Chương IX Luật tố tụng hành chính 2015: Khởi kiện, thụ lý vụ án
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc trong trường hợp không đồng ý với quyết định, hành vi đó hoặc đã khiếu nại với người có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại về quyết định, hành vi đó.
2. Tổ chức, cá nhân có quyền khởi kiện vụ án đối với quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh trong trường hợp không đồng ý với quyết định đó.
3. Cá nhân có quyền khởi kiện vụ án về danh sách cử tri trong trường hợp đã khiếu nại với cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng hết thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật mà khiếu nại không được giải quyết hoặc đã được giải quyết, nhưng không đồng ý với việc giải quyết khiếu nại đó.
1. Thời hiệu khởi kiện là thời hạn mà cơ quan, tổ chức, cá nhân được quyền khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án hành chính bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm; nếu thời hạn đó kết thúc thì mất quyền khởi kiện.
2. Thời hiệu khởi kiện đối với từng trường hợp được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc;
b) 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh;
c) Từ ngày nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri hoặc kết thúc thời hạn giải quyết khiếu nại mà không nhận được thông báo kết quả giải quyết khiếu nại của cơ quan lập danh sách cử tri đến trước ngày bầu cử 05 ngày.
3. Trường hợp đương sự khiếu nại theo đúng quy định của pháp luật đến cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại thì thời hiệu khởi kiện được quy định như sau:
a) 01 năm kể từ ngày nhận được hoặc biết được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc quyết định giải quyết khiếu nại lần hai;
b) 01 năm kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại theo quy định của pháp luật mà cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền không giải quyết và không có văn bản trả lời cho người khiếu nại.
4. Trường hợp vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác làm cho người khởi kiện không khởi kiện được trong thời hạn quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này thì thời gian có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan khác không tính vào thời hiệu khởi kiện.
5. Các quy định của Bộ luật dân sự về cách xác định thời hạn, thời hiệu được áp dụng trong tố tụng hành chính.
1. Khi khởi kiện vụ án hành chính thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải làm đơn khởi kiện theo quy định tại Điều 118 của Luật này.
2. Cá nhân có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của cá nhân; ở phần cuối đơn cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người không biết chữ, không nhìn được, không thể tự mình làm đơn khởi kiện, không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ làm chứng, ký xác nhận vào đơn khởi kiện.
5. Cơ quan, tổ chức là người khởi kiện thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện phải ghi tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức và họ, tên, chức vụ của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó; trường hợp tổ chức khởi kiện là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
1. Đơn khởi kiện phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn;
b) Tòa án được yêu cầu giải quyết vụ án hành chính;
c) Tên, địa chỉ; số điện thoại, số fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
d) Nội dung quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh, nội dung giải quyết khiếu nại về danh sách cử tri hoặc tóm tắt diễn biến của hành vi hành chính;
đ) Nội dung quyết định giải quyết khiếu nại (nếu có);
e) Yêu cầu đề nghị Tòa án giải quyết;
g) Cam đoan về việc không đồng thời khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại.
2. Kèm theo đơn khởi kiện phải có tài liệu, chứng cứ chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Trường hợp vì lý do khách quan mà người khởi kiện không thể nộp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện thì họ phải nộp tài liệu, chứng cứ hiện có để chứng minh quyền, lợi ích hợp pháp của người khởi kiện bị xâm phạm. Các tài liệu, chứng cứ khác, người khởi kiện phải tự mình bổ sung hoặc bổ sung theo yêu cầu của Tòa án trong quá trình giải quyết vụ án.
1. Trường hợp người khởi kiện trực tiếp nộp đơn tại Tòa án có thẩm quyền thì ngày khởi kiện là ngày nộp đơn.
2. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn đến Tòa án qua dịch vụ bưu chính thì ngày khởi kiện là ngày có dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi. Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại khoản 1 Điều 34 và khoản 3 Điều 165 của Luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này
1. Tòa án nhận đơn khởi kiện do người khởi kiện nộp trực tiếp tại bộ phận tiếp nhận đơn của Tòa án hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và ghi vào sổ nhận đơn. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tòa án in ra bản giấy và ghi vào sổ nhận đơn.
Việc nhận đơn khởi kiện được ghi vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
Khi nhận đơn khởi kiện nộp trực tiếp, Tòa án có trách nhiệm cấp ngay giấy xác nhận đã nhận đơn cho người khởi kiện. Trường hợp nhận đơn trực tuyến thì Tòa án trả lời cho người khởi kiện biết qua thư điện tử. Trường hợp nhận đơn qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận đơn, Tòa án phải gửi thông báo nhận đơn cho người khởi kiện.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán xem xét đơn khởi kiện.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải xem xét đơn khởi kiện và có một trong các quyết định sau đây:
a) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện;
b) Tiến hành thủ tục thụ lý vụ án theo thủ tục thông thường hoặc theo thủ tục rút gọn nếu vụ án có đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 246 của Luật này;
c) Chuyển đơn khởi kiện cho Tòa án có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án khác;
d) Trả lại đơn khởi kiện cho người khởi kiện, nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này.
4. Kết quả xử lý đơn của Thẩm phán quy định tại khoản 3 Điều này phải được thông báo cho người khởi kiện, phải ghi chú vào sổ nhận đơn và thông báo trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
1. Sau khi nhận được đơn khởi kiện, nếu thấy đơn khởi kiện không có đủ các nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán thông báo bằng văn bản và nêu rõ những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung cho người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người khởi kiện nhận được thông báo của Tòa án.
2. Thời gian thực hiện việc sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện không tính vào thời hiệu khởi kiện.
3. Trường hợp người khởi kiện đã sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện theo đúng quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này thì Thẩm phán tiếp tục việc thụ lý vụ án; nếu họ không sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Thẩm phán thì Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện.
1. Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện trong những trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện;
b) Người khởi kiện không có năng lực hành vi tố tụng hành chính đầy đủ;
c) Trường hợp pháp luật có quy định về điều kiện khởi kiện nhưng người khởi kiện đã khởi kiện đến Tòa án khi còn thiếu một trong các điều kiện đó;
d) Sự việc đã được giải quyết bằng bản án hoặc quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
đ) Sự việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án;
e) Người khởi kiện lựa chọn giải quyết vụ việc theo thủ tục giải quyết khiếu nại trong trường hợp quy định tại Điều 33 của Luật này;
g) Đơn khởi kiện không có đủ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 118 của Luật này mà không được người khởi kiện sửa đổi, bổ sung theo quy định tại Điều 122 của Luật này;
h) Hết thời hạn được thông báo quy định tại khoản 1 Điều 125 của Luật này mà người khởi kiện không xuất trình biên lai nộp tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, trừ trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc có lý do chính đáng.
2. Khi trả lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người khởi kiện, Thẩm phán phải có văn bản ghi rõ lý do trả lại đơn khởi kiện. Văn bản trả lại đơn khởi kiện được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp.
Đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ mà Thẩm phán trả lại cho người khởi kiện phải được sao lại và lưu tại Tòa án để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
1. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Tòa án đã trả lại đơn khởi kiện.
2. Ngay sau khi nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án phải phân công một Thẩm phán xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị.
3. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày được phân công, Thẩm phán phải mở phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị. Phiên họp xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có khiếu nại. Trường hợp người khởi kiện, Kiểm sát viên vắng mặt thì Thẩm phán vẫn tiến hành phiên họp.
4. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc trả lại đơn khởi kiện, ý kiến của đại diện Viện kiểm sát và người khởi kiện có khiếu nại tại phiên họp, Thẩm phán phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện và thông báo cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp;
b) Nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
5. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trả lời khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện của Thẩm phán, người khởi kiện có quyền khiếu nại, Viện kiểm sát có quyền kiến nghị với Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp xem xét, giải quyết.
6. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được khiếu nại, kiến nghị về việc trả lại đơn khởi kiện, Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp phải ra một trong các quyết định sau đây:
a) Giữ nguyên việc trả lại đơn khởi kiện;
b) Yêu cầu Tòa án cấp sơ thẩm nhận lại đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành việc thụ lý vụ án.
Quyết định giải quyết khiếu nại, kiến nghị của Chánh án Tòa án trên một cấp trực tiếp là quyết định cuối cùng. Quyết định này phải được gửi ngay cho người khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp, Viện kiểm sát đã kiến nghị và Tòa án đã ra quyết định trả lại đơn khởi kiện.
1. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo cho người
khởi kiện biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí; trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì thông báo cho người khởi kiện biết về việc thụ lý vụ án.
Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo nộp tiền tạm ứng án phí, người khởi kiện phải nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai cho Tòa án.
2. Thẩm phán thụ lý vụ án vào ngày người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Trường hợp người khởi kiện được miễn nộp tiền tạm ứng án phí hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Thẩm phán thông báo cho người khởi kiện biết việc thụ lý. Việc thụ lý vụ án phải được ghi vào sổ thụ lý.
3. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người khởi kiện mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì giải quyết như sau:
a) Trường hợp chưa trả lại đơn khởi kiện thì Thẩm phán tiến hành thụ lý vụ án;
b) Trường hợp đã trả lại đơn khởi kiện mà người khởi kiện chứng minh được là họ đã nộp tiền tạm ứng án phí đúng thời hạn quy định, nhưng vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan nên họ nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án không đúng hạn thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo và tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp đơn khởi kiện lần đầu;
c) Trường hợp sau khi Thẩm phán trả lại đơn khởi kiện, người khởi kiện mới nộp tiền tạm ứng án phí và nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí cho Tòa án, nếu không vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan thì Thẩm phán yêu cầu họ nộp lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo để tiến hành thụ lý vụ án; trường hợp này ngày khởi kiện là ngày nộp lại đơn khởi kiện.
4. Trường hợp hết thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà người khởi kiện không nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Tòa án thông báo cho họ biết về việc không thụ lý vụ án với lý do là họ không nộp tiền tạm ứng án phí. Trường hợp này, người khởi kiện có quyền nộp đơn khởi kiện lại nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
5. Sau khi Thẩm phán thụ lý vụ án mà Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quy định tại Điều 129 của Luật này để giải quyết trong cùng một vụ án hành chính thì ngày thụ lý vụ án được xác định như sau:
a) Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo;
b) Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp tiền tạm ứng án phí thì ngày thụ lý vụ án là ngày người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí;
c) Trường hợp có nhiều người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì ngày thụ lý vụ án là ngày Tòa án nhận được đơn yêu cầu độc lập cuối cùng, nếu họ đều thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí hoặc là ngày người nộp cuối cùng cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí, nếu họ thuộc trường hợp phải nộp tiền tạm ứng án phí.
6. Khi nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí của đương sự thì Tòa án phải cấp cho họ giấy xác nhận về việc nhận biên lai thu tiền tạm ứng án phí.
1. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Thẩm phán đã thụ lý vụ án phải thông báo bằng văn bản cho người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc giải quyết vụ án và Viện kiểm sát cùng cấp về việc Tòa án đã thụ lý vụ án và công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Văn bản thông báo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm văn bản thông báo;
b) Tên, địa chỉ Tòa án đã thụ lý vụ án;
c) Tên, địa chỉ của người khởi kiện, người bị kiện;
d) Những vấn đề cụ thể người khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết;
đ) Vụ án được thụ lý theo thủ tục thông thường hoặc thủ tục rút gọn;
e) Danh mục tài liệu, chứng cứ người khởi kiện nộp kèm theo đơn khởi kiện;
g) Thời hạn người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp ý kiến bằng văn bản về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có) cho Tòa án;
h) Hậu quả pháp lý của việc người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện.
1. Trên cơ sở báo cáo thụ lý vụ án của Thẩm phán được phân công thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án bảo đảm đúng nguyên tắc vô tư, khách quan, ngẫu nhiên.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý vụ án, Chánh án Tòa án quyết định phân công Thẩm phán giải quyết vụ án.
Đối với vụ án phức tạp, việc giải quyết có thể phải kéo dài thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán dự khuyết để bảo đảm xét xử theo đúng thời hạn quy định của Luật này.
3. Trong quá trình giải quyết vụ án, nếu Thẩm phán được phân công không thể tiếp tục tiến hành được nhiệm vụ thì Chánh án Tòa án phân công Thẩm phán khác tiếp tục nhiệm vụ; trường hợp đang xét xử mà không có Thẩm phán dự khuyết thì vụ án phải được xét xử lại từ đầu và thông báo cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan phải nộp cho Tòa án văn bản ghi ý kiến của mình về yêu cầu của người khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo hoặc yêu cầu độc lập (nếu có).
Trường hợp cần gia hạn thì người được thông báo phải có đơn xin gia hạn gửi cho Tòa án nêu rõ lý do; nếu việc xin gia hạn là có căn cứ thì Tòa án gia hạn một lần, nhưng không quá 07 ngày.
2. Trường hợp người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã nhận được thông báo, nhưng không nộp ý kiến bằng văn bản trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này mà không có lý do chính đáng thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo quy định của Luật này.
3. Người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền yêu cầu Tòa án cho ghi chép, sao chụp đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo đơn khởi kiện (nếu có), trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật này.
4. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Viện kiểm sát phân công Kiểm sát viên, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có) thực hiện nhiệm vụ và thông báo cho Tòa án.
1. Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không tham gia tố tụng với người khởi kiện hoặc với người bị kiện thì họ có quyền yêu cầu độc lập khi có các điều kiện sau đây:
a) Việc giải quyết vụ án có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ;
b) Yêu cầu độc lập của họ có liên quan đến vụ án đang được giải quyết;
c) Yêu cầu độc lập của họ được giải quyết trong cùng một vụ án làm cho việc giải quyết vụ án được chính xác và nhanh hơn.
2. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền đưa ra yêu cầu độc lập đến thời điểm mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
Thủ tục yêu cầu độc lập được thực hiện theo quy định của Luật này về thủ tục khởi kiện của người khởi kiện.
INSTITUTION AND ACCEPTANCE OF LAWSUITS
1. Agencies, organizations or individuals may institute lawsuits over administrative decisions or acts or disciplinary decisions on dismissal in case they disagree with these decisions or acts or they have filed complaints with persons competent to settle complaints but their complaints remain unsettled upon the expiration of the law-prescribed time limit for complaint settlement or they disagree with the settlement of their complaints about these decisions or acts.
2. Individuals and organizations may institute lawsuits over decisions on settlement of complaints about decisions on handling of competition cases in case they disagree with these decisions.
3. Individuals may institute lawsuits over voter lists in case they have filed complaints with agencies competent to settle complaints but their complaints remain unsettled upon the expiration of the law-prescribed time limit for complaint settlement or they disagree with the settlement of their complaints.
Article 116. Statute of limitations for lawsuit institution
1. The statute of limitations for lawsuit institution means a time limit within which agencies, organizations or individuals may institute lawsuits to request courts settling administrative cases in order to protect their infringed lawful rights and interests. Upon the expiration of that time limit, they no longer have the right to institute lawsuits.
2. The statute of limitations for lawsuit institution in each case is:
a/ One year from the date of receipt of or knowledge about an administrative decision or act or a disciplinary decision on dismissal;
b/ Thirty days from the date of receipt of a decision on settlement of a complaint about a decision on handling of a competition case;
c/ The period from the date of receipt of a notice of results of complaint settlement by the voter list-making agency or the date of expiration of the time limit for complaint settlement, in case no notice of results of complaint settlement by the voter list-making agency is received, to the date five days prior to the election date.
3. In case an involved party files a complaint in accordance with law with a state agency or person competent to settle complaints, the statute of limitations for instituting a lawsuit is:
a/ One year from the date of receipt of or knowledge about the first-time or second-time complaint settlement decision;
b/ One year from the date of expiration of the law-prescribed time limit for complaint settlement, in case the competent state agency or person fails to settle the complaint and issues no reply to the complainant.
4. In case a plaintiff cannot institute a lawsuit within the time limit prescribed at Point a or b, Clause 2 of this Article due to a force majeure event or another objective obstacle, the period of existence of such force majeure event or another objective obstacle shall not be counted in the statute of limitations for lawsuit institution.
5. The Civil Code’s provisions on the methods for determining time limits and statutes of limitations are also applicable to administrative procedures.
Article 117. Procedures for instituting lawsuits
1. When wishing to institute an administrative lawsuit, an agency, organization or individual shall make a lawsuit petition under Article 118 of this Law.
2. Individuals with the full administrative procedure act capacity may make lawsuit petitions by themselves or ask others to do so for them. The items of the plaintiff’s name and address in a petition shall be filled with the individual’s full name and address. The individual shall give his/her signature or press his/her fingerprint on the bottom of the petition.
3. Lawful representatives of individuals who are minors, have lost their civil act capacity, have their civil act capacity restricted or meet difficulties in cognizing or controlling their acts may make lawsuit petitions by themselves or ask others to do so. The items of the plaintiff’s name and address in a petition shall be filled with the full name and address of the lawful representative of such an individual. The lawful representative shall give his/her signature or press his/her fingerprint on the bottom of the petition.
4. Individuals falling in the cases specified in Clauses 2 and 3 of this Article who are illiterate, have vision disability or are unable to make lawsuit petitions by themselves or to give their signatures or press their fingerprints on petitions may ask others to make lawsuit petitions to the witness of individuals with the full administrative procedure act capacity who shall give signatures on such petitions.
5. Lawful representatives of agencies or organizations that are plaintiffs may make lawsuit petitions by themselves or ask others to do so. The items of the plaintiff’s name and address in a petition shall be filled with the name and address of the agency or organization and the full name and position of the lawful representative of such agency or organization. The lawful representative of the agency or organization shall give his/her signature and append the seal of the agency or organization on the bottom of the petition. In case the plaintiff is an enterprise, the use of its seal must comply with the Law on Enterprises.
Article 118. Lawsuit petitions
1. A lawsuit petition must contain the following principal contents:
a/ Date of its making;
b/ Court requested to settle the administrative case;
c/ Names, addresses, telephone numbers, facsimile numbers and email addresses (if any) of the plaintiff, defendant and persons with related interests and obligations;
d/ Contents of the administrative decision, the disciplinary decision on dismissal or the decision on settlement of a complaint about a decision on handling of a competition case, contents of settlement of the complaint about a voter list, or a brief description of the administrative act;
dd/ Contents of the complaint settlement decision (if any);
e/ Claims requested to be settled by the court;
g/ Assurance of non-filing of a complaint with a person competent to settle complaints.
2. Lawsuit petitions shall be enclosed with documents and evidences proving the infringed lawful rights and interests of plaintiffs. In case plaintiffs cannot fully enclose documents and evidences with their lawsuit petitions for objective reasons, they shall submit existing documents and evidences to prove their infringed lawful rights and interests. Plaintiffs shall additionally provide other documents and evidences on their own initiative or at the request of the court in the course of settlement of the case.
Article 119. Sending of lawsuit petitions to the court
Plaintiffs shall send their lawsuit petitions and enclosed documents and evidences to the court that has jurisdiction to settle cases by any of the following modes:
a/ Direct filing at court;
b/ Sending by post:
c/ Sending through the court’s e-portal (if any).
Article 120. Determination of date of administrative lawsuit institution
1. In case a plaintiff directly files a lawsuit petition at a competent court, the date of lawsuit institution is the date of filing the petition.
2. In case a plaintiff sends a lawsuit petition online, the date of lawsuit institution is the date of sending the petition.
3. In case a plaintiff sends by post a lawsuit petition to a court, the date of lawsuit institution is the date of postmark of the postal service provider from which the petition is sent. In case the date on the postmark is unidentified, the date of lawsuit institution is the date the plaintiff leaves the petition at the postal service provider’s. The plaintiff shall prove the date he/she leaves his/ her petition at the postal service provider’s, otherwise the date of lawsuit petition is the date the court receives the petition delivered by the postal service provider.
4. In case an accepted lawsuit is transferred to another court under Clause 1, Article 34 or Clause 3, Article 165 of this Law, the date of lawsuit institution is the date the petition is sent to the court that ultra vires accepted the lawsuit, and shall be determined under Clause 1, 2 or 3 of this Article.
Article 121. Receipt and examination of lawsuit petitions
1. The court shall receive lawsuit petitions filed directly at its petition-receiving unit or sent by post by plaintiffs and shall record them in the petition register. If receiving a petition sent online, the court shall print it out and record it in the petition register.
The receipt of lawsuit petitions shall be recorded in the petition register and notified on the court’s e-portal (if any).
Upon receiving a directly filed lawsuit petition, the court shall promptly issue a petition receipt to the plaintiff. Upon receiving a lawsuit petition sent online, the court shall issue a reply to the plaintiff via email. In case of receiving a lawsuit petition sent by post, the court shall send a notice of petition receipt to the plaintiff within 2 working days after receiving the petition.
3. Within 3 working days after receiving a lawsuit petition, the chief justice of the court shall assign a judge to examine it.
4. Within 3 working days after being assigned, the judge shall examine the lawsuit petition, and decide to:
a/ Request modification or supplementation of the petition;
b/ Carry out procedures for accepting the case according to general procedures or summary procedures if the case fully satisfies the conditions prescribed in Clause 1, Article 246 of this Law;
c/ Transfer the lawsuit petition to a court having jurisdiction to settle it and notify such to the plaintiff if the case falls under the jurisdiction of another court; or,
d/ Return the lawsuit petition to the plaintiff, in any of the cases specified in Clause 1, Article 123 of this Law.
4. The result of the petition settlement by a judge specified in Clause 3 of this Article shall be notified to the plaintiff, recorded in the petition register and notified in the court’s e-portal (if any).
Article 122. Request for modification or supplementation of lawsuit petitions
1. After receiving a lawsuit petition, if finding that such petition does not contain all the details specified in Clause 1. Article 118 of this Law, the judge shall notify such in writing to the plaintiff, clearly indicating details which need to be modified or supplemented, for petition modification or supplementation within 10 days after the plaintiff receives the court’s notice.
2. The period of modifying or supplementing the lawsuit petition shall not be counted into the statute of limitations for lawsuit institution.
3. In case the plaintiff has modified or supplemented his/her lawsuit petition under Clause 1, Article 118 of this Law, the judge shall continue accepting the case for settlement. If the plaintiff fails to modify or supplement his/her lawsuit petition as requested by the judge, the judge shall return the petition and enclosed documents and evidences to the plaintiff.
Article 123. Return of lawsuit petitions
1. The judge shall return a lawsuit petition in the following cases:
a/ The plaintiff has no right to institute a lawsuit;
b/ The plaintiff does not have full administrative procedure act capacity;
c/ The plaintiff files the lawsuit petition with the court when failing to satisfy one of the law-prescribed conditions for instituting lawsuits.
d/ The matter has been settled with a legally effective court judgment or ruling;
dd/ The matter does not fall under the jurisdiction of the court;
e/ The plaintiff chooses to have the case or matter settled according to complaint settlement procedures in the case specified in Article 33 of this Law;
g/ The lawsuit petition does not fully contain the contents specified in Clause 1, Article 118 of this Law and is neither modified nor supplemented by the plaintiff under Article 122 of this Law;
h/ The plaintiff fails to produce a receipt of legal cost advance to the court upon the expiration of the notified time limit specified in Clause 1, Article 125 of this Law, unless the plaintiff is exempted from legal cost advance, is not required to pay legal cost advance or has a plausible reason for such failure.
2. When returning the lawsuit petition and enclosed documents and evidences to the plaintiff, the judge shall make a document clearly stating the reason for the return. This document shall be sent immediately to the same-level procuracy.
Copies of lawsuit petitions and enclosed documents and evidences returned by the judge to plaintiffs shall be made and kept at the court for use as a basis for settlement of complaints and recommendations when so requested.
Article 124. Complaints and recommendations about the return of lawsuit petitions and settlement thereof
1. Within 7 days after receiving a document on return of the lawsuit petition, the plaintiff may file a complaint while the procuracy may file a recommendation with the court that has returned the petition.
2. Right after receiving a complaint or recommendation about the return of a lawsuit petition, the chief justice shall assign a judge to consider and settle such complaint or recommendation.
3. Within 5 working days after being assigned, the judge shall hold a session to consider and settle the complaint or recommendation. This session shall be attended by representatives of the same-level procuracy and complaining involved parties. In case the plaintiff or procurator is absent, the judge shall still proceed with the session.
4. Based on documents and evidences related to the return of the lawsuit petition and opinions of the representatives of the procuracy and complaining plaintiff at the session, the judge shall decide to:
a/ Uphold the return of the lawsuit petition and notify such to the plaintiff or the same- level procuracy; or,
b/ Receive back the lawsuit petition and enclosed documents and evidences in order to accept the case.
5. Within 7 days after receiving the judge’s decision on response to the complaint or recommendation about the return of the lawsuit petition, the plaintiff may file a complaint or the procuracy may file a recommendation with the chief justice of the immediate superior court for consideration and settlement.
6. Within 10 days after receiving a complaint or recommendation about the return of a lawsuit petition, the chief justice of the immediate superior court shall decide to:
a/ Uphold the return of the lawsuit petition; or,
b/ Request the first-instance court to receive back the lawsuit petition and enclosed documents and evidences for acceptance of the case.
Complaint or recommendation settlement decisions of chief justices of immediate superior courts are final. Such a decision shall be immediately sent to the plaintiff, the same-level procuracy, the procuracy that has made the recommendation and the court that has issued the decision on return of the lawsuit petition.
Article 125. Acceptance of cases
1. After receiving the lawsuit petition and enclosed documents and evidences, if finding that the case falls under the jurisdiction of the court, the assigned judge shall notify such to the plaintiff for payment of legal cost advance. In case the plaintiff is exempt from, or not required to pay, legal cost advance, the assigned judge shall notify the plaintiff of the acceptance of the case.
Within 10 days after receiving a notice of legal cost advance payment, the plaintiff shall pay the legal cost advance and produce the legal cost advance receipt to the court.
2. The assigned judge shall accept the case on the date the plaintiff produces the legal cost advance receipt. In case the plaintiff is exempt from, or not required to pay, legal cost advance, the date of case acceptance is the date the judge notifies the plaintiff of the acceptance. The acceptance of the case shall be recorded in the acceptance register.
3. In case the plaintiff produces the legal cost advance receipt to the court after the expiration of the time limit prescribed in Clause 1 of this Article:
a/ If the lawsuit petition has not yet been returned, the judge shall accept the case for settlement;
b/ If the lawsuit petition has been returned and the plaintiff can prove that he/she has paid the legal cost advance within the prescribed time limit but produces the legal cost advance receipt to the court after the expiration of the prescribed time limit due to a force majeure event or an objective obstacle, the judge shall request the plaintiff to file the lawsuit petition and enclosed documents and evidences again for acceptance of the case. In this case, the date of lawsuit institution is the date of filing the lawsuit petition for the first time;
c/ In case the plaintiff pays the legal cost advance and produces the legal cost advance receipt to the court after the judge returns the lawsuit petition not due to a force majeure event or an objective obstacle, the judge shall request the plaintiff to file the lawsuit petition and enclosed documents and evidences again for acceptance of the case. In this case, the date of lawsuit institution is the date of filing the lawsuit petition again.
4. In case the plaintiff fails to produce the legal cost advance receipt to the court upon the expiration of the time limit prescribed in Clause 1 of this Article, the court shall notify him/her of non-acceptance of the case for the reason of his/her failure to pay the legal cost advance. In this case, the plaintiff may file the lawsuit petition again provided the statute of limitations for lawsuit institution has not expired.
5. After the judge accepts the case, if the court receives an independent claim of a person with related interests and obligations under Article 129 of this Law for settlement in the same administrative case, the date of acceptance of the case shall be determined as follows:
a/ In case the person with related interests and obligations is exempt from, or not required to pay, the legal cost advance, the date of acceptance of the case is the date the court receives the independent claim of the person with related interests and obligations and enclosed documents and evidences;
b/ In case the person with related interests and obligations is required to pay the legal cost advance, the date of acceptance of the case is the date this person produces the legal cost advance receipt to the court;
c/ In case more than one person with related interests and obligations make independent claims, the date of acceptance of the case is the date the court receives the last claim, if these persons are all exempt from, or are not required to pay, the legal cost advance, or the date the last legal cost advance receipt is produced to the court, if these persons are required to pay the legal cost advance.
6. When receiving a legal cost advance receipt of an involved party, the court shall give him/her a written certification that it has received the legal cost advance receipt.
Article 126. Notification of acceptance of cases
1. Within 3 working days after accepting a case, the judge who has accepted such case shall notify in writing the defendant and persons with interests and obligations related to the settlement of the case and the same-level procuracy of the court’s acceptance of the case and publicly notify it on the court’s e-portal (if any).
2. A notice must have the following principal details:
a/ Date of making the notice;
b/ Name and address of the court that has accepted the case;
c/ Names and addresses of the plaintiff and defendant;
d/ Specific matters which are requested by the plaintiff to be settled by the court;
dd/ Whether the case is accepted according to general procedures or summary procedures;
e/ List of documents and evidences enclosed by the plaintiff with the lawsuit petition;
g/ Time limit for the defendant and persons with related interests and obligations to submit to the court their written opinions on the claim(s) of the plaintiff and enclosed documents and evidences or on independent claim(s) (if any);
h/ Legal consequences of the failure of the defendant and persons with related interests and obligations to submit to the court their written opinions on the claim(s) of the plaintiff.
Article 127. Assignment of judges to settle cases
1. Based on a case acceptance report of a judge assigned to accept a case, the chief justice shall decide to assign a judge to settle the case on the principles of impartiality, objectivity and random choice.
2. Within 3 working days after the date of acceptance of a case, the chief justice shall decide to assign a judge to settle the case.
For a complicated case requiring a prolonged duration of settlement, the chief justice shall assign an alternative judge to ensure trial is conducted within the time limit prescribed in this Law.
3. In the course of settlement of a case, if the assigned judge cannot continue with the assigned duty, the chief judge shall assign another judge to continue the duty. When the trial is underway without an alternative judge, the case shall be retried from the beginning and the retrial shall be notified to involved parties and the same-level procuracy.
Article 128. Rights and obligations of notified persons
1. Within 10 days after receiving a notice, the defendant and persons with related interests and obligations shall submit to the court their written opinions on the claim(s) of the plaintiff and enclosed documents and evidences or on independent claim(s) (if any).
If an extension of the time limit is needed, a notified person shall file an application for extension to the court, clearly stating the reason. If the application for extension is grounded, the court shall give a single extension of not more than 7 days.
2. In case the defendant and persons with related interests and obligations have received a notice but fail to submit their written opinions within the time limit prescribed in Clause 1 of this Article without a plausible reason, the court shall continue settling the case in accordance with this Law.
3. The defendant and persons with related interests and obligations may request the court to let them take note of or copy the lawsuit petition and enclosed documents and evidences (if any), except documents and evidences specified in Clause 2, Article 96 of this Law.
4. Within 10 days after receiving a notice, the procuracy shall assign a procurator and an alternative procurator (if any) to perform the duty and notify such to the court.
Article 129. Right of persons with related interests and obligations to make independent claims
1. In case persons with related interests and obligations do not participate in the procedures on the side of the plaintiff or the defendant, they may make independent claims when the following conditions are satisfied:
a/ The settlement of the case is related to their interests and obligations;
b/ Their independent claims are related to the case being settled;
c/ Their independent claims are settled in the same case, thereby making the settlement of the case more accurate and quicker.
2. Persons with related interests and obligations may make independent claims until the opening of a session to check the handover of, access to, and disclosure of evidences and dialogues.
Procedures for making independent claims must comply with this Law’s provisions on procedures for initiating lawsuits by plaintiffs.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
Điều 68. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 73. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 78. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Điều 115. Quyền khởi kiện vụ án
Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
Điều 193. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
Điều 296. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao