Chương XIII Bộ luật tố tụng dân sự 2015: Thủ tục hòa giải và chuẩn bị xét xử
Số hiệu: | 92/2015/QH13 | Loại văn bản: | Luật |
Nơi ban hành: | Quốc hội | Người ký: | Nguyễn Sinh Hùng |
Ngày ban hành: | 25/11/2015 | Ngày hiệu lực: | 01/07/2016 |
Ngày công báo: | 29/12/2015 | Số công báo: | Từ số 1251 đến số 1252 |
Lĩnh vực: | Thủ tục Tố tụng | Tình trạng: | Còn hiệu lực |
TÓM TẮT VĂN BẢN
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được ban hành ngày 25/11/2015 với nhiều quy định về thẩm quyền của Tòa án; cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng; thành phần giải quyết việc dân sự; người tham gia tố tụng; chứng minh, chứng cứ; biện pháp khẩn cấp tạm thời; chi phí tố tụng;…
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 gồm 10 Phần, 42 Chương, 517 Điều (Thay vì Bộ luật Tố tụng dân sự 2004 chỉ gồm 9 Phần, 36 Chương, 418 Điều). BLTTDS 2015 có bố cục gồm các Phần sau:
- Những quy định chung
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp sơ thẩm
- Thủ tục giải quyết vụ án tại Tòa án cấp phúc thẩm
- Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn
- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật
- Thủ tục giải quyết việc dân sự
- Thủ tục công nhận và co thi hành tại Việc Nam hoặc không công nhận bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước ngoài; công nhận và cho thi hành phán quyết của trọng tài nước ngoài
- thủ tục giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài
- Thi hành Bản án, quyết định dân sự của Tòa án
- Xử lý hành vi cản trở hoạt động tố tụng, khiếu nại, tố cáo trong tố tụng
Theo đó, Bộ luật TTDS 2015 có những điểm sau đáng chú ý:
- Bổ sung mới quy định về Giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng:
+ Thẩm quyền của Tòa án thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng được thực hiện theo các điều từ Điều 35 đến Điều 41 của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
+ Trình tự, thủ tục thụ lý, giải quyết vụ việc dân sự theo Bộ luật số 92/2015/QH13.
+ Nguyên tắc giải quyết vụ việc dân sự trong trường hợp chưa có điều luật để áp dụng thực hiện theo Điều 45 Luật này về việc áp dụng tập quán, áp dụng tương tự pháp luật, áp dụng các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự, án lệ, lẽ công bằng.
- Phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải
Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
- Phát hiện và kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ văn bản quy phạm pháp luật tại Điều 221 Bộ luật tố tụng dân sự 2015
Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
+ Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
+ Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
- Điều 247 Bộ Luật 92/2015/QH13 quy định rõ nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa
+ Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
- Bổ sung phần thứ tư về Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn quy định:
+ Điều kiện áp dụng thủ tục rút gọn
+ Quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Phiên tòa xét xử theo thủ tục rút gọn
+ Thủ tục phúc thẩm rút gọn đối với bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị
Bộ luật tố tụng DS năm 2015 có hiệu lực từ ngày 01/07/2016 trừ một số quy định thì có hiệu lực từ ngày 01/01/2017, cụ thể tại Khoản 1 Điều 517 Bộ luật TTDS năm 2015.
Văn bản tiếng việt
Văn bản tiếng anh
1. Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án, trừ các vụ án được xét xử theo thủ tục rút gọn hoặc vụ án có yếu tố nước ngoài, được quy định như sau:
a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này thì thời hạn là 04 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án;
b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 30 và Điều 32 của Bộ luật này thì thời hạn là 02 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì Chánh án Tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không quá 02 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản này và không quá 01 tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản này.
Trường hợp có quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết vụ án thì thời hạn chuẩn bị xét xử được tính lại kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án của Tòa án có hiệu lực pháp luật.
2. Trong giai đoạn chuẩn bị xét xử, Thẩm phán thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Lập hồ sơ vụ án theo quy định tại Điều 198 của Bộ luật này;
b) Xác định tư cách đương sự, người tham gia tố tụng khác;
c) Xác định quan hệ tranh chấp giữa các đương sự và pháp luật cần áp dụng;
d) Làm rõ những tình tiết khách quan của vụ án;
đ) Xác minh, thu thập chứng cứ theo quy định của Bộ luật này;
e) Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;
g) Tổ chức phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải theo quy định của Bộ luật này, trừ trường hợp vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của Bộ luật này.
3. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử quy định tại khoản 1 Điều này, tùy từng trường hợp, Thẩm phán ra một trong các quyết định sau đây:
a) Công nhận sự thỏa thuận của các đương sự;
b) Tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
c) Đình chỉ giải quyết vụ án dân sự;
d) Đưa vụ án ra xét xử.
4. Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, Tòa án phải mở phiên tòa; trường hợp có lý do chính đáng thì thời hạn này là 02 tháng.
1. Hồ sơ vụ án dân sự bao gồm đơn và toàn bộ tài liệu, chứng cứ của đương sự, người tham gia tố tụng khác; tài liệu, chứng cứ do Tòa án thu thập liên quan đến vụ án; văn bản tố tụng của Tòa án, Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự.
2. Các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ vụ án dân sự phải được đánh số bút lục, sắp xếp theo thứ tự ngày, tháng, năm. Giấy tờ, tài liệu có trước thì để ở dưới, giấy tờ, tài liệu có sau thì để ở trên và phải được quản lý, lưu giữ, sử dụng theo quy định của pháp luật.
1. Trong thời hạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm vụ án, Tòa án tiến hành hòa giải để các đương sự thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án, trừ những vụ án không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này hoặc vụ án được giải quyết theo thủ tục rút gọn.
2. Việc hòa giải được tiến hành theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tôn trọng sự tự nguyện thỏa thuận của các đương sự, không được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, bắt buộc các đương sự phải thỏa thuận không phù hợp với ý chí của mình;
b) Nội dung thỏa thuận giữa các đương sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
1. Yêu cầu đòi bồi thường vì lý do gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước.
2. Những vụ án phát sinh từ giao dịch dân sự vi phạm điều cấm của luật hoặc trái đạo đức xã hội.
1. Bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đã được Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.
2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.
3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự.
4. Một trong các đương sự đề nghị không tiến hành hòa giải.
1. Thẩm phán tiến hành mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự. Trước khi tiến hành phiên họp, Thẩm phán phải thông báo cho đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự về thời gian, địa điểm tiến hành phiên họp và nội dung của phiên họp.
2. Trường hợp vụ án dân sự không được hòa giải hoặc không tiến hành hòa giải được quy định tại Điều 206 và Điều 207 của Bộ luật này thì Thẩm phán tiến hành phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ mà không tiến hành hòa giải.
3. Đối với vụ án hôn nhân và gia đình liên quan đến người chưa thành niên, trước khi mở phiên họp kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và hòa giải giữa các đương sự thì Thẩm phán, Thẩm tra viên được Chánh án Tòa án phân công phải thu thập tài liệu, chứng cứ để xác định nguyên nhân của việc phát sinh tranh chấp. Khi xét thấy cần thiết, Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh tranh chấp và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến vụ án.
Đối với vụ án tranh chấp về nuôi con khi ly hôn hoặc thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn, Thẩm phán phải lấy ý kiến của con chưa thành niên từ đủ bảy tuổi trở lên, trường hợp cần thiết có thể mời đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em chứng kiến, tham gia ý kiến. Việc lấy ý kiến của con chưa thành niên và các thủ tục tố tụng khác đối với người chưa thành niên phải bảo đảm thân thiện, phù hợp với tâm lý, lứa tuổi, mức độ trưởng thành, khả năng nhận thức của người chưa thành niên, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, giữ bí mật cá nhân của người chưa thành niên.
1. Thành phần tham gia phiên họp gồm có:
a) Thẩm phán chủ trì phiên họp;
b) Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp;
c) Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự;
d) Đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động đối với vụ án lao động khi có yêu cầu của người lao động, trừ vụ án lao động đã có tổ chức đại diện tập thể lao động là người đại diện, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho tập thể người lao động, người lao động. Trường hợp đại diện tổ chức đại diện tập thể lao động không tham gia hòa giải thì phải có ý kiến bằng văn bản;
đ) Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự (nếu có);
e) Người phiên dịch (nếu có).
2. Trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên họp; đối với vụ án về hôn nhân và gia đình, Thẩm phán yêu cầu đại diện cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam tham gia phiên họp; nếu họ vắng mặt thì Tòa án vẫn tiến hành phiên họp.
3. Trong vụ án có nhiều đương sự mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành phiên họp và việc tiến hành phiên họp đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành phiên họp giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên họp. Thẩm phán phải thông báo việc hoãn phiên họp và việc mở lại phiên họp cho đương sự.
1. Trước khi tiến hành phiên họp, Thư ký Tòa án báo cáo Thẩm phán về sự có mặt, vắng mặt của những người tham gia phiên họp đã được Tòa án thông báo. Thẩm phán chủ trì phiên họp kiểm tra lại sự có mặt và căn cước của những người tham gia, phổ biến cho các đương sự về quyền và nghĩa vụ của họ theo quy định của Bộ luật này.
2. Khi kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ, Thẩm phán công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, hỏi đương sự về những vấn đề sau đây:
a) Yêu cầu và phạm vi khởi kiện, việc sửa đổi, bổ sung, thay đổi, rút yêu cầu khởi kiện, yêu cầu phản tố, yêu cầu độc lập; những vấn đề đã thống nhất, những vấn đề chưa thống nhất yêu cầu Tòa án giải quyết;
b) Tài liệu, chứng cứ đã giao nộp cho Tòa án và việc gửi tài liệu, chứng cứ cho đương sự khác;
c) Bổ sung tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ; yêu cầu Tòa án triệu tập đương sự khác, người làm chứng và người tham gia tố tụng khác tại phiên tòa;
d) Những vấn đề khác mà đương sự thấy cần thiết.
3. Sau khi các đương sự đã trình bày xong, Thẩm phán xem xét các ý kiến, giải quyết các yêu cầu của đương sự quy định tại khoản 2 Điều này. Trường hợp người được Tòa án triệu tập vắng mặt thì Tòa án thông báo kết quả phiên họp cho họ.
4. Thủ tục tiến hành hòa giải được thực hiện như sau:
a) Thẩm phán phổ biến cho các đương sự về các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các đương sự liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hòa giải thành để họ tự nguyện thỏa thuận với nhau về việc giải quyết vụ án;
b) Nguyên đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày nội dung tranh chấp, bổ sung yêu cầu khởi kiện; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu khởi kiện và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
c) Bị đơn, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, yêu cầu phản tố (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu phản tố của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
d) Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày ý kiến của mình đối với yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; trình bày yêu cầu độc lập của mình (nếu có); những căn cứ để phản đối yêu cầu của nguyên đơn, bị đơn; những căn cứ để bảo vệ yêu cầu độc lập của mình và đề xuất quan điểm về những vấn đề cần hòa giải, hướng giải quyết vụ án (nếu có);
đ) Người khác tham gia phiên họp hòa giải (nếu có) phát biểu ý kiến;
e) Sau khi các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ trình bày hết ý kiến của mình, Thẩm phán xác định những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất và yêu cầu các đương sự trình bày bổ sung về những nội dung chưa rõ, chưa thống nhất;
g) Thẩm phán kết luận về những vấn đề các đương sự đã thống nhất, chưa thống nhất.
1. Thư ký Tòa án phải lập biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ và biên bản về việc hòa giải.
2. Biên bản về kiểm tra việc giao nộp, tiếp cận, công khai chứng cứ phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm tiến hành phiên họp;
b) Địa điểm tiến hành phiên họp;
c) Thành phần tham gia phiên họp;
d) Ý kiến của các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự về các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 210 của Bộ luật này;
đ) Các nội dung khác;
e) Quyết định của Tòa án về việc chấp nhận, không chấp nhận các yêu cầu của đương sự.
3. Biên bản về việc hòa giải phải có các nội dung chính sau đây:
a) Các nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 2 Điều này;
b) Ý kiến của các đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự;
c) Những nội dung đã được các đương sự thống nhất, không thống nhất.
4. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký hoặc điểm chỉ của những người tham gia phiên họp, chữ ký của Thư ký Tòa án ghi biên bản và của Thẩm phán chủ trì phiên họp. Những người tham gia phiên họp có quyền được xem biên bản ngay sau khi kết thúc phiên họp, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản và ký xác nhận hoặc điểm chỉ.
5. Trường hợp các đương sự thỏa thuận được với nhau về vấn đề phải giải quyết trong vụ án dân sự thì Tòa án lập biên bản hòa giải thành. Biên bản này được gửi ngay cho các đương sự tham gia hòa giải.
1. Hết thời hạn 07 ngày, kể từ ngày lập biên bản hòa giải thành mà không có đương sự nào thay đổi ý kiến về sự thỏa thuận đó thì Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải hoặc một Thẩm phán được Chánh án Tòa án phân công phải ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho các đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp.
2. Thẩm phán chỉ ra quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự nếu các đương sự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết toàn bộ vụ án.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 210 của Bộ luật này mà các đương sự có mặt thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì thỏa thuận đó chỉ có giá trị đối với những người có mặt và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt. Trường hợp thỏa thuận của họ có ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì thỏa thuận này chỉ có giá trị và được Thẩm phán ra quyết định công nhận nếu được đương sự vắng mặt tại phiên hòa giải đồng ý bằng văn bản.
1. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
2. Quyết định công nhận sự thỏa thuận của các đương sự chỉ có thể bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm nếu có căn cứ cho rằng sự thỏa thuận đó là do bị nhầm lẫn, lừa dối, đe dọa, cưỡng ép hoặc vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội.
1. Tòa án ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Đương sự là cá nhân đã chết, cơ quan, tổ chức đã hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể mà chưa có cơ quan, tổ chức, cá nhân kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức, cá nhân đó;
b) Đương sự là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự, người chưa thành niên mà chưa xác định được người đại diện theo pháp luật;
c) Chấm dứt đại diện hợp pháp của đương sự mà chưa có người thay thế;
d) Cần đợi kết quả giải quyết vụ án khác có liên quan hoặc sự việc được pháp luật quy định là phải do cơ quan, tổ chức khác giải quyết trước mới giải quyết được vụ án;
đ) Cần đợi kết quả thực hiện ủy thác tư pháp, ủy thác thu thập chứng cứ hoặc đợi cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của Tòa án mới giải quyết được vụ án;
e) Cần đợi kết quả xử lý văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên mà Tòa án đã có văn bản kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ;
g) Theo quy định tại Điều 41 của Luật phá sản;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
1. Tòa án không xóa tên vụ án dân sự bị tạm đình chỉ giải quyết trong sổ thụ lý mà chỉ ghi chú vào sổ thụ lý số và ngày, tháng, năm của quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự đó.
2. Tiền tạm ứng án phí, lệ phí mà đương sự đã nộp được gửi tại kho bạc nhà nước và được xử lý khi Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
3. Trường hợp tạm đình chỉ theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này thì trước khi tạm đình chỉ, Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án phải có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên theo quy định tại Điều 221 của Bộ luật này.
Trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Tòa án, cơ quan có thẩm quyền phải có văn bản trả lời. Hết thời hạn này mà cơ quan có thẩm quyền không có văn bản trả lời thì Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án theo thủ tục chung.
4. Trong thời gian tạm đình chỉ giải quyết vụ án, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án vẫn phải có trách nhiệm về việc giải quyết vụ án.
Sau khi có quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại khoản 1 Điều 214 của Bộ luật này, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm khắc phục trong thời gian ngắn nhất những lý do dẫn tới vụ án bị tạm đình chỉ để kịp thời đưa vụ án ra giải quyết.
5. Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày lý do tạm đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại Điều 214 của Bộ luật này không còn thì Tòa án phải ra quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự và gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện, Viện kiểm sát cùng cấp.
Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự hết hiệu lực kể từ ngày ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự. Tòa án tiếp tục giải quyết vụ án kể từ khi ban hành quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự.
1. Sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình, Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:
a) Nguyên đơn hoặc bị đơn là cá nhân đã chết mà quyền, nghĩa vụ của họ không được thừa kế;
b) Cơ quan, tổ chức đã bị giải thể, phá sản mà không có cơ quan, tổ chức, cá nhân nào kế thừa quyền, nghĩa vụ tố tụng của cơ quan, tổ chức đó;
c) Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan;
d) Đã có quyết định của Tòa án mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã là một bên đương sự trong vụ án mà việc giải quyết vụ án có liên quan đến nghĩa vụ, tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã đó;
đ) Nguyên đơn không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này.
Trường hợp bị đơn có yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập không nộp tiền tạm ứng chi phí định giá tài sản và chi phí tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này thì Tòa án đình chỉ việc giải quyết yêu cầu phản tố của bị đơn, yêu cầu độc lập của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
e) Đương sự có yêu cầu áp dụng thời hiệu trước khi Tòa án cấp sơ thẩm ra bản án, quyết định giải quyết vụ án và thời hiệu khởi kiện đã hết;
g) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 192 của Bộ luật này mà Tòa án đã thụ lý;
h) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp nguyên đơn rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng, không đề nghị xét xử vắng mặt và trong vụ án đó có bị đơn yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập thì giải quyết như sau:
a) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan rút toàn bộ yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án;
b) Bị đơn không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu phản tố thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn; bị đơn trở thành nguyên đơn, nguyên đơn trở thành bị đơn;
c) Bị đơn rút toàn bộ yêu cầu phản tố, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không rút hoặc chỉ rút một phần yêu cầu độc lập thì Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết đối với yêu cầu khởi kiện của nguyên đơn, yêu cầu phản tố của bị đơn; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trở thành nguyên đơn, người nào bị khởi kiện theo yêu cầu độc lập trở thành bị đơn.
3. Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện, tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu; trong trường hợp này, Tòa án phải sao chụp và lưu lại để làm cơ sở giải quyết khiếu nại, kiến nghị khi có yêu cầu.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, Tòa án phải gửi quyết định đó cho đương sự, cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện và Viện kiểm sát cùng cấp.
4. Đối với vụ án được xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm sau khi có quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm mà Tòa án quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án thì Tòa án đồng thời phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án, các vấn đề khác có liên quan (nếu có); trường hợp nguyên đơn rút đơn khởi kiện hoặc đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì việc đình chỉ giải quyết vụ án phải có sự đồng ý của bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
1. Khi có quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, đương sự không có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết lại vụ án dân sự đó, nếu việc khởi kiện vụ án sau không có gì khác với vụ án trước về nguyên đơn, bị đơn và quan hệ pháp luật có tranh chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 192, điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này và các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 217 hoặc vì lý do nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được sung vào công quỹ nhà nước.
3. Trường hợp Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự do người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện quy định tại điểm c và trường hợp khác quy định tại các điểm d, đ, e và g khoản 1 Điều 217 của Bộ luật này thì tiền tạm ứng án phí mà đương sự đã nộp được trả lại cho họ.
4. Quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự có thể bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
1. Trước khi mở phiên tòa, Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án dân sự có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
2. Tại phiên tòa, Hội đồng xét xử có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dân sự, quyết định tiếp tục giải quyết vụ án dân sự, quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.
1. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải có các nội dung chính sau đây:
a) Ngày, tháng, năm ra quyết định;
b) Tên Tòa án ra quyết định;
c) Vụ án được đưa ra xét xử;
d) Tên, địa chỉ của nguyên đơn, bị đơn hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện quy định tại Điều 187 của Bộ luật này, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan;
đ) Họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân, Thư ký Tòa án; họ, tên Thẩm phán, Hội thẩm nhân dân dự khuyết (nếu có);
e) Họ, tên Kiểm sát viên tham gia phiên tòa; họ, tên Kiểm sát viên dự khuyết (nếu có);
g) Ngày, giờ, tháng, năm, địa điểm mở phiên tòa;
h) Xét xử công khai hoặc xét xử kín;
i) Họ, tên người được triệu tập tham gia phiên tòa.
2. Quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được gửi cho đương sự và Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định.
Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa theo quy định tại khoản 2 Điều 21 của Bộ luật này thì Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cùng quyết định đưa vụ án ra xét xử cho Viện kiểm sát cùng cấp; trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Viện kiểm sát phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án.
1. Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, nếu phát hiện văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Tòa án thực hiện như sau:
a) Trường hợp chưa có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Thẩm phán được phân công giải quyết vụ án báo cáo và đề nghị Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật;
b) Trường hợp đã có quyết định đưa vụ án ra xét xử hoặc vụ án đang được xem xét tại phiên tòa hoặc đang được xét xử theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì Hội đồng xét xử tạm ngừng phiên tòa theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều 259 của Bộ luật này và báo cáo Chánh án Tòa án đang giải quyết vụ án có văn bản đề nghị Chánh án Tòa án nhân dân tối cao kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật.
2. Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Chánh án Tòa án cấp dưới thì Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phải xem xét và xử lý như sau:
a) Trường hợp đề nghị có căn cứ thì phải ra văn bản kiến nghị gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật và thông báo cho Tòa án đã đề nghị để ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án;
b) Trường hợp đề nghị không có căn cứ thì phải ra văn bản trả lời cho Tòa án đã đề nghị để tiếp tục giải quyết vụ án theo đúng quy định của pháp luật.
3. Cơ quan nhận được kiến nghị của Tòa án về việc sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật có trách nhiệm giải quyết như sau:
a) Đối với văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên bị kiến nghị xem xét thì trong thời hạn 01 tháng, kể từ ngày nhận được kiến nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, cơ quan đã ban hành văn bản đó phải xem xét và trả lời bằng văn bản cho Tòa án nhân dân tối cao; nếu quá thời hạn này mà không nhận được văn bản trả lời thì Tòa án áp dụng văn bản có hiệu lực cao hơn để giải quyết vụ án;
b) Trường hợp kiến nghị xem xét sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật là luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ của Quốc hội thì thực hiện theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
MEDIATION AND TRIAL PREPARATION PROCEDURES
Article 203. Time limit for trial preparation
1. The time limits for preparation for trial over cases of various types, except for cases resolved under simplified procedures or cases involving foreign elements are specified as follows:
a) For the cases prescribed in Articles 26 and 28 of this Code, the time limit shall be 04 months counting from the day on which the cases are accepted;
b) For the cases prescribed in Articles 30 and 32 of this Code, the time limit shall be 02 months counting from the day on which the cases are accepted.
For complicated cases, or when due to force majeure events or objective obstacles, the Chief Justices of Courts may decide to extend the trial preparation time limits but for not more than 02 months for cases prescribed in Point a of this clause and 01 month for cases prescribed in Point b of this clause.
If there are decisions on suspension of case resolution, the time limit for trial preparation shall be calculated from the day on which the decisions to resume the case resolution issued by the Courts take legal effect.
2. In the process of trial preparation, the Judge shall carry out the following tasks and power:
a) Set up the case files as prescribed in Article 198 of this Code;
b) Determine the status of the involved parties and other participants in the procedure;
c) Determine the disputing relationship between involved parties and the applicable law provisions;
d) Examine objective details of the cases;
dd) Verify the cases and collect evidences according to the regulations in this Code;
e) Apply provisional emergency measures;
g) Hold meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating according to provisions of this Code, except for cases resolved under simplified procedures;
h) Fulfill other tasks and power as prescribed in this Code.
3. Within the trial preparation time limits prescribed in Clause 1 of this Article, the Judges shall, on a case-by-case basis, issue one of the following decisions:
a) To recognize the agreement between the involved parties;
b) To suspend the resolution of the civil lawsuit;
c) To terminate the resolution of the civil lawsuit;
d) To bring the case to trial.
4. Within 01 month from the day on which the decision to bring the case to trial is issued, the Court must open a Court session. In case of good and sufficient reason, this time limit shall be 02 months.
Article 204. Documenting civil lawsuits’ files
1. A civil lawsuit’s file shall include the petition and all the materials and evidences provided by involved parties and other participants; materials and evidences collected by the Courts that are related to the case; procedural documents of the Courts and the Procuracies about the resolution of such civil lawsuit.
2. All papers and documents in the civil-case file must be numbered and arranged by date. Newer papers shall be put above the older ones; such papers shall be managed, retained and used according to law provisions.
Article 205. Principle for conducting mediation
1. During the period of preparation for the first-instance trial over cases, the Courts must carry out mediation for the involved parties to reach agreement on the resolution of the cases, except cases which must not be mediated or cannot be mediated as stipulated in Articles 206 and 207 of this Code or cases settled under simplified procedures.
2. The mediation must be conducted on the following principles:
a) Respect for the voluntary agreement of the involved parties, non-use of force or non-threat to use force to compel the involved parties to reach agreements against their will;
b) The contents of agreements between the involved parties must not contravene law and social ethics.
Article 206. Civil lawsuits which must not be mediated
1. Claims for compensation for damage caused to State properties.
2. Civil lawsuits arising from civil transactions which are contrary to law or social ethics.
Article 207. Civil lawsuits which cannot be mediated
1. The defendants or the persons with relevant interests and duties are intentionally absent though having been duly summoned twice by courts.
2. The involved parties cannot take part in the mediation for plausible reasons.
3. The involved parties being wives or husbands in divorce cases have lost their civil act capacity.
4. One of involved parties applies for non-mediation.
Article 208. Notification about meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating
1. The Judges shall hold meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating between involved parties. Before holding the meetings, the Judges shall notify the involved parties, their lawful representatives and defense counsels of their rights and interests of time, venue and contents of the meetings.
2. If the mediation over the civil lawsuits as cannot be conducted as prescribed in Articles 206 and 207 of this Code, the Judge shall hold the meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences without mediation.
3. Regarding marriage and family cases involving minors, before hold the meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating between involved parties, the Judges and/or Ombudspersons assigned by the Courts shall collect materials and evidences to determine reasons for the arising of the disputes. When it is deemed necessary, the Judges may refer to opinions of family affair authorities and children affair authorities about the situations of the families, reasons for the arising of disputes and the expectation of the wives, husbands and children related to the cases.
Regarding disputes over child rearing after divorces or change of post-divorce child custodian, the Judges shall depend on the expectation of the children who are underage and not younger than 7; when it is deemed necessary, representatives of family affair authorities and children affair authorities shall witness and contribute opinions. The collection of expectation of underage children and the conduct of other procedures for minors must be friendly, suitable for the psychology, age, mature level and the awareness of the minors, ensuring legitimate rights and interests and personal secret of minors.
Article 209. Participants in meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating
1. Participants in the meetings shall include:
a) The meeting presiding Judge;
b) Court clerks in charge of writing up meeting minutes;
c) Involved or lawful representatives of involved parties;
d) Representatives of employee collective’s representative organizations, applicable to labor cases, at the request of employees, excluding labor cases where employee collective’s representative organizations or defense counsels of rights and interests of employees’ collectives/employees attend as representative organizations of employees’ collective. If the representatives of employee collective’s representative organizations do not attend the meeting for mediating, written opinions must be submitted;
dd) Defense counsels of rights and interests of involved parties (if any);
e) Interpreters (if any).
2. W hen it is deemed necessary, the Judges shall request relevant individuals, agencies and organizations to participate in the meetings; for cases pertaining to marriage and families, the Judges shall request representatives of family affair authorities, children affair authorities and/or Vietnam Women's Union to participate in the meetings; if they are absent, the meetings shall be still conducted.
3. In cases where any of involved parties is absent but involved parties who attend agree to conduct the meetings and such meetings do not affect rights and obligations of absent involved parties, the Judges shall conduct meetings between involved parties who attend; if involved parties request to postpone the mediation meeting until all involved parties attend, the Judge must follow their request. The Judges must notify the involved parties of such postponement and the resuming of the meetings.
Article 210. Order of meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating
1. Before conducting the meetings, Court clerks shall report the Judges about the absence and attendance of participants in the meetings that had received notifications from the Courts. The Judges presiding over the meetings shall recheck the attendance and ID cards of participants then provide involved parties with information about their rights and obligations according to provisions of this Code.
2. When checking the handover of, access to and disclosure of evidences, the Judges shall announce materials and evidences in case files and ask the involved parties about the following matters:
a) Requests and scope of lawsuit, the amendment, supplement, modification and withdrawal of petitions for initiating lawsuits, counter-claims, independent claims; matters that have been and have not been agreed to be resolved by the Courts;
b) Materials and evidences that have been submitted to the Courts and the delivery of materials and evidences to other involved parties;
c) The amendment of materials/evidences; requests for collection of materials and evidences by the Courts; requests for summon of other involved parties by the Courts, witnesses and other participants at the Court sessions;
d) Other matters that the involved parties deem to be necessary.
3. When involved parties finished their presentations, the Judges shall review opinions and consider resolving requests of involved parties specified in clause 2 of this Article. If the persons summoned by the Courts are absent, the Courts shall notify them of the results of the meetings.
4. Procedures for mediation:
a) The Judges disseminate to involved parties the provisions of laws related to the resolution of the cases so that involved parties can relate them with their rights and obligations and analyze legal consequence of the success of the mediation then voluntarily reach agreements with each other about the resolution of the cases;
b) Plaintiff and defense counsels of their legitimate rights and interests make presentations of the disputes, make amendment of petitions for initiating lawsuits; grounds for protecting the petition and express opinions about matters to be mediated and resolution of the cases (if any);
c) Defendants and defense counsels of their legitimate rights and interests make presentations of the claims of the plaintiffs and about counter-claims (if any); grounds for protesting against the petition of the plaintiffs; grounds for defending their counter claims and express opinions about matters to be mediated and resolution of the cases (if any);
d) Persons with relevant interests and duties, defense counsels of their legitimate rights and interests express their opinions about the claims of the plaintiffs and the defendants; present their independent claims (if any); grounds for protesting against the claims of the plaintiffs and the defendants; grounds for protecting their independent claims and express opinions about matters to be meditated and resolution of the cases (if any);
dd) Other participants in the mediation meetings (if any) express their opinions;
e) When involved parties and defense counsels of their legitimate rights and interests have expressed their opinions, the Judges shall determined matters that involved parties have or have not agreed about and request involved parties to make additional presentation about unclear and not agreed contents;
g) The Judges shall make conclusion of those which involved parties have agreed or not agreed about.
Article 211. Minutes of meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and mediating
1. Court clerks shall be in charge of formulating minutes of meetings for checking the handover of, access to and disclosure of evidences and for mediating.
2. Minutes of the checking the handover of, access to and disclosure of evidences must contain the following contents:
a) Date of meeting;
b) Place of meeting;
c) The participants in the meeting;
d) Opinions of involved parties or lawful representatives of involved parties about contents specified in clause 2 Article 210 of this Code;
dd) Other contents;
e) Decisions of the Court to accept or not accept claims of involved parties.
3. Minutes of the mediation must contain the following contents:
a) Those specified in points a, b and c clause 2 of this Article;
b) Opinions of involved parties and defense counsels of their legitimate rights and interests of involved parties;
c) Contents have or have not been agreed by involved parties.
4. The minutes must bear the signatures or fingerprints of all participants in the meetings, signatures of the Court clerks in charge of making minutes and of the presiding Judges of the meetings. Participants in the meetings may have a look at the minutes immediately when the meetings finish and may request for amendment and supplement to the minutes before appending signatures or fingerprints.
5. If involved parties reach agreements about matters to be resolved in civil lawsuits, the Courts shall make minutes of successful mediation. Such minutes shall be immediately sent to involved parties participating in the mediation.
Article 212. Issuing decisions to recognize the agreements of the involved parties
1. Upon the expiry of the 07-day time limit after making the records on successful mediation, if no parties change their opinions on such agreement, the Judge who presides over the mediation session or another Judge who has been assigned by the court's Chief Justice shall issue a decision recognizing the agreement of the involved parties.
Within 05 working days after the issuance of the decision to recognize the agreement of the involved parties, the Court must send the decision to the involved parties and the procuracy of the same level.
2. The Judge shall only issue a decision to recognize the agreement of the involved parties if they have reached an agreement on the resolution of the whole case.
3. In the cases stipulated in Clause 4 of Article 210 of this Code, where the present parties have reached agreement on the settlement of their case, such agreement shall be valid only for the present persons and shall be recognized by the Judge in a decision if it does not affect the rights and obligations of the absent parties. In cases where such agreement affects the rights and obligations of the absent parties, it shall be valid and recognized by the Judge in a decision only if it is accepted in writing by the parties that are absent from the mediation session.
Article 213. Effect of decisions to recognize the involved parties' agreements
1. The decisions to recognize the involved parties' agreements shall take effect immediately after they are issued and are not appealed against according to the appellate procedures.
2. The decisions to recognize the involved parties' agreements may be appealed against according to the cassation procedures only if there are grounds to believe that such agreements were reached as a result of mistakes, deceptions, intimidation, force or they contravene law or social ethics.
Article 214. Suspension of the resolution of civil lawsuits
1. The Court shall issue a decision to suspend the resolution of a civil lawsuit in one of the following cases:
a) The involved parties being individuals have died or being agencies or organizations have been merged, divided, separated or dissolved without any agencies, organizations or individuals inheriting their procedural rights and obligations;
b) One involved party being an individual has lost his/her civil act capacity or being a minor while his/her representative at law has not been determined yet;
c) The lawful representative of an involved party terminates without a replacement;
d) The results of resolution of another related case or matter, which, as required by law, must be settled by other agencies or organizations before the cases are resolved, need to be waited for;
dd) The results of the request for judicial assistance, entrustment of evidence collection or materials or evidences sent from agencies/organizations at the request of the Court need to be waited for;
e) The results of the processing of legislative documents, which, related to the case resolution denote violations against a Constitution, Law or Resolution of National Assembly, Ordinance or Resolution of the Standing committee of the National, legislative documents of superior regulatory agencies to which the Court have sent written recommendations for consideration for amendment, supplement or annulment, need to be waited for;
g) The case is mentioned in Article 41 of the Law on Bankruptcy;
h) Other circumstances prescribed by law.
2. Within 03 working days from the day on which the decisions to suspend the resolution of civil lawsuits are issued, the Courts must send such decisions to the involved parties, the agencies/organizations/individuals initiating lawsuits and the procuracies of the same level.
Article 215. Consequences of the suspension of resolution of civil lawsuits
1. The Court must not delete the names of suspended civil lawsuits from the case acceptance books but only note down the number and date of the decisions to suspend the resolution of such civil lawsuits in the case acceptance books.
2. The Court fee advances and Court fees paid by the involved parties shall be deposited at the State Treasury and handled when the Courts proceed with the resolution of the civil lawsuits.
3. For the cases of suspension prescribed in point e clause 1 Article 214 of this Code, before the suspension, the Chief Justices of the Courts in charge of the cases must make a writing requesting the Chief Justices of the Supreme People’s Court to recommend the competent agencies to consider amending, supplementing or annulling legislative documents denoting contrary to the Constitution, law, resolution of National Assembly, ordinance or resolution of the Standing committee of the National Assembly or legislative documents of superior regulatory agencies as prescribed in Article 221 of this Code.
Within 01 month from the day on which the written recommendations from the Courts are received, competent agencies must make a written response. After such period, if the competent agencies fail to issue the response, the Courts shall continue the case resolution according to the common procedures.
4. During the suspension period of the case resolution, the Judges assigned to resolve the cases must be still responsible for the case resolution.
When the decisions on suspension of the case resolution prescribed in clause 1 Article 214 of this Code have been issued, the Judges assigned to resolve the cases shall supervise and expedite agencies, organizations and individuals to as soon as possible eliminate the problems leading to such suspension to promptly settle the cases.
5. Decisions to suspend the resolution of the civil lawsuits may be appealed against under appellate procedures.
Article 216. Decisions on resuming the resolution of civil lawsuits
Within 03 working days from the day on which the reasons to suspend the resolution of civil lawsuits prescribed in Article 214 of this Code are resolved, the Courts must issue decisions to resume the case resolution and send such decisions to the involved parties, the agencies/organizations/individuals initiating lawsuits and the procuracies of the same level.
Decisions on suspension of civil lawsuit’s resolution shall expire since the decisions on resuming of civil lawsuit’s resolution are issued. The Courts shall resume resolving the cases since the decisions on resuming of civil lawsuit’s resolution are issued.
Article 217. Termination of the resolution of civil lawsuits
1. After accepting cases which fall within their respective jurisdiction, the Courts shall issue decisions to terminate the resolution of the civil lawsuits in the following circumstances:
a) The plaintiffs or defendants being individuals have died while their rights and obligations are not inherited;
b) Agencies or organizations have been dissolved or are bankrupt without any agencies, organizations or individuals inheriting their procedural rights and obligations;
c) The litigators withdraw all petitions for initiation of lawsuits or the plaintiffs are absent though having been duly summoned twice, unless they apply for trials in their absence or a force majeure event or an objective obstacle occurs;
d) The Courts have issued decisions to open bankruptcy procedures for enterprises or cooperatives being a party to the cases and the resolution of such cases is related to the obligations and property of such enterprises or cooperatives;
dd) plaintiffs fail to advance the charges for property price appraisal and other procedural charges prescribed in the Code.
If the defendants with counter-claims or persons with relevant interests and duties with independent claims fail to advance the property price appraisal and other procedural charges as prescribed in this Code, the Courts shall terminate the resolution of counter-claims or the independent claims of the persons with relevant interests and duties;
e) The involved parties have requested to apply the statute of limitations before the first-instance Courts issue the judgments/decisions on case resolution and the statute of limitations for lawsuit initiation expire;
g) Cases prescribed in clause 1 Article 192 of this Code that have been accepted by the Courts;
h) Other circumstances prescribed by law.
2. If the plaintiffs withdraw all petitions for lawsuit initiation or are absent without good and sufficient reasons or do not apply for trials in their absence though have been duly summoned twice and there are defendants applying for counter-claims and/or persons with relevant interests and duties applying for independent claims, the cases shall be resolved as follows:
a) If the defendants withdraw all the counter-claims and/or persons with relevant interests and duties withdraw all the independent claims, the Courts shall issue decisions to terminate the resolution of the cases;
b) If the defendants do not withdraw or withdraw only a part of the counter-claims, the Courts shall issue decisions to terminate the resolution of the petitions for lawsuits of plaintiffs; then the defendants shall become the plaintiffs and vice versa;
c) If the defendants withdraw all the counter-claims, persons with relevant interests and duties do not withdraw or withdraw only a part of the independent claims, the Courts shall issue decisions to terminate the resolution of the petitions for lawsuits of plaintiffs and/or counter-claims of defendants; then the persons with relevant interests and duties shall become the plaintiffs, persons who are sued according to independent claims shall become the defendants;
3. The Courts shall make decisions to terminate the resolution of civil lawsuits and cross out the civil cases in the acceptance books and return the petitions and accompanied materials and evidences to involved parties on request; in such cases, the Courts must make and retain copies of such petitions, documents and evidences to serve as basis for resolution of appeals and recommendations on request.
Within 03 working days from the day on which decisions to terminate the resolution of civil lawsuits are issued, the Courts shall send such decisions to involved parties, agencies, organizations and individuals initiating the lawsuits and procuracies of the same levels.
4. Regarding cases that are re-settled according to first-instance procedures, immediately when decisions to conduct cassation or reopening trials have been issued, if the Courts decide to terminate the resolution of the cases, the Courts shall also resolve the consequences of the enforcement of judgments and other relevant matters (if any); if the plaintiffs withdraw the petitions or are absent though have been duly summoned twice, the termination of the resolution of the cases must be agreed by the defendants and persons with relevant interests and duties.
Article 218. Consequences of the termination of resolution of civil lawsuits
1. When the decisions to terminate the resolution of civil lawsuits are issued, the involved parties shall not be entitled to initiate lawsuits to request the Courts to re-settle such civil lawsuits if the institution of the subsequent cases does not bring in any difference from the previous cases in terms of the plaintiff, defendant and the disputed legal relations, except for cases prescribed in clause 3 Article 192, point c clause 1 Article 217 of this Code and cases otherwise provided for by law.
2. In cases where the Courts issue decisions to terminate the resolution of civil lawsuits as provided for in points a and b Clause 1, Article 217 of this Code or because the plaintiffs are absent though have been duly summoned twice as prescribed in point c clause 1 Article 217 of this Code, the Court fee advance money paid by the involved parties shall be confiscated by the State for public fund.
3. In cases where the Court issue decisions to terminate the resolution of civil lawsuits because the litigators withdraw all petitions for lawsuit initiation as provided for in point c and other cases specified in points d, dd, e and g clause 1 Article 217 of this Code, the Court fee advance money paid by the involved parties shall be refunded to the payers.
4. The decisions to terminate the resolution of civil lawsuits may be appealed against under appellate procedures.
Article 219. Competence to issue decisions to suspend, resume or terminate the resolution of civil lawsuits
1. Before the opening of the trial, the Judges who are assigned to resolve the civil lawsuits shall be competent to issue decisions to suspend/resume/terminate the resolution of such civil lawsuits.
2. In the Court session, the trial panels shall be competent to issue decisions to terminate/resume/terminate the resolution of the civil lawsuits.
Article 220. Decisions to bring cases to trial
1. A decision to bring a case to trial shall contain the following principal details:
a) Date of issue of the decision;
b) Name of the Court issuing that decision;
c) The case to be brought to trial;
d) Name and address of the plaintiff, defendant or agency/organization/individuals initiating the lawsuit prescribed in Article 187 of this Code and persons with relevant interests and duties;
dd) Full names of the Judge, People’s Juror, Court clerk and full names of the alternate Judge or alternate People’s Juror (if any);
e) Full name of the procurator who takes part in the Court session, full name of alternate procurator (if any);
g) Time, date and venue of the Court session;
h) Public trial or closed trial;
i) Full names of persons who are summoned to the Court session.
2. Decisions to bring the cases to trial must be sent to the involved parties and the procuracies of the same level immediately within 03 working days from the day on which they are issued.
Where the procuracies participate in Court sessions as provided for in Clause 2, Article 21 of this Code, the Courts must send the case files and the decisions to bring a case to trial to the procuracies of the same level. Within 15 days from the day on which the documents are received, the procuracies must study then return the files to the courts.
Article 221. Discovery and recommendation for amendment, supplement or annulment of legislative documents
1. During the course of civil lawsuit’s resolution, if a legislative document related to the resolution of a civil lawsuit denotes contrariness against a Constitution, law or resolution of National Assembly, ordinance, resolution of Standing committee of National Assembly or a legislative document of a superior regulatory agency, the Court shall handle as follows:
a) If not any decisions to bring the case to trial is issued, the Judge assigned to resolve the case shall make a report and request the Chief Justice of the Court being in charge of the case to issue a writing requesting the Chief Justice of the Supreme People’s Court to recommend a competent agency to consider amending, supplementing or annulling a legislative document;
b) If a decision to bring the case to trial has been issued or the case is being examined at the Court trial or is being adjudicated according to cassation/reopening procedure, the trial panel shall suspend the trial as prescribed in point e clause 1 Article 259 of this Code and report the case to the Chief Justice of the Court being in charge of the case so that he/she shall issue a writing requesting the Chief Justice of the Supreme People’s Court to recommend a competent agency to consider amending, supplementing or annulling a legislative document.
2. Within 15 days from the day on which the written request by the Chief Justice of the inferior Court is received, the Chief Justice of the Supreme People’s Court shall consider and handle as follows:
a) If the request is well-grounded, a written recommendation shall be issued and sent to the competent agency requesting for amendment, supplement or annulment of the legislative document and a notification shall be sent to the requesting Court so that it issues a decision to suspend the case resolution;
b) If the request is groundless, a written response shall be sent to the requesting Court so that it continues the case resolution according to law provisions.
3. Agencies receiving recommendation of the Court about the amendment, supplement or annulment of legislative documents shall handle as follows:
a) Regarding legislative documents detailing and/or guiding Constitutions, laws or resolutions of National Assembly or ordinances or resolutions of Standing Committee of National Assembly or legislative documents of superior regulatory agencies, within 01 month from the day on which the recommendation made by the Chief Justice of the Supreme People’s Court is received, the agency issuing such documents must consider and send written response to the Supreme People’s Court. When such time limit expires, if not any written response is received, the Court shall resolve the case pursuant to the documents with higher-level effect;
b) Regarding legislative documents being laws or resolutions of National Assembly or ordiances or resolutions of Standing committees of National Assembly, the provisions of the Law on promulgation of legislative documents shall be applied.
Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực