Chương II Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Những nguyên tắc cơ bản
Số hiệu: | 92/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1251 đến số 1252 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;…
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.
+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:
+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Mọi hoạt động tố tụng dân sự của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải tuân theo các quy định của Bộ luật này.
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân do Bộ luật này quy định có quyền khởi kiện vụ án dân sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu Tòa án bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của mình hoặc của người khác.
2. Tòa án không được từ chối giải quyết vụ việc dân sự vì lý do chưa có điều luật để áp dụng.
Vụ việc dân sự chưa có điều luật để áp dụng là vụ việc dân sự thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật dân sự nhưng tại thời điểm vụ việc dân sự đó phát sinh và cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu Tòa án giải quyết chưa có điều luật để áp dụng.
Việc giải quyết vụ việc dân sự quy định tại khoản này được thực hiện theo các nguyên tắc do Bộ luật dân sự và Bộ luật này quy định.
1. Đương sự có quyền quyết định việc khởi kiện, yêu cầu Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc dân sự. Tòa án chỉ thụ lý giải quyết vụ việc dân sự khi có đơn khởi kiện, đơn yêu cầu của đương sự và chỉ giải quyết trong phạm vi đơn khởi kiện, đơn yêu cầu đó.
2. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện, không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.
1. Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, yêu cầu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có quyền và nghĩa vụ thu thập, cung cấp chứng cứ, chứng minh như đương sự.
2. Tòa án có trách nhiệm hỗ trợ đương sự trong việc thu thập chứng cứ và chỉ tiến hành thu thập, xác minh chứng cứ trong những trường hợp do Bộ luật này quy định.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm cung cấp đầy đủ và đúng thời hạn cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát nhân dân (sau đây gọi là Viện kiểm sát) tài liệu, chứng cứ mà mình đang lưu giữ, quản lý khi có yêu cầu của đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát theo quy định của Bộ luật này và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đó; trường hợp không cung cấp được thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho đương sự, Tòa án, Viện kiểm sát.
1. Trong tố tụng dân sự mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt dân tộc, giới tính, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần xã hội, trình độ văn hóa, nghề nghiệp, địa vị xã hội.
Mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân đều bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng trước Tòa án.
2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong tố tụng dân sự.
1. Đương sự có quyền tự bảo vệ hoặc nhờ luật sư hay người khác có đủ điều kiện theo quy định của Bộ luật này bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự thực hiện quyền bảo vệ của họ.
3. Nhà nước có trách nhiệm bảo đảm trợ giúp pháp lý cho các đối tượng theo quy định của pháp luật để họ thực hiện quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Tòa án.
4. Không ai được hạn chế quyền bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong tố tụng dân sự.
Tòa án có trách nhiệm tiến hành hòa giải và tạo điều kiện thuận lợi để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ việc dân sự theo quy định của Bộ luật này.
1. Việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự có Hội thẩm nhân dân tham gia theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
2. Khi biểu quyết về quyết định giải quyết vụ án dân sự, Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán.
1. Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân xét xử vụ án dân sự, Thẩm phán giải quyết việc dân sự độc lập và chỉ tuân theo pháp luật.
2. Nghiêm cấm cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp vào việc xét xử của Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, việc giải quyết việc dân sự của Thẩm phán dưới bất kỳ hình thức nào.
1. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải tôn trọng Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.
2. Tòa án có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
Viện kiểm sát có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
3. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng phải giữ bí mật nhà nước, bí mật công tác theo quy định của pháp luật; giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ.
4. Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Trường hợp người tiến hành tố tụng có hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
5. Người tiến hành tố tụng trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức, cá nhân thì cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ có hành vi trái pháp luật đó phải bồi thường cho người bị thiệt hại theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Tòa án xét xử tập thể vụ án dân sự và quyết định theo đa số, trừ trường hợp xét xử theo thủ tục rút gọn.
1. Tòa án xét xử kịp thời trong thời hạn do Bộ luật này quy định, bảo đảm công bằng.
2. Tòa án xét xử công khai. Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, bảo vệ người chưa thành niên hoặc giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của đương sự theo yêu cầu chính đáng của họ thì Tòa án có thể xét xử kín.
1. Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, người phiên dịch, người giám định, thành viên Hội đồng định giá không được tiến hành hoặc tham gia tố tụng nếu có lý do xác đáng để cho rằng họ có thể không vô tư, khách quan trong khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
2. Việc phân công người tiến hành tố tụng phải bảo đảm để họ vô tư, khách quan khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
1. Chế độ xét xử sơ thẩm, phúc thẩm được bảo đảm.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật này.
Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn do Bộ luật này quy định thì có hiệu lực pháp luật. Bản án, quyết định sơ thẩm của Tòa án bị kháng cáo, kháng nghị thì vụ án phải được xét xử phúc thẩm. Bản án, quyết định phúc thẩm có hiệu lực pháp luật.
2. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật hoặc có tình tiết mới theo quy định của Bộ luật này thì được xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc việc xét xử của các Tòa án; Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc việc xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh), Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ để bảo đảm việc áp dụng pháp luật nghiêm chỉnh và thống nhất.
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành và phải được cơ quan, tổ chức, cá nhân tôn trọng; cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải nghiêm chỉnh chấp hành.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Tòa án và cơ quan, tổ chức được giao nhiệm vụ thi hành bản án, quyết định của Tòa án phải nghiêm chỉnh thi hành và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ đó.
3. Tòa án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thông báo tiến độ, kết quả thi hành bản án, quyết định của Tòa án. Cơ quan thi hành án trực tiếp tổ chức thi hành bản án, quyết định của Tòa án có trách nhiệm trả lời cho Tòa án.
Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng dân sự là tiếng Việt.
Người tham gia tố tụng dân sự có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình; trường hợp này phải có người phiên dịch.
Người tham gia tố tụng dân sự là người khuyết tật nghe, nói hoặc khuyết tật nhìn có quyền dùng ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật; trường hợp này phải có người biết ngôn ngữ, ký hiệu, chữ dành riêng cho người khuyết tật để dịch lại.
1. Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự kịp thời, đúng pháp luật.
2. Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.
3. Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
4. Viện kiểm sát nhân dân tối cao chủ trì phối hợp với Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.
1. Tòa án có trách nhiệm tống đạt, chuyển giao, thông báo bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
2. Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm chuyển giao bản án, quyết định, giấy triệu tập, giấy mời và các giấy tờ khác của Tòa án khi có yêu cầu của Tòa án và phải thông báo kết quả việc chuyển giao đó cho Tòa án.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ tham gia tố tụng dân sự theo quy định của Bộ luật này, góp phần vào việc giải quyết vụ việc dân sự tại Tòa án kịp thời, đúng pháp luật.
1. Tòa án có trách nhiệm bảo đảm cho đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong xét xử sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định của Bộ luật này.
2. Đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp; trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Trong quá trình xét xử, mọi tài liệu, chứng cứ phải được xem xét đầy đủ, khách quan, toàn diện, công khai, trừ trường hợp không được công khai theo quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này. Tòa án điều hành việc tranh tụng, hỏi những vấn đề chưa rõ và căn cứ vào kết quả tranh tụng để ra bản án, quyết định.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại, cá nhân có quyền tố cáo những hành vi, quyết định trái pháp luật của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng hoặc của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào trong hoạt động tố tụng dân sự.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phải tiếp nhận, xem xét và giải quyết kịp thời, đúng pháp luật khiếu nại, tố cáo; thông báo bằng văn bản về kết quả giải quyết cho người đã khiếu nại, tố cáo.
BASIC PRINCIPLES
Article 3. Compliance with laws in civil procedures
All civil procedural activities of presiding agencies, presiding officers, civil procedure-participants and of relevant individuals, agencies and organizations must comply with the provisions of this Code.
Article 4. Right to request Courts to protect legitimate rights and interests
1. Individuals, agencies and organizations defined by this Code shall have the right to institute civil lawsuits, request the resolution of civil matters at competent Courts in order to protect the justice, human’s rights, civil rights, benefits of the State, legitimate rights and interests of their own or of others.
2. Courts must not refuse to settle a civil case for the reason that there is no applicable law provision for such case.
A civil case without applicable law provisions is a civil case falling within the governing scope of civil laws but there is no applicable law provision at the time such civil case arises and an agency/organization/individual requests the Court to settle.
The settlement of civil case specified in this clause shall comply with the principles prescribed in the Civil Code and this Code.
Article 5. Involved parties' right to decision-making and self-determination
1. The involved parties shall have the right to decide whether to initiate civil lawsuits, petition jurisdictional Courts to settle the civil cases. The Courts shall only accept for settlement of civil cases when they have received lawsuit petitions and/or written requests from an involved party and shall settle the civil cases only within the scope of such lawsuit petition or written request.
2. During the settlement of a civil case, the involved parties shall have a right to terminate or change their petitions or voluntarily reach agreement with one another, which is not contrary to law and social ethics.
Article 6. Supply of evidences and proof in civil procedures
1. The involved parties shall have the right and obligation to initiatively collect and supply evidence to Courts and prove that their petitions are well grounded and lawful.
Agencies, organizations and individuals initiating lawsuits or file their petitions to protect legitimate rights and interests of their own or of other persons shall have the right and obligation to collect and supply evidence and to prove the ground and the lawfulness like the involved parties.
2. The Courts shall assist the involved parties to collect evidence and shall only collect and verify the evidence in the cases prescribed by this Code.
Article 7. Responsibility of competent individuals, agencies and organizations to supply materials and evidences
Agencies, organizations and individuals shall, within the scope of their tasks and powers, provide the involved parties, the Courts, the People’s Procuracy with materials and evidences currently being under their possession or management sufficiently and timely at the petition of the involved parties, the Courts and the Procuracy according to regulations in this Code and shall take legal responsibility for the supply of such materials and evidences; in case they cannot do so, a written notification containing the explanation shall be made and sent to the involved parties, the Courts and the Procuracy.
Article 8. Equality in rights and obligations in civil procedures
1. All people are equal before law regardless of their ethnics, religions, educational levels, occupations and social levels.
All agencies, organizations and individuals are equal in the implementation of rights and obligations in civil procedures.
2. The Courts have the responsibility to create equal conditions for agencies, organizations and individuals to exercise their rights and obligations in civil procedure
Article 9. Ensuring the involved parties' right to protect legitimate rights and interests
1. The involved parties have the right to defend themselves or to ask lawyers or other persons who satisfy conditions specified in this Code to protect their legitimate rights and interests.
2. The Courts have the responsibility to ensure the conditions for the involved parties to exercise their right to defense.
3. The State has the responsibility to provide legal assistant for such entities according to law provisions enabling them to exercise the right to protect their legitimate rights and interests before the Courts.
4. No one shall limit the right to protect legitimate rights and interests of the involved parties in civil procedures.
Article 10. Mediation in civil procedures
The Courts have the responsibility to conduct mediation and create favorable conditions for the involved parties to reach agreement with one another on the resolution of civil cases under the provisions of this Code.
Article 11. Participation of People’s Jurors in adjudication of civil lawsuits
1. The adjudication of first instance of civil lawsuits shall be attended by the People’s Jurors as prescribed in this Code, except for adjudication under the simplified procedures.
2. Upon the vote for decisions on settlement of civil lawsuits, the People’s Jurors are equal in powers to the Judges.
Article 12. Judges, People’s Jurors are independent in adjudication of civil lawsuits and settlement of civil matters and only comply with law
1. Upon trial over civil lawsuits, Judges and People’s Jurors shall be independent and only comply with law.
2. All acts of hindering or interfering the adjudication of Judges and People’s Jurors or the settlement of civil matters of Judges are strictly prohibited.
Article 13. Responsibilities of civil proceeding authorities and proceeding officers
1. Proceeding authorities/officers must respect people and submit to people’s supervision.
2. The Courts are responsible for the protection of the justice, human’s rights, civil rights, socialist regime, benefits of the State, legitimate rights and interests of organizations and individuals.
The procuracies are responsible for the protection of the law, human’s rights, civil rights, socialist regime, benefits of the State, legitimate rights and interests of organizations and individuals and contribute in the assurance that law is strictly and consistently complied with.
3. Proceeding authorities/officers must keep the State secrets and work secret according to law; preserve the nation’s fine customs and practices, protect minors, keep professional secrets, business secrets, personal secrets of the involved parties at their legitimate petitions.
4. The proceeding authorities/officers shall take legal responsibility for the performance of their tasks and powers. If a proceeding officer commits a violation against law, depending on the nature and severity of the violation, he/she shall be disciplined or liable to criminal prosecution according to law provisions.
5. If a proceeding officer, during the performance of his/her tasks and powers, commits illegal acts that causes damages to an agency/organization/individual, then the direct management agency of such officer shall pay the compensation to the aggrieved party according to law provisions pertaining to compensation responsibility.
Article 14. Collective trials by Courts
A Court shall conduct the collective trial over civil lawsuits and make decisions under the majority rule, except for adjudication according to simplified procedures.
Article 15. Prompt, equal and public trials by Courts
1. The Court trials shall be conducted promptly and within the time prescribed in this Code and must ensure the equality.
2. The Court trials shall be public. In special cases that it is necessary to keep the State secrets, preserve the nation’s fine customs and practices, protect minors or to keep professional secrets, business secrets, personal secrets of the involved parties at their legitimate claims, the Courts may conduct the trials behind closed doors.
Article 16. Ensuring impartiality and objectiveness in civil procedures
1. Chief Justices, Judges, People’s Jurors, ombudspersons, Court clerks, procurators chairpersons, prosecutors, inspectors, interpreters, expert-witnesses and members of Price Assessment Councils must not conduct or participate in civil procedures if there are good reasons to believe that they may not be impartial in performing their tasks and exercising their powers.
2. The assignment of proceeding officers must ensure the conditions for them to be impartial and objective when exercising their tasks and powers.
Article 17. Following the two-level adjudication regime
1. The Courts shall follow the two-level adjudication regime.
The first-instance judgments or decisions of the Courts can be appealed against under the provisions of this Code.
First-instance judgments or decisions of the Courts which are not appealed against according to appellate procedures within the time limit provided for by this Code shall become legally effective. Where first-instance judgments or decisions are appealed against, the cases must undergo appellate trials. The appellate judgments or decisions shall be legally effective.
2. The Courts' first-instance judgments or decisions of the Courts which have already taken legal effect but have been detected with law violations or new details according to provisions of this Code shall be reviewed according to the cassation or reopening procedures.
Article 18. Cassation of trials
The Supreme People’s Court shall conduct cassation of trials of all Courts; Collegial People’s Courts shall conduct cassation of trials of People’s Courts of central-affiliated cities and provinces (hereinafter referred to as People’s Courts of provinces), People’s Courts of districts, towns, provincial-affiliated cities and cities affiliated to central-affiliated cities (hereinafter referred to as People’s Courts of districts) within their competence to ensure that law is applied strictly and consistently.
Article 19. Assurance of the effect of Courts' judgments and decisions
1. Legally effective judgments and decisions of Courts must be enforced and strictly observed by all agencies, organizations and individuals.
2. Within the scope of their respective tasks and powers, Courts and agencies or organizations which are assigned the tasks to enforce Courts' judgments or decisions must strictly enforce them and bear responsibility before law for the performance of such tasks.
3. Courts may request the enforcement authorities to notify them of the progress and the result of the enforcement of the Courts’ judgments/decisions. The enforcement authorities directly in charge of the enforcement of the Courts’ judgments/decisions shall respond the Courts’ request.
Article 20. Spoken and written language used in civil procedures
Spoken and written language to be used in civil procedures shall be the Vietnamese.
Participants in civil procedures may use the voices and scripts of their ethnic groups; in this case interpreters are required.
Participants in civil procedures being people having hearing, speaking or visual disability may use the language of disabled people; in this case interpreters are required.
Article 21. Supervising the law observance in civil procedures
1. The Procuracies shall supervise the law observance in civil procedures and exercise the rights to petition, recommendation or appeal according to law provisions in order to ensure lawful and timely resolution of civil cases.
2. The Procuracies shall participate in first-instance meetings for civil matters; first-instance trials of lawsuits where evidence are collected by the Courts or where matters under dispute are public properties, public benefits, land use right, housing use right or involved parties are minors, legally incapacitated persons or, persons with limited capacity of exercise, people with limited cognition or behavior control or cases specified in clause 2 Article 4 of this Code.
3. The procuracies shall participate in appellate, cassation and reopening trials/meetings.
4. The Supreme People’s Procuracy shall preside over and cooperate with the Supreme People’s Court in providing guidance on the implementation of this Article.
Article 22. Courts' responsibility for forwarding documents and papers
1. The Courts shall have the responsibility to delivery, forward and notify of their judgments, decisions, summons, invitations and other relevant documents to the participants in the civil procedures according to the provisions of this Code.
2. People’s Committees of communes or relevant agencies, organizations and individuals shall forward the judgments, decisions, summons, invitations and other relevant documents of the Courts at the request of the Courts and shall notify the Courts of the result of such forwarding.
Article 23. Participation of agencies, organizations and individuals in civil procedures
Agencies, organizations and individuals shall have the right and obligation to participate in civil procedures according to the provisions of this Code, contributing to the lawful and prompt resolution of civil cases at courts.
Article 24. Assurance of oral argument in adjudication
1. The Courts shall ensure that the involved parties and people protecting legitimate rights and interests of the involved parties implement the right to get involve in oral argument in first-instance trials, appellate trials, cassation trials and reopening trials according to provisions of this Code.
2. The involved parties and the people protecting the legitimate rights and interests of the involved parties may collect and submit the evidences and relevant materials to the Courts since the Courts accepted civil lawsuits and shall notify to each other of the submitted materials and evidences; present, give question and answer, express opinions about evidences and present applicable provisions to defend their claims and their legitimate rights and interests or to reject others’ claims according to provisions of this Code.
3. During the process of adjudication, every material and evidence shall be reviewed sufficiently, obviously, comprehensively and publicly, except for cases where materials and evidences must not be published prescribed in clause 2 Article 109 of this Code. The Courts shall direct the oral argument, make question about unclear matters and issue judgments/decisions on the basis of the argument result.
Article 25. Assurance of the right to complaints and denunciations in civil procedures
Agencies, organizations and individuals shall have the right to complain about, individuals shall have the right to denounce, illegal acts of proceeding authorities/officers or of any agencies, organizations and individuals in civil proceedings.
Competent agencies, organizations or individuals must accept, consider and settle promptly and lawfully complaints and denunciations; notify in writing the settlement results to the complainants and denouncers.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 113. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Điều 120. Kê biên tài sản đang tranh chấp
Điều 127. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Điều 128. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Điều 133. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Điều 137. Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 291. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời