Chương XX Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Thủ tục giám đốc thẩm
Số hiệu: | 92/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1251 đến số 1252 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;…
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.
+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:
+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự;
b) Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng làm cho đương sự không thực hiện được quyền, nghĩa vụ tố tụng của mình, dẫn đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ không được bảo vệ theo đúng quy định của pháp luật;
c) Có sai lầm trong việc áp dụng pháp luật dẫn đến việc ra bản án, quyết định không đúng, gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.
2. Người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có một trong các căn cứ quy định tại khoản 1 Điều này và có đơn đề nghị theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này hoặc có thông báo, kiến nghị theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 327 của Bộ luật này; trường hợp xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba thì không cần phải có đơn đề nghị.
1. Trong thời hạn 01 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, nếu phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định đó thì đương sự có quyền đề nghị bằng văn bản với người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này để xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
2. Trường hợp Tòa án, Viện kiểm sát hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phát hiện có vi phạm pháp luật trong bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì phải thông báo bằng văn bản cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
3. Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này.
1. Đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn đề nghị;
b) Tên, địa chỉ của người đề nghị;
c) Tên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật được đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm;
d) Lý do đề nghị, yêu cầu của người đề nghị;
đ) Người đề nghị là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ; người đề nghị là cơ quan, tổ chức thì người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức đề nghị là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật doanh nghiệp.
2. Kèm theo đơn đề nghị, người đề nghị phải gửi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh cho những yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.
3. Đơn đề nghị và tài liệu, chứng cứ được gửi cho người có thẩm quyền kháng nghị quy định tại Điều 331 của Bộ luật này.
1. Tòa án, Viện kiểm sát nhận đơn đề nghị do đương sự nộp trực tiếp tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc gửi qua dịch vụ bưu chính và phải ghi vào sổ nhận đơn, cấp giấy xác nhận đã nhận đơn cho đương sự. Ngày gửi đơn được tính từ ngày đương sự nộp đơn tại Tòa án, Viện kiểm sát hoặc ngày có dấu dịch vụ bưu chính nơi gửi.
2. Tòa án, Viện kiểm sát chỉ thụ lý đơn đề nghị khi có đủ các nội dung quy định tại Điều 328 của Bộ luật này. Trường hợp đơn đề nghị không có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 328 của Bộ luật này thì Tòa án, Viện kiểm sát yêu cầu người gửi đơn sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát; hết thời hạn này mà người gửi đơn không sửa đổi, bổ sung thì Tòa án, Viện kiểm sát trả lại đơn đề nghị, nêu rõ lý do cho đương sự và ghi chú vào sổ nhận đơn.
3. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm phân công người có trách nhiệm tiến hành nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo người có thẩm quyền kháng nghị xem xét, quyết định; trường hợp không kháng nghị thì thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân công Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao phân công Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao nghiên cứu đơn, thông báo, kiến nghị, hồ sơ vụ án, báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định kháng nghị. Trường hợp không kháng nghị thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao tự mình hoặc ủy quyền cho Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao thông báo bằng văn bản, nêu rõ lý do cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân có văn bản thông báo, kiến nghị.
1. Đương sự có quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu tài liệu, chứng cứ đó chưa được Tòa án cấp sơ thẩm, Tòa án cấp phúc thẩm yêu cầu đương sự giao nộp hoặc đã yêu cầu giao nộp nhưng đương sự không giao nộp được vì có lý do chính đáng hoặc tài liệu, chứng cứ mà đương sự không thể biết được trong quá trình giải quyết vụ án.
2. Trong quá trình giải quyết đơn đề nghị xem xét bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền yêu cầu người có đơn bổ sung tài liệu, chứng cứ hoặc tự mình kiểm tra, xác minh tài liệu, chứng cứ cần thiết.
1. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao; bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khác khi xét thấy cần thiết, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
1. Người có thẩm quyền kháng nghị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án có quyền yêu cầu hoãn thi hành bản án, quyết định để xem xét việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Việc hoãn thi hành bản án, quyết định được thực hiện theo quy định của pháp luật thi hành án dân sự.
2. Người đã kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật có quyền quyết định tạm đình chỉ thi hành bản án, quyết định đó cho đến khi có quyết định giám đốc thẩm.
Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải có các nội dung chính sau đây:
1. Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
2. Chức vụ của người ra quyết định kháng nghị;
3. Số, ngày, tháng, năm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
4. Quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
5. Nhận xét, phân tích những vi phạm, sai lầm của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
6. Căn cứ pháp luật để quyết định kháng nghị;
7. Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
8. Tên của Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm vụ án;
9. Đề nghị của người kháng nghị.
1. Người có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có quyền kháng nghị trong thời hạn 03 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Trường hợp đã hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng có các điều kiện sau đây thì thời hạn kháng nghị được kéo dài thêm 02 năm, kể từ ngày hết thời hạn kháng nghị:
a) Đương sự đã có đơn đề nghị theo quy định tại khoản 1 Điều 328 của Bộ luật này và sau khi hết thời hạn kháng nghị quy định tại khoản 1 Điều này đương sự vẫn tiếp tục có đơn đề nghị;
b) Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật theo quy định tại khoản 1 Điều 326 của Bộ luật này, xâm phạm nghiêm trọng đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự, của người thứ ba, xâm phạm lợi ích của cộng đồng, lợi ích của Nhà nước và phải kháng nghị để khắc phục sai lầm trong bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó.
1. Người đã kháng nghị giám đốc thẩm có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị nếu chưa hết thời hạn kháng nghị quy định tại Điều 334 của Bộ luật này. Việc thay đổi, bổ sung phải được thực hiện bằng quyết định. Quyết định thay đổi, bổ sung kháng nghị phải được gửi theo quy định tại Điều 336 của Bộ luật này.
2. Người đã kháng nghị có quyền rút một phần hoặc toàn bộ kháng nghị trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa giám đốc thẩm. Việc rút kháng nghị phải được thực hiện bằng quyết định.
3. Khi nhận được quyết định rút toàn bộ kháng nghị, Tòa án giám đốc thẩm ra quyết định đình chỉ việc xét xử giám đốc thẩm.
1. Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm phải được gửi ngay cho Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các đương sự, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị.
2. Trường hợp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao hoặc Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị cùng hồ sơ vụ án phải được gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp. Viện kiểm sát nghiên cứu hồ sơ trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
3. Trường hợp Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao kháng nghị thì quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm.
1. Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ bị kháng nghị như sau:
a) Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
b) Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
2. Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị như sau:
a) Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm;
b) Toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật quy định tại điểm a khoản này nhưng có tính chất phức tạp hoặc bản án, quyết định đã được Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm bằng Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
3. Những vụ án có tính chất phức tạp quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều này là những vụ án thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất;
b) Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau;
c) Việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
4. Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này. Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
5. Trường hợp những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.
1. Phiên tòa giám đốc thẩm phải có sự tham gia của Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Trường hợp xét thấy cần thiết, Tòa án triệu tập đương sự hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác có liên quan đến việc kháng nghị tham gia phiên tòa giám đốc thẩm; nếu họ vắng mặt tại phiên tòa thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm vẫn tiến hành phiên tòa.
Trong thời hạn 04 tháng, kể từ ngày nhận được kháng nghị kèm theo hồ sơ vụ án, Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm phải mở phiên tòa để xét xử vụ án theo thủ tục giám đốc thẩm.
Chánh án Tòa án phân công một Thẩm phán làm bản thuyết trình về vụ án tại phiên tòa. Bản thuyết trình tóm tắt nội dung vụ án và các bản án, quyết định của các cấp Tòa án, nội dung của kháng nghị. Bản thuyết trình phải được gửi cho các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chậm nhất là 07 ngày trước ngày mở phiên tòa giám đốc thẩm.
1. Sau khi chủ tọa khai mạc phiên tòa, một thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm trình bày tóm tắt nội dung vụ án, quá trình xét xử vụ án, quyết định của bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, các căn cứ, nhận định của kháng nghị và đề nghị của người kháng nghị. Trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị thì đại diện Viện kiểm sát trình bày nội dung kháng nghị.
2. Đương sự, người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác được Tòa án triệu tập đến phiên tòa giám đốc thẩm trình bày ý kiến về những vấn đề mà Hội đồng giám đốc thẩm yêu cầu. Trường hợp họ vắng mặt nhưng có văn bản trình bày ý kiến thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm công bố ý kiến của họ.
3. Đại diện Viện kiểm sát phát biểu ý kiến về quyết định kháng nghị và việc giải quyết vụ án.
Ngay sau khi kết thúc phiên tòa, đại diện Viện kiểm sát phải gửi văn bản phát biểu ý kiến cho Tòa án để lưu vào hồ sơ vụ án.
4. Các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phát biểu ý kiến và thảo luận. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm nghị án và biểu quyết về việc giải quyết vụ án và công bố nội dung quyết định về việc giải quyết vụ án tại phiên tòa. Việc nghị án phải được thực hiện theo các nguyên tắc quy định tại Điều 264 của Bộ luật này.
5. Trường hợp Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 337 của Bộ luật này thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.
Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 337 của Bộ luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Ủy ban Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
6. Trường hợp Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 337 của Bộ luật này thì quyết định của Hội đồng xét xử phải được tất cả thành viên tham gia Hội đồng biểu quyết tán thành.
Trường hợp xét xử theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 337 của Bộ luật này thì phiên tòa xét xử của toàn thể Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị.
2. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị, nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật nhưng đã bị bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa đổi một phần hay toàn bộ.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm trong trường hợp sau đây:
1. Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa được thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này;
2. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;
3. Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật này hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án, nếu vụ án đó thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 217 của Bộ luật này.
Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;
b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Quyết định giám đốc thẩm phải có các nội dung sau đây:
a) Ngày, tháng, năm và địa điểm mở phiên tòa giám đốc thẩm;
b) Họ, tên các thành viên Hội đồng xét xử giám đốc thẩm. Trường hợp Hội đồng xét xử giám đốc thẩm là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao hoặc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao thì ghi họ, tên, chức vụ của chủ tọa phiên tòa và số lượng thành viên tham gia xét xử;
c) Họ, tên Thư ký Tòa án, Kiểm sát viên tham gia phiên tòa giám đốc thẩm;
d) Tên vụ án mà Hội đồng đưa ra xét xử giám đốc thẩm;
đ) Tên, địa chỉ của các đương sự trong vụ án;
e) Tóm tắt nội dung vụ án, quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
g) Quyết định kháng nghị, lý do kháng nghị;
h) Nhận định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm, trong đó phải phân tích quan điểm về việc giải quyết vụ án và những căn cứ để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng nghị;
i) Điểm, khoản, điều của Bộ luật tố tụng dân sự, văn bản quy phạm pháp luật khác mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm căn cứ để ra quyết định;
k) Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm.
3. Quyết định của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao cần có lập luận để làm rõ quy định của pháp luật còn có cách hiểu khác nhau; phân tích, giải thích các vấn đề, sự kiện pháp lý và chỉ ra nguyên nhân, đường lối xử lý, quy phạm pháp luật cần áp dụng (nếu có).
Quyết định giám đốc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định.
1. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định, Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải gửi quyết định giám đốc thẩm cho cơ quan, tổ chức, cá nhân sau đây:
a) Đương sự, người khác có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan theo quyết định giám đốc thẩm;
b) Tòa án ra bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị;
c) Viện kiểm sát cùng cấp, cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền.
2. Quyết định giám đốc thẩm được Tòa án có thẩm quyền giám đốc thẩm công bố trên Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có), trừ quyết định có chứa thông tin quy định tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật này.
CASSATION PROCEDURES
Article 325. Nature of cassation
Cassation means the review of courts' legally effective judgments or decisions, which are appealed against when there are grounds specified in Article 326 of this Code are satisfied.
Article 326. Grounds and conditions for appeal according to cassation procedures
1. A legally effective judgment/decision of the Court shall be appealed against according to cassation procedures when there is one of the following grounds:
a) Conclusion in the judgment/decision is incompatible with the objective details of the cases, causing damage to legitimate rights and interests of the involved parties;
b) There are serious violations against procedures that prevent involved parties from executing their procedural rights and obligations, as the result, their legitimate rights and interests are not protected as prescribed in law;
c) There are mistakes in the application of law leading to the issuance of wrong judgments/decisions, causing bad effect to legitimate rights and interests of involved parties, infringing upon public benefits, State benefits, legitimate rights and interests of the third parties.
2. Persons competent to lodge appeals specified in Article 331 of this Code shall lodge appeals against Courts’ judgments/decisions that are legally effective when there is one of the grounds specified in clause 1 of this Article and shall file applications as provided for in Article 328 of this Code or make notifications/recommendations as prescribed in clauses 2 and 3 Article 327 of this Code. If the judgments/decisions infringe upon public benefits, State benefits, legitimate rights and interests of the third parties, the applications are not required.
Article 327. Discovering legally effective judgments or decisions of Courts which need to be reviewed according to cassation procedures
1. Within 01 year from the day on which the Court’s judgments/decisions takes legally effect, if any legal violations in the judgments/decisions is discovered, involved parties are entitled to submit written applications to persons competent to lodge appeal specified in Article 331 of this Code for consideration according to cassation procedures.
2. If the Courts, the procuracies or other agencies/organizations/individuals discover legal violations in the Courts’ judgments/decisions that are legally effective, written notifications must be sent to persons competent to lodge appeals provided for in Article 331 of this Code.
3. Chief Justices of People’s Courts of provinces shall file recommendations to Chief Justices of Collegial People’s Courts/Supreme People’s Courts, the Chief Justices of Collegial People’s Courts shall file recommendations to Chief Justices of Supreme People’s Courts, to review the appeals against Courts’ judgments/decisions that are legally effective according to cassation procedures if any ground specified in clause 1 Article 326 of this Code is discovered.
Article 328. Application for reviewing legally effective judgments or decisions according to cassation procedures
1. An application for reviewing Courts’ judgments/decisions which are legally effective according to cassation procedures must have the following principal details:
a) Date of making the application;
b) Name and address of the applicant;
c) Name of the Court’s legally effective judgment/decision subject to reviewing according to cassation procedures;
d) Reasons for the application, requests of the applicant;
dd) Signature or fingerprints, applicable to applicants being individuals, or signature and seal of lawful representatives, applicable to applicants being agencies or organizations, in the end of the application. If the applicant is an enterprise, the use of the seal shall comply with provisions of the Law on Enterprise.
2. Enclosed with the application shall be Courts' legally effective judgments/decisions and materials and evidences (if any) to prove that the applicants’ requests are well-grounded and lawful.
3. The application and materials and/or evidences shall be sent to persons competent to lodge appeals provided for in Article 331 of this Code.
Article 329. Procedures for receiving applications for reviewing courts’ legally effective judgments or decisions according to cassation procedures
1. Courts/procuracies shall receive applications that are submitted by the involved parties directly at the Courts/procuracies or by post and shall record to the application registers and issue receiving slips for involved parties. Date of sending of application shall be calculated from the day on which the involved parties submit the application at the Courts/procuracies or the sending date written on the post seal.
2. Courts/procuracies shall accept the applications only when all provisions specified in Article 328 of this Code are satisfied. If the applications do not satisfy conditions specified in Article 328 of this Code, the Courts/Procuracies shall request the applicants to submit application for amendment/supplement within 01 month from the day on which the requests from the Courts/Procuracies are received. Upon the expiry of such period, if the applicants fail to conduct amendment/supplement, the Courts/Procuracies shall return the applications enclosed with explanation and note such cases in the application registers.
3. Persons competent to file appeals according to cassation procedures shall assign persons to study the petitions, notifications, recommendations and case files then request the persons competent to file appeals to consider and make decisions. If the petitions are rejected, written notifications containing explanation shall be sent to involved parties, agencies, organizations and individuals that have sent the notifications/recommendations.
The Chief Justice of the Supreme People’s Court shall assign Judges of the Supreme People’s Court, the Chairperson of the Supreme People’s Procuracy shall assign procurators of the Supreme People’s Procuracy to study the petitions, notifications, recommendations, case files and report them to the Chief Justice of the Supreme People’s Court and the Chairperson of the Supreme People’s Procuracy for considering and making decisions on appeal. If the petitions are rejected, the Chief Justice of the Supreme People’s Court, the Chairperson of the Supreme People’s Procuracy shall, by themselves or authorize the Judge of the Supreme People’s Court and procurators of the Supreme People’s Procuracy to send written notifications containing explanation to the involved parties and individuals that have sent the notifications/recommendations.
Article 330. Supplement, verification of materials and evidences in cassation procedures
1. Involved parties shall be entitled to provide materials and evidences for persons competent to file appeals according to cassation procedures if such materials and evidences have not been supplied to the first-instance Courts or the appellate Courts because such Courts had not required or because the involved parties failed to supplied due to good and sufficient reasons or because the involved parties did not know about such materials and evidences during the resolution of the cases.
2. During the resolution of petitions for consideration of the legally effective judgments/decisions of Courts according to cassation procedures, persons competent to file appeals according to cassation procedures shall be entitled to request the petitioners to supplement materials and evidences or inspect and verify the materials and evidences by themselves if necessary.
Article 331. Persons competent to appeal according to cassation procedures
1. The Chief Justice of the Supreme People's Court and the Chairperson of the Supreme People’s Procuracy shall be competent to appeal according to cassation procedures against the legally effective judgments or decisions of the Collegial People’s Court; legally effective judgments or decisions of other Courts when it is deemed necessary, except for cassation decisions of the Council of Judges of the Supreme People's Court.
2. The Chief Justices of the Collegial People’s Courts and the chairpersons of the shall be entitled to appeal according to the cassation procedures against legally effective judgments or decisions of People’s Courts of provinces or People’s Courts of districts within territorial competence.
Article 332. Postponement and suspension of enforcement of legally effective judgments or decisions
1. Persons who are competent to appeal against legally effective judgments or decisions of Courts may request the postponement of enforcement of judgments or decisions in order to consider the appeals according to cassation procedures. The postponement of enforcement of judgments shall comply with law regulations on civil judgment execution.
2. Persons who have appealed according to cassation procedures legally effective judgments or decisions shall have the right to decide on the suspension of enforcement of such judgments or decisions until the cassation decisions are made.
Article 333. Decisions to appeal according to cassation procedures
A decision to appeal according to cassation procedures shall consist of the following principal contents:
1. Date and number of the appeal decision;
2. Position of the person who makes the appeal decision;
3. Number and date of the legally effective judgment or decision being appealed against;
4. Decisions of the legally effective judgment or decision being appealed against;
5. Comments, analysis of the violations or errors of the legally effective judgment or decision being appealed against;
6. Legal grounds for making the appeal decision;
7. Whether the appeal is against parts or whole of the legally effective judgment or decision;
8. Name of the Court that is competent to conduct cassation of such case;
9. Proposals of the appellant.
Article 334. Time limit for appeal according to cassation procedures
1. Persons competent to appeal according to cassation procedures are entitled to lodge the appeal within 03 year from the day on which the Court’s judgments/decisions takes legally effect, except for cases specified in clause 2 of this Article.
2. If the time limit for appeal prescribed in clause 1 of this Article expires such time limit shall be extended by 02 years from the day on which such time limit expires if the following conditions are satisfied:
a) The involved parties have submitted applications provided for in clause 1 Article 328 of this Code and maintain the application when the time limit for appeal provided for in clause 1 of this Article has expired;
b) Courts’ legally effective judgments/decisions are contrary to law as prescribed in clause 1 Article 326 of this Code, seriously affecting legitimate rights and interests of involved parties and/or third parties, public benefits, State benefits and are subject to appeal to eliminate faults in such legally effective judgments/decisions.
Article 335. Modification, supplementation, withdrawal of appeals according to cassation procedures
1. Persons who have appealed according to cassation procedures shall be entitled to modify or supplement the appeals if the appeal time limit prescribed in Article 334 of this Code has not yet expired. Such modification/supplement must be made under decisions. Decisions to modify/supplement appeals must be sent according to provisions of Article 336 of this Code.
2. Persons who have appealed shall be entitled to withdraw parts or whole of the appeal decisions before the opening of Court sessions or in cassation Court sessions. Such withdrawal must be made under decisions.
3. After receiving decisions to withdraw whole of the appeal, the cassation Courts shall issue decisions to terminate the cassation trial.
Article 336. Forwarding decisions to appeal according to cassation procedures
1. Decisions to appeal according to cassation procedures must be immediately sent to the Courts that have issued the legally effective judgments/decisions being appealed against, the involved parties, the competent civil judgment-executing agencies and persons whose interests and duties are related to the appealed contents.
2. In cases where the Chief Justices of the Supreme People's Court or the Chief Justices of the Collegial People’s Courts appeal, the appeal decisions and the case files must be immediately sent to the Procuracies of the same level. The procuracies shall study the files within 15 days as from the day on which the case files are received; upon the expiry of such time limit, the procuracies must transfer the case files to the Courts competent to hear the cases according to cassation procedures.
3. In cases where the Chairperson of the Supreme People's Procuracy or the heads of the Collegial People’s procuracies appeal, the appeal decisions must be immediately sent to the Courts competent to hear the cases according to cassation procedures.
Article 337. Jurisdiction to review cases according to cassation procedures
1. The Committee of Judges of the Collegial People’s Courts shall review according to cassation procedures legally effective judgments/decisions of the provincial-level people’s Courts or district-level people's courts, which are appealed against, within competence as follows:
a) The Committee of Judges of the Collegial People’s Courts shall review according to cassation procedures, through trial panels composed of 3 Judges, legally effective judgments/decisions of the provincial-level people’s Courts or district-level people's Courts which are appealed against:
b) If courts’ legally effective judgments/decisions prescribed in point a of this clause are complicated, or judgments/decisions have been reviewed according to cassation procedures by Committee of Judges of Collegial People’s Courts, through trial panels composed of 3 Judges, but no agreement is reached upon the vote on the decisions on case resolution, then the whole of Committee of Judges of Collegial People’s Courts shall review such judgments/decisions according to cassation procedures.
2. The Council of Judges of the Supreme People's Court shall review according to cassation procedures legally effective judgments/decisions of Collegial People’s Courts which are appealed against as follows:
a) The Council of Judges of the Supreme People’s Court shall review according to cassation procedures, through trial panels composed of 5 Judges, legally effective judgments/decisions of Collegial People’s Courts that are appealed against according to cassation procedures;
b) If courts’ legally effective judgments/decisions prescribed in point a of this clause are complicated, or judgments/decisions have been reviewed according to cassation procedures by the Council of Judges of the Supreme People’s Court, through trial panels composed of 5 Judges, but no agreement is reached upon the vote on the decisions on case resolution, then the whole of Council of Judges of Supreme People’s Courts shall review such judgments/decisions according to cassation procedures.
3. Complicated cases mentioned in point b clause 1 and point b clause 2 of this Article are the following cases:
a) Law provisions applicable to matters to be resolved in the case are unclear or are not applied consistently;
b) There is argument over the assessment of evidences and application of law provisions;
c) The case resolution is related to public benefits, State benefits, human’s right protection, civil right protection that are specially concerned.
4. Chief Justices of Collegial People’s Courts shall consider deciding to conduct cassation trials for cases specified in clause 1 of this Article. Chief Justices of Supreme People’s Courts shall consider deciding to conduct cassation trials for cases specified in clause 2 of this Article.
5. If legally effective judgments/decisions are on the same civil lawsuits and within the competence to review according to cassation procedures of both Collegial People’s Courts and the Supreme People’s Court, then the Supreme People’s Court shall have the competence to review according to cassation procedures for the whole of the case.
Article 338. Participants in cassation review Court sessions
1. The cassation review Court sessions must be with the participation of the Procuracies of the same level.
2. If it is deemed necessary, the Court shall summon involved parties or their representatives and defense counsels of their rights and interests or other participants related to the appeal to the cassation review Court session; if any of them is absent from the Court session, the cassation review trial panel shall still carry on the session.
Article 339. Time limit for opening of cassation review Court sessions
Within 04 months as from the day on which the appeals and the enclosed case files are received, the Courts competent to cassation review must open Court sessions to review cases according to cassation procedures.
Article 340. Preparations for cassation review Court session
The Chief Justice of the Court shall assign a Judge to prepare written explanation of the case at the Court session. The written explanation shall summarize the case contents and the judgments/decisions of the Courts of different levels as well as the appealed contents. The explanation must be forwarded to members of the Cassation Review panel not later than 07 days before the opening of the cassation review Court sessions.
Article 341. Trial procedures at cassation review Court sessions
1. After the presiding Judge opens the Court session, a member of the Cassation Review Panel shall present the brief contents of the case, the case handling process, decisions of the legally effective judgments/decisions being appealed against, grounds for the appeal, viewpoint of the appeal and proposals of the appellant. If the appeal is lodge by a procuracy, the procuracy must present the appealed contents.
2. Involved parties, their representatives and defense counsels of their rights and interests or other participants shall be summoned to the cassation review Court by the Court to present opinions about matters requested by the cassation review panel. If any of such persons is absent but has sent his/her written opinions before, the cassation review panel shall pronounce his/her opinions.
3. The representative of the procuracy shall present the opinions of the procuracy on the resolution of the case.
Immediately after the Court session, the representative of the procuracy shall send the writing containing opinions to the Court to be save in the case files.
4. Members of the Cassation Review Panel shall express their opinions and discuss. The Cassation review panel shall conduct deliberation and vote on the resolution of the case and pronounce the decision on the resolution of the case at the court. The deliberation must be conducted according to rules specified in Article 264 of this Code.
5. If the cassation review Court is conducted by the Committee of Judges of Collegial People’s Court as prescribed in point a clause 1 Article 337 of this Code, decisions of the trial panel must be approved by all members of the panel.
For cassation review trial conducted as prescribed in point b clause 1 Article 337 of this Code, the Court session of the whole of the Committee of Judges of the Collegial People’s Court must be under the presence of at least two-thirds of present members of the committee; decisions of the Judge committee must be approved by more than a haft of members of the committee.
6. If the cassation review Court is conducted by the Committee of Judges of the Supreme People’s Court as prescribed in point a clause 2 Article 337 of this Code, decisions of the trial panel must be approved by all members of the panel.
For cassation review trial conducted as prescribed in point b clause 2 Article 337 of this Code, the Court session of the whole of the Committee of Judges of the Supreme People’s Court must be under the presence of at least two-thirds of present members of the committee; decisions of the Judge committee must be approved by more than a haft of members of the committee.
Article 342. Scope of the cassation review
1. The Cassation Review Panels shall only review parts of legally effective judgments/decisions being appealed against or related to the review of the appealed contents.
2. The Cassation Review Panels shall be entitled to review the decisions of the legally effective judgments/decisions which are neither appealed against nor related to the review of the appealed contents, if these parts infringe upon the public interests, interests of the State, or the interests of the third parties other than the involved parties in the cases.
Article 343. Jurisdiction of the Cassation Review Panels
The Cassation Review Panels shall have the following powers:
1. To reject the appeals and uphold the court’s legally effective judgments/decisions;
2. To repeal the legally effective judgments/decisions of Courts and uphold the lawful judgments/decisions of the subordinate courts, which have been annulled or amended;
3. To repeal parts or the whole of courts’ legally effective judgments/decisions to retry according to first-instance procedures or appellate procedures;
4. To repeal legally effective judgments/decisions and terminate the resolution of the cases;
5. To modify parts or the whole of the legally effective judgments/decisions.
Article 344. Upholding the subordinate courts' lawful judgments or decisions which have been annulled or amended
The Cassation Review Panels shall issue decisions to repeal legally effective judgments/decisions being appealed and uphold the judgments/decisions rendered legally by subordinate Courts but partially or entirely annulled or amended by legally effective judgments/decisions being appealed.
If the judgments/decisions are partially or entirely enforced, the cassation review panel shall resolve the consequences of such enforcement.
Article 345. Repealing parts or the whole of courts’ legally effective judgments/decisions to retry according to first-instance procedures or appellate procedures
The Cassation Review Panels shall issue decisions to repeal partially or entirely courts’ legally effective judgments/decisions being appealed against for re-trials according to the first-instance or appellate procedures in the following cases:
1. The collection of evidences and proof have been carried out insufficiently or unconformably with the provisions of Chapter VII of this Code;
2. The decisions in the judgments or decisions do not conform to the objective details of cases or serious errors are committed in the application of law;
3. The composition of the first-instance or appellate trial panel is not conformable with the provisions of this Code or other serious procedural violations have been committed affecting lawful rights and interests of involved parties.
Article 346. Repealing legally effective judgments and/or decisions and termination of case resolution
The Cassation Review Panels shall issue decisions to annul legally effective judgments/decisions and terminate the case resolution if the cases fall under one of the circumstances stipulated in Article 217 of this Code.
If the judgments/decisions are partially or entirely enforced, the cassation review panel shall resolve the consequences of such enforcement.
Article 347. Modification of parts or the whole of the legally effective judgments/decisions
1. The Cassation Review Panels shall issue decisions to repeal parts or the whole of courts’ legally effective judgments/decisions if all the following conditions are met:
a) Materials and/or evidences in the case files are sufficient, clear and well-grounded to clarify details in the cases;
b) The modification of judgments/decisions which are appealed against does not affect rights and obligations of other agencies, organizations and individuals.
2. If the judgments/decisions are partially or entirely enforced, the cassation review panel shall resolve the consequences of such enforcement.
Article 348. Cassation review decisions
1. The Cassation Review Panels shall issue decisions in the name of the Socialist Republic of Vietnam.
2. A cassation review decision must contain the following principal contents:
a) Date and place of opening the Court session;
b) Full names of members of the Cassation Review Panel. In cases where the Cassation Review Panel is the Committee of Judges of a Collegial People’s Court or the Council of Judges of the Supreme People's Court, the full name and title of the presiding Judge and the number of members participating in the trial shall be specified;
c) Full names of the Court clerk and the procurator participating in the Court session;
d) Name of the case that has been brought to cassation review trial by the Panel;
dd) Full names and addresses of the involved parties in the case;
e) Summary of the contents of the case, decisions of the legally effective judgment or decision being appealed against;
g) Decision to appeal; grounds for making the appeal;
h) Assessment of the Cassation Review Panel where opinion about the resolution of the case must be analyzed and grounds for acceptance or non-acceptance of the appeal must be specified;
i) Points, clauses or articles of the Civil Procedure Code and/or other legislative documents on which the Cassation Review Panel bases to make decision;
k) Decision of the Cassation Review Panel.
3. Decisions of the Cassation review panels of Councils of Judges of the Supreme People’s Court must contain argument to prove that provisions of law can be also understood in different ways; legal matters and facts must be explained and reasons and resolution for such matters and legal provisions to be applied (if any) must be specified.
Article 349. Effect of the cassation review decisions
The cassation review decisions shall take legal effect as from the date the Cassation Review Panels issue them.
Article 350. Forwarding the cassation review decisions
1. Within 05 working days from the day on which a cassation review decision is issued, the cassation review trial panel shall send it to the following agencies, organizations and individuals:
a) The involved parties and other persons with related interests and obligations under the cassation review decisions;
b) The Courts which have rendered legally effective judgments/decisions being appealed against;
c) The procuracy of the same level, the competent civil judgment-executing agencies.
2. Cassation review decisions shall be posted by Courts competent to review on their e-portals (if any), except for decisions containing information specified in clause 2 Article 109 of this Code.
Văn bản liên quan
Cập nhật
Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 113. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng
Điều 120. Kê biên tài sản đang tranh chấp
Điều 127. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định
Điều 128. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ
Điều 133. Thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 136. Buộc thực hiện biện pháp bảo đảm
Điều 137. Thay đổi, áp dụng bổ sung biện pháp khẩn cấp tạm thời
Điều 291. Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời