Chương XV Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Tính chất của xét xử phúc thẩm và kháng cáo, kháng nghị bản án, quyết định của tòa án cấp sơ thẩm
Số hiệu: | 92/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1251 đến số 1252 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;…
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.
+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:
+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
Xét xử phúc thẩm là việc Tòa án cấp phúc thẩm trực tiếp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện có quyền kháng cáo bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
1. Khi thực hiện quyền kháng cáo, người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo.
Đơn kháng cáo phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm làm đơn kháng cáo;
b) Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo;
c) Kháng cáo toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng cáo và yêu cầu của người kháng cáo;
đ) Chữ ký hoặc điểm chỉ của người kháng cáo.
2. Người kháng cáo là cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người kháng cáo phải ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Người kháng cáo quy định tại khoản 2 Điều này nếu không tự mình kháng cáo thì có thể ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền của người kháng cáo, của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người kháng cáo ủy quyền kháng cáo và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
4. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức đó, trường hợp doanh nghiệp kháng cáo thì việc sử dụng con dấu theo quy định của Luật doanh nghiệp.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức ủy quyền cho người khác kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền, của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của đương sự là cơ quan, tổ chức ủy quyền; họ, tên, chức vụ của người đại diện theo pháp luật của đương sự là cơ quan, tổ chức đó và văn bản ủy quyền. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
5. Người đại diện theo pháp luật của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự có thể tự mình làm đơn kháng cáo. Tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo pháp luật phải ký tên hoặc điểm chỉ.
Trường hợp người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền cho người khác đại diện cho mình kháng cáo thì tại mục tên, địa chỉ của người kháng cáo trong đơn phải ghi họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo ủy quyền và văn bản ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của người đại diện theo pháp luật của đương sự ủy quyền; họ, tên, địa chỉ của đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự. Ở phần cuối đơn kháng cáo, người đại diện theo ủy quyền phải ký tên hoặc điểm chỉ.
6. Việc ủy quyền quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này phải được làm thành văn bản có công chứng, chứng thực hợp pháp, trừ trường hợp văn bản ủy quyền đó được lập tại Tòa án có sự chứng kiến của Thẩm phán hoặc người được Chánh án Tòa án phân công. Trong văn bản ủy quyền phải có nội dung đương sự ủy quyền cho người đại diện theo ủy quyền kháng cáo bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm.
7. Đơn kháng cáo phải được gửi cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng cáo. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm thì Tòa án đó phải chuyển cho Tòa án cấp sơ thẩm để tiến hành các thủ tục cần thiết theo quy định của Bộ luật này.
8. Kèm theo đơn kháng cáo, người kháng cáo phải gửi tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng cáo của mình là có căn cứ và hợp pháp.
1. Thời hạn kháng cáo đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm là 15 ngày, kể từ ngày tuyên án; đối với đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện không có mặt tại phiên tòa hoặc không có mặt khi tuyên án mà có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày họ nhận được bản án hoặc bản án được niêm yết.
Đối với trường hợp đương sự, đại diện cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân khởi kiện đã tham gia phiên tòa nhưng vắng mặt khi Tòa án tuyên án mà không có lý do chính đáng thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày tuyên án.
2. Thời hạn kháng cáo đối với quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, kể từ ngày đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện nhận được quyết định hoặc kể từ ngày quyết định được niêm yết theo quy định của Bộ luật này.
3. Trường hợp đơn kháng cáo được gửi qua dịch vụ bưu chính thì ngày kháng cáo được xác định căn cứ vào ngày tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi đóng dấu ở phong bì. Trường hợp người kháng cáo đang bị tạm giam thì ngày kháng cáo là ngày đơn kháng cáo được giám thị trại giam xác nhận.
1. Sau khi nhận được đơn kháng cáo, Tòa án cấp sơ thẩm phải kiểm tra tính hợp lệ của đơn kháng cáo theo quy định tại Điều 272 của Bộ luật này.
2. Trường hợp đơn kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trình bày rõ lý do và xuất trình tài liệu, chứng cứ (nếu có) để chứng minh lý do nộp đơn kháng cáo quá hạn là chính đáng.
3. Trường hợp đơn kháng cáo chưa đúng quy định tại Điều 272 của Bộ luật này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo làm lại hoặc sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo.
4. Tòa án trả lại đơn kháng cáo trong các trường hợp sau đây:
a) Người kháng cáo không có quyền kháng cáo;
b) Người kháng cáo không làm lại đơn kháng cáo hoặc không sửa đổi, bổ sung đơn kháng cáo theo yêu cầu của Tòa án quy định tại khoản 3 Điều này.
c) Trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 276 của Bộ luật này.
1. Kháng cáo quá thời hạn quy định tại Điều 273 của Bộ luật này là kháng cáo quá hạn. Sau khi nhận được đơn kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi đơn kháng cáo, bản tường trình của người kháng cáo về lý do kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ (nếu có) cho Tòa án cấp phúc thẩm.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được đơn kháng cáo quá hạn và tài liệu, chứng cứ kèm theo, Tòa án cấp phúc thẩm thành lập Hội đồng gồm ba Thẩm phán để xem xét kháng cáo quá hạn. Phiên họp xem xét kháng cáo quá hạn phải có sự tham gia của đại diện Viện kiểm sát cùng cấp và người kháng cáo quá hạn. Trường hợp người kháng cáo, Kiểm sát viên vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Căn cứ vào tài liệu, chứng cứ có liên quan đến việc kháng cáo quá hạn, ý kiến của người kháng cáo quá hạn, đại diện Viện kiểm sát tại phiên họp, Hội đồng xét kháng cáo quá hạn quyết định theo đa số về việc chấp nhận hoặc không chấp nhận việc kháng cáo quá hạn và phải ghi rõ lý do của việc chấp nhận hoặc không chấp nhận trong quyết định. Tòa án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định cho người kháng cáo quá hạn, Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát cùng cấp; nếu Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận việc kháng cáo quá hạn thì Tòa án cấp sơ thẩm phải tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định.
1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo cho người kháng cáo biết để họ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật, nếu họ không thuộc trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
2. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm và nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm. Hết thời hạn này mà người kháng cáo không nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm thì được coi là từ bỏ việc kháng cáo, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Trường hợp sau khi hết thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, người kháng cáo mới nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm mà không nêu rõ lý do thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu người kháng cáo trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án phải có văn bản trình bày lý do chậm nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm để đưa vào hồ sơ vụ án. Trường hợp này được xử lý theo thủ tục xem xét kháng cáo quá hạn.
1. Sau khi chấp nhận đơn kháng cáo hợp lệ, Tòa án cấp sơ thẩm phải thông báo ngay bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp và đương sự có liên quan đến kháng cáo biết về việc kháng cáo kèm theo bản sao đơn kháng cáo, tài liệu, chứng cứ bổ sung mà người kháng cáo gửi kèm đơn kháng cáo.
2. Đương sự có liên quan đến kháng cáo được thông báo về việc kháng cáo có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng cáo cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp và cấp trên trực tiếp có quyền kháng nghị bản án sơ thẩm, quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự của Tòa án cấp sơ thẩm để yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm.
1. Quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát phải bằng văn bản và có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định kháng nghị và số của quyết định kháng nghị;
b) Tên của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị;
c) Kháng nghị toàn bộ hoặc phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật;
d) Lý do của việc kháng nghị và yêu cầu của Viện kiểm sát;
đ) Họ, tên của người ký quyết định kháng nghị và đóng dấu của Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị.
2. Quyết định kháng nghị phải được gửi ngay cho Tòa án cấp sơ thẩm đã ra bản án, quyết định sơ thẩm bị kháng nghị để Tòa án cấp sơ thẩm tiến hành các thủ tục do Bộ luật này quy định và gửi hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp phúc thẩm theo quy định tại Điều 283 của Bộ luật này.
3. Kèm theo quyết định kháng nghị là tài liệu, chứng cứ bổ sung (nếu có) để chứng minh cho kháng nghị của Viện kiểm sát là có căn cứ và hợp pháp.
1. Thời hạn kháng nghị đối với bản án của Tòa án cấp sơ thẩm của Viện kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 01 tháng, kể từ ngày tuyên án. Trường hợp Kiểm sát viên không tham gia phiên tòa thì thời hạn kháng nghị tính từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản án.
2. Thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cùng cấp đối với quyết định tạm đình chỉ, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án của Tòa án cấp sơ thẩm là 07 ngày, của Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp là 10 ngày, kể từ ngày Viện kiểm sát cùng cấp nhận được quyết định.
3. Khi Tòa án nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát mà quyết định kháng nghị đó đã quá thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này thì Tòa án cấp sơ thẩm yêu cầu Viện kiểm sát giải thích bằng văn bản và nêu rõ lý do.
1. Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị phải gửi ngay quyết định kháng nghị cho đương sự có liên quan đến kháng nghị.
2. Người được thông báo về việc kháng nghị có quyền gửi văn bản nêu ý kiến của mình về nội dung kháng nghị cho Tòa án cấp phúc thẩm. Văn bản nêu ý kiến của họ được đưa vào hồ sơ vụ án.
1. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.
2. Bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm hoặc những phần bản án sơ thẩm, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Tòa án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ bổ sung kèm theo cho Tòa án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày:
1. Hết thời hạn kháng nghị.
2. Hết thời hạn kháng cáo, người kháng cáo đã nộp cho Tòa án cấp sơ thẩm biên lai thu tiền tạm ứng án phí phúc thẩm.
1. Trường hợp chưa hết thời hạn kháng cáo theo quy định tại Điều 273 của Bộ luật này thì người đã kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng cáo ban đầu.
Trường hợp chưa hết thời hạn kháng nghị theo quy định tại Điều 280 của Bộ luật này thì Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị mà không bị giới hạn bởi phạm vi kháng nghị ban đầu.
2. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền thay đổi, bổ sung kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị có quyền thay đổi, bổ sung kháng nghị, nhưng không được vượt quá phạm vi kháng cáo, kháng nghị ban đầu, nếu thời hạn kháng cáo, kháng nghị đã hết.
3. Trước khi bắt đầu phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm, người kháng cáo có quyền rút kháng cáo, Viện kiểm sát đã kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có quyền rút kháng nghị.
Tòa án cấp phúc thẩm đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với những phần của vụ án mà người kháng cáo đã rút kháng cáo hoặc Viện kiểm sát đã rút kháng nghị.
Việc đình chỉ xét xử phúc thẩm trước khi mở phiên tòa do Thẩm phán chủ tọa phiên tòa quyết định, tại phiên tòa do Hội đồng xét xử quyết định.
4. Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị trước khi mở phiên tòa phải được lập thành văn bản và gửi cho Tòa án cấp phúc thẩm. Tòa án cấp phúc thẩm phải thông báo cho các đương sự về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị, thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp về việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo.
Việc thay đổi, bổ sung, rút kháng cáo, kháng nghị tại phiên tòa phải được ghi vào biên bản phiên tòa.
NATURE OF APPELLATE TRIAL AND THE APPEAL AGAINST JUDGMENTS, DECISIONS OF FIRST-INSTANCE COURTS
Article 270. Nature of appellate trial
Appellate trial means the re-trial by the appellate Court of a case with the first-instance court's judgment or decision having not yet taken legal effect and being appealed against.
Article 271. Persons having the right to appeal
The involved parties or their representatives, agencies, organizations or individuals initiating lawsuits shall have the right to lodge their appeals against judgments or decisions of the first-instance Courts to suspend or terminate the resolution of lawsuits in order to request the appellate Courts to conduct re-trials according to the appellate procedures.
Article 272. Application for an appeal
1. When exercising his/her right to appeal, the appellant shall formulate an application for appeal. An application for an appeal must have the following principal contents:
a) Date on which the application is made;
b) Name, address; phone number, fax number, e-mail address (if any) of the appellant;
c) The section of judgment or decision of the first-instance Court which has not yet taken legal effect and is appealed;
d) The reason(s) for appealing and the appellant's claims.
dd) Signature or fingerprint of the appellant.
2. Any appellant being individual who has fully civil procedure act capacity may formulate application for appeal himself/herself. Regarding the blanks for name and address of the appellant on the application form, full name, address, phone number, fax number, e-mail address (if any) of the appellant must be written. At the end of the application form, the appellant must append his/her signature or fingerprint.
3. For appellant specified in clause 2 of this Article, if the appellant cannot apply for appeal himself/herself, he/she may authorize a representative to conduct the application for appeal. Regarding the blanks for name and address of the appellant on the application form, full name and address of the proxy representative of the appellant; phone number, fax number, e-mail address (if any) of the appellant must be written and the written authorization for conduct application for appeal must be enclosed therewith. At the end of the application form, the proxy representative of appellant must append his/her signature or fingerprint.
4. Lawful representatives of involved parties being agencies or organizations may make appeal themselves. Regarding the blanks for name and address of the appellant on the application form, names, addresses, phone numbers, fax numbers, e-mail addresses (if any) of the involved parties being agencies, organizations and full names and positions of the lawful representatives of the involved parties being must be written. At the end of the application form, the lawful representatives must append signature and affix seal of such agencies/organizations; if the appellant is an enterprise, the seal shall be used according to provisions of the Law on Enterprise.
If the lawful representatives of involved parties being agencies/organizations authorize other persons to conduct appeal, at the blanks for name and address of the appellant on the application form, full names and addresses of the lawful representatives of such agencies/organizations; phone numbers, fax numbers, e-mail addresses (if any) of the agencies/organizations; full names, positions of lawful representatives of such agencies/organizations must be written and written authorizations must be enclosed therewith. At the end of the application form, the proxy representative of appellant must append his/her signature or fingerprint.
5. The lawful representatives of the involved parties being minors or legally incapacitated persons may formulate application for appeal by themselves. At the blanks for name and address of the appellant on the form, full names and addresses of the lawful representatives; full names and addresses of involved parties being minors or legally incapacitated persons must be written. At the end of the application form, the proxy representatives of appellant must append their signatures or fingerprints.
If the lawful representatives of involved parties authorize other persons to conduct appeal, at the blanks for name and address of the appellant on the application form, full names and addresses of the authorized representatives; full names and addresses of the lawful representatives of the involved parties; full names and addresses of involved parties being minors or legally incapacitated persons must be written and the written authorization must be enclosed therewith. At the end of the application form, the proxy representatives of appellant must append their signatures or fingerprints.
6. The authorization specified in clauses 3, 4 and 5 of this Article must be carried out under written authorizations that are lawfully notarized and authenticated, except for cases where such authorizations are formulated under the witness of the Judges or persons assigned by the Chief Justices. The written authorizations must contain the contents of the judgments/decisions on suspension/termination of the cases issued by the first-instance Courts that the involved parties authorized the proxy representatives to file appeals against.
7. The appeal application must be filed with the first-instance Court which rendered the first-instance-judgment or decision being appealed against. Where the appeal application is filed with the appellate Court, the appellate Court must transfer the application to the first-instance Court for carrying out necessary procedures and sending the case file to the appellate Court as provided for in this Code.
8. The appeal application must be accompanied with additional materials and/or evidences (if any) to prove that their appeals are well-grounded and lawful.
Article 273. Time limit for an appeal
1. The time limit for an appeal against the first-instance court's judgment is 15 days as from the date of judgment pronouncement; for the involved parties or representatives of agencies/organizations/individuals initiating lawsuits being absent from the Court sessions or absent when the Court pronounces the judgment with good and sufficient reason, the time limit for an appeal shall be counted from the date the judgment is handed to them or publicly posted up.
For cases where involved parties, representatives of agencies/organizations/individuals initiating lawsuits are present in Court sessions but absent when the Court pronounces the judgment without good and sufficient reason, time limit for an appeal shall be counted from the date of judgment pronouncement.
2. The time limit for an appeal against the first-instance court's decision on to suspend or terminate the resolution of the case is 07 days counting from the day on which the involved parties and the agencies, organizations and individuals initiating lawsuits receive the decision or from the day on which the decision is posted up as prescribed in this Code.
3. For cases where the appeal applications are sent by post, time limit for an appeal shall be determined pursuant to the date written on the post seal of the sending post office. If the appellant is incurring a detainment, the date of appeal shall be the day on which the appeal application is certified by the prison officers.
Article 274. Examination of appeal applications
1. After receiving the appeal applications, the first-instance Courts must examine their validity as provided for in Article 272 of this Code.
2. In case of overdue appeals, the first-instance Courts shall request the appellants to further explain the reasons therefor and provide materials and/or evidences (if any) to prove that the reasons for late submission of their appeal applications are plausible.
3. Where the appeal applications are made not in compliance with the provisions of Article 272 of this Code, the first-instance Courts shall request the appellants to amend or supplement them.
4. An appeal application shall be returned by the Court in the following cases:
a) The appellant is not entitled to file an appeal;
b) The appellant fails to make another appeal application or fails to amend or supplement the appeal application at the request of the Court as prescribed in clause 3 of this Article.
c) Cases specified in clause 2 Article 276 of this Code.
Article 275. Overdue appeals and consideration for overdue appeals
1. Appeals that are not made within the time limit stipulated in Article 273 of this Code shall be the overdue appeals. After receiving overdue appeal applications, the first-instance Courts must forward the applications and the appellants' explanation of the reasons for late filing the appeals, materials and/or evidences (if any) to the appellate Courts.
2. Within 10 days after receiving the overdue appeal applications and the accompanied materials and/or evidences, the Courts of appeal shall set up a Panel consisting of three Judges to consider the overdue appeals. The meetings for considering overdue appeals must be under the presence of representatives of the procuracies of the same level and the overdue appeal applicants. If the appellants and/or the procurators are absent, the meetings shall be still carried on by the Court.
3. Pursuant to materials and evidences related to the overdue appeals, opinions of the overdue appeal applicants and representatives of the procuracies at the meetings, the overdue-appeal-considering Panel shall issue decisions under the majority rule on the acceptance or refusal of the overdue appeals that contain explanation for such acceptance or refusal. The appellate Courts must send their decisions to the overdue appeal applications, the first-instance Courts and the procuracies of the same level. If the appellate Courts accept the overdue appeals, the first-instance Courts shall carry out procedures stipulated in this Code.
Article 276. Notification of payment of appellate Court fee advance
1. After accepting the valid appeal applications the first-instance Courts must notify the appellants thereof so that they pay the appellate Court fee advances as required by law, if they do not fall cases of being exempt from, or having not to pay, the appellate Court fee advances.
2. Within 10 days as from the day on which the courts' notifications of payment of the appellate Court fee advances are received, the appellants must pay the Court fee advances and submit to the first-instance Courts the receipts of the payment of Court fee advances. After such time limit, if the appellants fail to pay the appeal fee Court advances, they shall be deemed to have given up their appeals, unless they have plausible reasons therefor.
If the appellants pay submit the Court the receipts of the payment of Court fee advances after 10 days as from the day on which the courts' notifications of payment of the appellate Court fee advances are received without explanation, the first-instance Courts shall request the appellant to send a writing presenting reasons for the lateness of submission of such receipts to the first-instance Courts within 03 working days from the day on which the courts’ notifications are received to be recorded in the case files. Such cases shall be settled according to the overdue appeal consideration procedures.
1. After receiving the valid appeal applications, the first-instance Courts must notify such in writing to the procuracies of the same level and the involved parties, enclosed with copies of the appeal applications and additional materials and evidences that the appellants enclosed with the appeal applications.
2. Involved parties relevant to the appeal who are notified of the appeals shall be entitled to send to the appellate Courts documents expressing their opinions on the appealed matters. Such documents shall be included in the case files.
Article 278. Appeal by procuracies
The head of the procuracy of the same level or the immediate superior level shall be entitled to appeal against the first-instance court's judgments or decisions to suspend or terminate the resolution of the cases in order to request the immediate superior Court to directly settle the cases according to the appellate procedures.
Article 279. Appeal decisions of procuracies
1. The procuracies' appeal decisions must be made in writing and contain the following principal contents:
a) Issuing date and serial number of the appeal decision;
b) Name of the procuracy that issues the appeal decision;
c) Appealed sections of parts or the whole first-instance court's judgments or decisions which have not yet taken legal effect;
d) Reason(s) for such appeal and the procuracy's claims.
dd) Full name of the person signing the appeal decision and seal of the procuracy issuing the appeal decision.
2. The appeal decisions must be immediately sent to the first-instance Courts that have rendered the appealed judgments or decisions so that such Courts shall carry out procedures stipulated by this Code and send the case files to the appellate Courts as provided for in Article 283 of this Code.
3. Enclosed with the appeal decisions shall be additional documents and/or evidences (if any) to prove that the procuracies' appeals are well grounded and lawful.
Article 280. Time limit for an appeal
1. The time limit for making an appeal against a first-instance court's judgment shall be 15 days for the procuracy of the same level and 1 month for the immediate superior procuracy, counting from the date of judgment pronouncement. In cases where the procurators do not attend the Court sessions, the appeal time limit shall be counted from the day on which the procuracy of the same level receives the judgment.
2. The time limit for making an appeal against the first-instance court's decision on suspension or termination of the resolution of the case shall be 07 days for procuracy of the same level and 10 days for immediate superior procuracy, counting from the day on which the procuracy of the same level receives such decision.
3. If the Court receives the appeal decision from the procuracy after the time limit prescribed in clauses 1 and 2 of this Article, the first-instance Court shall request the procuracy to provide explanation in writing.
Article 281. Notification of appeals
1. The procuracy issuing an appeal decision must promptly send the appeal decision to the parties relating to the appeal.
2. Persons who are notified of the appeal shall be entitled to send to the appellate Court documents expressing their views on the appealed matters. Such documents shall be included in the case files.
Article 282. Effects of an appeal
1. First-instance courts’ judgments/decisions or parts thereof that are appealed against shall not be enforced, except where the law requires the immediate enforcement thereof.
2. The first-instance courts' judgments/decisions or parts thereof which are not appealed against shall take legal effect as from the day on which the appeal time limit expires.
Article 283. Forwarding case files and appeals
The first-instance Courts must forward case files, appeals and accompanying materials and evidences to the appellate Courts within 05 working days from the date:
1. The time limit for an appeal expires;
2. The appeal time limit expires and the appellant has submitted the receipt of the payment of appellate Court fee advance to the first-instance court.
Article 284. Modifying, supplementing, withdrawing appeals
1. If the time limit for appeal specified in Article 273 of this Code has not expired, the appellant is entitled to modify or supplement the appeal regardless of the scope of the original appeal.
If the time limit for appeal specified in Article 280 of this Code has not expired, the procuracy shall be entitled to modify or supplement the appeal regardless of the scope of the original appeal.
2. Before the opening of appellate Court sessions or in appellate Court sessions, the appellants may modify or supplement their appeals and the procuracies issuing appeal decisions may modify or supplement their appeals, provided that the modification or supplementation must not go beyond the scope of the original appeals or appeals, if the appeal or appeal time limit has expired.
3. Before the opening of appellate Court sessions or in appellate Court sessions, the appellants may withdraw their appeals and the procuracies issuing appeal decisions or the immediate superior procuracy may withdraw their appeals.
The appellate Courts shall terminate the appellate trial over parts of the cases against which the appellants have withdrawn their appeals or the procuracies have withdrawn their appeals.
The termination of the appellate trials before the opening of the appellate Court sessions shall be decided by the presiding Judges of the Court sessions; the termination of the appellate trials in the Court sessions shall be decided by the trial panels.
4. The modification, supplementation or withdrawal of appeals before the opening of appellate Court sessions must be made in writing and sent to the appellate courts. The appellate Courts must notify involved parties of the modification, supplement or withdrawal of appeals and notify the procuracies of the same level of the modification, supplement or withdrawal of the appeals.
The modification, supplementation or withdrawal of appeals in Court sessions must be recorded in the minutes of the Court sessions.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực