có địa chỉ nơi cư trú, trụ sở rõ ràng;
c) Không có đương sự cư trú ở nước ngoài, trừ trường hợp đương sự ở nước ngoài có thỏa thuận với đương sự ở Việt Nam đề nghị Tòa án giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục rút gọn, Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường nếu thuộc một trong những trường hợp sau đây:
a) Phát sinh các tình tiết mới mà các đương sự không thống nhất và cần phải xác minh, thu thập thêm tài liệu, chứng cứ hoặc cần phải tiến hành giám định;
b) Cần phải định giá tài sản nếu các đương sự không thống nhất về giá;
c) Cần phải áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
d) Phát sinh người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Phát sinh yêu cầu độc lập;
e) Phát sinh đương sự cư trú ở nước ngoài mà cần phải thực hiện ủy thác tư pháp, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính lại kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án theo quy định tại Điều 125 của Luật này thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án phải ra quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và mở phiên tòa xét xử trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày ra quyết định.
2. Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra giải quyết theo thủ tục rút gọn;
d) Tên, địa chỉ; số fax, thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên; họ, tên Thẩm phán, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
e) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
g) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
h) Họ, tên những người được triệu tập tham gia phiên tòa.
3. Quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp cùng hồ sơ vụ án ngay sau khi ra quyết định. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn của Tòa án, đương sự có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát cùng cấp có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án đã ra quyết định.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn, Chánh án Tòa án phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn;
b) Hủy quyết định đưa vụ án ra giải quyết theo thủ tục rút gọn và chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường.
3. Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án là quyết định cuối cùng và phải được gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện.
2. Thẩm phán tiến hành thủ tục khai mạc phiên tòa theo quy định tại Điều 169 của Luật này.
3. Sau khi khai mạc phiên tòa, Thẩm phán tiến hành đối thoại, trừ trường hợp không tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 của Luật này. Trường hợp đương sự thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán lập biên bản đối thoại thành và ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành theo quy định tại Điều 140 của Luật này. Trường hợp đương sự không thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án thì Thẩm phán tiến hành xét xử.
Việc trình bày, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm về việc giải quyết vụ án được thực hiện theo quy định tại Mục 3 Chương XI của Luật này.
4. Trường hợp tại phiên tòa mà phát sinh tình tiết mới quy định tại khoản 2 Điều 246 của Luật này làm cho vụ án không còn đủ điều kiện để áp dụng thủ tục rút gọn thì Thẩm phán xem xét, quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường và thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại theo quy định tại khoản 3 Điều 246 của Luật này.
1. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng cáo, kháng nghị để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục rút gọn phúc thẩm.
2. Bản án, quyết định theo thủ tục rút gọn có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Luật này.
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn là 07 ngày kể từ ngày tuyên án. Trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết.
2. Thời hạn kháng nghị đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm theo thủ tục rút gọn của Viện kiểm sát cùng cấp là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày nhận được bản án, quyết định.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, tùy từng trường hợp, Tòa án cấp phúc thẩm ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải có nội dung quy định tại khoản 2 Điều 247 của Luật này.
3. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị và Viện kiểm sát cùng cấp kèm theo hồ sơ vụ án. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát nghiên cứu và trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.
Trường hợp Tòa án ra quyết định chuyển vụ án sang giải quyết theo thủ tục thông thường theo quy định tại khoản 2 Điều 246 của Luật này thì thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án được tính theo quy định tại khoản 3 Điều 246 của Luật này.
4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định hủy bỏ, quyết định tạm đình chỉ vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
1. Việc xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn do một Thẩm phán thực hiện. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Thẩm phán phải mở phiên tòa phúc thẩm.
2. Phiên tòa có mặt các đương sự, Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử, trừ trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị phúc thẩm.
Trường hợp đương sự đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc đã có đơn xin xét xử vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên tòa.
3. Thẩm phán trình bày tóm tắt nội dung bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
4. Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày, đương sự bổ sung ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị, tranh luận, đối đáp, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án.
5. Sau khi kết thúc việc tranh luận và đối đáp, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm.
6. Khi xem xét bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Thẩm phán có các quyền sau đây:
a) Giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
b) Sửa bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
c) Hủy bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để giải quyết lại vụ án theo thủ tục rút gọn hoặc theo thủ tục thông thường nếu không còn đủ các điều kiện giải quyết theo thủ tục rút gọn;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án;
đ) Đình chỉ xét xử phúc thẩm và giữ nguyên bản án sơ thẩm.
7. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra bản án, quyết định.
SETTLEMENT OF ADMINISTRATIVE CASES ACCORDING TO SUMMARY PROCEDURES AT COURTS
Section 1. SETTLEMENT OF ADMINISTRATIVE CASES ACCORDING TO SUMMARY
PROCEDURES AT FIRST-INSTANCE COURTS
Article 245. Scope of application of summary procedures
1. Summary procedures in administrative procedures mean procedures for settling an administrative case when the conditions prescribed in this Law are satisfied with a view to shortening the time and simplifying procedures as compared to general procedures for settling an administrative case while ensuring lawful settlement of the case.
2. The court shall apply the provisions of this Chapter and other provisions of this Law which are not contrary to this Chapter for settling a case according to summary procedures.
3. In case other laws prescribe the application of summary procedures to administrative complaints or petitions, the provisions of this Law shall apply.
Article 246. Conditions for application of summary procedures
1. A case shall be settled according to summary procedures when the following conditions are fully satisfied:
a/ Its circumstances are simple with sufficient and clear documents and evidences, ensuring sufficient grounds for the settlement, not requiring the court to collect documents and evidences;
b/ Involved parties have clear addresses of residence and working offices;
c/ There is no involved party residing overseas, unless the involved party residing overseas agrees with the involved party in Vietnam to request the court to settle the case according to summary procedures.
2. During the settlement of a case according to summary procedures, the court shall issue a decision to shift to settling the case according to general procedures in any of the following cases:
a/ New circumstances occur on which the involved parties cannot reach agreement and which require verification and additional collection of documents or evidences or an expert examination;
b/ The involved parties cannot reach agreement on prices, requiring the asset valuation;
c/ A provisional urgent measure needs to be applied;
d/ There are more persons with related interests and obligations;
dd/ An independent claim is made;
e/ There is an involved party residing overseas, requiring judicial mandate, except the case specified at Point c, Clause 1 of this Article.
3. If a case is shifted to be settled according to general procedures, the time limit for preparing the trial of the case shall be re-counted from the date of issuance of the decision to shift to settling the case according to general procedures.
Article 247. Decisions to bring cases to settlement according to summary procedures
1. Within 30 days after accepting a case under Article 125 of this Law, the judge assigned to settle the case shall issue a decision to bring the case to settlement according to summary procedures and open a court hearing for trial within 10 days after issuing such decision.
2. A decision to bring a case to settlement according to summary procedures must have the following principal contents:
a/ Date of issuance;
b/ Name of the issuing court;
c/ The case to be settled according to summary procedures;
d/ Names, addresses, facsimile numbers, and emails (if any) of the plaintiff, defendant and person with related interests and obligations;
dd/ Full names of the judge, court clerk and procurator; and full names of alternate judge and procurator (if any);
e/ Time, date and venue of the court hearing;
g/ Public or behind-closed-door trial;
h/ Full names of persons summoned to participate in the court hearing.
3. A decision to bring a case to settlement according to summary procedures shall be sent to the involved parties and same-level procuracy together with the case file right after it is issued. Within 3 working days after receiving the case file, the procuracy shall study and return it to the court.
Article 248. Complaints and recommendations about decisions to bring cases to settlement according to summary procedures and settlement thereof
1. Within 3 working days after receiving the court’s decision to bring a case to settlement according to summary procedures, the involved parties may file complaints and the same-level procuracy may make recommendations to the chief justice of such court.
2. Within 3 working days after receiving complaints and recommendations about the decision to bring a case to settlement according to summary procedures, the chief justice of the court shall decide to:
a/ Uphold such decision; or,
b/ Cancel such decision and shift to settling the case according to general procedures.
3. The chief justice’s decisions to settle complaints and recommendations are final and shall be sent immediately to the involved parties and same-level procuracy.
Article 249. Court hearings according to summary procedures
1. The first-instance trial of an administrative case according to summary procedures shall be conducted by a judge.
2. The judge shall carry out procedures for opening the court hearing under Article 169 of this Law.
3. After opening the court hearing, the judge shall hold dialogues, except the case specified in Article 135 of this Law where a dialogue cannot be held. In case the involved parties can reach agreement on the settlement of the case, the judge shall make a written record of successful dialogue and issue a decision recognizing successful dialogue results under Article 140 of this Law. If they cannot reach agreement, the judge shall conduct trial.
Presentation of opinions, arguments and counter-arguments, and proposal of viewpoints on the settlement of a case must comply with Section 3, Chapter XI of this Law.
4. If new circumstances arise during the court hearing as prescribed in Clause 2, Article 246 of this Law, making the case no longer satisfy the conditions for application of summary procedures, the judge shall consider and decide to shift to settling the case according to general procedures; the duration of trial preparation shall be recounted under Clause 3, Article 246 of this Law.
Article 250. Effect of judgments and rulings made according to summary procedures
1. A first-instance court judgment or ruling made according to summary procedures may be appealed or protested against for requesting the appellate court to re-settle the case according to appellate summary procedures.
2. A judgment or ruling according to summary procedures may be protested against according to cassation or reopening procedures in accordance with this Law.
Section 2. SETTLEMENT OF ADMINISTRATIVE CASES ACCORDING TO SUMMARY PROCEDURES AT APPELLATE COURTS
Article 251. Time limit for filing appeals or protests against judgments and rulings according to summary procedures
1. The time limit for filing an appeal against a judgment or ruling of the first-instance court according to summary procedures is 7 days after the judgment is pronounced. In case the involved parties fail to be present at the court hearing, the time limit for filing an appeal shall be counted from the date the judgment or ruling is delivered to them or posted up.
2. The time limit for the same-level procuracy or immediate superior procuracy to protest against a judgment or ruling of the first-instance court according to summary procedures is 7 days or 10 days, respectively, after receiving the judgment or ruling.
Article 252. Time limit for preparing appellate trial
1. Within 30 days after accepting a case, the appellate court shall, on a case-by-case basis, decide to:
a/ Suspend the appellate trial of the case;
b/ Terminate the appellate trial of the case; or,
c/ Bring the case to appellate trial.
2. A decision to bring a case to appellate trial must have the contents specified in Clause 2, Article 247 of this Law.
3. A decision to bring a case to appellate trial shall be sent to persons related to the appeal or protest and the same-level procuracy together with the case file. Within 5 working days after receiving the case file, the procuracy shall study and return it to the court.
In case the court issues a decision to shift to settling the case according to general procedures under Clause 2, Article 246 of this Law, the time limit for preparing trial of the case shall be counted under Clause 3, Article 246 of this Law.
4. In case there is a decision to suspend the appellate trial of the case.dhe time limit for preparing appellate trial shall be recounted from the effective date of the court’s decision to cancel the decision on suspension of the case.
Article 253. Appellate procedures for first-instance court judgments or rulings on settlement of cases according to summary procedures which are appealed or protested against
1. The appellate trial of an administrative case according to summary procedures shall be conducted by a judge. Within 15 days after the issuance of a decision to bring the case to trial, the judge shall open an appellate court hearing.
2. The court hearing shall be attended by the involved parties and procurator of the same- level procuracy. The trial panel shall still conduct trial in the procurator’s absence, unless the procuracy files an appellate protest.
In case the involved parties are absent without plausible reasons though they have been duly summoned, or they make a written request for trial in their absence, the judge shall conduct the court hearing.
3. The judge shall briefly present the contents of the first-instance judgment or ruling which is appealed or protested against, contents of the appeal or protest, and enclosed documents and evidences (if any).
4. The defense counsel of lawful rights and interests of the involved parties shall present opinions and the involved parties shall add opinions on the contents of appeal or protest, make arguments and counter-arguments, and propose their viewpoints on the settlement of the case.
5. After all arguments and counter-arguments are made, the procurator shall present the procuracy’s opinions on the law observance during the settlement of the case at the appellate stage.
6. When reviewing the first-instance court’s judgment or ruling which is appealed or protested against, the judge may:
a/ Uphold the judgment or ruling;
b/ Modify the judgment or ruling;
c/ Annul the judgment or ruling and transfer the case file to the first-instance court for resettling the case according to summary procedures or general procedures if the case no longer satisfies the conditions for settlement according to summary procedures;
d/ Annul the first-instance judgment and terminate the settlement of the case;
dd/ Terminate the appellate trial and uphold the first-instance judgment.
7. An appellate judgment or ruling will take legal effect on the date it is made.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
Điều 68. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 73. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 78. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Điều 115. Quyền khởi kiện vụ án
Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
Điều 193. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
Điều 296. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao