Chương X Luật tố tụng hành chính 2015: Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
Số hiệu: | 93/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1247 đến số 1248 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Luật tố tụng hành chính 2015 với nhiều quy định về trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hành chính; trình tự, thủ tục khởi kiện, giải quyết vụ án hành chính, thi hành án hành chính và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính;… được ban hành ngày 25/11/2015.
Luật tố tụng hành chính năm 2015 gồm 23 Chương, 372 Điều (thay vì 18 Chương, 265 Điều ở Luật tố tụng hành chính 2010). Bố cục Luật 93/2015/QH13 gồm các Chương sau:
- Những quy định chung
- Thẩm quyền của Tòa án
- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và việc người tiến hành tố tụng
- Người tham gia tố tụng, quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng
- Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
- Chứng minh và chứng cứ
- Cấp, tống đạt hoặc thông báo văn bản tố tụng
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Thủ tục đối thoại và chuẩn bị xét xử
- Phiên tòa sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu ý dân
- Thủ tục phúc thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục giám đốc thẩm
- Thủ tục tái thẩm
- Thủ tục đặc biệt xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
- Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài
- Thủ tục thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính
- Các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính
- Khiếu nại, tố cáo trong tố tụng hành chính
- Án phí, lệ phí và các chi phí tố tụng khác
- Điều khoản thi hành
Luật tố tụng hành chính 2015 có một số điểm đáng chú ý sau:
- Quy định mới về quyền tiếp cận, trao đổi tài liệu, chứng cứ tại Điều 98 Luật TTHC 2015.
+ Đương sự có quyền được biết, ghi chép, sao chụp, trao đổi tài liệu, chứng cứ do đương sự khác giao nộp cho Tòa án hoặc do Tòa án thu thập được, trừ tài liệu, chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều 96 của Luật tố tụng HC 2015.
+ Khi đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án thì trong thời hạn 05 ngày làm việc họ phải thông báo cho đương sự khác biết về việc họ đã giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án để đương sự khác liên hệ với Tòa án thực hiện quyền tiếp cận tài liệu, chứng cứ.
+ Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày Tòa án thu thập được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án phải thông báo cho đương sự biết.
- Định rõ nguyên tắc đối thoại (Điều 134 Luật số 93/2015/QH13).
Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198 và 246 của Luật tố tụng hành chính năm 2015.
- Quy định nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa (Điều 175, 236).
Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của đương sự trong vụ án.
- Bổ sung các Chương sau so với Luật tố tụng hành chính 2010:
+ Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
+ Thủ tục giải quyết khiếu kiện danh sách cử tri bầu cử đại biểu Quốc hội, danh sách cử tri bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân, danh sách cử tri trưng cầu dân ý (Chương XII Luật TTHC năm 2015).
+ Giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại Toà án (Chương XIV).
+ Thủ tục giải quyết vụ án hành chính có yếu tố nước ngoài.
+ Xử lý các hành vi cản trở hoạt động tố tụng hành chính.
Luật tố tụng hành chính 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 371, Luật tố tụng HC năm 2015 thay thế Luật tố tụng hành chính 2010.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Thời hạn chuẩn bị xét xử các vụ án, trừ vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn, vụ án có yếu tố nước ngoài và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri được quy định như sau:
1. 04 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 116 của Luật này.
2. 02 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 116 của Luật này.
3. Đối với vụ án phức tạp hoặc có trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử một lần, nhưng không quá 02 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này và không quá 01 tháng đối với trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
1. Lập hồ sơ vụ án.
2. Yêu cầu đương sự nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ, văn bản ghi ý kiến đối với yêu cầu của người khởi kiện cho Tòa án; yêu cầu người khởi kiện nộp bản sao tài liệu, chứng cứ để Tòa án gửi cho đương sự.
3. Xác minh, thu thập tài liệu, chứng cứ theo quy định của Luật này.
4. Quyết định việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời.
5. Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại theo quy định của Luật này; trừ vụ án theo thủ tục rút gọn và vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri.
6. Ra một trong các quyết định sau đây:
a) Đưa vụ án ra xét xử;
b) Tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án;
c) Đình chỉ việc giải quyết vụ án.
1. Hồ sơ vụ án hành chính gồm đơn và tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án hành chính.
2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án hành chính phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm và phải được lưu giữ, quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 83 của Luật này.
2. Trường hợp sau khi có quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục sơ thẩm, đương sự mới giao nộp tài liệu, chứng cứ mà Tòa án đã yêu cầu giao nộp trước đó thì đương sự phải chứng minh lý do của việc chậm giao nộp tài liệu, chứng cứ. Đối với tài liệu, chứng cứ mà trước đó Tòa án không yêu cầu đương sự phải giao nộp hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án theo thủ tục sơ thẩm thì đương sự có quyền giao nộp, trình bày tại phiên tòa sơ thẩm.
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm, Tòa án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không tiến hành đối thoại được, vụ án khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các Điều 135, 198 và 246 của Luật này.
2. Việc đối thoại phải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Bảo đảm công khai, dân chủ, tôn trọng ý kiến của đương sự;
b) Không được ép buộc các đương sự thực hiện việc giải quyết vụ án hành chính trái với ý chí của họ;
c) Nội dung đối thoại, kết quả đối thoại thành giữa các đương sự không trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
1. Người khởi kiện, người bị kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia đối thoại được vì có lý do chính đáng.
3. Các bên đương sự thống nhất đề nghị không tiến hành đối thoại.
1. Trước khi tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại giữa các đương sự, Thẩm phán phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
2. Trường hợp vụ án hành chính không tiến hành đối thoại được theo quy định tại Điều 135 của Luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành việc đối thoại.
1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký phiên họp ghi biên bản;
c) Đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự;
d) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
đ) Người phiên dịch (nếu có).
2. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan tham gia phiên họp.
3. Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên họp để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp và thông báo bằng văn bản việc hoãn phiên họp, mở lại phiên họp cho các đương sự.
1. Trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho đương sự biết quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.
2. Khi tiến hành kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án và hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, sửa đổi, bổ sung, thay thế, rút yêu cầu khởi kiện; yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Việc giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Việc bổ sung tài liệu, chứng cứ, đề nghị Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ, triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
3. Sau khi các đương sự trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các đề nghị của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này; trường hợp đương sự vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.
4. Sau khi tiến hành xong việc kiểm tra giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ quy định tại khoản 2 Điều này, Thẩm phán tiến hành thủ tục đối thoại như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc đối thoại để họ tự nguyện thống nhất với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Người khởi kiện trình bày bổ sung về yêu cầu khởi kiện, những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm của người khởi kiện về hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Người bị kiện trình bày bổ sung ý kiến về yêu cầu của người khởi kiện, những căn cứ ban hành quyết định hành chính, thực hiện hành vi hành chính bị khởi kiện và đề xuất hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án trình bày bổ sung và đề xuất ý kiến giải quyết phần liên quan đến họ (nếu có);
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người khác tham gia phiên họp đối thoại (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Tùy từng trường hợp, Thẩm phán yêu cầu đương sự nêu văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để đánh giá tính hợp pháp của quyết định hành chính, hành vi hành chính bị khởi kiện, đồng thời kiểm tra hiệu lực pháp luật của văn bản đó. Thẩm phán có thể phân tích để các đương sự nhận thức đúng về nội dung văn bản quy phạm pháp luật, văn bản hành chính có liên quan để họ có sự lựa chọn và quyết định việc giải quyết vụ án;
g) Sau khi các đương sự trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các bên đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất và yêu cầu các bên đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
h) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các bên đương sự đã thống nhất và những vấn đề chưa thống nhất.
5. Thư ký phiên họp ghi biên bản về diễn biến phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và đối thoại.
1. Biên bản phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
b) Địa điểm tiến hành phiên họp;
c) Thành phần tham gia phiên họp;
d) Ý kiến của đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 138 của Luật này;
đ) Các nội dung khác;
e) Kết luận của Thẩm phán về việc chấp nhận, không chấp nhận các đề nghị của đương sự.
2. Biên bản đối thoại phải có các nội dung sau đây:
a) Nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này;
b) Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự;
c) Nội dung đã được đương sự thống nhất, không thống nhất.
3. Đối với trường hợp không tiến hành đối thoại được quy định tại Điều 135 của Luật này thì lập biên bản theo quy định tại khoản 1 Điều này.
4. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký phiên họp ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản phiên họp ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên họp và ký tên hoặc điểm chỉ xác nhận.
1. Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện vẫn giữ yêu cầu khởi kiện, người bị kiện giữ nguyên quyết định, hành vi bị khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập vẫn giữ nguyên yêu cầu thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
2. Trường hợp qua đối thoại mà người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện thì Thẩm phán lập biên bản về việc người khởi kiện tự nguyện rút đơn khởi kiện, ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện. Người khởi kiện được quyền khởi kiện lại vụ án nếu thời hiệu khởi kiện vẫn còn.
3. Trường hợp qua đối thoại mà người bị kiện cam kết sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ quyết định bị khởi kiện hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện cam kết rút đơn khởi kiện thì Tòa án lập biên bản về việc cam kết của đương sự. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày lập biên bản, người bị kiện phải gửi cho Tòa án quyết định hành chính mới hoặc thông báo về việc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện phải gửi cho Tòa án văn bản rút đơn khởi kiện. Hết thời hạn này mà một trong các đương sự không thực hiện cam kết của mình thì Thẩm phán tiến hành các thủ tục để mở phiên tòa xét xử vụ án.
Trường hợp nhận được quyết định hành chính mới hoặc văn bản rút đơn khởi kiện thì Tòa án phải thông báo cho các đương sự khác biết. Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nếu các đương sự không có ý kiến phản đối thì Thẩm phán ra quyết định công nhận kết quả đối thoại thành, đình chỉ việc giải quyết vụ án và gửi ngay cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp. Quyết định này có hiệu lực thi hành ngay và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm; trường hợp có căn cứ cho rằng nội dung các bên đã thống nhất và cam kết là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa hoặc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội thì quyết định của Tòa án có thể được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm.
1. Tòa án quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà chưa có cá nhân, cơ quan, tổ chức kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
b) Đương sự là người mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Đã hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà một trong các đương sự không thể có mặt vì lý do chính đáng, trừ trường hợp có thể xét xử vắng mặt đương sự;
d) Cần đợi kết quả giải quyết của cơ quan khác hoặc kết quả giải quyết vụ việc khác có liên quan;
đ) Cần đợi kết quả giám định bổ sung, giám định lại; cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản đó.
2. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
1. Tòa án không xóa tên vụ án bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án đó để theo dõi.
2. Khi lý do tạm đình chỉ quy định tại Điều 141 của Luật này không còn thì Tòa án ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án và hủy bỏ quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án.
3. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án.
4. Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án theo quy định tại khoản 1 Điều 141 của Luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân khắc phục những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ trong thời gian ngắn nhất để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
1. Tòa án quyết định đình chỉ giải quyết vụ án trong các trường hợp sau đây:
a) Người khởi kiện là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế; cơ quan, tổ chức đã giải thể hoặc tuyên bố phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng;
b) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện trong trường hợp không có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Trường hợp có yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan mà người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu độc lập của mình thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đối với yêu cầu của người khởi kiện đã rút;
c) Người khởi kiện rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút đơn yêu cầu độc lập;
d) Người khởi kiện không nộp tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của pháp luật.
Trường hợp người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập mà không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu độc lập của họ;
đ) Người khởi kiện đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt trừ trường hợp họ đề nghị Tòa án xét xử vắng mặt hoặc trường hợp có sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
e) Người bị kiện hủy bỏ quyết định hành chính, quyết định kỷ luật buộc thôi việc, quyết định giải quyết khiếu nại về quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh hoặc chấm dứt hành vi hành chính bị khởi kiện và người khởi kiện đồng ý rút đơn khởi kiện, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập đồng ý rút yêu cầu;
g) Thời hiệu khởi kiện đã hết;
h) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 123 của Luật này mà Tòa án đã thụ lý.
2. Khi ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, Tòa án trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ cho đương sự nếu có yêu cầu.
3. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án đó, nếu việc khởi kiện này không có gì khác với vụ án đã bị đình chỉ về người khởi kiện, người bị kiện và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ các trường hợp bị đình chỉ theo quy định tại các điểm b, c và e khoản 1 Điều 123, điểm b và điểm đ khoản 1 Điều 143 của Luật này và trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được xử lý theo quy định của pháp luật về án phí, lệ phí Tòa án.
1. Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án hoặc quyết định đình chỉ giải quyết vụ án đó.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày Thẩm phán ra một trong các quyết định quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
b) Việc xét xử được tiến hành công khai hay xét xử kín;
c) Tên, địa chỉ của người tham gia tố tụng;
d) Nội dung việc khởi kiện;
đ) Họ, tên của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên; Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có).
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự, Viện kiểm sát cùng cấp ngay sau khi ra quyết định.
Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng với việc gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, Viện kiểm sát phải trả lại hồ sơ vụ án cho Tòa án.
PROCEDURES FOR DIALOGUES AND TRIAL PREPARATION
Article 130. Time limit for trial preparation
The time limit for preparation for trial of a case, except cases to be tried according to summary procedures, cases involving foreign elements and cases involving lawsuits over voter lists, is prescribed as follows:
1. Four months after the date of case acceptance, for the case specified at Point a, Clause 2, Article 116 of this Law;
2. Two months after the date of case acceptance, for the case specified at Point b, Clause 2, Article 116 of this Law;
3. For complicated cases or cases encountering objective obstacles, the chief justice may decide to extend the time limit for trial preparation only once for not more than 2 months, for the case specified in Clause 1 of this Article, and for not more than 1 month, for the case specified in Clause 2 of this Article;
4. In case of a decision to suspend the settlement of a case, the time limit for trial preparation shall be recounted from the date the court’s decision to resume the settlement of the case takes legal effect.
Article 131. Duties and powers of judges in the stage of trial preparation
1. To make the case file.
2. To request involved parties to additionally submit documents, evidences and written opinions with regard to the plaintiff’s claims to the court; to request the plaintiff to submit copies of documents and evidences to the court for sending to involved parties.
3. To verify and collect documents and evidences in accordance with this Law.
4. To decide on the application, change or cancellation of provisional urgent measures.
5. To hold a session to check the handover of, access to, and disclose of evidences and dialogues in accordance with this Law, except for cases settled according to summary procedures and cases involving lawsuits over voter lists.
6. To decide to:
a/ Bring the case to trial;
b/ Suspend the settlement of the case; or,
c/ Terminate the settlement of the case.
Article 132. Making of administrative case files
1. An administrative case file must comprise a lawsuit petition and documents and evidences of involves parties and other procedure participants; documents and evidences related to the case which are collected by the court; and procedural documents of the court and procuracy on the settlement of the administrative case.
2. Documents and papers in an administrative case file must have their entry numbers, be arranged by date of entry and kept, managed and used in accordance with law.
Article 133. Handover of documents and evidences
1. Time limits for handing over documents .and evidences must comply with Clause 4. Article 83 of this Law.
2. In case an involved party hands over documents and evidences previously required by the court after the issuance of a decision to bring the case to trial according to first-instance procedures, such involved party shall state the reason for late handover. For documents and evidences not previously required by the court to be handed over by the involved party or documents and evidences which the involved party cannot know in the course of settlement of the case according to first-instance procedures, the involved party may hand over or present them at the first-instance court hearing.
Article 134. Principles of dialogue
1. Within the time limit for first-instance trial preparation, the court shall hold dialogues for involved parties to reach agreement on the settlement of the case, except for cases in which dialogues cannot be held, cases involving lawsuits over voter lists or cases tried according to summary procedures specified in Articles 135, 198 and 246 of this Law.
2. A dialogue shall be held on the following principles:
a/ Publicity, democracy and respect for opinions of involved parties are guaranteed;
b/ It is prohibited to force involved parties to settle the administrative case against their will;
c/ Contents and results of the successful dialogue between involved parties are not contrary to law and social ethics.
Article 135. Administrative cases for which dialogues cannot be held
1. Plaintiffs, defendants and persons with related interests and obligations who have been summoned twice by the court are intentionally absent.
2. Involved parties are unable to participate in the dialogue for plausible reasons.
3. Involved parties agree to request the dialogue not to be held.
Article 136. Notification of sessions to check the handover of, access to, and disclosure of evidences and dialogues
1. Before holding a session to check the handover of, access to, and disclosure of evidences and dialogues between involved parties, the judge shall notify involved parties, their lawful representatives and defense counsels of their lawful rights and interests of the time, venue and contents of the session.
2. For an administrative case for which dialogues cannot be held under Article 135 of this Law, the judge shall hold a session to check the handover of, access to, and disclosure of evidences without having to hold a dialogue.
Article 137. Participants in sessions to check the handover of, access to, and disclosure of evidences and dialogues
1. Participants in a session include:
a/ Judge who chairs the session;
b/ Secretary who makes the session minutes;
c/ Involved parties or their lawful representatives;
d/ Defense counsels of lawful rights and interests of involved parties (if any);
dd/ Interpreter(s) (if any).
2. When necessary, the judge may request related agencies, organizations and individuals to participate in the session.
3. For a case involving many parties, some of them are absent, and if the present involved parties still agree on holding a session which will not affect rights and obligations of the absent ones, the judge shall proceed the session between the present involved parties. If involved parties request postponement of the session so that all involved parties of the case can be present at the session, the judge shall postpone the session and notify in writing the involved parties of the postponement and resumption of the session.
Article 138. Proceedings of sessions to check the handover of, access to, and disclosure of evidences and dialogues
1. Before opening a session, the session secretary shall report to the judge on the presence or absence of session participants notified by the court. The judge chairing the session shall check the presence and personal identifications of present persons again and notify involved parties of their rights and obligations in accordance with this Law.
2. When checking the handover of, access to, and disclosure of evidences, the judge shall disclose documents and evidences included in the case file and question involved parties about the following matters:
a/ Requirements and scope of lawsuit institution, and modification, supplementation, change or withdrawal of lawsuit institution claims; matters already agreed by involved parties, and those not yet agreed and requested to be settled by the court;
b/ Handover of documents and evidences to the court and sending of documents and evidences to other involved parties;
c/ Addition of documents and evidences and request for the court’s collection of documents and evidences and summoning of other involved parties, witnesses and other procedure participants at the court hearing;
d/ Other matters which involved parties find necessary.
3. After involved parties fully present their opinions, the judge shall consider those opinions and settle requests of involved parties regarding the matters specified in Clause 2 of this Article. The court shall notify session results to the absent involved parties.
4. After completely checking the handover of, access to, and disclosure of evidences under Clause 2 of this Article, the judge shall carry out procedures for a dialogue as follows:
a/ The judge shall inform involved parties of regulations relevant to the settlement of the case so that they can relate such regulations to their rights and obligations, and analyze legal consequences of the dialogue so that involved parties can voluntarily reach agreement on the settlement of the case;
b/ The plaintiff shall additionally explain his/her claim to institute the lawsuit and grounds to defend such claim and present his/her viewpoint on the way to settle the case (if any);
c/ The defendant shall additionally explain his/her opinions on the claim of the plaintiff, grounds for issuance of the administrative decision or performance of the administrative act over which a lawsuit is instituted, and propose the way to settle the case (if any);
d/ Persons with interests and obligations related to the case shall additionally explain or give their opinions on settlement of parts of the case related to them (if any);
dd/ Defense counsels of lawful rights and interests of involved parties or other participants in the dialogue session (if any) give their opinions;
e/ On a case-by-case basis, the judge shall request involved parties to identify relevant legal or administrative documents in order to assess the legality of the administrative decision or act over which the lawsuit is instituted, and concurrently check the legal effect of such documents. The judge may analyze contents of relevant legal or administrative documents so that involved parties may be properly aware of such documents before making their choices and decisions on the settlement of the case;
g/ After involved parties fully present their opinions, the judge shall identify matters already agreed and those not yet agreed by involved parties and request them to additionally explain unclear matters or matters not yet agreed;
h/ The judge shall make conclusions on matters already agreed and those not yet agreed by involved parties.
5. The secretary of a session to check the handover of, access to, and disclosure of evidences and dialogues shall make a minutes recording proceedings of the session.
Article 139. Minutes of sessions to check the handover of, access to, and disclosure of evidences; minutes of dialogues
1. The minutes of a session to check the handover of, access to, and disclosure of evidences must have the following details:
a/ Date of the session;
b/ Venue of the session;
c/ Session participants;
d/ Opinions of involved parties or their lawful representatives and defense counsels of their lawful rights and interests on the matters specified in Clause 2, Article 138 of this Law;
dd/ Other contents;
e/ The judge’s conclusions on acceptance or non-acceptance of requests of involved parties.
2. The minutes of a dialogue must have the following details:
a/ The contents specified at Points a, b and c, Clause 1 of this Article;
b/ Opinions of involved parties or their lawful representatives and defense counsels of their lawful rights and interests;
c/ Matters already agreed and those not yet agreed by involved parties.
3. In cases specified in Article 135 of this Law in which dialogues cannot be held, minutes shall be made under Clause I of this Article.
4. A minutes must bear all signatures or fingerprints of session participants, of the session secretary who makes it and of the judge chairing the session. Session participants may access the session minutes right after the session is concluded, request the recording of modifications or supplementations in the minutes and give their signatures or fingerprints for certification.
Article 140. Handling of dialogue results
1. After the dialogue, if the plaintiff still retains the lawsuit institution claim, the defendant still upholds the decision or act over which the lawsuit is instituted and persons with related interests and obligations that have independent claims still retain their claims, the judge shall carry out procedures for opening a court hearing to try the case.
2. After the dialogue, if the plaint! ff voluntarily withdraws the lawsuit petition, the judge shall make a written record of such voluntary withdrawal and issue a decision to terminate the settlement of the case with regard to the claim of the plaintiff. The plaintiff may reinstitute the lawsuit if the statute of limitations for lawsuit institution has not yet expired.
3. After the dialogue, if the defendant commits to modifying, supplementing, replacing or annulling the administrative decision or terminating the administrative act over which the lawsuit is instituted and the plaintiff commits to withdrawing the lawsuit petition, the court shall make a written record of such commitments of involved parties. Within 7 days after the written record is made, the defendant shall send to the court the new administrative decision or notify the termination of the administrative act over which the lawsuit is instituted and the plaintiff shall send to the court the document on withdrawal of the lawsuit petition. Upon the expiration of that time limit, if either of these involved parties fails to realize his/her/its commitment, the judge shall carry out procedures for opening a court hearing to try the case.
If receiving the new administrative decision or document on withdrawal of the lawsuit petition, the court shall notify such to other involved parties. Within 7 days after being notified by the court, if involved parties have no objection, the judge shall issue a decision to recognize the successful dialogue result and terminate the settlement of the case and promptly send it to involved parties and the same-level procuracy. This decision takes effect for execution immediately and shall not be appealed or protested against according to appellate procedures. In case there is a ground to believe that the involved parties have reached an agreement and made their commitments due to a mistake, fraudulence or intimidation or in contravention of law or social ethics, the court’s decision may be reviewed according to cassation procedures.
Article 141. Suspension of the settlement of cases
1. The court shall decide to suspend the settlement of a case when:
a/ An involved party being an individual dies or an agency or organization is dissolved or declared bankrupt without any individual, agency or organization to inherit his/her/its procedural rights and obligations;
b/ An involved party has lost his/her civil act capacity or is a minor whose at-law representative is not yet identified;
c/ An involved party is absent for a plausible reason upon the expiration of the time limit for trial preparation, except where the case may be tried in the absence of such involved party;
d/ It is necessary to await results of settlement by other agencies or settlement results of other related cases;
dd/ It is necessary to await results of additional examination or re-examination; results of performance of judicial mandate, mandated collection of evidences, or provision by agencies or organizations of documents and evidences at its request for the settlement of the case;
e/ It is necessary to await results of handling of legal documents related to the settlement of the case showing signs of contravention of the Constitution, a law or legal document of a superior state agency which is recommended in writing by the court to be amended, supplemented or annulled by a competent agency.
2. A decision to suspend the settlement of the case may be appealed or protested against according to appellate procedures.
Article 142. Consequences of the suspension of settlement of cases
1. The court may not delete the name of an administrative case suspended from settlement from the case acceptance book but shall only note down in this book the serial number and date of the decision on suspension of the settlement of such case.
2. When the reason for suspension specified in Article 141 of this Law no longer exists, the court shall issue a decision on resumption of the settlement of the case and cancel the suspension decision.
3. Legal cost advances and fees paid by involved parties shall be handled when the court resumes the settlement of the case.
4. During the period of suspension of the settlement of a case, the judge assigned to settle the case shall still be responsible for the case settlement.
After the decision on suspension of the settlement of the case is issued under Clause 1, Article 141 of this Law, the judge assigned to settle the case shall monitor and urge agencies, organizations or individuals to redress the reason for suspension as soon as possible in order to promptly bring the case to settlement.
Article 143. Termination of settlement of cases
1. The court shall decide to terminate the settlement of a case when:
a/ The plaintiff being an individual dies while his/her rights and obligations are not inherited: or the plaintiff being an agency or organization is dissolved or declared bankrupt without any agency, organization or individual inheriting its procedural rights and obligations;
b/ The plaintiff withdraws the lawsuit petition in case there is no independent claim of persons with related interests and obligations. In case there is an independent claim of a person with related interests and obligations who retains his/her independent claim, the court shall issue a decision to suspend the settlement of the case with regard to the withdrawn claim of the plaintiff;
c/ The plaintiff withdraws the lawsuit petition and persons with related interests and obligations withdraw independent claims;
d/ The plaintiff fails to make an advance for property valuation expenses and other procedural expenses prescribed by law.
In case a person with related interests and obligations makes an independent claim without making an advance for property valuation expenses and other procedural expenses in accordance with this Law, the court shall terminate the settlement of such independent claim;
dd/ The plaintiff is absent though he/she has been duly summoned twice, unless he/she/ it requests the court to try the case in his/her/its absence or in case of a force majeure event or an objective obstacle;
e/ The defendant annuls the administrative decision, disciplinary decision on dismissal or decision on settlement of a complaint about a decision on handling of a competition case, or terminates the administrative act over which the lawsuit is instituted, and the plaintiff agrees to withdraw the lawsuit petition while persons with related interests and obligations who have made independent claims agree to withdraw their claims;
g/ The statute of limitations for lawsuit institution has expired;
h/ The cases specified in Clause 1, Article 123 of this Law in which the court has accepted the case.
2. Upon the issuance of a decision to terminate the settlement of a case, the court shall return the lawsuit petition, documents and evidences to involved parties if they so request.
3. Decisions on termination of the settlement of cases may be appealed or protested against according to appellate procedures.
Article 144. Consequences of the termination of settlement of cases
1. When a decision on termination of settlement of a case is issued, involved parties may not institute a lawsuit requesting the court to resettle this case if the subsequent lawsuit does not bring any difference from the previous one regarding the plaintiff, defendant and disputed legal relation, except the cases subject to termination under Points b, c and e, Clause 1, Article 123, and Points b and dd, Clause 1, Article 143, of this Law and other cases specified by law.
2. Legal cost advances and fees paid by involved parties shall be handled in accordance with the law on legal cost and court fee.
Article 145. Competence to issue decisions on suspension, resumption or termination of the settlement of cases
1. A judge assigned to settle a case may issue a decision on suspension, resumption or termination of the settlement of such case.
2. Within 3 working days after the judge issues a decision specified in Clause 1 of this Article, the court shall send such decision to involved parties and the same-level procuracy.
Article 146. Decisions to bring cases to trial
1. A decision to bring a case to trial must have the following principal details:
a/ Date and venue of opening the court hearing;
b/ Public or behind-closed-door trial;
c/ Names and addresses of procedure participants;
d/ Contents of the lawsuit;
dd/ Full names of judges, people’s assessors, court clerk and procurators, and of alternative judges, people’s assessors, court clerk and procurators (if any).
2. A decision to bring a case to trial shall be sent to involved parties and the same-level procuracy immediately after it is issued.
Article 147. Sending of case files to the procuracy
The court shall send case files together with decisions to bring cases to trial to the same- level procuracy for study. Within 15 days after receiving a case file, the procuracy shall return it to the court.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 7. Giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại trong vụ án hành chính
Điều 30. Khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
Điều 32. Thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh
Điều 45. Những trường hợp phải từ chối hoặc thay đổi người tiến hành tố tụng
Điều 57. Quyền, nghĩa vụ của người bị kiện
Điều 68. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 73. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 78. Nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, chứng minh trong tố tụng hành chính
Điều 115. Quyền khởi kiện vụ án
Điều 143. Đình chỉ giải quyết vụ án
Điều 193. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử
Điều 296. Thẩm quyền xem xét lại quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao