Luật giám định tư pháp 2012 số 13/2012/QH13
Số hiệu: | 13/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 477 đến số 478 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Luật này quy định về giám định viên tư pháp; tổ chức giám định tư pháp; người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc; hoạt động giám định tư pháp; chi phí giám định tư pháp, chế độ, chính sách trong hoạt động giám định tư pháp và trách nhiệm của cơ quan nhà nước đối với tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
2. Người trưng cầu giám định bao gồm cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
3. Người yêu cầu giám định là người có quyền tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định mà không được chấp nhận. Người có quyền tự mình yêu cầu giám định bao gồm đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc yêu cầu giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo.
4. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp công lập, tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập và tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc.
5. Người giám định tư pháp bao gồm giám định viên tư pháp và người giám định tư pháp theo vụ việc.
6. Giám định viên tư pháp là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bổ nhiệm để thực hiện giám định tư pháp.
7. Người giám định tư pháp theo vụ việc là người đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 18 và Điều 20 của Luật này, được trưng cầu, yêu cầu giám định.
8. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc là cơ quan, tổ chức đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này, được trưng cầu, yêu cầu giám định.
1. Cá nhân, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, tổ chức khác có trách nhiệm tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Nhà nước đầu tư, phát triển hệ thống tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực có nhu cầu giám định lớn, thường xuyên để đáp ứng yêu cầu của hoạt động tố tụng; có chính sách ưu đãi tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập phát triển.
2. Nhà nước có chính sách ưu tiên đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với người giám định tư pháp.
1. Từ chối đưa ra kết luận giám định tư pháp mà không có lý do chính đáng.
2. Cố ý đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
3. Cố ý kéo dài thời gian thực hiện giám định tư pháp.
4. Lợi dụng việc thực hiện giám định tư pháp để trục lợi.
5. Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định tư pháp.
6. Xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật.
7. Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp.
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
5. Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
6. Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.
Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động trong các lĩnh vực khác tại các cơ quan ở trung ương thuộc phạm vi quản lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ mình.
Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.
1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
đ) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;
b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân sau khi người đứng đầu cơ quan chuyên môn thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.
1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của Luật này.
5. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
1. Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y bao gồm:
a) Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế;
c) Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng;
d) Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an.
3. Tổ chức giám định tư pháp công lập về pháp y tâm thần bao gồm:
a) Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế;
b) Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế.
Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất
ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
4. Tổ chức giám định tư pháp công lập về kỹ thuật hình sự bao gồm:
a) Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an;
b) Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh;
c) Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
5. Căn cứ vào nhu cầu và điều kiện thực tế của địa phương, Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh có giám định viên pháp y thực hiện giám định pháp y tử thi.
6. Tổ chức giám định tư pháp công lập có con dấu và tài khoản riêng theo quy định của pháp luật.
7. Chính phủ quy định chi tiết chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, chế độ làm việc của tổ chức giám định tư pháp công lập quy định tại Điều này.
1. Tổ chức giám định tư pháp công lập được Nhà nước bảo đảm cơ sở vật chất, kinh phí, trang thiết bị, phương tiện và điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định tư pháp.
2. Kinh phí hoạt động của tổ chức giám định tư pháp công lập được bảo đảm từ ngân sách nhà nước và các nguồn thu khác theo quy định của pháp luật.
3. Bộ Y tế quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần.
Bộ Công an quy định về điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định cho tổ chức giám định tư pháp công lập trong lĩnh vực kỹ thuật hình sự.
thành lập trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật, di vật, bản quyền tác giả.
2. Văn phòng giám định tư pháp do 01 giám định viên tư pháp thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình doanh nghiệp tư nhân. Văn phòng giám định tư pháp do 02 giám định viên tư pháp trở lên thành lập thì được tổ chức và hoạt động theo loại hình công ty hợp danh.
Người đại diện theo pháp luật của Văn phòng giám định tư pháp là Trưởng văn phòng. Trưởng văn phòng giám định tư pháp phải là giám định viên tư pháp.
1. Giám định viên tư pháp được thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Có từ đủ 05 năm trở lên là giám định viên tư pháp trong lĩnh vực đề nghị thành lập Văn phòng;
b) Có Đề án thành lập theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này.
2. Cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng không được thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
1. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở hoạt động xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
2. Giám định viên tư pháp xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ xin phép thành lập đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
b) Bản sao Quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp;
c) Dự thảo Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
d) Đề án thành lập Văn phòng giám định tư pháp phải nêu rõ mục đích thành lập; dự kiến về tên gọi, nhân sự, địa điểm đặt trụ sở; điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định theo quy định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý chuyên môn về lĩnh vực giám định và kế hoạch triển khai thực hiện.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Giám đốc Sở Tư pháp xem xét, thẩm định hồ sơ xin phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp, thống nhất ý kiến với người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định.
Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày Sở Tư pháp trình hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp. Trường hợp không cho phép thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp đăng ký hoạt động tại Sở Tư pháp.
Sau thời hạn 01 năm, kể từ ngày Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định cho phép thành lập, Văn phòng giám định tư pháp không đăng ký hoạt động thì Quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp hết hiệu lực.
2. Văn phòng giám định tư pháp gửi hồ sơ đăng ký hoạt động đến Sở Tư pháp. Hồ sơ bao gồm:
a) Đơn đề nghị đăng ký hoạt động;
b) Quy chế tổ chức, hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp;
c) Giấy tờ chứng minh có đủ điều kiện bảo đảm hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này;
d) Bản sao quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp.
3. Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về lĩnh vực giám định tư pháp kiểm tra việc đáp ứng các điều kiện theo Đề án thành lập quy định tại điểm d khoản 2 Điều 16 của Luật này và cấp Giấy đăng ký hoạt động; trường hợp từ chối thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do, đồng thời báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thu hồi Quyết định cho phép thành lập. Người bị từ chối có quyền khiếu nại, khởi kiện theo quy định của pháp luật.
4. Văn phòng giám định tư pháp được hoạt động kể từ ngày được cấp Giấy đăng ký hoạt động.
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ tiêu chuẩn sau đây có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
2. Trong trường hợp người không có trình độ đại học nhưng có kiến thức chuyên sâu và có nhiều kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực cần giám định thì có thể được lựa chọn làm người giám định tư pháp theo vụ việc.
3. Người giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. Người giám định tư pháp theo vụ việc có quyền và nghĩa vụ quy định tại các khoản 1, 2, 3, 6 và 7 Điều 11 của Luật này.
1. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc phải có đủ điều kiện sau đây:
a) Có tư cách pháp nhân;
b) Có hoạt động chuyên môn phù hợp với nội dung được trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Có điều kiện về cán bộ chuyên môn, cơ sở vật chất bảo đảm cho việc thực hiện giám định tư pháp.
2. Tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu giám định theo quy định của Luật này. Người đứng đầu tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận và phân công người thực hiện giám định tư pháp.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ thực hiện giám định tư pháp theo trưng cầu của người trưng cầu giám định.
1. Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, bộ, cơ quan ngang bộ khác và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lựa chọn, lập và hằng năm công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.
Danh sách kèm theo thông tin về chuyên ngành giám định, kinh nghiệm, năng lực của người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc được đăng tải trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung.
2. Trong trường hợp đặc biệt, người trưng cầu giám định có thể trưng cầu cá nhân, tổ chức chuyên môn có đủ điều kiện không thuộc danh sách đã công bố để thực hiện giám định nhưng phải nêu rõ lý do.
Theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định có trách nhiệm giới thiệu cá nhân, tổ chức có đủ điều kiện thực hiện giám định ngoài danh sách đã được công bố.
1. Người trưng cầu giám định có quyền:
a) Trưng cầu cá nhân, tổ chức quy định tại khoản 4 Điều 2 của Luật này thực hiện giám định;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này trả kết luận giám định đúng nội dung và thời hạn đã yêu cầu;
c) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định.
2. Người trưng cầu giám định có nghĩa vụ:
a) Lựa chọn tổ chức hoặc cá nhân thực hiện giám định phù hợp với tính chất, yêu cầu của vụ việc cần giám định;
b) Ra quyết định trưng cầu giám định bằng văn bản;
c) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp;
d) Tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi trưng cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định;
đ) Bảo đảm an toàn cho người giám định tư pháp trong quá trình thực hiện giám định hoặc khi tham gia tố tụng với tư cách là người giám định tư pháp.
1. Người yêu cầu giám định có quyền gửi văn bản yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng không chấp nhận yêu cầu thì trong thời hạn 07 ngày phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản. Hết thời hạn nói trên hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có quyền:
a) Yêu cầu cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trả kết luận giám định đúng thời hạn đã thỏa thuận và theo nội dung đã yêu cầu;
b) Yêu cầu cá nhân, tổ chức đã thực hiện giám định tư pháp giải thích kết luận giám định;
c) Đề nghị Toà án triệu tập người giám định tư pháp đã thực hiện giám định tham gia phiên tòa để giải thích, trình bày về kết luận giám định;
d) Yêu cầu cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định lại; yêu cầu giám định bổ sung theo quy định tại khoản 1 Điều 29 của Luật này.
3. Người yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của người giám định tư pháp và chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin, tài liệu do mình cung cấp;
b) Nộp tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi yêu cầu giám định; thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định khi nhận kết luận giám định.
4. Người yêu cầu giám định chỉ được thực hiện quyền tự yêu cầu giám định trước khi Tòa án ra quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm.
1. Người giám định tư pháp có quyền:
a) Lựa chọn phương pháp cần thiết, phù hợp để tiến hành giám định theo nội dung yêu cầu giám định;
b) Sử dụng kết quả thực nghiệm, xét nghiệm bổ sung hoặc kết luận chuyên môn do cá nhân, tổ chức khác thực hiện nhằm phục vụ cho việc giám định;
c) Độc lập đưa ra kết luận giám định.
2. Người giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Tuân thủ các nguyên tắc thực hiện giám định tư pháp;
b) Thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
c) Thực hiện và trả kết luận giám định đúng thời hạn yêu cầu; trong trường hợp cần thiết phải có thêm thời gian để thực hiện giám định thì phải thông báo kịp thời cho người trưng cầu, yêu cầu giám định biết;
d) Lập hồ sơ giám định;
đ) Bảo quản mẫu vật giám định, tài liệu liên quan đến vụ việc giám định;
e) Không được thông báo kết quả giám định cho người khác, trừ trường hợp được người đã trưng cầu, yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
g) Chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định do mình đưa ra. Trường hợp cố ý đưa ra kết luận giám định sai sự thật gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức thì còn phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.
3. Ngoài các quyền, nghĩa vụ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người giám định tư pháp có quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật về tố tụng.
1. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có quyền:
a) Yêu cầu người trưng cầu, người yêu cầu giám định cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc giám định;
b) Từ chối thực hiện giám định nếu không có đủ điều kiện cần thiết phục vụ cho việc thực hiện giám định;
c) Được nhận tạm ứng chi phí giám định tư pháp khi nhận trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp; được thanh toán kịp thời, đầy đủ chi phí giám định tư pháp khi trả kết quả giám định.
2. Tổ chức được trưng cầu, yêu cầu giám định tư pháp có nghĩa vụ:
a) Tiếp nhận và phân công người có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định thuộc tổ chức mình thực hiện giám định và chịu trách nhiệm về năng lực chuyên môn của người đó; phân công người chịu trách nhiệm điều phối việc thực hiện giám định trong trường hợp cần có nhiều người thực hiện vụ việc giám định;
b) Bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và các điều kiện cần thiết khác cho việc thực hiện giám định;
c) Bồi thường thiệt hại trong trường hợp người thực hiện giám định do mình phân công cố ý kết luận giám định sai, gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức;
d) Thông báo cho người trưng cầu, yêu cầu giám định bằng văn bản trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu, yêu cầu giám định và nêu rõ lý do trong trường hợp từ chối nhận trưng cầu, yêu cầu giám định.
1. Người trưng cầu giám định quyết định trưng cầu giám định tư pháp bằng văn bản và gửi quyết định kèm theo đối tượng giám định và tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Quyết định trưng cầu giám định phải có các nội dung sau đây:
a) Tên cơ quan trưng cầu giám định; họ, tên người có thẩm quyền trưng cầu giám định;
b) Tên tổ chức; họ, tên người được trưng cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng cần giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Ngày, tháng, năm trưng cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
3. Trường hợp trưng cầu giám định bổ sung hoặc giám định lại thì quyết định trưng cầu giám định phải ghi rõ là trưng cầu giám định bổ sung hoặc trưng cầu giám định lại.
1. Người yêu cầu giám định phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có) và bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, vụ án hành chính, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
a) Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
b) Nội dung yêu cầu giám định;
c) Tên và đặc điểm của đối tượng giám định;
d) Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có);
đ) Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định;
1. Hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định được giao, nhận trực tiếp hoặc gửi cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định qua đường bưu chính.
2. Việc giao, nhận trực tiếp hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định phải được lập thành biên bản. Biên bản giao, nhận phải có nội dung sau đây:
a) Thời gian, địa điểm giao, nhận hồ sơ giám định;
b) Họ, tên người đại diện của bên giao và bên nhận đối tượng giám định;
c) Quyết định trưng cầu hoặc văn bản yêu cầu giám định; đối tượng cần giám định; tài liệu, đồ vật có liên quan;
d) Cách thức bảo quản đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
đ) Tình trạng đối tượng giám định, tài liệu, đồ vật có liên quan khi giao, nhận;
e) Chữ ký của người đại diện bên giao và bên nhận đối tượng giám định.
3. Việc gửi hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định qua đường bưu chính phải được thực hiện theo hình thức gửi dịch vụ có số hiệu. Cá nhân, tổ chức nhận hồ sơ được gửi theo dịch vụ có số hiệu có trách nhiệm bảo quản, khi mở niêm phong phải lập biên bản theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Đối với việc giao, nhận đối tượng giám định pháp y, pháp y tâm thần là con người thì người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cá nhân, tổ chức được trưng cầu giám định quản lý đối tượng giám định trong quá trình thực hiện giám định.
5. Khi việc thực hiện giám định hoàn thành, cá nhân, tổ chức thực hiện giám định có trách nhiệm giao lại đối tượng giám định cho người trưng cầu, yêu cầu giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Người trưng cầu, yêu cầu giám định có trách nhiệm nhận lại đối tượng giám định theo quy định của pháp luật.
Việc giao, nhận lại đối tượng giám định sau khi việc giám định đã hoàn thành được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
1. Giám định cá nhân là việc giám định do 01 người thực hiện. Giám định tập thể là việc giám định do 02 người trở lên thực hiện.
2. Trong trường hợp giám định cá nhân thì người giám định thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm cá nhân về kết luận giám định đó.
3. Trong trường hợp giám định tập thể về một lĩnh vực chuyên môn thì những người giám định cùng thực hiện việc giám định, ký vào bản kết luận giám định chung và cùng chịu trách nhiệm về kết luận giám định đó; nếu có ý kiến khác thì giám định viên ghi ý kiến của mình vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về ý kiến đó.
Trường hợp giám định tập thể thuộc nhiều lĩnh vực chuyên môn khác nhau thì mỗi người giám định thực hiện phần việc giám định thuộc lĩnh vực chuyên môn của mình và chịu trách nhiệm cá nhân về phần kết luận giám định đó.
1. Việc giám định bổ sung được thực hiện trong trường hợp nội dung kết luận giám định chưa rõ, chưa đầy đủ hoặc khi phát sinh vấn đề mới liên quan đến tình tiết của vụ án, vụ việc đã được kết luận giám định trước đó. Việc trưng cầu, yêu cầu giám định bổ sung được thực hiện như giám định lần đầu.
2. Việc giám định lại được thực hiện trong trường hợp có căn cứ cho rằng kết luận giám định lần đầu không chính xác hoặc trong trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật này.
3. Người trưng cầu giám định tự mình hoặc theo đề nghị của người yêu cầu giám định quyết định việc trưng cầu giám định lại. Trường hợp người trưng cầu giám định không chấp nhận yêu cầu giám định lại thì phải thông báo cho người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Trong trường hợp có sự khác nhau giữa kết luận giám định lần đầu và kết luận giám định lại về cùng một nội dung giám định thì việc giám định lại lần thứ hai do người trưng cầu giám định quyết định. Việc giám định lại lần thứ hai phải do Hội đồng giám định thực hiện.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quản lý về lĩnh vực cần giám định quyết định thành lập Hội đồng để thực hiện giám định lại lần thứ hai. Hội đồng giám định gồm có ít nhất 03 thành viên là những người có chuyên môn cao và có uy tín trong lĩnh vực cần giám định. Hội đồng giám định hoạt động theo cơ chế giám định tập thể quy định tại khoản 3 Điều 28 của Luật này.
2. Trong trường hợp đặc biệt, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định việc giám định lại sau khi đã có kết luận của Hội đồng giám định.
1. Người thực hiện giám định tư pháp phải ghi nhận kịp thời, đầy đủ, trung thực toàn bộ quá trình và kết quả thực hiện giám định bằng văn bản.
2. Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định phải được lưu trong hồ sơ giám định.
1. Kết luận giám định tư pháp là nhận xét, đánh giá bằng văn bản của người giám định tư pháp về đối tượng giám định theo nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định. Kết luận giám định tư pháp phải có các nội dung sau đây:
a) Họ, tên người thực hiện giám định; tổ chức thực hiện giám định;
b) Tên cơ quan tiến hành tố tụng; họ, tên người tiến hành tố tụng trưng cầu giám định; số văn bản trưng cầu giám định hoặc họ, tên người yêu cầu giám định;
c) Thông tin xác định đối tượng giám định;
d) Thời gian nhận văn bản trưng cầu, yêu cầu giám định;
đ) Nội dung yêu cầu giám định;
e) Phương pháp thực hiện giám định;
g) Kết luận về đối tượng giám định;
h) Thời gian, địa điểm thực hiện, hoàn thành việc giám định.
2. Trong trường hợp trưng cầu, yêu cầu cá nhân thực hiện giám định thì chữ ký của người thực hiện giám định phải được chứng thực theo quy định của pháp luật về chứng thực.
Trường hợp trưng cầu, yêu cầu tổ chức thực hiện giám định thì người đứng đầu tổ chức phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và tổ chức được trưng cầu, yêu cầu chịu trách nhiệm về kết luận giám định.
Trường hợp Hội đồng giám định quy định tại khoản 1 Điều 30 của Luật này thực hiện giám định thì người quyết định thành lập Hội đồng phải ký tên, đóng dấu vào bản kết luận giám định và chịu trách nhiệm về tư cách pháp lý của Hội đồng giám định.
3. Trong trường hợp việc giám định được thực hiện trước khi có quyết định khởi tố vụ án hình sự, theo đúng trình tự, thủ tục do Luật này quy định thì cơ quan tiến hành tố tụng có thể sử dụng kết luận giám định đó như kết luận giám định tư pháp.
1. Hồ sơ giám định tư pháp do người thực hiện giám định tư pháp lập bao gồm:
a) Quyết định trưng cầu, văn bản yêu cầu giám định và tài liệu kèm theo (nếu có);
b) Biên bản giao, nhận hồ sơ, đối tượng trưng cầu, yêu cầu giám định;
c) Văn bản ghi nhận quá trình thực hiện giám định;
d) Bản ảnh giám định (nếu có);
đ) Kết luận giám định trước đó hoặc kết quả xét nghiệm, thực nghiệm giám định do người khác thực hiện (nếu có);
e) Tài liệu khác có liên quan đến việc giám định (nếu có);
g) Kết luận giám định tư pháp.
2. Hồ sơ giám định tư pháp phải được lập theo mẫu thống nhất. Bộ Công an, Bộ Y tế và các bộ, cơ quan ngang bộ trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định thống nhất mẫu hồ sơ giám định tư pháp.
3. Cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp chịu trách nhiệm bảo quản, lưu giữ hồ sơ giám định do mình thực hiện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
4. Hồ sơ giám định tư pháp được xuất trình khi có yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng có thẩm quyền giải quyết vụ án hình sự, hành chính, vụ việc dân sự.
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Thuộc một trong các trường hợp mà pháp luật về tố tụng quy định phải từ chối tham gia tố tụng hoặc bị thay đổi;
b) Được trưng cầu giám định lại về cùng một nội dung trong vụ án, vụ việc mà mình đã thực hiện giám định, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Tổ chức thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không được thực hiện giám định tư pháp:
a) Có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng;
b) Có căn cứ rõ ràng khác để cho rằng tổ chức này có thể không khách quan, vô tư trong khi thực hiện giám định.
1. Việc yêu cầu cá nhân, tổ chức nước ngoài thực hiện giám định tư pháp chỉ được thực hiện nếu đối tượng cần giám định đang ở nước ngoài hoặc khả năng chuyên môn, điều kiện về trang thiết bị, phương tiện giám định của cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trong nước không đáp ứng được yêu cầu giám định.
2. Cá nhân, tổ chức giám định tư pháp có trách nhiệm tiếp nhận và thực hiện giám định tư pháp theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng nước ngoài.
3. Trình tự, thủ tục, chi phí thực hiện tương trợ tư pháp về giám định tư pháp giữa Việt Nam và nước ngoài theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Người trưng cầu giám định, người yêu cầu giám định có trách nhiệm trả chi phí giám định tư pháp cho cá nhân, tổ chức thực hiện giám định tư pháp theo quy định của pháp luật về chi phí giám định tư pháp.
1. Giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, người giúp việc cho người giám định tư pháp đang hưởng lương từ ngân sách nhà nước, người được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao trách nhiệm có mặt, thực hiện nhiệm vụ trong thời gian thực hiện giám định đối với trường hợp khám nghiệm tử thi, mổ tử thi, khai quật tử thi thì được hưởng bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc giám định.
2. Ngoài chế độ bồi dưỡng giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều này, giám định viên tư pháp chuyên trách thuộc tổ chức giám định tư pháp công lập được hưởng phụ cấp ưu đãi nghề và các phụ cấp khác.
3. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
1. Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập được hưởng chính sách ưu đãi theo quy định của Chính phủ.
2. Người giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc có đóng góp tích cực cho hoạt động giám định tư pháp
thì được tôn vinh, khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào khả năng, điều kiện thực tế và thẩm quyền của mình quy định chế độ, chính sách khác để thu hút chuyên gia, tổ chức có năng lực tham gia hoạt động giám định tư pháp.
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
2. Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
3. Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và bộ, cơ quan ngang bộ khác thực hiện quản lý nhà nước và chịu trách nhiệm trước Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực do mình quản lý; phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thống nhất quản lý nhà nước về giám định tư pháp.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương.
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp và hướng dẫn thi hành các văn bản đó.
Chủ trì xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển chung về giám định tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ xây dựng chiến lược, quy hoạch và kế hoạch phát triển theo từng lĩnh vực giám định tư pháp.
2. Có ý kiến bằng văn bản về việc thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quyết định của bộ, cơ quan ngang bộ quản lý lĩnh vực chuyên môn, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; trong trường hợp cần thiết, đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập để đáp ứng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng.
3. Xây dựng chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp; phối hợp với bộ, cơ quan ngang bộ trong việc tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp.
4. Tập hợp, lập và đăng tải danh sách chung về cá nhân, tổ chức giám định tư pháp trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Tư pháp.
5. Đôn đốc việc thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về giám định tư pháp của bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh; yêu cầu bộ, cơ quan ngang bộ và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp; báo cáo Chính phủ về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp trong phạm vi toàn quốc.
6. Chủ trì hoặc đề nghị bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có liên quan tổ chức kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp.
7. Thực hiện quản lý nhà nước về hợp tác quốc tế về giám định tư pháp.
1. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về giám định tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý và hướng dẫn thi hành các văn bản đó.
2. Ban hành quy chuẩn giám định tư pháp hoặc hướng dẫn áp dụng quy chuẩn chuyên môn cho hoạt động giám định tư pháp theo yêu cầu và đặc thù của lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc quyết định thành lập, củng cố, kiện toàn tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định của Luật này.
4. Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp theo vụ việc, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc quy định tại khoản 1 Điều 20 của Luật này.
5. Bảo đảm kinh phí, trang thiết bị, phương tiện giám định và điều kiện vật chất cần thiết khác cho tổ chức giám định tư pháp công lập thuộc thẩm quyền quản lý đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
6. Hằng năm, đánh giá chất lượng hoạt động của tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc, người giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
7. Quy định điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện giám định của Văn phòng giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
8. Xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch bồi dưỡng nghiệp vụ giám định tư pháp, kiến thức pháp luật cho đội ngũ giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
9. Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo quy định tại khoản 6 Điều 40 của Luật này.
10. Thực hiện hợp tác quốc tế về giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý.
11. Hằng năm, tổng kết về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp để tổng hợp báo cáo Chính phủ.
Ngoài nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Điều 41 của Luật này, Bộ Y tế, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
1. Bộ Y tế có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần;
b) Ban hành quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực giám định pháp y, pháp y tâm thần;
c) Quy định cụ thể tiêu chuẩn giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần;
d) Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định pháp y, giám định pháp y tâm thần theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 của Luật này.
2. Bộ Công an có nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự;
b) Ban hành quy chuẩn chuyên môn trong lĩnh vực giám định kỹ thuật hình sự;
c) Quy định cụ thể tiêu chuẩn giám định viên kỹ thuật hình sự;
d) Đào tạo, bồi dưỡng và cấp chứng chỉ nghiệp vụ giám định kỹ thuật hình sự theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 7 của Luật này;
đ) Thực hiện thống kê hằng năm về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý;
e) Hướng dẫn cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp;
g) Bảo đảm kinh phí, hướng dẫn chi trả chi phí giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý;
h) Hằng năm, tổng kết và gửi báo cáo về Bộ Tư pháp về tình hình trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan điều tra thuộc thẩm quyền quản lý.
3. Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại các điểm đ, e, g và h khoản 2 Điều này.
1. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập; quyết định cho phép thành lập Văn phòng giám định tư pháp; lập và công bố danh sách tổ chức giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc ở địa phương;
b) Bổ nhiệm, miễn nhiệm giám định viên tư pháp theo thẩm quyền; lập và công bố danh sách người giám định tư pháp ở địa phương;
c) Bảo đảm kinh phí, phương tiện hoạt động, cơ sở vật chất và các điều kiện cần thiết khác cho tổ chức giám định tư pháp công lập ở địa phương;
d) Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và kiến thức pháp luật cho giám định viên tư pháp ở địa phương;
đ) Hằng năm, đánh giá về tổ chức, chất lượng hoạt động giám định tư pháp ở địa phương; bảo đảm số lượng, chất lượng của đội ngũ giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, đáp ứng kịp thời, có chất lượng yêu cầu giám định của hoạt động tố tụng ở địa phương;
e) Kiểm tra, thanh tra và giải quyết khiếu nại, tố cáo về giám định tư pháp theo thẩm quyền; phối hợp với Bộ Tư pháp trong công tác kiểm tra, thanh tra về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp theo quy định tại khoản 6 Điều 40 của Luật này;
g) Báo cáo Bộ Tư pháp về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp ở địa phương, đồng thời gửi bộ, cơ quan ngang bộ có liên quan để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước quy định tại các điều 40, 41 và 42 của Luật này.
2. Sở Tư pháp có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương; chủ trì, phối hợp với cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý về hoạt động của Văn phòng giám định tư pháp.
Cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp quản lý nhà nước về lĩnh vực giám định tư pháp chuyên ngành, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về tổ chức, hoạt động giám định tư pháp thuộc lĩnh vực quản lý; phối hợp với Sở Tư pháp giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp trong quản lý nhà nước về giám định tư pháp ở địa phương.
1. Hướng dẫn áp dụng các quy định của pháp luật về trưng cầu giám định và đánh giá, sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
2. Thực hiện chế độ thống kê về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân và báo cáo Quốc hội trong báo cáo công tác hằng năm.
3. Phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về trưng cầu, đánh giá việc thực hiện giám định và sử dụng kết luận giám định tư pháp.
4. Bảo đảm kinh phí, hướng dẫn chi trả chi phí giám định tư pháp trong hệ thống cơ quan Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.
1. Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2013.
2. Pháp lệnh giám định tư pháp số 24/2004/PL-UBTVQH11 hết hiệu lực kể từ ngày Luật này có hiệu lực.
3. Kể từ ngày Luật này có hiệu lực thi hành, các quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, Bộ luật tố tụng dân sự, Luật tố tụng hành chính về giám định tư pháp có nội dung khác với Luật này thì áp dụng quy định của Luật này.
Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.
THE NATIONAL ASSEMBLY |
SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM |
No. 13/2012/QH13 |
Hanoi, July 20, 2012 |
Pursuant to the Constitution of the Socialist Republic of Vietnam1992, which was amended and. supplemented under the Resolution No. 51/2001/NQ-QH10?
The National Assembly promulgates the Law on Judicial Expertise.
Article 1. Scope of adjustment
This Law provides for judicial experts; judicial expertise institutions; ad hoc judicial expertise performer, ad hoc judicial expertise institutions; judicial expertise activities; judicial expertise charge, regulations and policies applicable to judicial expertise activities, and responsibilities of state agencies to judicial expertise institutions and activities.
Article 2. Interpretation of terms
In this Law, the terms below are construed as follows:
1. Judicial expertise means that judicial expertise performers use scientific, technical and professional knowledge, means and methods to make expert conclusions regarding matters related to the criminal investigation, prosecution and trial and enforcement of criminal judgments or settlement of civil cases and matters and administrative cases when solicited by procedure conducting agencies or persons or when requested by expertise requesters specified in this Law.
2. Expertise solicitors include procedure conducting agencies and persons.
3. Expertise requesters are those who have the right to request expertise by themselves after their requests for procedure conducting agencies or persons to solicit expertise are rejected. They include parties involved in civil cases or matters or administrative cases, civil plaintiffs, civil respondents, persons with related rights in criminal cases or their lawful representatives, unless the solicited expertise is related to determination of the criminal liability of the accused or defendants.
4. Judicial expertise individuals and institutions include judicial experts, ad hoc judicial expertise performers, public judicial expertise institutions, non-public judicial expertise institutions and ad hoc judicial expertise institutions.
5. Judicial expertise performers include judicial experts and ad hoc judicial expertise performers.
6. Judicial experts are those who satisfy the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law and are appointed by competent state agencies to perform judicial expertise.
7. Ad hoc judicial expertise performers are those who satisfy the criteria specified in Clause 1 or 2, Article 18, and Article 20 of this Law and are invited or requested to perform expertise.
8. Ad hoc judicial expertise institutions are agencies or organizations that satisfy the criteria specified in Clauses 19 and 20 of this Law and are solicited or requested to perform expertise.
Article 3. Principles of judicial expertise
1. Compliance with law and professional regulations.
2. Truthfulness, accuracy, objectiveness, impartiality and timeliness.
3. Making of professional conclusions only on the issues within the requested scope.
4. Responsibility before law for expertising conclusions.
Article 4. Responsibilities of individuals and organizations for judicial expertise activities
1. Individuals and organizations that are solicited or requested to perform judicial expertise shall undertake to do so in accordance with this Law and other relevant laws.
2. Other individuals and organizations shall create conditions for judicial expertise performers to perform judicial expertise in accordance with this Law and other relevant laws.
Article 5. State policies on judicial expertise activities
1. The State invests in developing the system of public judicial expertise institutions in areas with great and regular demand for judicial expertise in order to meet requirements of procedure activities; and adopts preferential policies to facilitate the development of non-public judicial expertise institutions.
2. The State adopts preferential policies on professional training and retraining for judicial expertise performers.
1. Refusing to make judicial expertising conclusions without any plausible reason.
2. Intentionally making untruthful judicial expertising conclusions.
3. Intentionally prolonging the performance of judicial expertise.
4. Taking advantage of judicial expertise to seek personal benefits.
5. Disclosing secret information acquired during the performance of judicial expertise.
6. Enticing or forcing judicial expertise performers to make untruthful judicial expertising conclusions.
7. Intervening in or obstructing expertise activities of judicial expertise performers.
Article 7. Criteria for appointment of judicial experts
1. A Vietnamese citizen who permanently resides in Vietnam and fully satisfies the following criteria may be considered and appointed as a judicial expert:
a/ Being physically fit and having good moral qualities;
b/ Possessing a university or higher degree and having been engaged in practical professional activities in his/her trained area for at least 5 years;
In case a person, who is proposed to be appointed as an expert in forensic medicine, psychiatric forensic medicine or criminological techniques, has worked as an expertise assistant in a forensic medicine, psychiatric forensic medicine or criminological technique institution, his/her period of practical professional activities must be at least 3 years in full;
c/ Possessing a certificate of judicial expertise training or retraining, for a person proposed to be appointed as an expert in forensic medicine, psychiatric forensic medicine or criminological techniques.
2. The following persons may not be appointed as judicial experts:
a/ Those who have lost their civil act capacity or have a limited civil act capacity;
b/ Those who are currently examined for penal liability; those who have been convicted for unintentionally committing a crime or intentionally committing a less serious crime and their criminal record has not been remitted; those who have been convicted for intentionally committing a serious crime, very serious crime or particularly serious crime;
c/ Those who are subject to the administrative sanction of commune-based education or confinement to a compulsory detoxification establishment or compulsory educational establishment.
3. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall detail Clause 1 of this Article regarding judicial experts in the areas under their management after reaching agreement with the Minister of Justice.
Article 8. Dossier of proposal for appointment of a judicial expert
1. A written request for appointment of a judicial expert.
2. A copy of a university or higher degree in a major relevant to the professional area in which the candidate is expected to work.
3. The resume and judicial record of the candidate.
4. A written certification of the period of performing practical professional activities, granted by the agency or organization in which the candidate works.
5. A certificate of judicial expertise training or retraining, for a person proposed to be appointed as a judicial expert in forensic medicine, psychiatric forensic medicine or criminological techniques.
6. Other papers evidencing that the candidate satisfies the criteria prescribed by the minister or head of ministerial-level agency competent to manage the field of expertise.
Article 9. Competence, order and procedures for appointment of judicial experts
1. The Minister of Health may appoint forensic medicine and psychiatric forensic medicine experts to work in central agencies.
The Minister of Public Security may appoint criminological technique experts to work in central agencies.
Ministers and heads of ministerial-level agencies may appoint judicial experts in other areas to work in central agencies under their management.
Chairpersons of People's Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) may appoint local judicial experts.
2. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law and propose the Minister of Health to appoint them as their own forensic medicine experts.
The Ministry of National Defense shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law and propose the Minister of Public Security to appoint them as its own criminological technique experts.
Heads of units of ministries or ministerial-level agencies assigned to manage judicial expertise activities shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law and propose ministers or heads of ministerial-level agencies to appoint them as judicial experts in the areas of expertise under their respective management.
Heads of specialized agencies of provincial-level People's Committees in charge of judicial expertise shall assume the prime responsibility for, and coordinate with directors of provincial-level Service of Justices in, selecting persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law, receiving dossiers of persons proposed to be appointed as judicial experts as specified in Article 8 of this Law, and proposing chairpersons of provincial-level People's Committees to appoint local judicial experts.
Within 20 days after receiving a valid dossier, a minister, head of a ministerial-level agency or chairperson of a provincial-level People's Committee shall decide to appoint a judicial expert. In case of refusal, he/she shall notify such in writing to the applicant, clearly stating the reason.
3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level agencies shall make lists of judicial experts and post them on their websites, and concurrently send them to the Ministry of Justice for making a general list of judicial experts.
Article 10. Dismissal of judicial experts
1. Cases in which a judicial expert shall be dismissed from his/her duty:
a/ He/she no longer satisfies the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law;
b/ He/she falls into a case specified in Clause 2, Article 7 of this Law;
c/ He/she is disciplined with caution or a higher penalty or is administratively sanctioned for an intentional violation of the law on judicial expertise;
d/ He/she commits an act specified in Article 6 of this Law;
e/ He/she so requests, in case he/she is a civil servant, public employee, army officer, people's public security officer, professional soldier or defense worker having a decision on job leaving for retirement or resignation.
2. A dossier of request for dismissal a judicial expert from his/her duty comprises:
a/ A written request for dismissal from duty of a judicial expert, made by the agency or organization that has proposed the appointment of such person;
b/ Documents or papers evidencing that the judicial expert falls into a case specified in Clause 1 of this Article.
3. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall consider and request the Minister of Health to dismiss forensic medicine experts from duty under their management.
The Minister of National Defense shall consider and request the Minister of Public Security to dismiss criminological technique experts from duty under his/her management.
Ministers and heads of ministerial-level agencies may dismiss from duty judicial experts working in central agencies in the aeas under their respective management at the request of heads of units of their ministries or ministerial-level agencies in charge of judicial expertise activities.
Chairpersons of provincial-level People's Committees may dismiss from duty local judicial experts at the request of heads of specialized agencies of their People's Committees after the latter reach agreement with directors of provincial-level Service of Justices.
4. Within 10 days after receiving a valid dossier, a minister, head of a ministerial-level agency or chairperson of a provincial-level People's Committee shall consider and decide to dismiss from duty a judicial expert and modify the list of judicial experts on its website, and concurrently send such dossier to the Ministry of Justice for modification of the general list of judicial experts.
Article 11. Rights and obligations of judicial experts
1. Performng expertise according to the solicitation or request of expertise solicitors or requesters or the assignment by agencies or institutions solicited or requested to perform expertise.
2. Refusing to perform expertise in case the contents to be expertised fall beyond their professional capacity; objects to be expertised and relevant documents are insufficiently supplied or invalid for making expertising conclusions; the time is not enough for performing expertise or there is another plausible reason. In case of refusal to perform expertise, to notify the refusal in writing to the expertise solicitor or requester within 5 working days after receiving a decision to solicit or request expertise.
3. Attending expertise retraining courses for improving their professional skills and legal knowledge.
4. Establishing judicial expertise offices when fully satisfying the conditions specified in Article 15 of this Law.
5. Establishing or joining judicial experts' associations in accordance with the law on associations.
6. Enjoying regimes and policies provided in this Law and other relevant laws.
7. Having other rights and obligations specified in Article 23 and Clause 1, Article 34 of this Law.
JUDICIAL EXPERTISE INSTITUTIONS
Section 1: PUBLIC JUDICIAL EXPERTISE INSTITUTIONS
Article 12. Public judicial expertise institutions
1. Public judicial expertise institutions may be established by competent state agencies in the areas of forensic medicine, psychiatric forensic medicine and criminological techniques.
In case of necessity, ministers, heads of ministerial-level agencies or chairpersons of provincial-level People's Committees may consider and decide to establish or propose competent agencies to establish public judicial expertise institutions in other areas after reaching agreement with the Minister of Justice.
2. Public judicial expertise institutions in forensic medicine include:
a/ The National Institute of Forensic Medicine under the Ministry of Health;
b/ Provincial-level forensic medicine centers;
c/ The Army Institute of Forensic Medicine under the Ministry of National Defense;
d/ The Forensic Medicine Center of the Criminological Institute, the Ministry of Public Security.
3. Public judicial expertise institutions in psychiatric forensic medicine include:
a/ The Central Institute of Psychiatric forensic medicine under the Ministry of Health;
b/ Regional psychiatric forensic medicine centers under the Ministry of Health.
Based on psychiatrically forensic expertise requirements of legal proceedings and practical conditions of regions and areas nationwide, the Minister of Health shall consider and decide to establish regional psychiatric forensic medicine centers after reaching agreement with the Minister of Justice.
4. Public judicial expertise institutions in criminological techniques include:
a/ The Criminological Science Institute under the Ministry of Public Security;
b/ Criminological technique Division of provincial-level Police Departments;
c/ The Criminological Technique Expertise Division of the Ministry of National Defense.
5. Based on local needs and practical conditions, the criminological technique sections of provincial-level Police Departments may have forensic medicine experts to perform forensic examination of corpses.
6. Public judicial expertise institutions have their own seals and accounts in accordance with law.
7. The Government shall stipulate in detail the functions, tasks, organizational structure and working regulation of public judicial expertise institutions specified in this Article.
Article 13. Ensuring physical foundations for public judicial expertise institutions
1. Public judicial expertise institutions have their physical foundations, operation funds, equipment, facilities, means and other necessary conditions provided by the State to perform judicial expertise.
2. Public judicial expertise institutions have their operation funds allocated from the state budget and other sources in accordance with law.
3. The Ministry of Health shall stipulate physical foundations and expertise equipment, facilities and means for public judicial expertise institutions in the areas of forensic medicine and psychiatric forensic medicine.
The Ministry of Public Security shall stipulate physical foundations and expertise equipment, facilities and means for public judicial expertise institutions in the area of criminological techniques.
Section 2: NON-PUBLIC JUDICIAL EXPERTISE INSTITUTIONS
Article 14. Judicial expertise offices
1. Judicial expertise offices are non-public judicial expertise institutions established in the areas of finance, banking, construction, antiques, relics and copyright.
2. A judicial expertise office established by one judicial expert shall be organized and operate as a private enterprise. A judicial expertise office established by two or more judicial experts shall be organized and operate as a partnership.
The legal representatives of judicial expertise offices are their heads, who must be judicial experts.
Article 15. Conditions for establishment of judicial expertise offices
1. A judicial expert may establish a judicial expertise office when fully satisfying the following conditions:
a/ Having worked as a judicial expert for at least 5 full years in the field in which he/she wishes to establish a judicial expertise office;
b/ Having an establishment scheme specified at Point d, Clause 2, Article 16 of this Law.
2. Cadres, civil servants, public employees, army officers, people's public security officers, professional soldiers and defense workers are prohibited from establishing judicial expertise offices.
Article 16. Licensing of establishment of judicial expertise offices
1. Chairpersons of provincial-level People's Committees of localities in which judicial expertise offices are expected to be located shall consider and decide to license the establishment of such judicial expertise offices at the request of directors of provincial-level Service of Justices.
2. A judicial expert who applies for a license to establish a judicial expertise office shall send a dossier of application to the provincial-level Service of Justice. Such a dossier comprises:
a/ An application for a license;
b/ A copy of the decision on appointment of the judicial expert;
c/ The draft regulation on organization and operation of the judicial expertise office;
d/ The judicial expertise office establishment scheme, which must clearly state the establishment purpose(s); projected name, personnel and location of the office; conditions of physical foundations and expertise equipment, facilities and means as specified by the ministry or ministerial-level agency in charge of the relevant expertise field and implementation plan.
3. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier of application for a license to establish a judicial expertise office, the director of the provincial-level Service of Justice shall examine such dossier and reach agreement with the head of the specialized agency of the provincial-level People's Committee in charge of judicial expertise, then submit it to the chairperson of the provincial-level People's Committee for consideration and decision.
Within 15 days after receiving a dossier from the provincial-level Service of Justice, the chairperson of the provincial-level People's Committee shall consider and decide to license the establishment of the judicial expertise office. In case of refusal to license, he/she shall notify such in writing, clearly stating the reason. The refused applicant may file a complaint or institute a lawsuit in accordance with law.
Article 17. Operation registration of judicial expertise offices
1. Within one year after the chairperson of the provincial-level People's Committee decides to license its establishment, a judicial expertise office shall register its operation with the provincial-level Service of Justice.
The decision licensing the establishment of a judicial expertise office shall be invalidated if such judicial expertise office fails to register its operation within one year after the chairperson of the provincial-level People's Committee issues such decision.
2. A judicial expertise office shall send to the provincial-level Service of Justice a dossier for operation registration which comprises:
a/ An application for operation registration;
b/ Its organization and operation regulation;
c/ Papers evidencing its satisfaction of the operation conditions according to the establishment scheme mentioned at Point d, Clause 2, Article 16 of this Law;
d/ A copy of the establishment licensing decision.
3. Within 30 days after receiving a complete and valid dossier, the provincial-level Service of Justice shall assume the prime responsibility for, and coordinate with the specialized agency of the provincial-level People's Committee in charge of judicial expertise in, inspecting the satisfaction of the conditions stated in the establishment scheme mentioned at Point d, Clause 2, Article 16 of this Law, and granting an operation registration certificate. In case of refusal, it shall notify such in writing, clearly stating the reason, and concurrently report such to the chairperson of the provincial-level People's Committee for consideration and decision to revoke the establishment licensing decision. The refused applicant may file a complaint or initiate a lawsuit in accordance with law.
4. A judicial expertise office may commence its operation after receiving an operation registration certificate.
AD HOC JUDICIAL EXPERTISE PERFORMERS, AD HOC JUDICIAL EXPERTISE INSTITUTIONS
Article 18. Ad hoc judicial expertise performers
1. A Vietnamese citizen who permanently resides in Vietnam and fully satisfies the following conditions may be selected as an ad hoc judicial expertise performer:
a/ Being physically fit and having good moral qualities;
b/ Possessing a university or higher degree and having been engaged in practical professional activities in his/her trained field for at least 5 years.
2. A person who possesses no university degree but has deep knowledge about and abundant experience in the field or expertise may be selected as an ad hoc judicial expertise performer.
3. Ad hoc judicial expertise performers shall perform expertise upon receiving an expertise solicitation or request in accordance with this Law. They have the rights and obligations provided in Clauses 1, 2, 3, 6 and 7, Article 1 of this Law.
Article 19. Ad hoc judicial expertise institutions
1. An ad hoc judicial expertise institution must satisfy the following conditions:
a/ Having the legal person status;
b/ Conducting professional activities suitable to the contents to be expertised as solicited or requested;
c/ Having sufficient professional personnel and physical foundations for judicial expertise.
2. Ad hoc judicial expertise institutions shall perform expertise upon receiving an expertise solicitation or request in accordance with this Law. Their heads shall receive and assign judicial expertise performers.
3. Ministries, ministerial-level agencies, government-attached agencies and specialized agencies of provincial-level People's Committees shall only perform judicial expertise upon receiving solicitations of expertise solicitors.
Article 20. Making and announcement of lists of ad hoc judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise institutions
1. The Ministry of Construction, the Ministry of Finance, the Ministry of Culture, Sports and Tourism, the Ministry of Information and Communications, the Ministry of Planning and Investment, the Ministry of Natural Resources and Environment, the Ministry of Transport, the Ministry of Science and Technology, the Ministry of Agriculture and Rural Development, the State Bank of Vietnam, other ministries and ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees shall annually select, make and announce lists of ad hoc judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise institutions in the areas under their respective management in order to meet expertise requirements of procedural activities.
These lists enclosed with information on expertise specialties, experience and capacity of ad hoc judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise institutions shall be posted on the websites of ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees, and concurrently sent to the Ministry of Justice for making a general list.
2. In special cases, expertise solicitors may solicit professionally qualified persons or institutions outside the announced lists to perform expertise, clearly stating the reason for solicitation.
At the request of procedure conducting agencies or persons, ministries, ministerial-level agencies and specialized agencies of provincial-level People's Committees managing the areas subject to expertise shall recommend individuals or institutions fully qualified for performing expertise outside the announced lists.
Article 21. Rights and obligations of judicial expertise solicitors
1. Judicial expertise solicitors have the following rights:
a/ To invite individuals or institutions defined in Clause 4, Article 2 of this Law to perform expertise;
b/ To request individuals or institutions defined at Point a, Clause 1 of this Article to notify expertising conclusions strictly according to requested contents and time limit;
c/ To request individuals or institutions that have performed judicial expertise to explain their expertising conclusions.
2. Judicial expertise solicitors have the following obligations:
a/ To select suitable institutional or individual expertise performers according to the characteristics and requirements of cases and issues to be expertised;
b/ To issue written decisions to solicit expertise;
c/ To supply information and documents relevant to expertised objects at the request of individual or institutional judicial expertise performers;
d/ To advance a judicial expertise charge upon soliciting expertise; to pay on time and in full the charge to individuals or institutions performing expertise upon receiving expertising conclusions;
e/ To assure safety for judicial expertise performers in the course of expertise performance or when participating in legal proceedings in the capacity as judicial expertise performers.
Article 22. Rights and obligations of judicial expertise requesters
1. Expertise requesters may request in writing procedure conducting agencies or persons to solicit expertise. In case procedure conducting agencies or persons refuse such requests, they shall notify such in writing to expertise requesters within 7 days. Upon the end of that time limit or from the day of receiving a notice of refusal to solicit expertise, expertise requesters may request expertise by themselves.
2. Expertise requesters have the following rights:
a/ To request individual or institutional judicial expertise performers to notify expertising conclusions within the agreed time limit and according to the requested contents;
b/ To request individual or institutional judicial expertise performers to explain their expertising conclusions;
c/ To request courts to summon judicial expertise performers that have performed the expertise to participate in court hearings to explain or present expertising conclusions;
d/ To request procedure conducting agencies or persons to solicit re-expertise; to request additional expertise in accordance with Clause 1, Article 29 of this Law.
3. Judicial expertise requesters have the following obligations:
a/ To supply information and documents relevant to expertised objects at the request of judicial expertise performers and take responsibility for the accuracy of supplied information and documents;
b/ To advance a judicial expertise charge when requesting expertise; to pay on time and in full the charge to individuals or institutions performing expertise upon receiving expertising conclusions.
4. Expertise requesters may only request expertise by themselves before the courts issue decisions on first-instance trial of their cases.
Article 23. Rights and obligations of judicial expertise performers when performing judicial expertise
1. Judicial expertise performers have the following rights:
a/ To select necessary and appropriate methods of performing expertise according to contents requested for expertise;
b/ To use additional experimental or testing results or professional conclusions made by other institutions or individuals for their expertise;
c/ To be independent in making expertising conclusions.
2. Judicial expertise performers have the following obligations:
a/ To comply with the principles of judicial expertise;
b/ To perform expertise strictly according to contents requested for expertise;
c/ To make and notify expertising conclusions within the requested time limit; in case of additional time needed for performance of expertise, promptly notify such to expertise solicitors or requesters;
d/ To prepare expertise dossiers;
e/ To preserve expertised samples and documents relevant to expertised cases or matters;
f/ Not to notify expertising results to other parties, unless so agreed in writing by expertise solicitors or requesters;
g/ To bear personal responsibility for their expertising conclusions. In case of intentionally making untruthful expertising conclusions, thus causing damage to individuals or institutions, to pay compensations for damage or refund expenses in accordance with law.
3. In addition to the rights and obligations specified in Clauses 1 and 2 of this Article, judicial expertise performers have other rights and obligations provided by the law on procedure.
Article 24. Rights and obligations of institutions solicited or requested to perform judicial expertise
1. Institutions solicited or requested to perform judicial expertise have the following rights:
a/ To request expertise solicitors or requesters to supply information and documents necessary for expertise;
b/ To refuse to perform expertise if the conditions necessary for the expertise are insufficient;
c/ To receive a judicial expertise charge in advance upon receiving judicial expertise solicitations or requests; to have judicial expertise expenses promptly and fully paid when notifying expertise results.
2. Institutions solicited or requested to perform judicial expertise have the following obligations:
a/ To receive and assign their persons whose professional qualifications are relevant to few contents subject to expertise to perform expertise, and take responsibility for these persons' professional capacity; to assign persons to coordinate the expertise in case the expertise must be performed by many persons;
b/ To ensure equipment, facilities, means and other necessary conditions for expertise;
c/ To pay compensations for damage in case their assigned expertise performers intentionally make wrong expertising conclusions, thus causing damage;
d/ To notify in writing expertise solicitors or requesters within 5 working days after receiving expertise solicitation or request decisions, and, in case of refusing expertise solicitations or requests, clearly state the reason.
Article 25. Solicitation of judicial expertise
1. Expertise solicitors shall issue written decisions to solicit judicial expertise and send such decisions enclosed with the expertised objects and related documents and objects (if any) to individual or institution performing expertise.
2. A decision to solicit expertise must contain the following details:
a/ Name of the expertise-soliciting agency; full name of the person competent to solicit expertise;
b/ Name of the institution or full name of the person solicited for expertise;
c/ Name and characteristics of the object(s) to be expertised;
d/ Title(s) of enclosed relevant document(s) or sample(s) for comparison (if any);
e/ Contents requested for expertise;
f/ Date of solicitation and time limit for notification of expertising conclusions.
3. In case of additional expertise or re-expertise, a decision to solicit expertise must clearly state whether it is additional expertise or re-expertise.
Article 26. Requests for judicial expertise in civil cases or matters, administrative cases or criminal cases
1. Expertise requesters shall send to individuals or institutions performing expertise written requests for expertise enclosed with objects to be expertised, relevant documents and objects (if any) and copies of papers evidencing that they are involved parties in civil cases or matters or administrative cases, civil plaintiffs or respondents, persons with related rights and obligations in criminal cases or their lawful representatives.
A written request for judicial expertise must contain the following details:
a/ Name of the institution or full name of the requester;
b/ Contents requested for expertise;
c/ Name and characteristics of the expertised object(s);
d/ Title(s) of related document(s) or enclosed sample(s) for comparison (if any);
e/ Date of request for expertise and time limit for notification of expertising conclusions;
f/ Signature and full name of the expertise requester.
Article 27. Transfer and receipt of dossiers and objects of solicited or requested expertise
1. Dossiers and objects of solicited or requested expertise may be directly handed over and received directly or sent by post to individuals or institutions performing expertise.
2. The direct handover and receipt of dossiers and objects of solicited or requested expertise shall be recorded in writing. A record of handover and receipt must contain the following details:
a/ Time and place of handover and receipt of the expertise dossier;
b/ Full names of the representatives of the parties handing over and receiving the expertised object;
c/ The expertise solicitation decision or written request for expertise; the object to be expertised; and related documents and objects;
d/ Method(s) of preservation of the expertised object and related documents and objects upon handover and receipt;
e/ Conditions of the expertised object and related documents and objects upon handover and receipt;
f/ Signatures of the representatives of the parties handing over and receiving the expertised object.
3. The sending of dossiers and objects of solicited or requested expertise by post shall be done through the registered mail service. Individuals or institutions that receive dossiers sent through the registered mail service shall preserve these dossiers and make a written record upon breaking their package seals in accordance with Clause 2 of this Article.
4. For the handover and receipt of persons subject to forensic medicine or psychiatric forensic medicine expertise, the expertise solicitors or requesters shall assume the prime responsibility for, and coordinate with individuals or institutions solicited to perform expertise in, managing these persons in the course of expertise.
5. Upon completing expertise, individuals or institutions performing expertise shall return expertised objects to expertise solicitors or requesters, unless otherwise provided by law.
Expertise solicitors or requesters shall receive back expertised objects in accordance with law.
The return and receipt of expertised objects after the completion of expertise shall comply with Clauses 2 and 3 of this Article.
Article 28. Individual expertise, collective expertise
1. Individual expertise is an expertise performed by a person. Collective expertise is an expertise performed by two or more persons.
2. In case of individual expertise, expertise performers shall perform the expertise, sign written expertising conclusions and bear personal responsibility for such expertising conclusions.
3. In case of collective expertise of a professional field, expertise performers shall jointly perform the expertise, sign common written expertising conclusions and bear joint responsibility for such expertising conclusions; in case of divergent opinions, each expertise performer shall write his/her own opinions in the common written expertising conclusions and bear responsibility for such opinions.
In case of collective expertise of different professional areas, each expertise performer shall perform the expertise falling under his/ her professional area and bear responsibility for his/her expertising conclusions.
Article 29. Additional expertise and re-expertise
1. Additional expertise shall be conducted in case expertising conclusions are unclear or inadequate or when new issues arise related to details of the case or matter which has been expertised. The solicitation of or request for additional expertise shall be made as for first-time expertise.
2. Re-expertise shall be conducted in case there is a ground to believe that the first-time expertise is inaccurate or in a case specified in Clause 2, Article 30 of this Law.
3. Expertise solicitors may decide at their own will or at the request of expertise requesters to solicit re-expertise. In case expertise solicitors do not accept re-expertise requests, they shall notify such in writing to expertise requesters, clearly stating the reason.
Article 30. Expertise councils
1. In case there is a difference between first-time expertising conclusions and re-expertising conclusions on the same content, the second-time re-expertise shall be decided by the expertise solicitor. The second-time re-expertise shall be conducted by an expertise council.
The Ministers or heads of ministerial-level agencies managing the areas of expertise shall decide to set up councils to conduct second-time expertise. An expertise council is composed of at least 3 members with high professional skills and reputation in the area of expertise. It shall operate under the mechanism of collective expertise provided in Clause 3, Article 28 of this Law.
2. In special cases, the Chairman of the Supreme People's Procuracy or the President of the Supreme People's Court shall decide on re-expertise after obtaining conclusions of the expertise council.
Article 31. Written records of the judicial expertise process
1. Judicial expertise performers shall promptly, fully and truthfully record in writing the whole expertise process and results.
2. Written records of the expertise process must be filed in expertise dossiers.
Article 32. Judicial expertising conclusions
1. Judicial expertising conclusions are written comments or assessments made by judicial expertise performers on expertised objects according to solicited or requested expertise contents. A judicial expertise conclusion must contain the following details:
a/ Full name of the individual or institution performing expertise;
b/ Name of the procedure conducting agency or full name of the procedure conducting person that solicits expertise; serial number of the expertise-soliciting document or full name of the expertise requester;
c/ Information identifying the expertised object;
d/ Time of receipt of the written expertise solicitation or request;
e/ Contents requested for expertise;
f/ Method of expertise;
g/ Conclusion(s) on the expertised object;
h/ Time and place of expertise performance and completion.
2. For expertise performed by an individual, the signature of the expertise performer must be authenticated in accordance with the law on authentication.
For expertise performed by an institution, the head of the institution shall sign and append a stamp on written expertising conclusions and the institution performing the expertise shall bear responsibility for expertising conclusions.
For expertise performed by an expertise council mentioned in Clause 1, Article 30 of this Law performs expertise, the person having decided on the setting up of the council shall sign and append a stamp on written expertising conclusions and bear responsibility for the legal status of the expertise council.
3. In case an expertise is performed before the institution of a criminal case strictly according to the order and procedures provided in this Law, procedure conducting agencies may use conclusions of such expertise as judicial expertising conclusions.
Article 33. Judicial expertise dossiers
1. A judicial expertise dossier made by a judicial expertise performer comprises:
a/ The expertise solicitation decision or written request for expertise, and enclosed documents (if any);
b/ The written record of handover and receipt of the dossier and object of solicited or requested expertise;
c/ The written record of the expertise process;
d/ Expertise photos (if any);
e/ Previous expertising conclusions or results of the expertise test or experimentation performed by another person (if any);
f/ Other documents related to the expertise (if any);
g/ Judicial expertising conclusions.
2. Judicial expertise dossiers must be made according to a uniform form. The Ministry of Public Security, the Ministry of Health and other ministries and ministerial-level agencies shall, within the ambit of their tasks and powers, coordinate with the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy in setting a uniform form of judicial expertise dossier.
3. Individual and institutional judicial expertise performers shall preserve and keep expertise dossiers for cases of expertise they have performed in accordance with the law on archive.
4. Judicial expertise dossiers must be presented upon the request to procedure conducting agencies or persons that are competent to settle criminal or administrative cases, civil cases or matters.
Article 34. Cases ineligible for performing judicial expertise
1. A person who falls into any of the following cases may not perform judicial expertise:
a/ Any of the cases prescribed by the procedure law in which he/she must refuse to participate in the procedure or must be changed;
b/ He/she is invited to perform re-expertise of the same content in a case or matter for which he/she has performed expertise, unless otherwise provided by law.
2. An institution which falls into any of the following cases may not perform judicial expertise:
a/ It has rights or obligations related to the case or matter in accordance with the procedure law;
b/ There is a clear ground to believe that it may not be objective and impartial in performing expertise.
Article 35. Legal assistance in judicial expertise
1. Requests for judicial expertise to be performed by foreign individuals or institutions may only be made if objects which need to be expertised are located overseas or if the professional capacity or conditions of expertise equipment, facilities and means of domestic individual or institutional judicial expertise performers fail to meet expertise requirements.
2. Individual or institutional judicial expert performers may accept cases of judicial expertise and perform judicial expertise at the request of foreign competent procedure conducting agencies.
3. The order, procedures and charges for providing legal assistance in judicial expertise between Vietnam and foreign countries comply with the law on legal assistance.
JUDICIAL EXPERTISE CHARGE, ENTITLEMENTS AND POLICIES APPLICABLE TO JUDICIAL EXPERTISE ACTIVITIES
Article 36. Judicial expertise charge
Expertise solicitors or expertise requesters shall pay a judicial expertise charge to individual or institutional judicial expertise performers in accordance with the regulation on judicial expertise charge.
Article 37. Entitlements for judicial expertise performers and participants
1. Judicial experts, ad hoc judicial expertise performers, assistants of judicial expertise performers who are paid salary by the state budget, persons assigned by competent state agencies to be present or perform duties during the period of expertise in case of post-mortem examination, autopsy or exhumation of dead bodies are entitled to a judicial expertise allowance based on cases or matters subject to expertise.
2. In addition to the case-by-case judicial expertise allowance specified in Clause 1 of this Article, full-time judicial experts of public judicial expertise institutions are also entitled to an occupational preferential allowance and other allowances.
3. The Government shall stipulate in detail this Article.
Article 38. Policies for judicial expertise activities
1. Non-public judicial expertise institutions may enjoy preferential policies provided by the Government.
2. Individual or institutional judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise performers that make active contributions to judicial expertise activities shall be honored, commended and rewarded in accordance with the law on emulation and commendation.
3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Councils shall base themselves on their respective capabilities, practical conditions and competence to provide other entitlements and policies in order to attract capable experts and institutions to participate in judicial expertise activities.
RESPONSIBILITIES OF STATE AGENCIES FOR JUDICIAL EXPERTISE ORGANIZATION AND ACTIVITIES
Article 39. Agencies in charge of state management of judicial expertise
1. The Government shall perform the uniform state management of judicial expertise.
2. The Ministry of Justice shall assist the Government in performing the uniform state management of judicial expertise.
3. The Ministry of Health; the Ministry of Public Security; the Ministry of National Defense; the Ministry of Finance; the Ministry of Construction; the Ministry of Culture, Sports and Tourism; the Ministry of Natural Resources and Environment; the Ministry of Transport; the Ministry of Science and Technology; the Ministry of Agriculture and Rural Development; the State Bank of Vietnam, and other ministries and ministerial-level agencies shall perform the state management and take responsibility to the Government for judicial expertise organization and activities in the areas under their respective management; and coordinate with the Ministry of Justice in unifying the state management of judicial expertise.
4. Provincial-level People's Committees shall, within the ambit of their tasks and powers, perform the state management of judicial expertise in their localities.
Article 40. Tasks and powers of the Ministry of Justice
1. To promulgate or propose competent state agencies to promulgate legal documents on judicial expertise, and guide the implementation of these documents.
To assume the prime responsibility for elaborating and submitting to the Prime Minister strategy, master plan and plans on general development of judicial expertise; and coordinate with other ministries and ministerial-level agencies in elaborating the development strategy, master plan and plans for each field of judicial expertise.
2. To give written opinions on the establishment of public judicial expertise institutions falling under the deciding competence of line ministries and ministerial- level agencies or provincial-level People's Committees; in case of necessity, to propose ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees to consider and establish public judicial expertise institutions to meet expertise requirements of procedural activities.
3. To formulate programs on legal knowledge training for judicial experts; to coordinate with other ministries and ministerial- level agencies in organizing professional and legal knowledge training courses for judicial experts.
4. To enumerate and make a general list of individual and institution performing judicial expertise and post it on its e-portal.
5. To urge the performance of the tasks of state management of judicial expertise by ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees; to request ministries, ministerial-level agencies and provincial-level People's Committees to report on judicial expertise organization and activities; to report to the Government on judicial expertise organization and activities nationwide.
6. To assume the prime responsibility for, or request related ministries, ministerial-level agencies or provincial-level People's Committees to organize the examination and inspection of judicial expertise organization and activities.
7. To perform the state management of international cooperation on judicial expertise.
Article 41. Tasks and powers of ministries and ministerial-level agencies performing specialized management of judicial expertise
1. To promulgate or propose competent state agencies to promulgate legal documents on judicial expertise in the expertise areas under their respective management, and guide the implementation of these documents.
2. To promulgate judicial expertise regulations or guide the application of professional regulations to judicial expertise activities according to the requirements and particularities of the expertise areas under their management.
3. To assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Justice in, deciding the establishment, consolidation and strengthening of public judicial expertise institutions under their management in accordance with this Law.
4. To appoint and dismiss judicial experts according to their competence; to make and announce lists of ad hoc judicial expertise performers and ad hoc judicial expertise institutions mentioned in Clause 1, Article 20 of this Law.
5. To ensure expertise funds, equipment, facilities and means and other necessary material conditions for public judicial expertise institutions under their management to satisfy the requirements of assigned tasks.
6. To annually evaluate the quality of operations of judicial expertise institutions, ad hoc judicial expertise institutions, and judicial expertise performers in the areas under their management.
7. To specify conditions of physical foundations and expertise equipment, facilities and means of judicial expertise offices in the areas under their management.
8. To formulate and implement programs and plans on training in judicial expertise and legal knowledge for judicial experts in the areas under their management.
9. To examine, inspect and settle complaints and denunciations about judicial expertise organization and activities in the areas under their management; to coordinate with the Ministry of Justice in examining and inspecting judicial expertise organization and activities in accordance with Clause 6, Article 40 of this Law.
10. To implement international cooperation on judicial expertise in the areas under their management.
11. To annually review judicial expertise organization and activities in the areas under their management and send reports thereon to the Ministry of Justice for summarization and reporting to the Government.
Article 42. Tasks and powers of the Ministry of Health, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense
In addition to the tasks and powers specified in Article 41 of this Law, the Ministry of Health, the Ministry of Public Security and the Ministry of National Defense have the following tasks and powers:
1. The Ministry of Health:
a/ Performing the state management of the areas of forensic medicine and psychiatric forensic medicine expertise;
b/ Promulgating professional regulations in the areas of forensic medicine and psychiatric forensic medicine expertise;
c/ Specifying criteria of forensic medicine and psychiatric forensic medicine experts;
d/ Providing training and retraining and granting certificates of professional skills in forensic medicine or psychiatric forensic medicine expertise in accordance with Point c, Clause 1, Article 7 of this Law.
2. The Ministry of Public Security:
a/ Performing the state management of criminological technique expertise;
b/ Promulgating professional regulations on criminological technique expertise;
c/ Specifying criteria of criminological technique experts;
d/ Providing training and retraining and granting certificates of professional skills in criminological technique expertise in accordance with Point c, Clause 1, Article 7 of this Law;
e/ Making annual statistics on solicitation of judicial expertise, assessment of judicial expertise performance and use of judicial expertising conclusions in the system of investigation agencies under their management;
f/ Guiding investigation agencies under their management in applying legal provisions on solicitation of judicial expertise and evaluation and use of judicial expertising conclusions;
g/ Ensuring funds and guiding the payment of judicial expertise charges in the system of investigation agencies under their management;
h/ Annually reviewing and sending to the Ministry of Justice reports on solicitation of judicial expertise, assessment of judicial expertise performance and use of judicial expertising conclusions in the system of investigation agencies under their management.
3. The Ministry of National Defense has the rights and powers specified at Points e, f, g and h, Clause 2 of this Article.
Article 43. Tasks and powers of provincial-level People's Committees
1. Provincial-level People's Committees have the following tasks and powers:
a/ Establishing public judicial expertise institutions; deciding on licensing the establishment of judicial expertise offices; making and announce lists of judicial expertise institutions and ad hoc judicial expertise institutions in their localities;
b/ Appointing or dismissing judicial experts according to their competence; making and announcing lists of judicial experts in their localities;
c/ Ensuring operation funds and means, physical foundations and other necessary conditions for public judicial expertise institutions in their localities;
d/ Organizing professional and legal knowledge training for judicial experts in their localities;
e/ Annually evaluating the organization and quality of judicial expertise activities in their localities; ensuring the quantity and quality of judicial experts and ad hoc judicial expertise performers, promptly and qualitatively meeting expertise requirements of procedural activities in their localities;
f/ Examining, inspecting and settling complaints and denunciations about judicial expertise according to their competence; and coordinating with the Ministry of Justice in examining and inspecting the judicial expertise organization and activities in accordance with Clause 6, Article 40 of this Law;
g/ Sending reports on judicial expertise organization and activities in their localities to the Ministry of Justice and concurrently to related ministries and ministerial-level agencies for performing the state management tasks specified in Articles 40, 41 and 42 of this Law.
2. Provincial-level Service of Justices shall assist provincial-level People's Committees in the state management of judicial expertise in their localities; assume the prime responsibility for, and coordinate with specialized agencies in, assisting provincial-level People's Committees in managing operations of judicial expertise offices.
Specialized agencies of provincial-level People's Committees shall assist provincial-level People's Committees in the state management of the specialized areas of judicial expertise and be answerable to the latter for judicial expertise organization and activities in these areas; and coordinate with provincial-level Service of Justices in assisting provincial-level People's Committees in performing the state management of judicial expertise in their localities.
Article 44. Responsibilities of the Supreme People's Court and the Supreme People's Procuracy
1. To guide the application of legal provisions on solicitation of judicial expertise and evaluation and use of judicial expertise results in the systems of People's Court and People's Procuracy.
2. To make statistics on solicitation of judicial expertise, assessment of judicial expertise performance and use of judicial expertising conclusions in the systems of people's courts and People's Procuracy, and report them to the National Assembly in annual work reports.
3. To coordinate with the Ministry of Justice in making statistics and reports on solicitation of judicial expertise, assessment of judicial expertise performance and use of judicial expertising conclusions.
4. To ensure funds for and guide the payment of the judicial expertise charge in the systems of people's courts and People's Procuracy
.1. This Law takes effect on January 1, 2013.
2. Ordinance on Judicial Expertise No. 24/2004/PL-UBTVQH11 ceases to be effective on the effective date of this Law.
3. From the effective date of this Law, the provisions of the Criminal Procedure Code, the Civil Procedure Code and the Administrative Procedure Law on judicial expertise which are different from those of this Law will be superseded by the provisions of this Law.
Article 46. Implementation detailing and guidance
The Government, Supreme People's Court and Supreme People's Procuracy shall detail and guide the implementation of articles and clauses assigned to them in this Law.
This Law was passed on June 20, 2012, by the XIIIth National Assembly of the Socialist Republic of Vietnam at its 3rd session. –
|
CHAIRMAN OF THE NATIONAL ASSEMBLY |