Chương II Luật giám định tư pháp 2012: Giám định viên tư pháp
Số hiệu: | 13/2012/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 20/06/2012 | Ngày hiệu lực: | 01/01/2013 |
Ngày công báo: | 05/08/2012 | Số công báo: | Từ số 477 đến số 478 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam có đủ các tiêu chuẩn sau đây có thể được xem xét, bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Có sức khỏe, phẩm chất đạo đức tốt;
b) Có trình độ đại học trở lên và đã qua thực tế hoạt động chuyên môn ở lĩnh vực được đào tạo từ đủ 05 năm trở lên.
Trường hợp người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự đã trực tiếp giúp việc trong hoạt động giám định ở tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, kỹ thuật hình sự thì thời gian hoạt động thực tế chuyên môn từ đủ 03 năm trở lên;
c) Đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự phải có chứng chỉ đã qua đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định.
2. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây không được bổ nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đã bị kết án mà chưa được xoá án tích về tội phạm do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng do cố ý; đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý;
c) Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc.
3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quy định chi tiết khoản 1 Điều này đối với giám định viên tư pháp ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
1. Văn bản đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp.
2. Bản sao bằng tốt nghiệp đại học trở lên phù hợp với lĩnh vực chuyên môn được đề nghị bổ nhiệm.
3. Sơ yếu lý lịch và Phiếu lý lịch tư pháp.
4. Giấy xác nhận về thời gian thực tế hoạt động chuyên môn của cơ quan, tổ chức nơi người được đề nghị bổ nhiệm làm việc.
5. Chứng chỉ đào tạo hoặc bồi dưỡng nghiệp vụ giám định đối với người được đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự.
6. Các giấy tờ khác chứng minh người được đề nghị bổ nhiệm đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có thẩm quyền quản lý lĩnh vực giám định.
1. Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y, giám định viên pháp y tâm thần hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.
Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự hoạt động tại các cơ quan ở trung ương.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động trong các lĩnh vực khác tại các cơ quan ở trung ương thuộc phạm vi quản lý.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
2. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế bổ nhiệm giám định viên pháp y thuộc bộ mình.
Bộ Quốc phòng có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an bổ nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc bộ mình.
Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp có trách nhiệm lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở lĩnh vực giám định thuộc thẩm quyền quản lý.
Người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý lĩnh vực giám định tư pháp chủ trì, phối hợp với Giám đốc Sở Tư pháp lựa chọn người có đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này, tiếp nhận hồ sơ của người đề nghị bổ nhiệm giám định viên tư pháp quy định tại Điều 8 của Luật này, đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương.
Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp. Trường hợp từ chối thì phải thông báo cho người đề nghị bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm lập, đăng tải danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để lập danh sách chung về giám định viên tư pháp.
1. Các trường hợp miễn nhiệm giám định viên tư pháp:
a) Không còn đủ tiêu chuẩn quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 7 của Luật này;
c) Bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên hoặc bị xử phạt hành chính do cố ý vi phạm quy định của pháp luật về giám định tư pháp;
d) Thực hiện một trong các hành vi quy định tại Điều 6 của Luật này;
đ) Theo đề nghị của giám định viên tư pháp là công chức, viên chức, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an nhân dân, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng có quyết định nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hoặc thôi việc.
2. Hồ sơ đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp bao gồm:
a) Văn bản đề nghị miễn nhiệm giám định viên tư pháp của cơ quan, tổ chức đã đề nghị bổ nhiệm người đó;
b) Văn bản, giấy tờ chứng minh giám định viên tư pháp thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Bộ trưởng Bộ Công an, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Y tế miễn nhiệm giám định viên pháp y thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xem xét, đề nghị Bộ trưởng Bộ Công an miễn nhiệm giám định viên kỹ thuật hình sự thuộc thẩm quyền quản lý.
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ miễn nhiệm giám định viên tư pháp hoạt động tại các cơ quan ở trung ương ở lĩnh vực thuộc thẩm quyền quản lý theo đề nghị của Thủ trưởng đơn vị thuộc bộ, cơ quan ngang bộ được giao quản lý hoạt động giám định tư pháp.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh miễn nhiệm giám định viên tư pháp ở địa phương theo đề nghị của người đứng đầu cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân sau khi người đứng đầu cơ quan chuyên môn thống nhất ý kiến với Giám đốc Sở Tư pháp.
4. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định miễn nhiệm giám định viên tư pháp và điều chỉnh danh sách giám định viên tư pháp trên cổng thông tin điện tử của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, đồng thời gửi Bộ Tư pháp để điều chỉnh danh sách chung về giám định viên tư pháp.
1. Thực hiện giám định theo trưng cầu, yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức được trưng cầu, yêu cầu.
2. Từ chối giám định trong trường hợp nội dung cần giám định vượt quá khả năng chuyên môn; đối tượng giám định, các tài liệu liên quan được cung cấp không đủ hoặc không có giá trị để kết luận giám định; thời gian không đủ để thực hiện giám định hoặc có lý do chính đáng khác. Trường hợp từ chối giám định thì trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định phải thông báo cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định bằng văn bản và nêu rõ lý do.
3. Tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giám định, kiến thức pháp luật.
4. Thành lập Văn phòng giám định tư pháp khi có đủ điều kiện quy định tại Điều 15 của Luật này.
5. Thành lập, tham gia hội giám định viên tư pháp theo quy định của pháp luật về hội.
6. Hưởng chế độ, chính sách theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
7. Các quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều 23 và khoản 1 Điều 34 của Luật này.
Article 7. Criteria for appointment of judicial experts
1. A Vietnamese citizen who permanently resides in Vietnam and fully satisfies the following criteria may be considered and appointed as a judicial expert:
a/ Being physically fit and having good moral qualities;
b/ Possessing a university or higher degree and having been engaged in practical professional activities in his/her trained area for at least 5 years;
In case a person, who is proposed to be appointed as an expert in forensic medicine, psychiatric forensic medicine or criminological techniques, has worked as an expertise assistant in a forensic medicine, psychiatric forensic medicine or criminological technique institution, his/her period of practical professional activities must be at least 3 years in full;
c/ Possessing a certificate of judicial expertise training or retraining, for a person proposed to be appointed as an expert in forensic medicine, psychiatric forensic medicine or criminological techniques.
2. The following persons may not be appointed as judicial experts:
a/ Those who have lost their civil act capacity or have a limited civil act capacity;
b/ Those who are currently examined for penal liability; those who have been convicted for unintentionally committing a crime or intentionally committing a less serious crime and their criminal record has not been remitted; those who have been convicted for intentionally committing a serious crime, very serious crime or particularly serious crime;
c/ Those who are subject to the administrative sanction of commune-based education or confinement to a compulsory detoxification establishment or compulsory educational establishment.
3. Ministers and heads of ministerial-level agencies shall detail Clause 1 of this Article regarding judicial experts in the areas under their management after reaching agreement with the Minister of Justice.
Article 8. Dossier of proposal for appointment of a judicial expert
1. A written request for appointment of a judicial expert.
2. A copy of a university or higher degree in a major relevant to the professional area in which the candidate is expected to work.
3. The resume and judicial record of the candidate.
4. A written certification of the period of performing practical professional activities, granted by the agency or organization in which the candidate works.
5. A certificate of judicial expertise training or retraining, for a person proposed to be appointed as a judicial expert in forensic medicine, psychiatric forensic medicine or criminological techniques.
6. Other papers evidencing that the candidate satisfies the criteria prescribed by the minister or head of ministerial-level agency competent to manage the field of expertise.
Article 9. Competence, order and procedures for appointment of judicial experts
1. The Minister of Health may appoint forensic medicine and psychiatric forensic medicine experts to work in central agencies.
The Minister of Public Security may appoint criminological technique experts to work in central agencies.
Ministers and heads of ministerial-level agencies may appoint judicial experts in other areas to work in central agencies under their management.
Chairpersons of People's Committees of provinces or centrally run cities (below collectively referred to as provincial-level People's Committees) may appoint local judicial experts.
2. The Ministry of National Defense and the Ministry of Public Security shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law and propose the Minister of Health to appoint them as their own forensic medicine experts.
The Ministry of National Defense shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law and propose the Minister of Public Security to appoint them as its own criminological technique experts.
Heads of units of ministries or ministerial-level agencies assigned to manage judicial expertise activities shall select persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law and propose ministers or heads of ministerial-level agencies to appoint them as judicial experts in the areas of expertise under their respective management.
Heads of specialized agencies of provincial-level People's Committees in charge of judicial expertise shall assume the prime responsibility for, and coordinate with directors of provincial-level Service of Justices in, selecting persons satisfying the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law, receiving dossiers of persons proposed to be appointed as judicial experts as specified in Article 8 of this Law, and proposing chairpersons of provincial-level People's Committees to appoint local judicial experts.
Within 20 days after receiving a valid dossier, a minister, head of a ministerial-level agency or chairperson of a provincial-level People's Committee shall decide to appoint a judicial expert. In case of refusal, he/she shall notify such in writing to the applicant, clearly stating the reason.
3. Ministries, ministerial-level agencies and provincial-level agencies shall make lists of judicial experts and post them on their websites, and concurrently send them to the Ministry of Justice for making a general list of judicial experts.
Article 10. Dismissal of judicial experts
1. Cases in which a judicial expert shall be dismissed from his/her duty:
a/ He/she no longer satisfies the criteria specified in Clause 1, Article 7 of this Law;
b/ He/she falls into a case specified in Clause 2, Article 7 of this Law;
c/ He/she is disciplined with caution or a higher penalty or is administratively sanctioned for an intentional violation of the law on judicial expertise;
d/ He/she commits an act specified in Article 6 of this Law;
e/ He/she so requests, in case he/she is a civil servant, public employee, army officer, people's public security officer, professional soldier or defense worker having a decision on job leaving for retirement or resignation.
2. A dossier of request for dismissal a judicial expert from his/her duty comprises:
a/ A written request for dismissal from duty of a judicial expert, made by the agency or organization that has proposed the appointment of such person;
b/ Documents or papers evidencing that the judicial expert falls into a case specified in Clause 1 of this Article.
3. The Minister of Public Security and the Minister of National Defense shall consider and request the Minister of Health to dismiss forensic medicine experts from duty under their management.
The Minister of National Defense shall consider and request the Minister of Public Security to dismiss criminological technique experts from duty under his/her management.
Ministers and heads of ministerial-level agencies may dismiss from duty judicial experts working in central agencies in the aeas under their respective management at the request of heads of units of their ministries or ministerial-level agencies in charge of judicial expertise activities.
Chairpersons of provincial-level People's Committees may dismiss from duty local judicial experts at the request of heads of specialized agencies of their People's Committees after the latter reach agreement with directors of provincial-level Service of Justices.
4. Within 10 days after receiving a valid dossier, a minister, head of a ministerial-level agency or chairperson of a provincial-level People's Committee shall consider and decide to dismiss from duty a judicial expert and modify the list of judicial experts on its website, and concurrently send such dossier to the Ministry of Justice for modification of the general list of judicial experts.
Article 11. Rights and obligations of judicial experts
1. Performng expertise according to the solicitation or request of expertise solicitors or requesters or the assignment by agencies or institutions solicited or requested to perform expertise.
2. Refusing to perform expertise in case the contents to be expertised fall beyond their professional capacity; objects to be expertised and relevant documents are insufficiently supplied or invalid for making expertising conclusions; the time is not enough for performing expertise or there is another plausible reason. In case of refusal to perform expertise, to notify the refusal in writing to the expertise solicitor or requester within 5 working days after receiving a decision to solicit or request expertise.
3. Attending expertise retraining courses for improving their professional skills and legal knowledge.
4. Establishing judicial expertise offices when fully satisfying the conditions specified in Article 15 of this Law.
5. Establishing or joining judicial experts' associations in accordance with the law on associations.
6. Enjoying regimes and policies provided in this Law and other relevant laws.
7. Having other rights and obligations specified in Article 23 and Clause 1, Article 34 of this Law.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực