Chương XIII Luật tố tụng hành chính 2015: Thủ tục phúc thẩm
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo hoặc kháng nghị.
Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
1. Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
c) Kháng cáo toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
2. Người kháng cáo là cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của đương sự có kháng cáo; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, đương sự đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Người kháng cáo quy định tại khoản 2 Điều này nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền có kháng cáo; họ, tên, địa chỉ của đương sự ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp tổ chức kháng cáo là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác đại diện cho cơ quan, tổ chức kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền kháng cáo; tên, địa chỉ của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
5. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự; đồng thời ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
6. Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.
7. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng cáo. Kèm theo đơn kháng cáo người kháng cáo gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định tại Điều 216 của Luật này.
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo tính từ ngày bản án được giao cho họ hoặc được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo kể từ ngày tuyên án.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày kể từ ngày người có quyền kháng cáo nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú hoặc nơi có trụ sở trong trường hợp người có quyền kháng cáo là cơ quan, tổ chức.
3. Trường hợp đơn kháng cáo gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được tính căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giữ hoặc bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày làm đơn kháng cáo theo xác nhận của người có thẩm quyền của nhà tạm giữ, trại tạm giam.
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 205 của Luật này.
2. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
3. Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 205 của Luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại đơn kháng cáo hoặc sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án.
4. Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
b) Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo mặc dù đã có yêu cầu của Tòa án theo quy định tại khoản 3 Điều này;
1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 206 của Luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo do Tòa án cấp sơ thẩm chuyển đến, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm 03 Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn có sự tham gia của Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp Kiểm sát viên, người kháng cáo quá hạn vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của đương sự kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Viện kiểm sát cùng cấp và Tòa án cấp sơ thẩm; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục quy định tại các điều 209, 210 và 216 của Luật này.
1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
2. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là họ từ bỏ việc kháng cáo.
Khi nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí của người kháng cáo thì Tòa án phải cấp cho họ giấy xác nhận về việc nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
Trường hợp sau khi hết thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp này được xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn.
1. Khi gửi hồ sơ vụ án và đơn kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo.
2. Đương sự được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản ghi ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản ghi ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do và căn cứ của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
2. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 216 của Luật này. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị toàn bộ hoặc một phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do và căn cứ của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
2. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục quy định tại Điều 216 của Luật này. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 30 ngày kể từ ngày tuyên án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
3. Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.
2. Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản ghi ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản ghi ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
1. Phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định được thi hành ngay.
2. Bản án, quyết định hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị và hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
1. Ngay sau khi nhận được hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm phải vào sổ thụ lý.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Tòa án phải thông báo bằng văn bản cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng xét xử phúc thẩm và phân công một Thẩm phán làm Chủ tọa phiên tòa, phiên họp.
1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 206 của Luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 213 của Luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.
2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán Chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị; thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo của đương sự.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền bổ sung chứng cứ mới.
2. Tòa án cấp phúc thẩm tự mình hoặc theo yêu cầu của đương sự tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung. Tòa án có thể thực hiện ủy thác xác minh chứng cứ theo quy định tại Điều 92 của Luật này.
Tòa án cấp phúc thẩm chỉ xem xét lại phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo, kháng nghị hoặc có liên quan đến nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Trừ vụ án xét xử phúc thẩm theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được quy định như sau:
1. Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
b) Đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án;
c) Đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm.
2. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án cấp phúc thẩm có thể quyết định kéo dài thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, nhưng không được quá 30 ngày.
3. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa phúc thẩm; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 60 ngày.
4. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp và những người có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị.
5. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
1. Phiên tòa chỉ được tiến hành khi có đủ thành viên Hội đồng xét xử và Thư ký phiên tòa.
2. Trường hợp có Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án nhưng có Thẩm phán dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Thẩm phán vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia xét xử vụ án.
3. Trường hợp không có Thẩm phán dự khuyết để thay thế thành viên Hội đồng xét xử theo quy định tại khoản 2 Điều này thì phải hoãn phiên tòa.
4. Trường hợp Thư ký phiên tòa vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa mà không có người thay thế thì phải hoãn phiên tòa.
1. Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ tham gia phiên tòa. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
2. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt hoặc không thể tiếp tục tham gia phiên tòa, nhưng có Kiểm sát viên dự khuyết tham gia phiên tòa từ đầu thì người này được thay thế Kiểm sát viên vắng mặt tham gia phiên tòa xét xử vụ án.
1. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ nhất, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải có mặt; trường hợp có người vắng mặt thì Hội đồng xét xử hoãn phiên tòa.
Tòa án thông báo cho người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị và người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ biết về việc hoãn phiên tòa.
2. Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ phải có mặt tại phiên tòa, nếu vắng mặt không vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì xử lý như sau:
a) Đối với người kháng cáo mà không có người đại diện tham gia phiên tòa thì bị coi là từ bỏ việc kháng cáo và Tòa án ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với bản án, quyết định hoặc phần bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có kháng cáo của người kháng cáo vắng mặt;
b) Đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt họ.
3. Sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch trong phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại các Điều 159, 160 và 161 của Luật này.
4. Trường hợp người tham gia tố tụng có đơn đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt thì Tòa án tiến hành phiên tòa phúc thẩm xét xử vắng mặt họ.
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm không phải mở phiên tòa trong các trường hợp sau đây:
a) Xét kháng cáo, kháng nghị quá hạn;
b) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 209 của Luật này; xét kháng cáo, kháng nghị về phần án phí;
c) Xét kháng cáo, kháng nghị những quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm.
2. Trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Hội đồng xét xử không phải triệu tập đương sự, trừ trường hợp xét kháng cáo quá hạn quy định tại khoản 2 Điều 208 của Luật này hoặc cần nghe ý kiến của họ. Nếu người được triệu tập vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
1. Đương sự được quyền giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ trong giai đoạn chuẩn bị xét xử phúc thẩm trong những trường hợp sau đây:
a) Những tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng;
b) Những tài liệu, chứng cứ mà Tòa án cấp sơ thẩm không yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm.
2. Thủ tục giao nộp tài liệu, chứng cứ được thực hiện theo quy định tại Điều 83 của Luật này.
1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án, hậu quả của việc tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án và tiếp tục xét xử phúc thẩm vụ án được thực hiện theo quy định tại Điều 141 và Điều 142 của Luật này.
2. Quyết định tạm đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án có hiệu lực thi hành ngay.
3. Quyết định tạm đình chỉ phải được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 143 của Luật này;
b) Trường hợp trả lại đơn kháng cáo theo quy định của Luật này mà Tòa án cấp phúc thẩm đã thụ lý hồ sơ vụ án;
c) Người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị;
d) Người kháng cáo được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
đ) Các trường hợp khác mà pháp luật có quy định.
2. Trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị trước khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Thẩm phán được phân công làm Chủ tọa phiên tòa ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm; trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị sau khi Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm thì Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
Trong các trường hợp này, bản án, quyết định sơ thẩm có hiệu lực pháp luật từ ngày Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm.
3. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo hoặc Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị thì Hội đồng xét xử phúc thẩm nhận định về việc người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Viện kiểm sát rút một phần kháng nghị và quyết định đình chỉ xét xử phần kháng cáo, kháng nghị đó trong bản án phúc thẩm.
4. Trường hợp Hội đồng xét xử đình chỉ việc xét xử phúc thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều này mà phát hiện bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 255 của Luật này thì phải kiến nghị với Chánh án Tòa án có thẩm quyền để xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm.
5. Quyết định đình chỉ phải được gửi ngay cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
Trong quá trình giải quyết vụ án, Tòa án cấp phúc thẩm có quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định tại Chương V của Luật này.
1. Các trường hợp phải hoãn phiên tòa:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 161, khoản 3 và khoản 4 Điều 223, khoản 1 Điều 225 của Luật này;
b) Thành viên Hội đồng xét xử, Kiểm sát viên, Thư ký phiên tòa, người phiên dịch bị thay đổi mà không có người thay thế ngay;
c) Người giám định bị thay đổi;
d) Cần phải xác minh, thu thập bổ sung tài liệu, chứng cứ mà không thể thực hiện được ngay tại phiên tòa.
2. Trường hợp hoãn phiên tòa được quy định tại khoản 2 Điều 159 và khoản 2 Điều 160 của Luật này.
3. Thời hạn hoãn phiên tòa và quyết định hoãn phiên tòa phúc thẩm được thực hiện theo quy định tại Điều 163 của Luật này.
1. Chuẩn bị khai mạc phiên tòa, thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm, thủ tục công bố tài liệu, xem xét vật chứng tại phiên tòa phúc thẩm, nghị án và tuyên án, sửa chữa, bổ sung bản án phúc thẩm được thực hiện tương tự thủ tục xét xử sơ thẩm theo quy định của Luật này.
2. Sau khi kết thúc thủ tục bắt đầu phiên tòa phúc thẩm thì một thành viên của Hội đồng xét xử phúc thẩm công bố nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội dung kháng cáo, kháng nghị.
3. Chủ tọa phiên tòa hỏi về vấn đề sau đây:
a) Hỏi người khởi kiện có rút đơn khởi kiện hay không;
b) Hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không;
c) Hỏi đương sự có thống nhất được với nhau về việc giải quyết vụ án hay không.
4. Trường hợp người kháng cáo rút một phần kháng cáo, Kiểm sát viên rút một phần kháng nghị thì Tòa án chấp nhận việc rút kháng cáo, kháng nghị. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên bổ sung nội dung mới không thuộc phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu thì Tòa án không xem xét nội dung đó.
5. Việc hỏi đương sự, Kiểm sát viên về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa được Chủ tọa phiên tòa thực hiện như sau:
a) Hỏi người khởi kiện có rút đơn khởi kiện hay không;
b) Hỏi người kháng cáo, Kiểm sát viên có thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị hay không.
6. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên phát biểu quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát đối với quyết định của bản án sơ thẩm bị kháng nghị.
1. Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm mà người khởi kiện rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi người bị kiện có đồng ý hay không và tùy từng trường hợp mà giải quyết như sau:
a) Người bị kiện không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện;
b) Đương sự đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của người khởi kiện. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này, đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án thì người khởi kiện có quyền khởi kiện lại vụ án theo thủ tục do Luật này quy định nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn
1. Trường hợp người bị kiện sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án; trong quyết định của bản án phải ghi rõ cam kết của đương sự để bảo đảm thi hành án hành chính.
2. Trường hợp người bị kiện sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện mà việc sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, dừng, khắc phục hành vi hành chính đó liên quan đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác và họ chưa được tham gia tố tụng tại cấp sơ thẩm thì:
a) Nếu người khởi kiện rút đơn khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trường hợp này cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện có quyền khởi kiện vụ án hành chính theo thủ tục chung;
b) Nếu người khởi kiện không rút đơn khởi kiện và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không rút yêu cầu thì Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án, quyết định sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại. Trường hợp này, Tòa án cấp sơ thẩm phải đưa cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền, nghĩa vụ liên quan đến việc sửa đổi, hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc dừng, khắc phục hành vi hành chính bị khởi kiện vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
1. Trường hợp có đương sự vẫn giữ kháng cáo hoặc Viện kiểm sát vẫn giữ kháng nghị thì việc trình bày tại phiên tòa phúc thẩm được tiến hành như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến.
Trường hợp tất cả đương sự đều kháng cáo thì việc trình bày được thực hiện theo thứ tự người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện kháng cáo và người khởi kiện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị kiện kháng cáo và người bị kiện; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan kháng cáo và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
b) Trường hợp chỉ có Viện kiểm sát kháng nghị thì Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị. Trường hợp vừa có kháng cáo, vừa có kháng nghị thì đương sự trình bày về nội dung kháng cáo và các căn cứ của việc kháng cáo trước, sau đó Kiểm sát viên trình bày về nội dung kháng nghị và các căn cứ của việc kháng nghị;
c) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự khác có liên quan đến kháng cáo, kháng nghị trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến.
2. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự trình bày ý kiến về nội dung kháng cáo, kháng nghị và đề nghị của mình.
3. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, Kiểm sát viên có quyền xuất trình bổ sung tài liệu, chứng cứ.
1. Tại phiên tòa phúc thẩm, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự chỉ được tranh luận về những vấn đề thuộc phạm vi xét xử phúc thẩm và đã được hỏi tại phiên tòa phúc thẩm.
2. Trình tự phát biểu khi tranh luận được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người kháng cáo trình bày. Người kháng cáo có quyền bổ sung ý kiến;
b) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự tranh luận, đối đáp. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
c) Các đương sự đối đáp theo sự điều khiển của Chủ tọa phiên tòa;
d) Khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử có thể yêu cầu các bên đương sự tranh luận bổ sung về những vấn đề cụ thể để làm căn cứ giải quyết vụ án.
3. Trình tự tranh luận đối với kháng nghị của Viện kiểm sát được thực hiện như sau:
a) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự phát biểu về tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với kháng nghị của Viện kiểm sát. Đương sự có quyền bổ sung ý kiến;
b) Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về những vấn đề mà người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, đương sự đã nêu.
4. Trường hợp đương sự không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì họ tự mình tranh luận.
5. Trường hợp vắng mặt một trong các bên đương sự và người tham gia tố tụng khác thì Chủ tọa phiên tòa phải công bố lời khai của họ để trên cơ sở đó các đương sự có mặt tại phiên tòa tranh luận và đối đáp.
Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính ở giai đoạn phúc thẩm.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, Kiểm sát viên phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
1. Bác kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên quyết định của bản án sơ thẩm.
2. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp sau đây:
a) Việc chứng minh, thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này;
b) Việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
3. Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm xét xử lại trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng về thủ tục tố tụng hoặc phải thu thập chứng cứ mới quan trọng mà Tòa án cấp phúc thẩm không thể bổ sung ngay được.
4. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ việc giải quyết vụ án nếu trong quá trình xét xử sơ thẩm có một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 143 của Luật này.
5. Đình chỉ xét xử phúc thẩm, nếu việc xét xử phúc thẩm vụ án cần phải có mặt người kháng cáo và họ đã được triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn vắng mặt. Trường hợp này bản án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật.
6. Trường hợp cần phải yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật này thì Hội đồng xét xử có quyền tạm ngừng phiên tòa để chờ kết quả giải quyết của cơ quan, người có thẩm quyền và báo cáo Chánh án Tòa án có văn bản yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xem xét, xử lý văn bản hành chính đó. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Tòa án thì cơ quan, người có thẩm quyền phải trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý cho Tòa án biết để làm căn cứ cho việc giải quyết vụ án. Quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời của cơ quan, người có thẩm quyền thì Hội đồng xét xử có quyền áp dụng văn bản của cơ quan quản lý nhà nước cấp trên để giải quyết vụ án.
7. Trường hợp phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án hành chính có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Hội đồng xét xử đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án đó thực hiện việc kiến nghị hoặc đề nghị người có thẩm quyền theo quy định tại Điều 112 của Luật này thực hiện việc kiến nghị. Trường hợp này, Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa để chờ ý kiến của Chánh án Tòa án hoặc tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi có văn bản kiến nghị của Chánh án Tòa án có thẩm quyền.
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
a) Phần mở đầu;
b) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định;
c) Phần quyết định.
3. Trong phần mở đầu phải ghi rõ tên của Tòa án xét xử phúc thẩm; số và ngày thụ lý vụ án; số bản án và ngày tuyên án; họ, tên của các thành viên Hội đồng xét xử, Thư ký phiên tòa, Kiểm sát viên, người giám định, người phiên dịch; tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, cơ quan, tổ chức khởi kiện; người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ; người kháng cáo, Viện kiểm sát kháng nghị; xét xử công khai hoặc xét xử kín; thời gian và địa điểm xét xử.
4. Trong phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định phải tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng, các chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa để phân tích, đánh giá, nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) mà Tòa án áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
5. Trong phần quyết định phải ghi rõ các căn cứ pháp luật, quyết định của Hội đồng xét xử về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án, về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có).
6. Khi xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm, Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy.
7. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án.
1. Tòa án cấp phúc thẩm phải tổ chức phiên họp và ra quyết định giải quyết việc kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kháng cáo, kháng nghị.
2. Một thành viên Hội đồng xét xử phúc thẩm xét quyết định bị kháng cáo, kháng nghị trình bày tóm tắt nội dung quyết định sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, nội dung của kháng cáo, kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo (nếu có).
3. Đương sự kháng cáo được mời tham gia phiên họp trình bày ý kiến về việc kháng cáo, nếu vắng mặt thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên họp.
4. Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp tham gia phiên họp phúc thẩm và phát biểu ý kiến về việc giải quyết kháng cáo, kháng nghị trước khi Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định. Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên họp khi Kiểm sát viên vắng mặt trong trường hợp Viện kiểm sát có kháng nghị.
5. Khi xem xét quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị, Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền:
a) Giữ nguyên quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
b) Sửa quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm;
c) Hủy quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiếp tục giải quyết vụ án.
6. Quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày ra quyết định.
1. Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày ra bản án, quyết định phúc thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi bản án, quyết định phúc thẩm cho các đương sự, Viện kiểm sát và Tòa án đã giải quyết vụ án ở cấp sơ thẩm, Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền và cơ quan cấp trên trực tiếp của người bị kiện.
2. Bản án phúc thẩm được Tòa án cấp phúc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ bản án của Tòa án có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này.
Section 1. GENERAL PROVISIONS ON APPELLATE PROCEDURES
Article 203. Nature of appellate trial
Appellate trial means the retrial by an appellate court of a case with the first-instance court’s judgment or ruling having not yet taken legal effect and being appealed or protested against.
Article 204. Persons having the right to appeal
Involved parties or their lawful representatives have the right to appeal against judgments or decisions of the first-instance court to suspend or terminate the settlement of cases in order to request the appellate court to conduct retrial according to appellate procedures.
1. When exercising the right to appeal, an appellant shall make an appeal petition which must contain the following principal details:
a/ Date of making;
b/ Full name, address, telephone and facsimile numbers and email address (if any) of the appellant;
c/ The appealed part or whole of the court judgment or ruling of the first-instance court which has not yet taken legal effect;
d/ The reason for filing the appeal and the appellant’s claim;
dd/ Signature or fingerprint of the appellant.
2. An appellant who has the full administrative procedure act capacity may make an appeal petition by himself/herself. The items of name and address of the appellant in the petition shall be filled with the full name and address of the involved party that files the appeal. In the bottom of the appeal petition, the appellant shall give his/her signature or fingerprint.
3. If an appellant specified in Clause 2 of this Article does not file an appeal by himself/ herself, he/she may authorize another person to represent him/her in filing an appeal. The items of name and address of the appellant in the petition shall be filled with the full name and address of the authorized representative to file the appeal; full name and address of the authorizing involved party and power of attorney. In the bottom of the appeal petition, the authorized representative shall give his/her signature or fingerprint.
4. The at-law representative of an involved party being an agency or organization may file an appeal by himself/herself. The items of name and address of the appellant in the appeal petition shall be filled with the name and address of the involved party being an agency or organization; full name and position of the at-law representative of the involved party. In the bottom of the appeal petition, the at-law representative shall give his/her signature and append the seal of the agency or organization. In case the appellant is an enterprise, the use of its seal must comply with the Law on Enterprises.
In case the at-law representative of an involved party being an agency or organization authorizes another person to represent such agency or organization in filing an appeal, the items of name and address of the appellant in the appeal petition shall be filled with the full name and address of the authorized representative filing the appeal; name and address of the involved party being the authorizing agency or organization; full name and position of the at-law representative of the involved party being such agency or organization and power of attorney. In the bottom of the appeal petition, the authorized representative shall give his/her signature or fingerprint.
5. The at-law representative of an invoked party being a minor or a person who has lost the civil act capacity may file an appeal petition by himself/herself. The items of name and address of the appellant in the appeal petition shall be filled with the full name and address of the at-law representative; full name and address of the involved party being a minor or a person who has lost the civil act capacity. In the bottom of the appeal petition, the appellant shall give his/her signature or fingerprint.
In case the at-law representative of an involved party authorizes another person to represent him/her in filing an appeal, the items of name and address of the appellant in the appeal petition shall be filled with the full name and address of the authorized representative and power of attorney; full name and address of the at-law representative of the authorizing involved party; full name and address of the involved party being a minor or a person who has lost the civil act capacity. In the bottom of the appeal petition, the authorized representative shall give his/her signature or fingerprint.
6. The authorization prescribed in Clauses 3. 4 and 5 of this Article shall be made in writing and lawfully notarized or authenticated, except where the power of attorney is made at the court to the witness of a judge or a person assigned by the chief justice of the court. A power of attorney must state that the involved party authorizes an authorized representative to file an appeal against the first-instance court’s judgment or ruling on suspension or termination of the settlement of the case.
7. An appeal petition shall be filed with the first-instance court which has made the judgment or ruling which is appealed against. The appeal petition shall be enclosed with additional documents and evidences (if any) to prove that the appeal is grounded and lawful.
In case the appeal petition is filed with the appellate court, the appellate court shall transfer the petition to the first-instance court for carrying out necessary procedures under Article 216 of this Law.
Article 206. Time limit for filing an appeal
1. The time limit for filing an appeal against the first-instance court’s judgment is 15 days counting from the date of judgment pronouncement; for involved parties that are absent from the court hearing or when the judgment is pronounced for a plausible reason, the time limit for filing an appeal shall be counted from the date the judgment is handed over to them or publicly posted up.
For involved parties that have participated in the court hearing but are absent when the court pronounces the judgment without a plausible reason, the time limit for filing an appeal shall be counted from the date of judgment pronouncement.
2. The time limit for filing an appeal against the first-instance court’s ruling on suspension or termination of the settlement of a case is 7 days counting from the date the person having the right to appeal receives such ruling or the date such ruling is publicly posted up at the head office of the commune-level People’s Committee of locality where he/she resides or is based in case the person having the right to appeal is an agency or organization.
3. In case the appeal petition is sent by post, the appeal date is the date postmarked on the envelope by the sending post service provider. In case the appellant is detained or held in custody, the appeal date is the date of filing the appeal petition as certified by the competent person of the detention camp or custody house.
Article 207. Examination of appeal petitions
1. After receiving an appeal petition, the first-instance court shall examine its validity under Article 205 of this Law.
2. In case an appeal petition is filed after the prescribed time limit, the first-instance court shall request the appellant to clearly state the reason and produce documents and evidences (if any) to prove that the reason for overdue filing of the appeal petition is plausible.
3. In case an appeal petition is made at variance with Article 205 of this Law. the first- instance court shall request the appellant to re-make, modify or supplement it within 5 working days after receiving the request of the court.
4. The court shall return an appeal petition in the following cases:
a/ The appellant has no right to appeal;
b/ The appellant fails to re-make, modify or supplement the appeal petition despite having received a request of the court under Clause 3 of this Article;
c/ The case specified in Clause 2, Article 209 of this Law.
Article 208. Overdue appeals and examination thereof
1. An appeal filed after the expiration of the time limit prescribed in Article 206 of this Law is considered overdue. After receiving an overdue appeal petition, the first-instance court shall forward the petition .and the appellant’s written explanation about the reason for overdue filing, documents and evidences (if any) to the appellate court.
2. Within 10 days after receiving an overdue appeal petition and enclosed documents and evidences forwarded by the first-instance court, the appellate court shall form a panel consisting of 3 judges to examine the overdue appeal. A session to examine an overdue appeal shall be attended by the procurator of the same-level procuracy and the person filing the overdue appeal. In case the procurator and the person filing the overdue appeal are absent, the court shall still proceed with the session.
3. Based on documents and evidences relevant to the overdue appeal, opinions of the involved party filing the overdue appeal and the representative of the procuracy at the session, the panel for examination of the overdue appeal shall make a decision by majority on acceptance or rejection of the overdue appeal and clearly state the reason in the decision. The appellate court shall send the decision to the person filing the overdue appeal, same-level procuracy and first-instance court. If the appellate court accepts the overdue appeal, it shall request the first- instance court to carry out the procedures prescribed in Articles 209, 210 and 216 of this Law.
Article 209. Notice of payment of legal cost advances for appellate trial
1. After accepting a valid appeal petition, the first-instance court shall notify the appellant thereof so that the latter pays an legal cost advance for appellate trial as required by law, unless the latter is exempt from paying or not required to pay the legal cost advance for appellate trial.
2. Within 10 days after receiving the court’s notice of payment of the legal cost advance for appellate trial, the appellant shall pay such advance and submit the advance receipt to the first-instance court. Past this time limit should the appellant fail to pay the legal cost advance for appellate trial, he/she/it shall be regarded as having waived the appeal.
Upon receiving the receipt of legal cost advance from the appellant, the court shall issue to him/her/it a written certification that it has received the advance receipt.
If the appellant submits to the court the receipt of legal cost advance for appellate trial after the expiration of the time limit of 10 days after receiving the court’s notice of payment of such advance without a plausible reason, the first-instance court shall request the appellant to explain in writing the reason for late submission of the advance receipt within 3 working days for inclusion in the case file. This case shall be handled according to the procedures for examining overdue appeals.
1. When sending the case file and the appeal petition to the appellate court, the first- instance court shall promptly notify the appeal in writing to the same-level procuracy and parties involved in the appeal.
2. Involved parties who are notified of the appeal may send to the appellate court documents expressing their opinions on the appealed contents. Such documents shall be included in the case file.
Article 211. Protest by procuracy
The chief procurator of the same-level procuracy or immediate superior level may file a protest against the first-instance court’s judgment or ruling on suspension or termination of the settlement of the case in order to request the appellate court to resettle the case according to appellate procedures.
Article 212. Protest decision of procuracy
1. The procuracy’s protest decision shall be made in writing and must contain the following principal details:
a/ Date of issuance and serial number of the decision;
b/ Name of the procuracy issuing the decision;
c/ Protested whole or part of the first-instance court’s judgment or ruling which has not yet taken legal effect;
d/ Reason(s) and ground(s) for the protest and the procuracy’s requests;
dd/ Full name of the person signing the decision and seal of the procuracy issuing the decision.
2. The protest decision shall be immediately sent to the first-instance court that has made the protested judgment or ruling so that such court shall carry out procedures prescribed in Article 216 of this Law. The protest decision shall be enclosed with additional documents and evidences (if any) to prove that the procuracy’s protest is grounded and lawful.
Article 213. Time limit for filing a protest
1. The time limit for filing a protest against the first-instance court’s judgment is 15 days for the same-level procuracy, or 30 days for the immediate superior procuracy, counting from the date of judgment pronouncement.
2. The time limit for filing a protest against the first-instance court’s ruling on suspension or termination of the settlement of the case is 7 days for the same-level procuracy, or 10 days for the immediate superior procuracy, counting from the date the same-level procuracy receives such ruling.
3. If receiving a protest decision of the procuracy after the expiration of the time limit prescribed in Clause 1 or 2 of this Article, the first-instance court shall request the procuracy to explain in writing the reason for late filing.
Article 214. Notice of protest
1. The procuracy issuing a protest decision shall promptly send this decision to parties involved in the protest.
2. Persons who are notified of the protest may send documents expressing their opinions on the protested contents to the appellate court. Such documents shall be included in the case file.
Article 215. Consequences of appeal or protest
1. The appealed or protested part of the first-instance court’s judgment or ruling shall not be executed, unless immediate execution is prescribed by law.
2. The first-instance court’s judgment or ruling or part thereof which is not appealed or protested against will take legal effect on the date of expiration of the time limit for filing an appeal or a protest.
Article 216. Sending of case files, appeals and protests
The first-instance court shall send case files, appeals or protests and enclosed documents and evidences to the appellate court within 5 working days after the time limit for filing protests expires, and upon the expiration of the time limit for filing appeals, appellants shall submit receipts of legal cost advances for appellate trial to the first-instance court.
Article 217. Acceptance of cases for appellate trial
1. Right after receiving a case file, an appeal petition or a protest decision and enclosed documents and evidences, the appellate court shall record it in the case acceptance book.
Within 3 working days after accepting a case, the court shall notify in writing such acceptance to involved parties and the same-level procuracy and announce the acceptance on the court’s e-portal (if any).
2. The chief justice of the appellate court shall form an appellate trial panel and assign a judge to preside over the court hearing and session. .
Article 218. Modification, supplementation or withdrawal of appeals or protests
1. If the time limit for filing appeals prescribed in Article 206 of this Law has not yet expired, an appellant may modify or supplement his/her appeal without being limited to the scope of the initial appeal.
If the time limit for filing protests prescribed in Article 213 of this Law has not yet expired, the protesting procuracy may modify or supplement its protest without being limited to the scope of the initial protest.
2. Before the opening of or during an appellate court hearing, the appellant may modify or supplement his/her appeal and the procuracy that has issued the protest decision may modify or supplement its protest provided that the modification or supplementation must not go beyond the scope of the initial appeal or protest, if the time limit for filing appeals or protests has expired.
3. Before the opening of or during an appellate court hearing, the appellant may withdraw his/her appeal and the procuracy that has issued the protest decision or the immediate superior procuracy may withdraw the protest.
The appellate court shall terminate the appellate trial of part of the case against which the appellant has withdrawn his/her appeal or the procuracy has withdrawn its protest.
The termination of the appellate trial prior to the opening of a court hearing shall be decided by the presiding judge of the court hearing or by the trial panel during a court hearing.
4. The modification, supplementation or withdrawal of an appeal or a protest before the opening of an appellate court hearing shall be made in writing and sent to the appellate court. The appellate court shall notify involved parties of such modification, supplementation or withdrawal, and notify the same-level procuracy of the modification, supplementation or withdrawal of the appeal of the involved party.
The modification, supplementation or withdrawal of an appeal or a protest during a court hearing must be recorded in the minutes of the court hearing.
Article 219. Addition of new evidences
1. Prior to or during an appellate court hearing, the appellant, the procuracy filing the protest, a person with interests and obligations related to the appeal or protest, and the defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties may additionally provide new evidences.
2. The appellate court may itself or at the request of an involved party verify newly added evidences. It may entrust the verification of evidences under Article 92 of this Law.
Article 220. Scope of appellate trial
The appellate court shall only review part of the first-instance judgment or ruling which is appealed or protested against or related to the appealed or protested contents.
Article 221. Time limit for appellate trial preparation
Except for cases subject to appellate trial according to summary procedures or cases involving foreign elements, the time limit for appellate trial preparation is as follows:
1. Within 60 days after the date of accepting a case, the judge assigned to preside over the court hearing shall decide to:
a/ Suspend the appellate trial of the case;
b/ Terminate the appellate trial of the case; or,
c/ Bring the case to appellate trial.
2. For complicated cases or due to an objective obstacle, the chief justice of the appellate court may decide to prolong the trial preparation time limit specified in Clause 1 of this Article, provided the prolongation must not exceed 30 days.
3. Within 30 days after the date of issuance of the decision to bring the case to trial, the court shall open an appellate court hearing; in case of a plausible reason, this time limit is 60 days.
4. The decision to bring the case to appellate trial shall be forwarded to the same-level procuracy and persons related to the appeal or protest.
5. In case there is a decision on suspension of the appellate trial of the case, the time limit for appellate trial preparation shall be recounted from the date the court’s decision to resume the settlement of the case takes legal effect.
Article 222. Composition of appellate trial panel
An appellate trial panel is composed of 3 judges, except the case specified in Clause 1, Article 253 of this Law.
Article 223. Presence of appellate trial panel members and court clerks
1. A court hearing may be conducted only when it is attended by all members of the trial panel and the court clerk.
2. In case a judge is absent or can no longer participate in the trial, an alternative judge who attends the court hearing from the beginning may replace the absent judge to participate in the trial of the case.
3. If there is no alternative judge to replace a member of the trial panel under Clause 2 of this Article, the court hearing shall be postponed.
4. In case the court clerk is absent or can no longer participate in the trial without a replacement, the court hearing shall be postponed.
Article 224. Presence of procurators
1. The procurator who is assigned by the chief procurator of the same-level procuracy has the duty to participate in the court hearing. The trial panel shall decide to postpone the court hearing when the procurator is absent in case the procuracy files a protest.
2. In case the procurator is absent or can no longer participate in the trial, an alternative procurator who attends the court hearing from the beginning may replace the absent procurator to participate in the trial of the case.
Article 225. Presence of involved parties, defense counsels of the lawful rights and interests of involved parties, expert witnesses, interpreters and witnesses
1. Upon the first valid summon of the court, the appellant, persons with interests and obligations related to the appeal or protest and defense counsels of their lawful rights and interests shall be present; in case any of them is absent, the trial panel shall postpone the court hearing.
The court shall inform the appellant, persons with interests and obligations related to the appeal or protest and defense counsels of their lawful rights and interests of the postponement of the court hearing.
2. Upon the second valid summon of the court, the appellant, persons with interests and obligations related to the appeal or protest and defense counsels of their lawful rights and interests shall be present. In case any of them is absent not for a force majeure event or an objective obstacle:
a/ If the appellant is absent without a representative participating in the court hearing, he/she shall be regarded as having waived his/her appeal and the court shall issue a decision to terminate the appellate trial of the first-instance court’s judgment or ruling or part thereof which is appealed against by the absent appellant;
b/ If the persons with interests and obligations related to the appeal or protest and the defense counsels of lawful rights and interests of involved parties are absent, the court shall still conduct the trial in their absence.
3. The presence of witnesses, expert witnesses and interpreters at an appellate court hearing must comply with Articles 159, 160 and 161 of this Law.
4. In case a procedure participant requests in writing the court to conduct the trial in his/ her absence, the court shall conduct the appellate court hearing in his/her absence.
Article 226. Cases in which the appellate trial panel is neither required to open a court hearing nor summon involved parties
1. The appellate trial panel is not required to open a court hearing in the following cases:
a/ Reviewing an overdue appeal or protest;
b/ The case mentioned in Clause 2, Article 209 of this Law; reviewing an appeal or a protest about legal cost;
c/ Reviewing an appeal or a protest against rulings of the first-instance court.
2. In the cases specified in Clause 1 of this Article, the trial panel is not required to summon involved parties, except the case of examination of overdue appeals specified in Clause 2, Article 208 of this Law or when it is necessary to hear their opinions. The court shall still conduct the session in the absence of the summoned persons.
Article 227. Presentation of documents and evidences at appellate court
1. Involved parties may present additional documents and evidence during the appellate trial preparation in the following cases:
a/ Documents and evidences which the first-instance court has requested involved parties to present but they cannot present them for a plausible reason;
b/ Documents and evidences which the first-instance court does not request involved parties to present or which involved parties cannot know during the settlement of the case according to first-instance procedures.
2. The procedures for presentation of documents and evidences must comply with Article 83 of this Law.
Article 228. Suspension of appellate trial of a case
1. The appellate court shall issue a decision to suspend the appellate trial of a case; consequences of such suspension and the resumption of the appellate trial must comply with Articles 141 and 142 of this Law.
2. A decision to suspend the appellate trial of a case immediately takes legal effect.
3. A decision to suspend the appellate trial of a case shall be sent immediately to the involved parties and same-level procuracy.
Article 229. Termination of appellate trial of a case
1. The appellate court shall issue a decision to terminate the appellate trial of a case in the following cases:
a/ The case specified at Point a, Clause 1, Article 143 of this Law;
b/ The appeal is returned in accordance with this Law while the appellate court has accepted the case file;
c/ The appellant withdraws the whole of his/her appeal or the procuracy withdraws the whole of its protest;
d/ The appellant is still absent though he/she is duly summoned twice, except the case where he/she requests the court to conduct the trial in his/her absence or the case of occurrence of a force majeure event or an objective obstacle;
dd/ Other cases provided for by law.
2. In case the appellant-withdraws the whole of his/her appeal or the procuracy withdraws the whole of its protest before the appellate court issues a decision to bring the case to appellate trial, the judge assigned to preside over the court hearing shall issue a decision to suspend the appellate trial; in case the appellant withdraws the whole of his/her appeal or the procuracy withdraws the whole of its protest after the appellate court issues a decision to bring the case to appellate trial, the appellate trial panel shall issue a decision to terminate the appellate trial.
In these cases, the first-instance judgment or ruling will take legal effect on the date the appellate court issues a decision to terminate the appellate trial.
3. In case the appellant withdraws part of his/her appeal or the procuracy withdraws part of its protest, the appellate trial shall reason such withdrawal and decide to terminate the trial for such appealed or protested part of the appellate judgment.
4. In case the appellate panel terminates the appellate trial under Clause 2 of this Article while detecting that the first-instance judgment or ruling falls into one of the cases specified in Clause 1, Article 255 of this Law, it shall propose the chief justice of a competent court to make consideration according to cassation procedures.
5. The trial termination decision shall be immediately sent to the involved parties and same-level procuracy.
Article 230. Decision to apply, change or cancel provisional urgent measures
During the settlement of a case, the appellate court may decide to apply, change or cancel provisional urgent measures in accordance with Chapter V of this Law.
Article 231. Transfer of case files to procuracies
1. The appellate court shall transfer the case file together with the decision to bring the case to trial to the same-level procuracy.
2. The same-level procuracy shall study the case file within 15 days after receiving it; past this time limit, the procuracy shall return the case file to the court.
Article 232. Postponement of appellate court hearings
1. Cases of postponement of an appellate court hearing:
a/ The cases specified in Clause 2, Article 161; Clauses 3 and 4, Article 223; and Clause 1, Article 225, of this Law;
b/ A member of the trial panel, the procurator, court clerk or interpreter is changed without an immediate replacement;
c/ The expert witness is changed;
d/ It is necessary to verify or additionally collect documents and evidences but this cannot be done right at the court hearing.
2. Cases of postponement of an appellate court hearing are specified in Clause 2, Article 159, and Clause 2, Article 160, of this Law.
3. The duration of postponement of, and the decision to postpone, an appellate court hearing must comply with Article 163 of this Law.
Section 2. PROCEDURES FOR COMMENCING AN APPELLATE COURT HEARING
Article 233. Appellate trial procedures
1. Preparation for opening an appellate court hearing, procedures for commencing the hearing, procedures for disclosure of documents and examination of material exhibits at the hearing, judgment deliberation and pronouncement, and modification and supplementation of the appellate judgment shall be carried out like first-instance trial procedures provided in this Law.
2. After concluding the procedures for commencing the appellate court hearing, a member of the appellate trial panel shall announce the content of the case, the first-instance judgment’s rulings and the content of the appeal or protest.
3. The presiding judge of the court hearing shall ask:
a/ The plaintiff whether he/she withdraws his/her lawsuit petition;
b/ The appellant or procurator whether he/she modifies, supplements or withdraws his/ her appeal or protest;
c/ The involved parties whether they reach agreement on settlement of the case.
4. In case the appellant withdraws part of his/her appeal or the procurator withdraws part of his/her protest, the court shall accept such withdrawal. In case the appellant or procurator adds a new content beyond the scope of the initial appeal or protest, the court shall not consider such content.
5. The presiding judge of the court hearing shall ask the involved parties and procurator about the modification, supplementation or withdrawal of their appeal or protest at the court hearing as follows:
a/ Asking the plaintiff whether he/she withdraws his/her lawsuit petition;
b/ Asking the appellant or procurator whether he/she modifies, supplements or withdraws his/her appeal or protest.
6. If the procuracy files a protest, the procurator shall present the procuracy’s protest views on the first-instance judgment’s rulings which are protested against.
Article 234. Plaintiffs withdrawing lawsuit petitions before the opening of or during appellant court hearings
1. If the plaintiff withdraws his/her lawsuit petition before the opening of or during the appellate court hearing, the appellate trial panel shall ask the defendant whether he/she agrees with such withdrawal and shall, on a case-by-case basis:
a/ Not accept the plaintiff’s withdrawal of the lawsuit petition if the defendant disagrees with such withdrawal;
b/ Accept the plaintiff’s withdrawal of the lawsuit petition if the defendant agrees with such withdrawal. The appellate trial panel shall issue a decision to cancel the first-instance judgment and terminate the settlement of the case. In this case, involved parties shall still bear the first- instance legal cost under the ruling of the first-instance court and bear half of the appellate legal cost as prescribed by law.
2. In case the appellate trial panel issues a decision to terminate the settlement of the case, the plaintiff may re-institute the case according to the procedures prescribed in this Law, if the statute of limitations for instituting a lawsuit has not yet expired.
Article 235. Defendants modifying or canceling administrative decisions, disciplinary decisions on dismissal or decisions settling complaints about decisions handling competition cases, or ceasing or remedying administrative acts over which a lawsuit is instituted
1. In case the defendant modifies or cancels the administrative decision, disciplinary decision on dismissal or decision settling complaints about the decision handling the competition case, or ceases or remedies the administrative act over which a lawsuit is instituted and such modification, cancellation, cessation or remedy is related to rights and obligations of agencies, organizations or individuals, and the plaintiff agrees to withdraw the lawsuit petition while the person with related interests and obligations who makes an independent claim agrees to withdraw the claim, the appellate trial panel shall cancel the first-instance judgment or ruling and terminate the settlement of the case; the judgment’s ruling must clearly state the involved parties’ commitments for securing the execution of administrative judgments.
2. In case the defendant modifies or cancels the administrative decision, disciplinary decision on dismissal or decision settling complaints about the decision handling the competition case, or ceases or remedies the administrative act over which a lawsuit is instituted and such modification, cancellation, cessation or remedy is related to rights and obligations of other agencies, organizations or individuals that did not participate in first-instance procedures:
a/ If the plaintiff withdraws his/her lawsuit petition and the person with related interests and obligations who makes an independent claim withdraws his/her claim, the appellate trial panel shall cancel the first-instance judgment or ruling and terminate the settlement of the case. In this case, agencies, organizations and individuals with rights and obligations related to the modification or cancellation of the administrative decision, disciplinary decision on dismissal or decision settling complaints about the decision handling the competition case, or to the cessation or remediation of the administrative act over which a lawsuit is instituted may institute an administrative case according to general procedures;
b/ If the plaintiff does not withdraw his/her lawsuit petition and the person with related interests and obligations who makes an independent claim does not withdraw his/her claim, the appellate trial panel shall cancel the first-instance judgment or ruling for re-conducting the first-instance trial. In this case, the first-instance court shall involve agencies, organizations and individuals with rights and obligations related to the modification or cancellation of the administrative decision, disciplinary decision on dismissal or decision settling complaints about the decision handling the competition case, or to the cessation or remediation of the administrative act over which a lawsuit is instituted- in procedures in the capacity as persons with related interests and obligations.
Section 3. ADVERSARIAL PROCESS AT APPELLATE COURT HEARINGS
Article 236. Contents and method of adversarial process at appellate court hearings
Contents and method of adversarial process at appellate court hearings are specified in Article 175 of this Law.
Article 237. Presentations of involved parties and procurators at appellate court hearings
1. In case an involved party still retains his/her appeal or the procuracy retains its protest, presentations at the appellate court hearing shall be as follows:
a/ The defense counsel of lawful rights and interests of the appellant presents the content of and grounds for the appeal. The appellant may give additional opinions.
In case all involved parties file appeals, the presentations shall be made in the following order: the defense counsel of lawful rights and interests of the plaintiff filing an appeal and the plaintiff; the defense counsel of lawful rights and interests of the defendant filing an appeal and the defendant; the defense counsel of lawful rights and interests of the person with related rights and obligations filing an appeal and the person with related rights and obligations;
b/ In case only the procuracy makes a protest, the procurator shall present the content of and grounds for the protest. In case both appeal and protest are filed, the involved parties shall present the content of and grounds for their appeals first, then the procurator shall present the content of and grounds for the protest;
c/ The defense counsel of lawful rights and interests of other involved parties related to the appeal or protest shall present opinions on the content of the appeal or protest. The involved parties may give additional opinions.
2. In case involved parties have no defense counsel of their lawful rights and interests, they shall themselves present their opinions on the content of the appeal or protest and their proposals.
3. At the appellate court hearing, involved parties and procurator may produce additional documents and evidences.
Article 238. Suspension of appellate court hearings
The suspension of appellate court hearings must comply with Article 187 of this Law.
Article 239. Argument at appellate court hearings
1. At the appellate court hearing, involved parties and defense counsel of their lawful rights and interests may only make arguments regarding matters which fall within the scope of appellate trial and have been asked at the hearing.
2. The order of presentation of opinions upon argument is as follows:
a/ The defense counsel of lawful rights and interests of the appellant presents his/her opinions. The appellant may give additional opinions;
b/ The defense counsel of lawful rights and interests of involved parties makes arguments and counter-arguments. The involved parties may give additional opinions;
c/ The involved parties make arguments and counter-arguments under control by the presiding judge of the court hearing;
d/ When deeming it necessary, the trial panel may request the involved parties to make additional arguments on specific issues for use as a ground for settlement of the case.
3. The order of making arguments on the procuracy’s protest is as follows:
a/ The defense counsel of lawful rights and interests of involved parties presents the lawfulness and grounds of the procuracy’s protest. The involved parties may give additional opinions;
b/ The procurator presents opinions on issues mentioned by the defense counsel of lawful rights and interests of the involved parties and by the involved parties.
4. In case involved parties have no defense counsel of their lawful rights and interests, they shall themselves make arguments.
5. In case one of the involved parties or another procedure participant is absent, the presiding judge of the court hearing shall announce his/her testimonies for use as a ground for those who are present at the court hearing to make arguments and counter-arguments.
Article 240. Presentation by procurators at appellate court hearings
After procedure participants have made their arguments and counter-arguments, the procurator shall present the procuracy’s opinions on compliance with law during the settlement of the administrative case at the stage of appellate trial.
Right after the end of the court hearing, the procurator shall send his/her written presentations to the court for the latter to include them in the case file.
Article 241. Jurisdiction of appellate trial panel
1. To reject the appeal or protest and uphold the first-instance judgment’s rulings.
2. To modify part or the whole of the first-instance judgment if the first-instance court made an unlawful decision in the following cases:
a/ The burden of proof or collection of evidences was adequately carried out in accordance with Chapter VI of this Law;
b/ The burden of proof or collection of evidences was not adequately carried out at the first-instance level but evidences have been sufficiently added at the appellate court hearing.
3. To cancel the first-instance judgment and transfer the case file to the first-instance court for retrial in case there is a serious violation of procedures or when new important evidence needs to be collected which the appellate court cannot immediately add.
4. To cancel the first-instance judgment and terminate the settlement of the case if one of the cases specified in Clause 1, Article 143 of this Law occurs during the first-instance trial.
5. To terminate the appellate trial if such trial requires the presence of the appellant but the appellant is still absent though he/she has been duly summoned twice. In this case, the first- instance judgment takes legal effect.
6. When necessary to request a competent agency or person to consider and process the administrative document mentioned in Clause 1, Article 6 of this Law, the trial panel may suspend the court hearing pending the result of processing by the competent agency or person and propose the chief justice of the court to request in writing such agency or person to consider and process such administrative document. Within 30 days after receiving the court’s request, the competent agency or person shall give a written reply on the processing result to the court for use as a ground for settlement of the case. Past this time limit, if receiving no reply from the competent agency or person, the trial panel may apply documents issued by superior state management agencies for settlement of the case.
7. If discovering a legal document related to the settlement of the administrative case showing signs of being contrary to the Constitution, a law or legal document issued by a superior state agency, the trial panel shall request the chief justice of the court currently settling the case to recommend or propose the competent person defined in Article 112 of this Law to make a recommendation. In this case, the frial panel shall postpone the court hearing pending opinions of the chief justice of the court or suspend the settlement of the case as recommended in writing by the chief justice of the competent court.
Article 242. Appellate judgments
1. The appellate trial panel shall render an appellate judgment in the name of the Socialist Republic of Vietnam.
2. An appellate judgment must contain:
a/ An introductory part;
b/ A part on the case’s content, appeal, protest, and reasoning of the court;
c/ A part on the ruling.
3. The introductory part must clearly state the name of the appellate court; the serial number and date of acceptance of the case; the serial number of the judgment and the date of judgment pronouncement; full names of the members of the trial panel, court clerk, procurator, expert witness and interpreter; full names and addresses of the plaintiff, defendant, person with related interests and obligations, and agency or organization instituting the lawsuit; lawful representatives or defense counsels of their lawful rights and interests; the appellant or protesting procuracy; public or behind-closed-door trial; and time and venue of trial.
4. The part on the case’s content, the appeal or protest, and reasoning of the court must summarize the content of the case and ruling of the first-instance court; and content of the appeal or protest.
The court shall base itself on the adversarial process result and evidences examined at the court hearing to analyze, assess and reason the appeal, protest, circumstances of the case, settlement and trial by the first-instance court, and legal grounds and court precedents (if any) which the court has applied, to accept or reject the appeal or protest and settle other relevant issues.
5. The part on the ruling must state legal grounds and the trial panel’s ruling on each matter to be settled in the case, application of provisional urgent measures, first-instance and appellate legal costs, and procedural expenses (if any).
6. When conducting retrial of the case with part or the whole of the legally effective judgment or ruling annulled under the cassation or reopening ruling, the court shall settle the issues on assets and obligations already executed under the annulled judgment or ruling.
7. The appellate judgment takes legal effect on the date it is pronounced.
Article 243. Appellate procedures for appealed or protested rulings of first-instance courts
1. Within 15 days after receiving an appeal or a protest, the appellate court shall hold a session and issue a decision on the settlement of the appeal or protest.
2. A member of the appellate trial panel who has reviewed the first-instance ruling which is appealed or protested against shall briefly present the content of this ruling, content of the appeal or protest, and enclosed documents and evidences (if any).
3. Appealing involved parties invited to the session shall present their opinions on the appeal; the trial panel shall still hold the session in their absence.
4. The procurator of the same-level procuracy shall participate in the appellate session and present opinions on the settlement of the appeal or protest before the appellate trial panel makes a decision. The trial panel shall decide to postpone the session when the procurator is absent in case the procuracy files a protest.
5. When reviewing the first-instance court ruling which is appealed or protested against, the appellate trial panel may:
a/ Uphold the ruling;
b/ Modify the ruling;
c/ Annul the ruling and transfer the case file to the first-instance court for further settlement of the case.
6. The appellate decision takes legal effect on the date it is issued.
Article 244. Sending of appellate judgments and rulings
1. Within 30 days after making an appellate judgment or ruling, the appellate court shall send it to the involved parties, the procuracy and the court that have conducted the first-instance trial, the same-level procuracy, competent civil judgment enforcement agency, and immediate superior agency of the defendant.
2. The appellate judgment shall be announced by the appellate court on its portal (if any), except judgments containing information specified in Clause 2, Article 96 of this Law.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
Điều 68. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 73. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 78. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Điều 115. Quyền khởi kiện vụ án
Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
Điều 193. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
Điều 296. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao